Có thể bị phạt đến 3 triệu đồng nếu không nhường chỗ cho người già

Chủ đề   RSS   
  • #488758 04/04/2018

    Loando1107
    Top 500
    Lớp 2

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:13/11/2017
    Tổng số bài viết (228)
    Số điểm: 3480
    Cảm ơn: 20
    Được cảm ơn 69 lần


    Có thể bị phạt đến 3 triệu đồng nếu không nhường chỗ cho người già

    Bộ Lao động Thương binh và Xã hội vừa ban hành Dự thảo nghị định quy định xử phạt vi phạm hành chính về bảo trợ, cứu trợ xã hội và bảo vệ, chăm sóc trẻ em. Dự thảo được lấy ý kiến góp ý trong hai tháng, từ ngày 16/3.

    Trong đó, có nội dung đáng chú ý về quy định xử phạt đối với hành vi mang tính ý thức nhiều hơn kiến thúc là việc nhường chỗ cho người lớn tuổi.

    Theo dự thảo, mức phạt từ 1.000.000 đến 3.000.000 đồng sẽ áp dụng với người có các hành vi sau:

    - Không miễn, giảm giá vé, giá dịch vụ cho người khuyết tật đặc biệt nặng, người khuyết tật nặng, người cao tuổi theo quy định của pháp luật;

    - Không ưu tiên bán vé cho người khuyết tật, người cao tuổi;

    - Không giúp đỡ, sắp xếp chỗ ngồi thuận tiện cho người khuyết tật, người cao tuổi;

    - Từ chối chuyên chở người khuyết tật tham gia giao thông hoặc từ chối chuyên chở phương tiện, thiết bị hỗ trợ phù hợp của người khuyết tật.

    Có nhiều ý kiến cho rằng, những hành vi trên thuộc về ý thức, mà đã là ý thức thì  cần gì phải quy định thành chế tài xử phạt để làm gì. Hành vi thuộc về ý thức thì người ta muốn nhường chỗ hay không là chuyện của người ta.

    Vậy phải chăng do ý thức của giới trẻ hịện nay quá kém nên pháp luật cần phải can thiệp?

    Và cũng có người cho nói, người già là bao nhiêu tuổi, sao không quy định độ tuổi của người già luôn.

     Thiết nghĩ, bằng sự quan sát mà bản thân của mỗi người có thể nhận định được việc một người là người cao tuổi hay không và một người như thế nào là cần thiết dành được sự ưu tiên và quan tâm hơn. Vì thế, pháp luật không cần quy định quá chi tiết.

    Bên cạnh đó, Dự thảo cũng có nhiều quy định nổi bật đối với trẻ em và người khuyết tật, như:

    Cản trở kết hôn với người khuyết tật bị phạt 3-5 triệu đồng:

    - Phạt tiền từ 3.000.000 đến 5.000.000 đồng với một trong các hành vi: kỳ thị, phân biệt đối xử người khuyết tật; cản trở người khuyết tật kết hôn, nuôi con, sống độc lập, tiếp cận công nghệ thông tin; không thực hiện trách nhiệm nuôi dưỡng, chăm sóc người khuyết tật theo quy định của pháp luật.

    - Phạt tiền từ 5.000.000 đến 10.000.000 đồng với một trong các hành vi: xâm phạm thân thể, danh dự, nhân phẩm, tài sản người khuyết tật,

    - Phạt tiền từ 10.000.000 đến 15.000.000 đồng với một trong các hành vi: lợi dụng người khuyết tật, thông tin cá nhân, tình trạng của người khuyết tật để trục lợi hoặc thực hiện hành vi vi phạm pháp luật; lôi kéo, dụ dỗ hoặc ép buộc người khuyết tật thực hiện hành vi vi phạm pháp luật.

    - Phạt tiền từ 1.000.000 đến 3.000.000 đồng với một trong các hành vi: không tư vấn biện pháp phòng ngừa và phát hiện sớm khuyết tật; không ưu tiên tiên khám, chữa bệnh cho người khuyết tật.

