Công ty chưa đến hạn đòi nợ, mà đã giải thể rồi, thì trách nhiệm trả nợ của các con nợ được xác định như thế nào ?

Chủ đề   RSS   
  • #62517 29/09/2010

    boyluat
    Top 50
    Male
    Lớp 12

    Thái Nguyên, Việt Nam
    Tham gia:19/04/2010
    Tổng số bài viết (1808)
    Số điểm: 19520
    Cảm ơn: 358
    Được cảm ơn 810 lần


    Công ty chưa đến hạn đòi nợ, mà đã giải thể rồi, thì trách nhiệm trả nợ của các con nợ được xác định như thế nào ?


    Các con nợ vẫn phải trả nợ, hay là không phải trả nữa ạ, em nghĩ là ko phải trả, vì khi công ty giải thể, là đã tự chấm dứt các quyền của mình, trong đó có quyền đòi nợ, nên nó ko có quyền đòi nợ nữa, nên con nợ không phải trả. Đúng ko ạ?

    Trường hợp số vốn cam kết góp của thành viên chưa đến hạn góp, mà công ty đã giải thể rồi, thì cái số vốn này có được coi là khoản nợ của thành viên với công ty không ạ, và như thế thì công ty liệu có được đòi khoản vốn này ko ạ. (khi chưa giải thể thì thành viên chưa góp vốn vẫn được chia lãi theo tỉ lệ vốn cam kết góp trong khi thực tế chưa góp.)
    Cập nhật bởi LawSoft08 ngày 30/09/2010 08:58:43 AM Cập nhật bởi boyluat ngày 29/09/2010 11:28:22 AM

    Với luật sư, nói phải có căn cứ, có lý, có tình thì hãng nói. Nói chung chung, nói vu vơ, nói tránh đụng chạm thì tốt nhất là đừng nói.

    Làm thì làm làm dứt khoát, làm cẩn thận. Làm mà sợ đầu sợ đuôi, làm không đến đầu đến đũa thì tốt nhất là đừng làm.

    Còn luật sư mà nghĩ cái này, nói cái kia; nói một đằng, làm một nẻo thì tốt nhất là nên về quê chăn vịt.

    Vinh Quang l Trợ lý Luật sư - CÔNG TY LUẬT VIỆT KIM (www.luatvietkim.com)

    M: 0934.666.282 - E: vinhquang@luatvietkim.com - Ad: P1705 - Đ3, 15 Ngọc Khánh, Ba Đình, Hà Nội.

     
    13280 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #62529   29/09/2010

    chaulevan
    chaulevan
    Top 100
    Lớp 8

    Bình Định, Việt Nam
    Tham gia:26/02/2009
    Tổng số bài viết (761)
    Số điểm: 11158
    Cảm ơn: 342
    Được cảm ơn 594 lần


    Chào bạn,

    Câu hỏi của bạn rất thú vị, phải vận dụng suy luận logic mới giải quyết được chứ hiện nay luật chưa có quy định cụ thể.

      - Vấn đề 1: Chúng ta biết rằng khi công ty giải thể, công ty phải tính toán toàn bộ giá trị tài sản còn lại của công ty nhằm thanh toán các khoản nợ mà cty đã tạo ra trong hoạt động kinh doanh. Trong trường hợp này, quyền đòi nợ của công ty đang tiến hành giải thể (dù đến hạn hay chưa đến hạn đòi) đều được coi là giá trị tài sản của công ty.
                                 
      Vậy trước hết, quyền đòi nợ này sẽ được dùng để trả nợ cho các chủ nợ. Khi đó, công ty có thể dùng quyền đòi nợ để trả cho một chủ nợ của công ty (chuyển giao quyền đòi nợ). Khi quyền đòi nợ được chuyển giao cho một chủ thể khác thì chủ thể khác này có quyền đòi khoản nợ. Vậy con nợ vẫn phải trả khoản nợ này, chỉ có điều không phải trả cho công ty đã bị giải thể mà trả cho chủ thể nào đã nhận chuyển giao khoản nợ này.

      Trường hợp phần tài sản của công ty giải thể lớn hơn nhiều so với khoản nợ mà công ty tạo ra trong kinh doanh, thì có thể các chủ nợ sẽ không nhận chuyển giao khoản nợ này. Khi đó, sau khi trả hết các khoản nợ này, công ty giải thể sẽ còn lại một phần tài sản, trong đó có quyền đòi nợ mà chúng ta đang nói tới. Phần tài sản này sẽ được chuyển giao lại cho các chủ sở hữu công ty. Vậy các chủ sở hữu của công ty bị giải thể sẽ là người tiếp nhận quyền đòi nợ này. Do vậy, khi khoản nợ đến hạn đòi, đương nhiên các chủ sở hữu có thể đòi khoản nợ này và con nợ cũng phải trả nợ chứ.

