Công chức sẽ không được giải quyết thôi việc nếu rơi vào các trường hợp sau

Chủ đề   RSS   
  • #528686 21/09/2019

    TuyenBig
    Top 100
    Female
    Trung cấp

    Bắc Kạn , Việt Nam
    Tham gia:27/03/2018
    Tổng số bài viết (741)
    Số điểm: 27039
    Cảm ơn: 24
    Được cảm ơn 952 lần


    Công chức sẽ không được giải quyết thôi việc nếu rơi vào các trường hợp sau

    Công chức sẽ không được giải quyết thôi việc nếu rơi vào các trường hợp sau

    Từ 1/7: Những vị trí công tác mà cán bộ, công chức phải định kỳ chuyển đổi

    Một mem Dân luật có thắc mắc rằng: "Tôi là công chức cấp xã đang trong thời gian xem xét kỷ luật, tuy nhiên hiện tại vì sức khỏe không tốt không thể tiếp tục công tác nên tôi muốn xin thôi việc, Vậy có được cơ quan chấp thuận không?"

    Về vấn đề này, tôi có một số vấn đề sẽ hỗ trợ bạn như sau:

    Điều 4 Nghị định 46/2010/NĐ-CP quy định về thôi việc và thủ tục nghỉ hưu đối với công chức.

    Theo đó, các lý do không giải quyết thôi việc gồm:

    - Công chức đang trong thời gian thực hiện việc luân chuyển, biệt phái, đang bị xem xét kỷ luật hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự;

    - Công chức chưa phục vụ đủ thời gian theo cam kết với cơ quan, tổ chức, đơn vị khi được xét tuyển;

    - Công chức chưa hoàn thành việc thanh toán các khoản tiền, tài sản thuộc trách nhiệm của cá nhân đối với cơ quan, tổ chức, đơn vị;

    - Do yêu cầu công tác của cơ quan, tổ chức, đơn vị hoặc chưa bố trí được người thay thế.

    Trường hợp là Đảng viên:

    Hình thức kỷ luật:

    - Đối với đảng viên chính thức gồm: Khiển trách, cảnh cáo, cách chức, khai trừ;

    - Đối với đảng viên dự bị: Khiển trách, cảnh cáo.

    Đảng viên vi phạm đến mức khai trừ thì phải khai trừ, không áp dụng hình thức xóa tên; cấp ủy viên vi phạm đến mức cách chức thì phải cách chức, không cho thôi giữ chức; đảng viên dự bị vi phạm đến mức phải thi hành kỷ luật thì kỷ luật khiển trách hoặc cảnh cáo, không đủ tư cách thì xóa tên trong danh sách đảng viên.

    (Căn cứ: khoản 4, điều 2 Quy định 102-QĐ/TW)

    Như vậy đối với trường hợp của bạn, vì đang trong thơi gian xem xét kỷ luật nên không thể được giải quyết thôi việc

     

     
    27916 | Báo quản trị |  
    4 thành viên cảm ơn TuyenBig vì bài viết hữu ích
    admin (05/04/2023) An74 (30/09/2019) TRUTH (23/09/2019) enychi (22/09/2019)

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • 1 thành viên cảm ơn enychi vì bài viết hữu ích
    TRUTH (23/09/2019)
  • #528840   23/09/2019

    TuyenBig
    TuyenBig
    Top 100
    Female
    Trung cấp

    Bắc Kạn , Việt Nam
    Tham gia:27/03/2018
    Tổng số bài viết (741)
    Số điểm: 27039
    Cảm ơn: 24
    Được cảm ơn 952 lần


    03 trường hợp được miễn trách nhiệm kỷ luật đối với công chức

    Không chỉ là người lao động đơn thuần công chức còn thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn mà nhân dân giao phó đồng thời chịu trách nhiệm trước những hành vi của mình. Trường hợp hành vi đến mức phải chịu kỷ luật thì về nguyên tắc mỗi hành vi vi phạm pháp luật chỉ bị xử lý một hình thức kỷ luật. Nếu công chức có nhiều hành vi vi phạm pháp luật thì bị xử lý kỷ luật về từng hành vi vi phạm và chịu hình thức kỷ luật nặng hơn một mức so với hình thức kỷ luật áp dụng đối với hành vi vi phạm nặng nhất, trừ trường hợp có hành vi vi phạm phải xử lý kỷ luật bằng hình thức buộc thôi việc.

    Trừ các trường hợp sau sẽ được miễn trách nhiệm kỷ luật:

    1. Được cơ quan có thẩm quyền xác nhận tình trạng mất năng lực hành vi dân sự khi vi phạm pháp luật.

    2. Phải chấp hành quyết định của cấp trên theo quy định tại Khoản 5 Điều 9 Luật Cán bộ, công chức

    Điều 9. Nghĩa vụ của cán bộ, công chức trong thi hành công vụ

    ...