    Cấm từ chối tuyển dụng người khuyết tật:

    Theo dự thảo, nhà chức trách sẽ phạt tiền từ 5.000.000 đến 10.000.000 đồng với một trong các hành vi sau:

    - Không thực hiện miễn, giảm học phí, chi phí đào tạo và các khoản đóng góp khác theo quy định của pháp luật về giáo dục;

    - Không bảo đảm các điều kiện dạy và học phù hợp với người khuyết tật.

    - Không cung cấp phương tiện, tài liệu hỗ trợ học tập dành riêng cho người khuyết tật trong trường hợp cần thiết;

    - Không cho phép người khuyết tật được miễn, giảm một số môn học hoặc nội dung và hoạt động giáo dục mà khả năng của người khuyết tật không thể đáp ứng.

    - Từ chối người khuyết tật nhập học ở độ tuổi cao hơn theo quy định của pháp luật;

    - Đặt ra điều kiện tuyển sinh có nội dung hạn chế người khuyết tật, trừ một số trường hợp theo quy định của pháp luật;

    - Không thực hiện ưu tiên tuyển sinh đối với người khuyết tật theo quy định của pháp luật;

    - Cản trở quyền học tập của người khuyết tật.

    Phạt tiền từ 5.000.000 đến 10.000.000 đồng với hành vi từ chối tuyển dụng người khuyết tật có đủ tiêu chuẩn vào làm việc hoặc đặt ra tiêu chuẩn tuyển dụng trái quy định của pháp luật nhằm hạn chế cơ hội làm việc của người khuyết tật.

    Chi tiết xem tại Dự thảo Nghị định quy định xử phạt vi phạm hành chính về bảo trợ, cứu trợ xã hội và bảo vệ, chăm sóc trẻ em.

    Cập nhật bởi Loando1107 ngày 04/04/2018 02:40:56 CH
     
    4529 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #488759   04/04/2018

    Tôi thấy liệu điều khoản đó có áp dụng cho "người đi xe" hay chỉ áp dụng cho "nhà xe" bởi đâu đó các điều khoản còn lại của điều đó là dành cho "nhà xe"

    Hỗ trợ các bạn những vấn đề pháp lý qua email.

    Email: luatsutrantrongqui@gmail.com

     
    Báo quản trị |  
  • #488766   04/04/2018

    nguyenngochanh11149
    nguyenngochanh11149

    Male
    Sơ sinh

    Long An, Việt Nam
    Tham gia:03/06/2017
    Tổng số bài viết (11)
    Số điểm: 70
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 4 lần


    Thử hỏi:

    Hai thanh niên đang ngồi trên xe buýt. Một người già không có chỗ ngồi. 

    Vậy ai sẽ là người nhường chỗ và pháp luật sẽ xử phạt ai.

     
    Báo quản trị |  
  • #488775   04/04/2018

    chinamnhi
    chinamnhi
    Top 500
    Male
    Lớp 1

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:02/06/2017
    Tổng số bài viết (203)
    Số điểm: 2680
    Cảm ơn: 338
    Được cảm ơn 150 lần


    Không giúp đỡ, sắp xếp chỗ ngồi thuận tiện cho người khuyết tật, người cao tuổì

    Mình đồng ý với quan điểm của LsTranTrongQuy, quy định trên nhằm áp dụng đối với nhà xe, chủ phương tiện, Tức là trên xe không có những bố trí chỗ ngồi cho người khuyết tật, người cao tuổi. Hoặc nhân viên của nhà xe đó không có những hành động giúp đỡ kịp thời những đối tượng trên như không giúp họ lên xuống xe hoặc ngồi vào/đứng dậy đúng vị trí. Không thể từ quy định trên mà suy ra hành vi không nhường chỗ là vi phạm quy định trên.

    Đi không, há lẽ trở về không?

    Cái nợ cầm thư phải trả xong!

    Rắp mượn điền viên vui tuế nguyệt

    Trót đem thân thế hẹn tang bồng

    Đã mang tiếng ở trong trời đất

    Phải có danh gì với núi sông

    Trong cuộc trần ai, ai dễ biết?

    Rồi ra mới rõ mặt anh hùng

     
    Báo quản trị |