      - Vấn đề 2: Nếu thành viên cam kết góp vốn mà chưa góp thì phần chưa góp này được coi là nợ của thành viên đối với công ty. Giả sử công ty giải thể trước thời hạn cam kết góp thì thành viên phải góp cho đủ phần vốn này để thanh lý tài sản cho các chủ nợ của công ty. Vì đây là thời điểm mà công ty cần vốn mà.
    Cập nhật bởi LawSoft08 ngày 30/09/2010 09:07:22 AM Cập nhật bởi LawSoft01 ngày 29/09/2010 05:38:46 PM

    CV

     
    Báo quản trị |  
  • #62550   29/09/2010

    boyluat
    boyluat
    Top 50
    Male
    Lớp 12

    Thái Nguyên, Việt Nam
    Tham gia:19/04/2010
    Tổng số bài viết (1808)
    Số điểm: 19520
    Cảm ơn: 358
    Được cảm ơn 810 lần


    Re Công ty chưa đến hạn đòi nợ, mà đã giải thể rồi, thì trách nhiệm trả nợ của các con nợ được xác định như thế nào ?


    Ở vấn đề 2 nếu đã coi là nợ và chưa đến hạn trả thì tại sao lại không được áp dụng như ở vấn đề 1 mà lại phải trả ngay cho công ty ạ.

    Dùng giải thích là công ty cần vốn để giải thích cho trường hợp này em thấy ko hợp lý lắm, vì đây ko phải là thời điểm công ty cần vốn, nó sắp giải thể rồi, làm sao mà cần vốn nữa nhỉ !?
    Cập nhật bởi LawSoft08 ngày 30/09/2010 09:08:20 AM

    Với luật sư, nói phải có căn cứ, có lý, có tình thì hãng nói. Nói chung chung, nói vu vơ, nói tránh đụng chạm thì tốt nhất là đừng nói.

    Làm thì làm làm dứt khoát, làm cẩn thận. Làm mà sợ đầu sợ đuôi, làm không đến đầu đến đũa thì tốt nhất là đừng làm.

    Còn luật sư mà nghĩ cái này, nói cái kia; nói một đằng, làm một nẻo thì tốt nhất là nên về quê chăn vịt.

    Vinh Quang l Trợ lý Luật sư - CÔNG TY LUẬT VIỆT KIM (www.luatvietkim.com)

    M: 0934.666.282 - E: vinhquang@luatvietkim.com - Ad: P1705 - Đ3, 15 Ngọc Khánh, Ba Đình, Hà Nội.

     
    Báo quản trị |  
  • #62554   29/09/2010

    manhtamvt
    manhtamvt
    Top 500
    Lớp 2

    Phú Thọ, Việt Nam
    Tham gia:18/08/2010
    Tổng số bài viết (363)
    Số điểm: 3287
    Cảm ơn: 1
    Được cảm ơn 17 lần



    Vấn đề 2 không thể áp dụng như vấn đề 1 được vì là vốn góp của thành viên chứ không phải là chủ nợ,
    theo điểm b khoản 1 điều 38 luật doanh nghiệp "

    " Thành viên chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của doanh nghiệp trong phạm vi số vốn cam kết góp vào doanh nghiệp"

    Theo khoản 2 điều 39 luật doanh nghiệp qui định " Trường hợp có thành viên không góp đủ và đúng hạn số vốn đã cam kết thì số vốn chưa góp được coi là nợ của thành viên đó đối với công ty; thành viên đó phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại phát sinh do không góp đủ và đúng hạn số vốn đã cam kết.

    Nếu do không góp đủ và đúng hạn mà dẫn đến doanh nghiệp mất khả năng thanh toán, dẫn đến phá sản, không những  phải có nghĩa vụ góp vốn đủ mà còn phải bồi thường thiệt hại.

    Cập nhật bởi LawSoft08 ngày 30/09/2010 09:09:25 AM Cập nhật bởi LawSoft08 ngày 30/09/2010 09:09:06 AM Cập nhật bởi manhtamvt ngày 29/09/2010 03:55:11 PM thêm link

    We can do !