    5. Chấp hành quyết định của cấp trên. Khi có căn cứ cho rằng quyết định đó là trái pháp luật thì phải kịp thời báo cáo bằng văn bản với người ra quyết định; trường hợp người ra quyết định vẫn quyết định việc thi hành thì phải có văn bản và người thi hành phải chấp hành nhưng không chịu trách nhiệm về hậu quả của việc thi hành, đồng thời báo cáo cấp trên trực tiếp của người ra quyết định. Người ra quyết định phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về quyết định của mình.

    3. Được cấp có thẩm quyền xác nhận vi phạm pháp luật trong tình thế bất khả kháng khi thi hành công vụ.

    Vậy việc áp dụng các hình thức kỷ luật với từng hành vi vi phạm như thế nào, mời bạn xem bản tổng hợp sau:

    Hình thức kỷ luật

    Áp dụng đối với hành vi vi phạm sau:

     Khiển trách

    1. Có thái độ hách dịch, cửa quyền hoặc gây khó khăn, phiền hà đối với cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân trong thi hành công vụ;

    2. Không thực hiện nhiệm vụ được giao mà không có lý do chính đáng;

    3. Gây mất đoàn kết trong cơ quan, tổ chức, đơn vị;

    4. Tự ý nghỉ việc, tổng số từ 03 đến dưới 05 ngày làm việc trong một tháng;

    5. Sử dụng tài sản công trái pháp luật;

    6. Xác nhận giấy tờ pháp lý cho người không đủ điều kiện;

    7. Vi phạm quy định của pháp luật về phòng, chống tham nhũng; thực hiện tiết kiệm, chống lãng phí; kỷ luật lao động; bình đẳng giới; phòng, chống tệ nạn mại dâm và các quy định khác của pháp luật liên quan đến công chức.

     

     Cảnh cáo

    1. Cấp giấy tờ pháp lý cho người không đủ điều kiện;

    2. Sử dụng thông tin, tài liệu của cơ quan, tổ chức, đơn vị để vụ lợi;

    3. Không chấp hành quyết định điều động, phân công công tác của cơ quan, tổ chức, đơn vị có thẩm quyền;

    4. Sử dụng giấy tờ không hợp pháp để được tham gia đào tạo, bồi dưỡng; được dự thi nâng ngạch công chức;

    5. Tự ý nghỉ việc, tổng số từ 05 đến dưới 07 ngày làm việc trong một tháng;

    6. Sử dụng trái phép chất ma túy bị cơ quan công an thông báo về cơ quan, tổ chức, đơn vị nơi công chức đang công tác;

    7. Bị phạt tù cho hưởng án treo hoặc cải tạo không giam giữ đối với công chức không giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý;

    8. Vi phạm ở mức độ nghiêm trọng quy định của pháp luật về phòng, chống tham nhũng; thực hành tiết kiệm, chống lãng phí; kỷ luật lao động; bình đẳng giới; phòng, chống tệ nạn mại dâm và các quy định khác của pháp luật liên quan đến công chức nhưng đã thành khẩn kiểm điểm trong quá trình xem xét xử lý kỷ luật.

     

    Hạ bậc lương

    1. Không thực hiện nhiệm vụ chuyên môn được giao mà không có lý do chính đáng, gây ảnh hưởng đến công việc chung của cơ quan, tổ chức, đơn vị;

    2. Lợi dụng vị trí công tác, cố ý làm trái pháp luật với mục đích vụ lợi;

    3. Vi phạm ở mức độ nghiêm trọng quy định của pháp luật về phòng, chống tham nhũng; thực hành tiết kiệm, chống lãng phí; kỷ luật lao động; bình đẳng giới; phòng, chống tệ nạn mại dâm và các quy định khác của pháp luật liên quan đến công chức.

     

    Giáng chức

    áp dụng đối với công chức giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý

     

    1. Không hoàn thành nhiệm vụ quản lý, điều hành theo sự phân công mà không có lý do chính đáng, để xảy ra hậu quả nghiêm trọng;

    2. Vi phạm ở mức độ rất nghiêm trọng quy định của pháp luật về phòng, chống tham nhũng; thực hành tiết kiệm, chống lãng phí; bình đẳng giới; phòng, chống tệ nạn mại dâm và các quy định khác của pháp luật liên quan đến công chức nhưng đã thành khẩn kiểm điểm trong quá trình xem xét xử lý kỷ luật;

    3. Người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị để xảy ra hành vi vi phạm pháp luật nghiêm trọng trong phạm vi phụ trách mà không có biện pháp ngăn chặn.

     

    Cách chức

    áp dụng đối với công chức giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý

    1. Sử dụng giấy tờ không hợp pháp để được bổ nhiệm chức vụ;

    2. Không hoàn thành nhiệm vụ quản lý, điều hành theo sự phân công mà không có lý do chính đáng, để xảy ra hậu quả rất nghiêm trọng;

    3. Bị phạt tù cho hưởng án treo hoặc cải tạo không giam giữ;

    4. Vi phạm ở mức độ rất nghiêm trọng quy định của pháp luật về phòng, chống tham nhũng; thực hành tiết kiệm, chống lãng phí; bình đẳng giới; phòng, chống tệ nạn mại dâm và các quy định khác của pháp luật liên quan đến công chức.

