Công nhận giao dịch với "NGƯỜI CHẾT" hay không?

Chủ đề   RSS   
  • #206231 09/08/2012

    phamthanhhuu
    Top 25
    Male
    Dân Luật bậc 1


    Tham gia:20/07/2012
    Tổng số bài viết (3536)
    Số điểm: 109378
    Cảm ơn: 401
    Được cảm ơn 4354 lần


    Công nhận giao dịch với "NGƯỜI CHẾT" hay không?

    Theo Bộ luật Dân sự 2005

    Điều 81. Tuyên bố một người là đã chết

    1. Người có quyền, lợi ích liên quan có thể yêu cầu Toà án ra quyết định tuyên bố một người là đã chết trong các trường hợp sau đây:

    a) Sau ba năm, kể từ ngày quyết định tuyên bố mất tích của Toà án có hiệu lực pháp luật mà vẫn không có tin tức xác thực là còn sống;

    b) Biệt tích trong chiến tranh sau năm năm, kể từ ngày chiến tranh kết thúc mà vẫn không có tin tức xác thực là còn sống;

    c) Bị tai nạn hoặc thảm họa, thiên tai mà sau một năm, kể từ ngày tai nạn hoặc thảm hoạ, thiên tai đó chấm dứt vẫn không có tin tức xác thực là còn sống, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác;

    d) Biệt tích năm năm liền trở lên và không có tin tức xác thực là còn sống; thời hạn này được tính theo quy định tại khoản 1 Điều 78 của Bộ luật này.

    2. Tuỳ từng trường hợp, Toà án xác định ngày chết của người bị tuyên bố là đã chết căn cứ vào các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều này. 

    Điều 83. Hủy bỏ quyết định tuyên bố một người là đã chết

    1. Khi một người bị tuyên bố là đã chết trở về hoặc có tin tức xác thực là người đó còn sống thì theo yêu cầu của người đó hoặc của người có quyền, lợi ích liên quan, Toà án ra quyết định hủy bỏ quyết định tuyên bố người đó là đã chết.

    2. Quan hệ nhân thân của người bị tuyên bố là đã chết được khôi phục khi Toà án ra quyết định hủy bỏ quyết định tuyên bố người đó là đã chết, trừ các trường hợp sau đây:

    a) Vợ hoặc chồng của người bị tuyên bố là đã chết đã được Toà án cho ly hôn theo quy định tại khoản 2 Điều 78 của Bộ luật này thì quyết định cho ly hôn vẫn có hiệu lực pháp luật;

    b) Vợ hoặc chồng của người bị tuyên bố là đã chết đã kết hôn với người khác thì việc kết hôn đó vẫn có hiệu lực pháp luật.

    3. Người bị tuyên bố là đã chết mà còn sống có quyền yêu cầu những người đã nhận tài sản thừa kế trả lại tài sản, giá trị tài sản hiện còn.

    Trong trường hợp người thừa kế của người bị tuyên bố là đã chết biết người này còn sống mà cố tình giấu giếm nhằm hưởng thừa kế thì người đó phải hoàn trả toàn bộ tài sản đã nhận, kể cả hoa lợi, lợi tức; nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường.

    Vậy trong trường hợp A bị Toà án tuyên bố đã chết. Một thời gian sau A quay về, trên đường quay về A mua 1 con cá hay 1 lượng vàng, thì giao dịch trên được pháp luật công nhận hay không? (Vì trong lúc này Toà án chưa ra quyết định hủy bỏ quyết định tuyên bố A đã chết).

    Rất mong sự góp ý từ CỘNG ĐỒNG DÂN LUẬT!

     

     
    5036 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #206318   09/08/2012

    Unjustice
    Unjustice
    Top 50
    Lớp 10

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:18/06/2010
    Tổng số bài viết (1336)
    Số điểm: 14997
    Cảm ơn: 152
    Được cảm ơn 1057 lần


     

    nguyenvantongnvt viết:

     

    Xin chào bạn !    