     
    Báo quản trị |  
  • #62557   29/09/2010

    boyluat
    boyluat
    Top 50
    Male
    Lớp 12

    Thái Nguyên, Việt Nam
    Tham gia:19/04/2010
    Tổng số bài viết (1808)
    Số điểm: 19520
    Cảm ơn: 358
    Được cảm ơn 810 lần



    Theo cách trả lời của chị chaulevan thì "Nếu thành viên cam kết góp vốn mà chưa góp" và anh manhtamvt "Trường hợp có thành viên không góp đủ và đúng hạn số vốn đã cam kết thì số vốn chưa góp được coi là nợ" thì hai dẫn chứng này chỉ áp dụng khi lỗi thuộc về thành viên công ty thôi. Còn ví dụ của em là chưa đến hạn góp mà công ty đã giải thể.

    Như vậy thì thành viên ko có lỗi trong việc góp vốn không đúng thời hạn. Hai cái này khác nhau mà.

    Anh manhtamvt nói "Vấn đề 2 không thể áp dụng như vấn đề 1 được vì là vốn góp của thành viên chứ không phải là chủ nợ, " em không hiểu điều này lắm !?
    Cập nhật bởi LawSoft08 ngày 30/09/2010 09:10:26 AM

    Với luật sư, nói phải có căn cứ, có lý, có tình thì hãng nói. Nói chung chung, nói vu vơ, nói tránh đụng chạm thì tốt nhất là đừng nói.

    Làm thì làm làm dứt khoát, làm cẩn thận. Làm mà sợ đầu sợ đuôi, làm không đến đầu đến đũa thì tốt nhất là đừng làm.

    Còn luật sư mà nghĩ cái này, nói cái kia; nói một đằng, làm một nẻo thì tốt nhất là nên về quê chăn vịt.

    Vinh Quang l Trợ lý Luật sư - CÔNG TY LUẬT VIỆT KIM (www.luatvietkim.com)

    M: 0934.666.282 - E: vinhquang@luatvietkim.com - Ad: P1705 - Đ3, 15 Ngọc Khánh, Ba Đình, Hà Nội.

     
    Báo quản trị |  
  • #62558   29/09/2010

    Unjustice
    Unjustice
    Top 50
    Lớp 10

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:18/06/2010
    Tổng số bài viết (1336)
    Số điểm: 14997
    Cảm ơn: 152
    Được cảm ơn 1057 lần



    Luật Dân sự VN ở Mục 4 từ điều 309-314 có qui định một số nội dung liên quan đến vấn đề này chứ!

    Trước khi giải thể, nếu công ty không muốn đòi nợ nữa thì dĩ nhiên bạn không cần phải trả nhưng nếu trong quá trình thực hiện giải thể họ đã chuyển giao quyền đòi nợ cho một bên thứ ba, thì bạn phải có nghĩa vụ trả nợ cho bên thứ ba này. 

    Sau khi họ giải thể, dĩ nhiên khi đó phải căn cứ theo qui định của pháp luật để xem có tổ chức, cá nhân nào được kế thừa các quyền và nghĩa vụ trả nợ của công ty không nếu không có thì lúc đó bạn mới được thoát nợ.

    Do bạn ra đề bài là giải thể tức là công ty chủ động chấm dứt hoạt động nên trên thực tế việc "xóa nợ" cho bạn là rất khó xảy ra, trừ khi số tiền nợ là nhỏ chẳng bỏ công đòi.

    Về nội dung góp vốn thì bạn hãy đặt hai tình huống, nếu giải thể mà có lời thì thành viên đó có được chia lời không? vậy thì nếu lỗ thì thành viên đó có phải chịu lỗ không? từ đó bạn sẽ thấy ý kiến của bạn chaulevan là phù hợp. (Thực tế không phải góp hết đâu mà chỉ góp đúng phần lỗ được chia thôi)
    Cập nhật bởi LawSoft08 ngày 30/09/2010 09:11:03 AM

    Luật được sinh ra để phục vụ con người chứ không phải để cai trị.

     
    Báo quản trị |  
  • #62562   29/09/2010

    boyluat
    boyluat
    Top 50
    Male
    Lớp 12

    Thái Nguyên, Việt Nam
    Tham gia:19/04/2010
    Tổng số bài viết (1808)
    Số điểm: 19520
    Cảm ơn: 358
    Được cảm ơn 810 lần



    Khi công ty làm ăn có lãi, thì anh được chia theo tỷ lệ vốn cam kết góp, mặc dù thực tế anh chưa góp, nên khi công ty giải thể, mà chưa đến hạn góp vốn, thì anh sẽ phải bù vào phần vốn đã cam kết góp để tạo sự công bằng cho các thành viên khác, đấy là điều đương nhiên thôi, nhưng luật của mình ko quy định vấn đề này.

