Công chức, viên chức, NLĐ sẽ làm việc từ 8 giờ 30, nghỉ trưa 1 tiếng?

Chủ đề   RSS   
  • #517611 02/05/2019

    TuyenBig
    Top 100
    Female
    Trung cấp

    Bắc Kạn , Việt Nam
    Tham gia:27/03/2018
    Tổng số bài viết (741)
    Số điểm: 27039
    Cảm ơn: 24
    Được cảm ơn 949 lần


    Công chức, viên chức, NLĐ sẽ làm việc từ 8 giờ 30, nghỉ trưa 1 tiếng?

    Đề xuất công chức, viên chức, NLĐ làm việc từ 8 giờ 30

    >>> Dự thảo BLLĐ (sửa đổi): 06 đề xuất thay đổi quan trọng

    >>> Những thay đổi từ ngày 25/6/2019 cán bộ, công chức cấp xã nên biết

    >>> Mức lương và phụ cấp công chức cấp xã 2019

    Đây là nội dung đang đề xuất quy định thống nhất giờ làm việc của công chức, viên chức, người lao động trong các cơ quan hành chính trên cả nước từ 8 giờ 30 đến 17 giờ 30, nghỉ trưa 60 phút.

    Dự thảo Bộ luật Lao động (sửa đổi) đưa ra 02 phương án về thời gian làm việc của về thời gian làm việc của công chức, viên chức, người lao động trong các cơ quan hành chính, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội

    Tại tờ trình dự thảo đưa ra 2 phương án thảo luận về thời gian làm việc đối với công chức, viên chức, người lao động trong các cơ quan hành chính, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị xã hội như sau:

    - Phương án 1: bổ sung vào Bộ Luật Lao động quy định: “Giao Chính phủ quy định thống nhất thời điểm bắt đầu và kết thúc thời gian làm việc của các cơ quan hành chính trên cả nước”. Thời gian làm việc dự kiến là từ 8h30 đến 17h30, nghỉ trưa 60 phút (trừ những đơn vị hoặc bộ phận phải thường trực 24/24 giờ để đảm bảo liên thông công việc hoặc trực tiếp giải quyết công việc với người dân). Phương án này giúp thống nhất giờ làm việc cơ quan hành chính nhà nước từ trung ương đến địa phương, phù hợp hơn với thời gian làm việc của các quốc gia.

    - Phương án 2: giữ nguyên như hiện hành, thời gian làm việc không được quy định trong Bộ luật Lao động mà được quy định tại các văn bản hành chính (Đối với các Bộ do Thủ tướng quyết định, đối với Ủy ban nhân dân và các cơ quan chuyên môn thuộc ủy ban do Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh quyết định).

    Bạn đồng ý với phương án nào?

    Xem chi tiết tờ trình dự thảo BLLĐ (sửa đổi) tại file đính kèm:

     

     
    92403 | Báo quản trị |  
    2 thành viên cảm ơn TuyenBig vì bài viết hữu ích
    mdcnet (23/05/2019) mattrantoquocxatavan (16/05/2019)

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

2 Trang 12>
Thảo luận
  • #517662   03/05/2019

    Phương án 1

     
    Báo quản trị |  
    3 thành viên cảm ơn phucnt01 vì bài viết hữu ích
    trongton (04/05/2019) levantu68 (09/05/2019) mdcnet (23/05/2019)
  • #517702   03/05/2019

    linhtrang123456
    linhtrang123456
    Top 50
    Lớp 10

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:02/12/2017
    Tổng số bài viết (1979)
    Số điểm: 14194
    Cảm ơn: 11
    Được cảm ơn 316 lần


    Mình nghĩ nên quy định thống nhất về thời giờ làm việc đối với viên chức, công chức trong cơ quan hành chính từ trung ương tới địa phương để người dân thuận tiện hơn trong việc giải quyết công việc, chứ mỗi địa phương, mỗi ngành lại có thời gian làm việc khác nhau, không rõ thời giờ làm việc của cơ quan để đến làm việc.