    Về trường hợp của bạn, chúng tôi xin được tư vấn như sau:

    Để có thể giao kết hợp đồng thì người giao kết phải có năng lực pháp luật. Năng lực pháp luật phát sinh khi người đó sinh ra và mất đi khi người đó chết. Chết ở đây có thể là chết về mặt sinh học hoặc chết về mặt pháp lý (bị tuyên bố là đã chết). Do đó hợp đồng nêu trên là vô hiệu.

    Vài ý chia sẽ cùng bạn như vậy, nếu hài lòng về phần trả lời trên xin hãy click “cảm ơn” Luật sư Tòng nhé.

    Mọi thắc mắc xin gửi thư về (bạn đừng ngại, chúng tôi sẽ tận tình giải đáp ngay):

    Email: nguyenvantongnvt@yahoo.com.vn (Luật sư Tòng)  

    Chúng tôi chúc bạn mọi sự tốt lành !

     

     

    Nếu luật được vận dụng và hiểu như thế thì có lẽ luật đã "giết chết" người đó thực sự. Bởi vì họ không thể thực hiện bất kỳ giao dịch nào như mua thức ăn để ăn, mua quần áo để mặc... Do mọi giao dịch đều bị tuyên vô hiệu với lý do là họ đã chết. Chờ đến khi tòa hủy bỏ quyết định sai kia để có thể giao dịch trở lại thì chắc họ cũng đã thành ma.

    Về mặt logic, quyết định tuyên một người đã chết của tòa là sai (do họ thật sự còn sống). Tuy nhiên việc sai sót này là chấp nhận được do hoàn cảnh khách quan và trên thực tế các hệ lụy phát sinh từ quyết định này vẫn phải được chấp nhận đến mức độ nào đó, ví dụ như chấm dứt quan hệ hôn nhân, công nhận quan hệ hôn nhân của vợ/chồng với người mới vẫn có hiệu lực. Thế nhưng luật không thể đẩy sai sót này đi xa tới mức là phủ nhận thực tế khách quan là họ còn sống thông qua việc tuyên vô hiệu các giao dịch của họ đã thực hiện sau thời điểm có quyết định của tòa với lý do là họ đã chết theo quyết định này.

    Cập nhật bởi Unjustice ngày 09/08/2012 04:23:21 CH

    Luật được sinh ra để phục vụ con người chứ không phải để cai trị.

     
    Báo quản trị |  
    4 thành viên cảm ơn Unjustice vì bài viết hữu ích
    ntdieu (09/08/2012) nguyenkhanhchinh (09/08/2012) mr_dudang (10/08/2012) bengocbengoc (09/08/2012)
  • #206257   09/08/2012

    boyluat
    boyluat
    Top 50
    Male
    Lớp 12

    Thái Nguyên, Việt Nam
    Tham gia:19/04/2010
    Tổng số bài viết (1808)
    Số điểm: 19520
    Cảm ơn: 358
    Được cảm ơn 810 lần


    Mọi người tham khảo bài viết này nhé:

    http://danluat.thuvienphapluat.vn/tuyen-bo-mot-nguoi-la-da-chet-35321.aspx#65434

    Với luật sư, nói phải có căn cứ, có lý, có tình thì hãng nói. Nói chung chung, nói vu vơ, nói tránh đụng chạm thì tốt nhất là đừng nói.

    Làm thì làm làm dứt khoát, làm cẩn thận. Làm mà sợ đầu sợ đuôi, làm không đến đầu đến đũa thì tốt nhất là đừng làm.

    Còn luật sư mà nghĩ cái này, nói cái kia; nói một đằng, làm một nẻo thì tốt nhất là nên về quê chăn vịt.

    Vinh Quang l Trợ lý Luật sư - CÔNG TY LUẬT VIỆT KIM (www.luatvietkim.com)

    M: 0934.666.282 - E: vinhquang@luatvietkim.com - Ad: P1705 - Đ3, 15 Ngọc Khánh, Ba Đình, Hà Nội.

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn boyluat vì bài viết hữu ích
    bengocbengoc (09/08/2012)