Công ty có đơn phương chấm dứt hợp đồng trái luật không?

Chủ đề   RSS   
  • #560562 16/10/2020

    bobbaby

    Sơ sinh

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:13/10/2020
    Tổng số bài viết (2)
    Số điểm: 25
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 2 lần


    Công ty có đơn phương chấm dứt hợp đồng trái luật không?

     
    Chào Luật Sư,
     
    Tôi có ký HĐ 12 tháng với Cty  vào ngày 1/2/2020. Vào "Ngày 29/09/2020, Cty có yêu cầu tôi xuống họp để nói về NỘI DUNG như sau:
     
    #1 Thông báo kết quả làm việc của  từ khi vào làm 2/12/2019 đến hiện tại.
     
    #2 Tôi chưa đạt được hiệu quả trong công việc
     
    #3 Những khiếm khuyết và tồn động trong công việc của tôi
     
    #4 Yêu cầu tôi thoã thuận chấm dứt HĐLĐ trước hạn.
     
    Tuy nhiện, tôi không đồng ý ở nội dụng trên, NHƯNG đến ngày 9/10/2020 thì Cty có gửi Email THÔNG BÁO có đính kèm Biên bản họp ngày 29/09 và QUYẾT ĐỊNH CHẤM DỨT HĐLĐ trước hạn, ngày chấm dứt là 1/11/2020.
     
    Tôi đã không ký vào bất kỳ biên bản họp nào nên nhờ Luật Sư tư vấn giúp tôi "Cty ra quyết định đó là có vi phạm THỜI GIAN THÔNG BÁO TRƯỚC 30 NGÀY không?" Xin chân thành cảm ơn.
     
    1277 | Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn bobbaby vì bài viết hữu ích
    ThanhLongLS (19/10/2020)

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #560629   18/10/2020

    thanhtungrcc
    thanhtungrcc
    Top 50
    Male
    Luật sư quốc gia

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:28/08/2008
    Tổng số bài viết (1518)
    Số điểm: 8647
    Cảm ơn: 8
    Được cảm ơn 1066 lần
    Lawyer

    Bạn được nhận vào làm việc theo Hợp đồng lao động(HĐLĐ) với thời hạn 1 năm, do đó việc chấm dứt HĐLĐ phải căn cứ vào nội dung hợp đồng mà bạn đã ký với Công ty theo quy định của Bộ luật Lao động và các văn bản hướng dẫn thi hành Bộ luật Lao động. Công ty chấm dứt HĐLĐ với bạn với lý do đã nêu phải có căn cứ chứng minh việc đó.

    Nếu Công ty muốn chấm dứt HĐLĐ với bạn phải theo quy định tại điều 38 Bộ luật Lao động và Công ty chỉ được chấm dứt HĐLĐ với bạn trong những trường hợp sau:

    a) Người lao động thường xuyên không hoàn thành công việc theo hợp đồng;

    b) Người lao động bị xử lý kỷ luật sa thải theo quy định tại điều 85 của Bộ luật Lao động;

    c) Người lao động làm theo HĐLĐ không xác định thời hạn ốm đau đã điều trị 12 tháng liền…

    Khi sức khỏe của người lao động bình phục thì được xem xét để giao kết tiếp HĐLĐ;

    d) Do thiên tai, hỏa hoạn hoặc những lý do bất khả kháng khác theo quy định của Chính phủ, mà người sử dụng lao động đã tìm mọi biện pháp khắc phục nhưng vẫn buộc phải thu hẹp sản xuất, giảm chỗ làm việc;

    đ) Doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức chấm dứt hoạt động.

    Trước khi đơn phương chấm dứt HĐLĐ theo các điểm a, b và c nêu trên, người sử dụng lao động phải trao đổi, nhất trí với Ban chấp hành công đoàn cơ sở. Trong trường hợp không nhất trí, hai bên phải báo cáo với cơ quan, tổ chức có thẩm quyền. Sau 30 ngày, kể từ ngày báo cho cơ quan quản lý nhà nước về lao động địa phương biết, người sử dụng lao động mới có quyền quyết định và phải chịu trách nhiệm về quyết định của mình. Trường hợp không nhất trí với quyết định của người sử dụng lao động, Ban chấp hành công đoàn cơ sở và người lao động có quyền yêu cầu giải quyết tranh chấp lao động theo trình tự do pháp luật quy định.

    Khi đơn phương chấm dứt HĐLĐ không xác định thời hạn (trừ trường hợp người lao động bị sa thải theo quy định tại điều 85 BLLĐ), người sử dụng lao động phải báo cho người lao động biết trước ít nhất 45 ngày.

    Điều 12 Khoản 1 Nghị định 05/2015/NĐ-CP cũng có hướng dẫn như sau: “Người sử dụng lao động phải quy định cụ thể tiêu chí đánh giá mức độ hoàn thành công việc trong quy chế của doanh nghiệp, làm cơ sở đánh giá người lao động thường xuyên không hoàn thành công việc theo hợp đồng lao động. Quy chế đánh giá mức độ hoàn thành nhiệm vụ do người sử dụng lao động ban hành sau khi có ý kiến của tổ chức đại diện tập thể lao động tại cơ sở”.

    Như vậy, trong trường hợp đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động vì lý do thường xuyên không hoàn thành công việc, Công ty là người sẽ phải chứng minh rằng người lao động thật sự “thường xuyên không hoàn thành công việc. Nếu Công ty không chứng minh được điều này sẽ là đơn phương chấm dứt hợp đồng là trái pháp luật và buộc doanh nghiệp phải bồi thường cho người lao động.

    Để bảo vệ được quyền lợi của mình bạn có thể làm đơn yêu cầu công đoàn cơ sở, cơ quan quản lý lao động hoặc Tòa án giải quyết để bảo vệ quyền lợi cho mình.

    Luật sư: Nguyễn Thanh Tùng; Điện thoại: 0913586658

    Văn phòng luật sự Phạm Hồng Hải và Cộng sự - Đoàn Luật sư Thành phố Hà Nội;

    Email: luatsuthanhtung@gmail.com;

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn thanhtungrcc vì bài viết hữu ích
    ThanhLongLS (19/10/2020)

Tư vấn của Luật sư có tính chất tham khảo, bạn có thể liên hệ trực tiếp với Luật sư theo thông tin sau:

Luật sư: Nguyễn Thanh Tùng; Điện thoại: 0913586658

Văn phòng luật sự Phạm Hồng Hải và Cộng sự - Đoàn Luật sư Thành phố Hà Nội;

Email: luatsuthanhtung@gmail.com;