     

     
    Báo quản trị |  
  • #517744   04/05/2019

    THUHUYEN27
    THUHUYEN27

    Female
    Sơ sinh

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:12/10/2016
    Tổng số bài viết (3)
    Số điểm: 15
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 2 lần


    Mình đồng ý với phương án 2. Việc quy định giờ làm việc sẽ tùy thuộc vào quy định của các cơ quan để đảm bảo phù hợp với tính chất của công việc, nhưng miễn sao việc quy định đó không trái luật cụ thể như là một ngày làm việc không quá 8 tiếng là được.

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn THUHUYEN27 vì bài viết hữu ích
    hoangtuoi2 (09/05/2019)
  • #517752   05/05/2019

    ntdieu
    ntdieu
    Top 10
    Male
    Dân Luật bậc 1

    Đồng Nai, Việt Nam
    Tham gia:11/02/2009
    Tổng số bài viết (14965)
    Số điểm: 100044
    Cảm ơn: 3494
    Được cảm ơn 5361 lần
    SMod

    Theo tôi thì chuyện này không cần phải đưa vào luật làm gì. Hãy để mỗi cơ quan tự quyết định,

     
    Báo quản trị |  
  • #517779   06/05/2019

    Phương án 1

    Phương án 1
     
    Báo quản trị |  
  • #517886   08/05/2019

    Phản hồi

    Theo ý mình thì nên quy định chung cho dù là có những cơ quan hơi khó thực hiện. Lý do thứ nhất là đối với người dân thì thuận tiện hơn rất nhiều. Thứ hai là khi có quy định chung cụ thể thì tạo sự minh bạch. Minh bạch thì dễ kiểm soát, dễ quản lý. Thứ ba là quy định chung thì đỡ phải suy nghĩ nhức đầu nghĩ ra thời gian của riêng mình. :v
     
    Báo quản trị |  
  • #517899   09/05/2019

    theo tôi nên sử dụng phương án 2, tùy theo tình hình cụ thể UBND cấp tỉnh quyết định thời gian bắt đầu và kết thúc, miễn sao phù hợp với luật lao động 8 giờ trên ngày, thời gian nghĩ giữa 2 buổi dài hơn con người phục hồi sức khỏe tốt hơn và làm việc năng sức lao động cao hơn 

     
    Báo quản trị |  
  • #517908   09/05/2019

    Phương án 2 có nhiều ưu điểm hơn.

    Tùy theo vùng, miền và địa phương mà quyết định cho phù hợp!

     
    Báo quản trị |  
  • #517913   09/05/2019

    -Theo tôi nên quy định thời gian làm việc trên cả nước cùng  một thời gian để cùng thuận tiện, tất cả người dân cùng biết để đến làm việc, chứ có cơ quan 7h ,8h làm việc đến 11h nghỉ, có cơ quan 12h. người dân không biết phải đợi phải chờ đợi. Thời gian hợp lý từ 8h-12h; buổi chiều 13h-17h

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn HaHieu1994 vì bài viết hữu ích
    q123123 (02/03/2020)
  • #517915   09/05/2019

    Phương án 2

    Thực tế, mỗi địa phương có đặc thù riêng (vd: hcm thì ngậo triều cường, kẹt xe....). Do đó, nên để mỗi địa phương cân đối lại lại giờ làm việc, vừa đảm bảo hiệu quả công việc vừa cân đối đc theo tình hình mỗi địa phương. Việc quy định giờ làm việc, cần niêm yết và thông báo rộng rãi cho tổ chức, doanh nghiệp và người dân biết. Đặc biệt báo cáo cấp trên quản lý (vd: huyện báo tỉnh...)
     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn dptnhan1997@gmail.com vì bài viết hữu ích
    QuangTrung09QN (09/05/2019)
  • #517916   09/05/2019

    Cần điều chỉnh theo từng địa phương

    Địa phương nào cũng có đặc thù riêng. Nên cần để địa phương quyết định. Nhưng cần thông báo rộng rãi và có niêm yết
     
    Báo quản trị |  
  • #517921   09/05/2019

    thuytrangak
    thuytrangak
    Top 75
    Female
    Lớp 6

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:30/08/2017
    Tổng số bài viết (916)
    Số điểm: 7760
    Cảm ơn: 86
    Được cảm ơn 175 lần


    Mình đồng ý với phương án một, vì có quy định chung hì sẽ đảm bảo sự thống nhất. Thứ 2 là khi thời gian làm việc bắt đầu thừ 8h30 thì người lao động có thêm khianr thời gian cho buổi sáng nhiều hơn cho gia đình, đặc biệt là với người đã có gia đình thì việc chăm con bữa sáng nào là ăn uống, đưa đi học.,..cũng sẽ thoải mái hơn

