Hì, anh chưa phân tích được khía cạnh bồi thường. Vì chưa có thiệt hại nên không phát sinh nghĩa vụ bồi thường.
Nếu nói về trường hợp này là mua bán chai nước lại càng ko đúng. Bởi thỏa thuận hai bên ko phải là mua bán. Bản chất của nó là trao đổi giữa việc tiết lộ thông tin hoặc không.
Nói về lập chuyên án thì e rằng hơi khiên cưỡng. Đâu phải vụ việc nào cũng lập chuyên án đâu anh. Hơn nữa, lại là trường hợp bắt quả tang.
Với tội cưỡng đoạt tài sản thì ko phải người bị đe dọa mất khả năng nhận thức, điều khiển hành vi mà là bị đe dọa mà phải đồng ý thỏa thuận. Việc thỏa thuận ở đây ở thế bị ép buộc.
Là một người kinh doanh, bất kể thông tin nào gây hại cho hoạt động kinh doanh của mình, ảnh hưởng tới hình ảnh công ty thì ai cũng phải lo lắng đúng ko anh. Vào thời điểm cận tết, thông tin đó rò rỉ, dù chưa biết nó là đúng hay sai thì người ta vẫn phải đồng ý thỏa thuận để ko gây ảnh hưởng tới hình ảnh của công ty.
Ví dụ ở trường hợp: A bị B dọa đưa hình ảnh nhạy cảm lên mạng nhằm hạ uy tín, danh dự của A nếu A ko chịu đưa tiền cho B. A miễn cưỡng phải đồng ý, mặt khác vẫn báo công an để ngăn chặn hành vi. Như vậy ko lẽ cũng là "Gài bẫy" hay đơn thuần đó chỉ là giao dịch thông thường, dân sự?
Công ty THP cũng giống như A thôi. Nếu bị đưa thông tin rằng "Chai nước có ruồi" thì danh dự, uy tín của công ty cũng bị giảm sút, ảnh hưởng tới việc kinh doanh, đặc biệt thời điểm đó lại là thời điểm nhạy cảm (gần tết, thời điềm mà doanh số bán hàng tăng cao).
Tiện thể, em vào ngành cũng được vài năm, cũng làm ko ít án, cũng chưa thấy trường hợp phạm tội nào cũng cần lập chuyên án. Hơn nữa, có lập chuyên án hay không thì họ cũng ko cần thiết phải công bố công khai rằng "tôi làm vụ này, tôi phải lập chuyên án"
Cần phải phân tích, đánh giá đúng cấu thành tội phạm của tội "Cưỡng đoạt tài sản". Nếu là giao dịch dân sự thì các bên phải "hoàn toàn tự nguyện, ko bị ép buộc, ko vi phạm điều cấm của pháp luật, đạo đức xã hội".
Xét về pháp luật giao dịch này là trái pháp luật, ép buộc THP phải giao tiền để mua sự im lặng, nếu ko thì sẽ tung tin, phát tờ rơi... nhằm hạ uy tín, danh dự của THP. Xét về đạo đức xã hội là vi phạm đạo đức XH khi chỉ nghĩ vì lợi ích cá nhân mà thỏa hiệp, bao che cho hành vi, việc làm ko đúng (mua sự im lặng). Nếu như đúng chai nước number one đó của THP có vấn đề, mà anh ta ko nói cho mọi người, vẫn im lặng để trục lợi cá nhân thì đạo đức ở đâu?
Tiện thể, em post bài viết của bạn em thay cho lời kết .
"- Xin khẳng định là hành vi của bị cáo đã đủ yếu tố cấu thành tội phạm. Ở đây bc đã phạm vào tội "Cưỡng đoạt tài sản". Tại vì sao?
- Nhiều người nói đây chỉ là "Thoả thuận; Giao dịch dân sự" cách hiểu trên áp vào vụ án này là hoàn toàn sai. (Thoả thuận giao dịch mua bán ma tuý cũng thuận mua bán tự nguyện đấy chứ). Anh này thoả thuận "lấy tiền mua sự im lặng". Nghĩ thử nếu thoả thuận này thành công thì hậu quả xảy ra ntn với "những người tiêu dùng thông minh".
- Tiếp theo là những người tự nhận là "người tiêu dùng thông minh" luôn bảo vệ cho hành vi của anh này. Thật khó hiểu? Anh này có quan tâm j đến "người tiêu dùng thông minh" đâu. Nếu thoả thuận thành công thì anh này có 500tr, còn "người tiêu dùng thông minh" ko thể biết chuyện này và vẫn sử dụng sp kém chất lượng.
- Nhiều người nói THP đáng ra mới là người phạm tội. Xin thưa, THP có sai phạm đạo đức, luật pháp hay ko xin hãy khởi kiện hay tố giác ở một vụ án (vụ việc) khác (nếu có chứng cứ chứng minh THP vi phạm). Ở đây toà xử vụ án "Cưỡng đoạt tài sản" mà.
* Bài học ở đây là gì?
Một vị Luật sư đã nói: đối với người tiêu dùng, đừng bao giờ nghĩ tới việc trục lợi bởi việc này là vi phạm cả đạo lý và pháp lý. Về đạo lý, cuộc sống bất kỳ ai cũng có thể mắc sai lầm nhưng xã hội không bao giờ ủng hộ việc ai đó kiếm lợi từ sai lầm của người khác như trong vụ việc Tân Hiệp Phát.
* Trong trường hợp này chúng ta phải làm sao?
Có người nghĩ ntn "Ông dùng dao đâm tôi một cái, may quá tôi ko chết. Như vậy tôi có quyền dùng dao đâm lại ông một cái" Huề!!!
Chúng ta đang sống trong một xã hội văn minh không nên nghĩ việc "khởi kiện ra toà hoặc yêu cầu Hội người tiêu dùng bảo vệ" thật khó khăn rắc rối. Đây là việc phù hợp nhất trong trường hợp này."
à, còn vấn đề người bào chữa của THP công bố lời khai của BC tại phiên tòa thì ko phải là pháp luật ko cho phép, và cơ quan điều tra vi phạm tố tụng anh nhé. Anh đọc lại quy định tại Điều 59 BLTTHS nhé. Họ đơợc quyền đọc, ghi chép, sao chụp những tài liệu trong hồ sơ vụ án để bảo vệ quyền lợi của đương sự sau khi kết thúc điều tra. Do đó, việc họ có bản cung là được pháp luật cho phép, ko vi phạm tố tụng. Còn về anh nói lời khai tại cơ quan điều tra ko phải là chứng cứ thì chắc phải đọc lại cả quy định về chứng minh, chứng cứ rồi.
Cập nhật bởi anhdv352 ngày 22/12/2015 04:04:49 CH
Đường chông gai chờ ngày mai ta bước tiếp!