Công dân với chính quyền xã

Chủ đề   RSS   
  • #447814 24/02/2017

    giangchinhxa

    Sơ sinh

    Hà Tĩnh, Việt Nam
    Tham gia:24/02/2017
    Tổng số bài viết (1)
    Số điểm: 35
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 0 lần


    Công dân với chính quyền xã

    M muốn nhờ các bạn tư vấn
    1 công dân vi phạm pháp luật( lấn chiếm đất đai của hộ liền kề).

    UBND xã mời làm việc 2 lần ko đến. Triệu tập ko đến. Theo luật quy định thì trường hợp này có biện pháp gì ko a?

     
    2249 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #447839   24/02/2017

    lawyerinthefuture
    lawyerinthefuture
    Top 150
    Male
    Lớp 3

    An Giang, Việt Nam
    Tham gia:29/10/2016
    Tổng số bài viết (544)
    Số điểm: 4436
    Cảm ơn: 14
    Được cảm ơn 207 lần
    Moderator

    Chào bạn ! Mình xin tư vấn hỗ trợ để bạn tham khảo như sau:

    Do chưa biết rõ đất của hộ bị lấn chiếm là loại đất gì nên căn cứ vào Nghị định 102/2014/NĐ-CP để xử phạt hộ có hành vi lấn chiếm của người khác.

    Trường hợp UBND xã mời hộ lấn chiếm đất đến để hòa giải nhưng hộ lấn chiếm không đến và cũng không có lý do thì căn cứ trên những bằng chứng (giấy tờ, lời nói của trưởng ấp, phó ấp, người dân sống lâu năm ở nơi đó) sau đó UBND xã áp dụng biện pháp xử lý vi phạm hành chính đối với hộ đó.

    Điều 10. Lấn, chiếm đất

    1. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với hành vi lấn, chiếm đất nông nghiệp không phải là đất trồng lúa, đất rừng đặc dụng, đất rừng phòng hộ, đất rừng sản xuất.

    2. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi lấn, chiếm đất trồng lúa, đất rừng đặc dụng, đất rừng phòng hộ, đất rừng sản xuất, đất phi nông nghiệp không phải là đất ở, trừ trường hợp quy định tại Khoản 4 Điều này.

    3. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi lấn, chiếm đất ở.

    .......

    5. Biện pháp khắc phục hậu quả:

    a) Buộc khôi phục lại tình trạng của đất trước khi vi phạm đối với hành vi quy định tại các Khoản 1, 2 và 3 Điều này;

    b) Buộc trả lại đất đã lấn, chiếm đối với hành vi quy định tại các Khoản 1, 2 và 3 Điều này.

    Điều 31. Thẩm quyền của Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp trong việc xử phạt vi phạm hành chính

    1. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã có quyền:

    a) Phạt cảnh cáo;

    b) Phạt tiền đến 5.000.000 đồng;

    c) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá mức tiền phạt được quy định tại Điểm b Khoản này;

    d) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả:

    Buộc khôi phục lại tình trạng của đất trước khi vi phạm; buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm.

     

    Trang facebook: " Hỗ Trợ Pháp Lý Miễn Phí " sẽ giúp các bạn giải đáp những vướng mắc pháp lý xoay quanh cuộc sống.

    Hãy ghé thăm trang khi bạn gặp phải một vấn đề vướng mặc nào đó .Đừng tiếc gì 1 like và 1 share trang facebook:

    " Hỗ Trợ Pháp Lý Miễn Phí ".

     
    Báo quản trị |  
  • #447902   24/02/2017

    bichhaolawyer
    bichhaolawyer

    Female
    Sơ sinh

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:11/12/2013
    Tổng số bài viết (26)
    Số điểm: 130
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 8 lần


    Chào bạn.

    Luật sư Phạm Thị Bích Hảo trả lời bạn như sau:

    Theo quy định tại Điều 202 Luật Đất đai 2013 và khoản 1 Điều 88 của Nghị định số 43/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Đất đai 2013 thì nhà nước khuyến khích các bên tranh chấp đất đai tự hòa giải hoặc giải quyết tranh chấp đất đai thông qua hòa giải cơ sở. Trong trường hợp mà các bên tranh chấp không thể hòa giải được thì gửi đơn đến Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có đất tranh chấp. Thủ tục hòa giải tranh chấp đất đai tại Ủy ban nhân dân cấp xã được thực hiên trong thời gian không quá 45 ngày, kể từ ngày nhận được đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp đất đai.