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn thuytrangak vì bài viết hữu ích
    bichngocsmile225@gmail.com (11/05/2019)
  • #517927   09/05/2019

    Nên họp tập các nước tiên tiến trên thế giới về quy định giờ giấc làm việc, học hành, nghỉ ngơi, vui chơi giải trí,...Giờ làm việc mà không đồng nhất với giờ học của học sinh thì sẽ là bất cập, vì không thuận tiện cho cha mẹ đưa đón con cái. Trong khi đất nước còn nghèo chiếm số đông thì việc tiết kiệm chi phí cho người dân là quốc sách, đừng để lệch pha rồi sinh ra bao nhiêu chí phí phát sinh cho người dân (như thuê người đưa đón con, hoặc phải chi thêm tiền đi hệ đi xe buýt,....) là không nên. 

    Chưa kể mỗi địa phương mỗi múi giờ, thì cần tính toán sao cho phù hợp để người dân sống và làm việc cho phù hợp với điều kiện thời tiết, khí hậu.

    Tại sao lại phải thống nhất từ trung ương đến địa phương? thống nhất mà không mang lại lợi ích gì cho người dân thì tại sao lại phải đi thống nhân vu vơ???

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn dinhvanloan vì bài viết hữu ích
    congduy1030 (02/03/2020)
  • #517932   09/05/2019

    Hthang
    Hthang

    Sơ sinh

    Lai Châu, Việt Nam
    Tham gia:13/07/2011
    Tổng số bài viết (3)
    Số điểm: 105
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 2 lần


    Phương án 1 chỉ phù hợp với các cơ quan đơn vị ở các đô thị, thành phố.

    Theo tôi vẫn theo phương án cũ

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn Hthang vì bài viết hữu ích
    lantnmt_bavi (10/05/2019)
  • #517951   10/05/2019

    phương án 2

     
    Báo quản trị |  
  • #517952   10/05/2019

    Phương án 2

     

     
    Báo quản trị |  
  • #517957   10/05/2019

    Nên giao cho các Tỉnh quyết định, tùy theo tình hình thực tế tại các địa phương và tùy theo cơ sở vật chất tại các đơn vị nên giờ làm việc và nghỉ trưa như đề nghị mới là không phù hợp. Ví dụ như có một số đơn vị không có chỗ ăn trưa và nghỉ trưa, nhà gần nên về nấu cơm ăn thì nên phải có thời gian để về nhà và ăn trưa mới đi làm lại.

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn Lehototrinh vì bài viết hữu ích
    bichngocsmile225@gmail.com (11/05/2019)
  • #517988   11/05/2019

    Thắc mắc về thay đổi thời gian làm việc

    Nếu trưa nghỉ 60 p thì nghỉ giờ nào, không lẽ từ 12 h - 13 h hoặc 11 h 30 - 12 h 30, cả 2 thời điểm đều không hợp lý, ai lại đi làm đến 12 h trưa hoặc 12 h 30 đã làm việc rồi, theo tôi nên lảm việc từ 8 h đến 17 h 30, trưa nghỉ 90 p từ 11 h 30 - 13 h, thời điểm ấy và cách phân bổ như thế hợp lý hơn.
     
    Báo quản trị |  
  • #517989   11/05/2019

    phương án 1. Thời gian làm của công nhân viên chức phải lệch 1 chút so với giờ làm việc của người lao động như công nhân. Chứ muốn đi chứng 1 tờ giấy mất có 5p mà công nhân phải xin nghỉ hẳn 1 buổi phép năm. Mà phép năm thì đâu có dư dả chi cho cam. 1 tháng làm chỉ có đc 1 ngày chauw kể những công việc khác. Chọn phương án 1 sẽ tạo điều kiện cho những chị em công nhân lao động trong doanh nghiệp.

     
    Báo quản trị |  
  • #517996   11/05/2019

    Phương án 1. Chia phân theo phân vùng tùy từng địa phương sẽ áp dụng theo từng giờ cơ chế giống như lương vùng để thuận tiện cho điều kiện ở địa phương.

     
    Báo quản trị |