Có sự khác biệt trong thủ tục hành chính và tiến hành tố tụng giữa TAND Q.TB, TAND Q.9 và VKSND Q.9?

Chủ đề   RSS   
  • #56299 10/07/2010

    DealingHonestly
    Top 500


    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:18/07/2008
    Tổng số bài viết (320)
    Số điểm: 1873
    Cảm ơn: 51
    Được cảm ơn 50 lần


    Có sự khác biệt trong thủ tục hành chính và tiến hành tố tụng giữa TAND Q.TB, TAND Q.9 và VKSND Q.9?

    #0060bf;">Cuối tuần lễ 27 năm 2010, xin được kể câu chuyện có thực sau đây:

    #0060bf;">Cuối tháng 8/2008, nguyên đơn nộp TAND Q. TB đơn khởi kiện vụ án dân sự v/v “tranh chấp hợp đồng đặt cọc chuyển quyền sử dụng đất”. Bộ phận thụ lý hồ sơ yêu cầu nguyên đơn bổ sung biên bản hòa giải của chính quyền địa phương nơi bất động sản tọa lạc. Sau nhiều lần đi lại, tiếp xúc với UBND P. LTM Q.9, nguyên đơn nhận được 2 biên bản hòa giải đơn tranh chấp hợp đồng không thành để bổ sung hồ sơ khởi kiện: TAND Q.TB thụ lý vụ kiện vào cuối tháng 12/2008.

    #0060bf;">Phiên tòa xét xử sơ thẩm dự kiến tổ chức vào ngày 29/4/2009 bị đình hoãn do vắng mặt bị đơn. Mặc dù trong hồ sơ vụ án đã có đủ chứng cứ để đưa vụ án ra xét xử dân sự sơ thẩm; sau khi phiên tòa bị đình hoãn, phía bị đơn vẫn tiếp tục yêu cầu Thẩm phán thụ lý vụ án thu thập chứng cứ tại CA Q.TB và Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất Q.9.

    #0060bf;">Để chứng minh bị đơn là bên có lỗi trong trách nhiệm dân sự, quy định tại khoản 2 điều 308, Bộ luật dân sự 2005, nguyên đơn tự thực hiện việc thu thập thêm chứng cứ tại văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất Q.9, nộp TAND Q.TB.

    Chứng cứ mới do Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất quận 9 cung cấp xác định bị đơn có hành vi có dấu hiệu tội phạm tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản theo quy định tại điều 139 của Bộ luật hình sự nên nguyên đơn đã yêu cầu Thẩm phán thụ lý xem xét việc xử lý hình sự vụ án này.

    #0060bf;">Trung tuần tháng 7/2009 Thẩm phán thụ lý vụ án ký quyết định chuyển hồ sơ vụ án đến TAND Q.9 để giải quyết theo thẩm quyền. Nguyên đơn khiếu nại; đầu tháng 8/2009 Chánh án TAND Q.TB có quyết định bác đơn khiếu nại, hồ sơ vụ án được chuyển đến TAND Q.9 thụ lý do lẽ việc tranh chấp có liên quan đến bất động sản tại phường LTM, quận 9.

    #0060bf;">Cuối tháng 8/2009, TAND Q.9 tiếp tục thụ lý vụ án này. Tòa đã tổ chức 2 lần hòa giải không thành, chủ yếu là do phía bị đơn vẫn tiếp tục yêu cầu TAND Q.9 thu thập chứng cứ tại CA Q.TB và Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất Q.9.

    #0060bf;">Đầu tháng 3/2010 phía nguyên đơn làm đơn gửi TAND Q.9, yêu cầu xử lý hình sự vụ án. Cuối tháng 3/2010 TAND Q.9 gửi công văn sang VKSND Q.9 đề nghị xem xét. Bản sao công văn này được gửi đến các bên đương sự (nguyên đơn, bị đơn).  