     Nên em mới hỏi xem là phải đóng luôn trước khi công ty giải thể hay là lại coi nó như một khoản nợ của thành viên với công ty, và áp dụng như chị Vân nói.
    Cập nhật bởi LawSoft08 ngày 30/09/2010 09:12:14 AM

    Với luật sư, nói phải có căn cứ, có lý, có tình thì hãng nói. Nói chung chung, nói vu vơ, nói tránh đụng chạm thì tốt nhất là đừng nói.

    Làm thì làm làm dứt khoát, làm cẩn thận. Làm mà sợ đầu sợ đuôi, làm không đến đầu đến đũa thì tốt nhất là đừng làm.

    Còn luật sư mà nghĩ cái này, nói cái kia; nói một đằng, làm một nẻo thì tốt nhất là nên về quê chăn vịt.

    Vinh Quang l Trợ lý Luật sư - CÔNG TY LUẬT VIỆT KIM (www.luatvietkim.com)

    M: 0934.666.282 - E: vinhquang@luatvietkim.com - Ad: P1705 - Đ3, 15 Ngọc Khánh, Ba Đình, Hà Nội.

     
    Báo quản trị |  
  • #62762   01/10/2010

    chaulevan
    chaulevan
    Top 100
    Lớp 8

    Bình Định, Việt Nam
    Tham gia:26/02/2009
    Tổng số bài viết (761)
    Số điểm: 11158
    Cảm ơn: 342
    Được cảm ơn 594 lần


    Chào bạn boyluat,
           Chẳng phải bạn đã tự trả lời được vấn đề 2 rồi sao. Thực tế là bạn phải góp trước khi giải thể mới công bằng với các thành viên khác đã góp đủ vốn.
            Còn vấn đề Luật doanh nghiệp không quy định, bạn phải nhìn nhận như thế này: Luật chỉ là cái khung pháp lý, đôi khi không cần phải chi tiết quá và đôi khi cũng không thể theo kịp sự đa dạng của các tình huống trong đời sống thực tế. Có những điều họ để cho các thành viên của công ty thỏa thuận với nhau và ghi vào điều lệ công ty. Trong hoạt động của Doanh nghiệp, thì điều lệ của công ty là công cụ hỗ trợ giải quyết các vấn đề liên quan đến doanh nghiệp. Hơn nữa, khi giải thể doanh nghiệp, các thành viên phải ngồi lại với nhau để giải quyết vấn đề tài sản và nợ nần của công ty. Chắc chắn họ sẽ đưa ra quyết định để giải quyết vấn đề "phần vốn chưa góp" của một thành viên nào đó. Khi đó vấn đề này sẽ được giải quyết trên cơ sở sự thống nhất của các thành viên. Vì từ trước đến nay nước ta không chính thức áp dụng án lệ, nên nhiều người sẽ vô cùng rối rắm khi mà luật không có quy định cụ thể. Trong thời gian tới, có lẽ án lệ sẽ được áp dụng để hỗ trợ giải quyết các vấn đề khi mà luật chưa có quy định đầy đủ hoặc chưa bao quát hết các tình huống của cuộc sống. Nếu chúng ta không thừa nhận án lệ, thì luật pháp lúc nào cũng có lỗ hỏng. Trình độ làm luật mà thấp thì lỗ hỏng càng nhiều.
    Vài lời trao đổi với bạn. Thân. 
    Cập nhật bởi chaulevan ngày 01/10/2010 09:00:55 AM

    CV

     
    Báo quản trị |  
  • #62772   01/10/2010

    boyluat
    boyluat
    Top 50
    Male
    Lớp 12

    Thái Nguyên, Việt Nam
    Tham gia:19/04/2010
    Tổng số bài viết (1808)
    Số điểm: 19520
    Cảm ơn: 358
    Được cảm ơn 810 lần


    Vâng, rất cám ơn mọi người đã góp ý cho em.

    Với luật sư, nói phải có căn cứ, có lý, có tình thì hãng nói. Nói chung chung, nói vu vơ, nói tránh đụng chạm thì tốt nhất là đừng nói.

    Làm thì làm làm dứt khoát, làm cẩn thận. Làm mà sợ đầu sợ đuôi, làm không đến đầu đến đũa thì tốt nhất là đừng làm.

    Còn luật sư mà nghĩ cái này, nói cái kia; nói một đằng, làm một nẻo thì tốt nhất là nên về quê chăn vịt.

    Vinh Quang l Trợ lý Luật sư - CÔNG TY LUẬT VIỆT KIM (www.luatvietkim.com)

    M: 0934.666.282 - E: vinhquang@luatvietkim.com - Ad: P1705 - Đ3, 15 Ngọc Khánh, Ba Đình, Hà Nội.

     
    Báo quản trị |