    Việc hòa giải chỉ được tiến hành khi các bên tranh chấp đều có mặt. Trường hợp một trong các bên tranh chấp vắng mặt đến lần thứ 2 thì được coi là việc hòa giải không thành. Ủy ban nhân dân cấp xã sẽ có thể lập biên bản hòa giải không thành gửi đến các bên tranh chấp.

    Theo đó, căn cứ vào quy định tại Điều 203 Luật đất đai 2013 thì tranh chấp đất đai đã được hòa giải tại Ủy ban nhân dân cấp xã mà không thành thì tiến hành khởi kiện tại Tòa án có thẩm quyền:

    “Điều 203. Thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất đai

    Tranh chấp đất đai đã được hòa giải tại Ủy ban nhân dân cấp xã mà không thành thì được giải quyết như sau:

    1. Tranh chấp đất đai mà đương sự có Giấy chứng nhận hoặc có một trong các loại giấy tờ quy định tại Điều 100 của Luật này và tranh chấp về tài sản gắn liền với đất thì do Tòa án nhân dân giải quyết;

    2. Tranh chấp đất đai mà đương sự không có Giấy chứng nhận hoặc không có một trong các loại giấy tờ quy định tại Điều 100 của Luật này thì đương sự chỉ được lựa chọn một trong hai hình thức giải quyết tranh chấp đất đai theo quy định sau đây:

    a) Nộp đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp tại Ủy ban nhân dân cấp có thẩm quyền theo quy định tại khoản 3 Điều này;

    b) Khởi kiện tại Tòa án nhân dân có thẩm quyền theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự;

    3. Trường hợp đương sự lựa chọn giải quyết tranh chấp tại Ủy ban nhân dân cấp có thẩm quyền thì việc giải quyết tranh chấp đất đai được thực hiện như sau:

    a) Trường hợp tranh chấp giữa hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư với nhau thì Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện giải quyết; nếu không đồng ý với quyết định giải quyết thì có quyền khiếu nại đến Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh hoặc khởi kiện tại Tòa án nhân dân theo quy định của pháp luật về tố tụng hành chính;

    b) Trường hợp tranh chấp mà một bên tranh chấp là tổ chức, cơ sở tôn giáo, người Việt Nam định cư ở nước ngoài, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài thì Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh giải quyết; nếu không đồng ý với quyết định giải quyết thì có quyền khiếu nại đến Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường hoặc khởi kiện tại Tòa án nhân dân theo quy định của pháp luật về tố tụng hành chính;

    4. Người có thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất đai tại khoản 3 Điều này phải ra quyết định giải quyết tranh chấp. Quyết định giải quyết tranh chấp có hiệu lực thi hành phải được các bên tranh chấp nghiêm chỉnh chấp hành. Trường hợp các bên không chấp hành sẽ bị cưỡng chế thi hành.”

    Thân mến

    Luật sư PHẠM THỊ BÍCH HẢO

    Giám đốc Công ty luật TNHH Đức An, Đoàn luật sư TP Hà Nội.

    Địa chỉ: 51 A, Nguyễn Viết Xuân, Khương Mai, Thanh Xuân, Hà Nội

    ĐT liên hệ: 04.62857567; Di động: 0902201233

    Email: luatsubichhao@gmail.com

    Công ty luật TNHH Đức An đảm nhận: Tư vấn pháp luật, trợ giúp pháp lý; luật sư bào chữa, bảo vệ trong các vụ án hình sự, dân sự, hành chính, lao động, thương mại, hôn nhân gia đình, thừa kế, tranh chấp đất đai, tài sản...; luật sư đại diện theo ủy quyền trong tố tụng, đại diện theo ủy quyền ngoài tố tụng liên quan đến pháp luật; dự thảo đơn từ, văn bản, hợp đồng, di chúc, thỏa thuận...thực hiện các dịch vụ pháp luật khác...với chi phí hợp lý, tận tâm, uy tín, kinh nghiệm.

    Mọi chi tiết xin vui lòng tham khảo thông tin tại trang fanpage: Hỏi đáp pháp luật với luật sư Phạm Thị Bích Hảo.

    Trân trọng!

     
    Báo quản trị |