     

    Buộc thôi việc

    1. Bị phạt tù mà không được hưởng án treo;

    2. Sử dụng giấy tờ không hợp pháp để được tuyển dụng vào cơ quan, tổ chức, đơn vị;

    3. Nghiện ma túy có xác nhận của cơ quan y tế có thẩm quyền;

    4. Tự ý nghỉ việc, tổng số từ 07 ngày làm việc trở lên trong một tháng hoặc từ 20 ngày làm việc trở lên trong một năm mà đã được cơ quan sử dụng công chức thông báo bằng văn bản 03 lần liên tiếp;

    5. Vi phạm ở mức độ đặc biệt nghiêm trọng quy định của pháp luật về phòng, chống tham nhũng; thực hành tiết kiệm, chống lãng phí; kỷ luật lao động; phòng, chống tệ nạn mại dâm và các quy định khác của pháp luật liên quan đến công chức.

     

     

    Căn cứ: 

    Nghị định 34/2011/NĐ-CP quy định về xử lý kỷ luật đối với công chức

    Cập nhật bởi TuyenBig ngày 23/09/2019 02:42:08 CH
     
    Báo quản trị |  
  • #583851   30/04/2022

    Công chức sẽ không được giải quyết thôi việc nếu rơi vào các trường hợp sau

    Căn cứ Điều 29 Nghị định 112/2011/NĐ-CP quy định về thôi việc như sau:
     
    1. Công chức cấp xã được hưởng chế độ thôi việc trong các trường hợp sau:
     
    a) Theo nguyện vọng và được Ủy ban nhân dân cấp huyện đồng ý;
     
    b) Do 02 năm liên tiếp không hoàn thành nhiệm vụ theo quy định tại khoản 3 Điều 58 Luật Cán bộ, công chức;
     
    c) Chỉ huy trưởng Quân sự cấp xã, Trưởng Công an xã, ngoài các trường hợp quy định tại điểm a và điểm b khoản 1 Điều này, khi bị xử lý kỷ luật bằng hình thức giáng chức, cách chức mà không sắp xếp được chức danh công chức khác ở cấp xã thì cũng được giải quyết chế độ thôi việc trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày quyết định kỷ luật có hiệu lực thi hành.
     
    2. Thủ tục giải quyết thôi việc, trợ cấp thôi việc, thời gian làm việc được tính trợ cấp thôi việc, chế độ bảo hiểm xã hội khi thôi việc đối với công chức cấp xã được áp dụng theo quy định tại các điều 4, 5, 6 và 8 Nghị định số 46/2010/NĐ-CP ngày 27 tháng 4 năm 2010 của Chính phủ quy định về thôi việc và thủ tục nghỉ hưu đối với công chức (sau đây viết tắt là Nghị định số 46/2010/NĐ-CP).
     
    Chỉ huy trưởng Quân sự cấp xã và Trưởng Công an xã khi thôi việc, ngoài chế độ thôi việc được hưởng theo quy định tại Nghị định số 46/2010/NĐ-CP còn được hưởng các chế độ thôi việc khác quy định tại Nghị định số 58/2010/NĐ-CP ngày 01 tháng 6 năm 2010 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Dân quân tự vệ, Nghị định số 73/2009/NĐ-CP ngày 07 tháng 9 năm 2009 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Pháp lệnh Công an xã.
     
    3. Nguồn kinh phí chi trả trợ cấp thôi việc đối với công chức cấp xã được bố trí trong dự toán chi hoạt động thường xuyên của Ủy ban nhân dân cấp xã được cấp có thẩm quyền giao hàng năm.
     
    Như vậy, người đang có nguyện vọng được thôi việc và được Uỷ ban nhân dân cấp huyện đồng ý thì sẽ hưởng chế độ thôi việc đối với công chức cấp xã cùng với các quy định
     
    Báo quản trị |  
  • #585257   12/06/2022

    nhatvy05021999
    nhatvy05021999

    Sơ sinh

    Vietnam --> Hồ Chí Minh
    Tham gia:14/09/2019
    Tổng số bài viết (59)
    Số điểm: 295
    Cảm ơn: 1
    Được cảm ơn 4 lần


    Công chức sẽ không được giải quyết thôi việc nếu rơi vào các trường hợp sau

    Cảm ơn bài viết hữu ích của tác giả, quy định này cũng khá hợp lý vì công chức là những người hưởng lương từ chính sách, từ tiền của nhân dân nên phải có trách nhiệm cao hơn, bị ràng buộc hơn so với người lao động theo hợp đồng lao động bình thường

     

     

     
    Báo quản trị |