    #0060bf;">VKSND Q.9 gửi thư mời nguyên đơn đến làm việc vào ngày 26/4/2010. Đại diện ủy quyền của nguyên đơn đã di chuyển đi, về trên 50km đến trụ sở VKSND Q.9 làm việc theo nội dung thư mời. Trong buổi làm việc, ông KSV VKSND Q.9 cho biết mục đích của bu���i làm việc là để trao đổi với phía nguyên đơn về nội dung yêu cầu xử lý hình sự, trước khi VKSND Q.9 chuyển hoàn hồ sơ lại TAND Q.9 để tiếp tục xét xử dân sự.  Buổi làm việc không được ghi biên bản làm việc.

    #0060bf;">Ngày 9/7/2010, đại diện ủy quyền nguyên đơn liên lạc với ông KSV để xin 1 bản sao công văn VKSND Q.9 trả lời TAND Q.9 về đề nghị xử lý hình sự vụ án này. Ông KSV cho biết đây là công văn trao đổi nội bộ giữa 2 cơ quan nên không thể cấp bản sao cho đương sự (nguyên đơn).

    #0060bf;">Như vậy, thủ tục hành chính, tiến hành tố tụng của các cơ quan tiến hành tố tụng có khác nhau:

    #0060bf;">

    #0060bf;">-         #0060bf;">TAND Q.TB không xem xét yêu cầu xử lý hình sự vụ án của nguyên đơn. Sau hơn 7 tháng thụ lý xét xử sơ thẩm vụ án, đã #0060bf;">ký quyết định chuyển hồ sơ vụ án đến TAND Q.9 để giải quyết theo thẩm quyền.

    #0060bf;">

    -         #0060bf;">TAND Q.9 gửi công văn sang VKSND Q.9 đề nghị xem xét yêu cầu xử lý hình sự vụ án của nguyên đơn, #00b050;">có gửi bản sao cho các đương sự (nguyên đơn và bị đơn)

     

    #0060bf;">-         #0060bf;">VKSND Q.9 gửi thư mời nguyên đơn đến làm việc VKSND Q.9 đã có công văn trả lời TAND Q.9. #00b050;">Các đương sự (nguyên đơn và bị đơn) không nhận được bản sao công văn này.

    #0060bf;">Với thủ tục hành chính của VKSND Q.9 như trên (phát hành công văn liên quan đến việc xử lý vụ án dân sự), các đương sự tham gia tố tụng vụ án này sau khi nhận được bản sao công văn của TAND Q.9 gửi VKSND Q.9, xin mời trở lại liên hệ với TAND Q.9 để biết kết quả xử lý của VKSND Q.9 về đề nghị xử lý hình sự vụ án (!).

    #0060bf;">Qua câu chuyện nhỏ này, theo bạn thì thực hiện thủ tục hành chính, tiến hành tố tụng theo cách nào là đúng, phù hợp với thực tế, phù hợp với lề lối làm việc - đạo đức cư xử giữa cán bộ và người dân “vô phúc đáo tụng đình”?   

    #0060bf;">
    07g20 thứ bảy 10/7/2010

    Cập nhật bởi admin ngày 14/07/2010 09:13:43 AM Cập nhật bởi DealingHonestly ngày 10/07/2010 07:25:28 AM
     
    11191 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #56323   10/07/2010
    Được đánh dấu trả lời

    NgoThuyKhanh
    NgoThuyKhanh
    Top 150
    Lớp 3

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:14/02/2009
    Tổng số bài viết (645)
    Số điểm: 4553
    Cảm ơn: 158
    Được cảm ơn 241 lần


    Cảm xúc cuối tuần:
    1/ TAND Q.Tân Bình không sớm xác định thẩm quyền theo lãnh thổ trong vụ án. Như vậy, quy định pháp luật (khoản 1 điều 35 Bộ Luật TTDS) đã có nhưng lại không rõ ràng: "Toà án nơi có bất động sản có thẩm quyền giải quyết những tranh chấp về bất động sản."
    Cụm từ tranh chấp về bất động sản phải giải thích là cả những tranh chấp hợp đồng, giao dịch mà đối tượng là nhà, đất. (cái này em không dám sure 100%)
     
    2/ VKSND Q.9 gửi thư mời nguyên đơn làm việc có lẽ để xác định rõ dấu hiệu tội phạm có hay không trong hành vi của bị đơn. Việc này tương tự lấy lời khai, lẽ ra phải được lập thành biên bản mới đúng tác phong của 1 cơ quan nhà nước chuyên nghiệp và chính xác.

    3/ Công văn trả lời của VKSND Q.9 về công văn của TAND Q.9 có lẽ có nội dung nghiệp vụ cần bảo mật nên không thể công khai?! Điều này cho thấy còn một số lĩnh vực các cơ quan nhà nước chưa thể chuẩn hóa, minh bạch trong công tác.   

    4/ Đã có nhiều vụ án dân sự bị hình sự hóa và ngược lại, tiếc là cơ quan thụ lý không thể xác định nhanh chóng, đúng pháp luật ngay từ đầu khiến các bên tham gia hao tốn thời gian, tinh thần, chi phí ... không cần thiết.

    Nếu mà những Góp ý thẳng thắn và cầu thị được các cơ quan này đọc trong những ngày nghỉ thì hy vọng thành viên #0072bc;">DealingHonestly sẽ cảm thấy bất ngờ với phong cách làm việc mới nơi cửa quan trong một ngày không xa. 

    Ôi Tổ Quốc ta yêu như máu thịt

    Như mẹ cha ta, như vợ, như chồng

    Ôi Tổ Quốc nếu cần, ta chết

    Cho mỗi ngôi nhà, ngọn núi, con sông...

     
    Báo quản trị |  
  • #56472   12/07/2010

    DealingHonestly
    DealingHonestly
    Top 500


    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:18/07/2008
    Tổng số bài viết (320)
    Số điểm: 1873
    Cảm ơn: 51
    Được cảm ơn 50 lần


    Cám ơn  Thụy Khanh đã tham gia thảo luận chủ đề này.

    - Ý kiến của TK tại các mục 1, 2, 4 không khác với nhận định của DH.

    - Mục 3: VKSND Q.9 mời nguyên đơn đến trụ sở làm việc vào ngày 26/4/2010;  công văn trả lời của VKSND Q.9 gửi TAND Q.9 ghi ngày phát hành là 23/4/2010. Nếu như trong buổi làm việc ngày 26/4/2010, CB KSV VKSND Q.9 trao đổi sự việc, sau đó lập biên bản giao phía nguyên đơn 1 bản sao công văn này thì Cà-phê LawSoft sẽ không có chủ đề này để đưa ra thảo luận . 

    Nội dung công văn của VKSND Q.9 ghi nhận:

    "... Đất này do ông ..., bà ... nhận chuyển nhượng từ ông ... và được phòng Công chứng số 3 xác nhận #ff0000; font-family: arial;">nhưng chưa hoàn thành thủ tục đăng ký quyền sử dụng". Sau đó, ông ... phát hiện khu đất tại thời điểm mua bán nằm trong khu quy hoạch nên ông yêu cầu ông ..., bà ... trả lại tiền cọc nhưng không kết quả. Ông khởi kiện dân sự tại Tòa án quận 9. 

    Từ các yêu tố nói trên, xét thấy đây là vụ việc dân sự "tranh chấp hợp đồng đặt cọc" thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án nhân dân quận 9. 

    Viện Kiểm sát hoàn hồ sơ để Tòa án tiếp tục giải quyết theo thẩm quyền" 

    Nội dung công văn TAND Q.9 gửi VKSND Q.9 đề nghị xem xét xử lý hình sự vụ kiện:    

    "... ông ... và bà ...
    #ff0000; font-family: arial;">không phải là chủ sử dụng hợp pháp hai thửa đất nói trên như ông ... bà .... cam kết trong hợp đồng đặt cọc. Mặt khác ông ... và bà ... cam kết tại thời điểm mua bán nếu diện tích đất nằm trong khu quy hoạch thì ông ... bà .... sẽ trả lại toàn bộ số tiền đặt cọc đã nhận.

    Sau khi có cơ sở xác định khu đất nằm trong quy hoạch ông ... có yêu cầu ông .. bà ... trả lại số tiền đã nhận cọc là .... đồng thì
    #ff0000; font-family: arial;">ông .... bà ... cố tình né tránh cho đến khi ông ... đưa sự việc đến Công an Quận Tân Bình nhờ can thiệp thì bà ... vợ ông ... mới trả cho ông ... được số tiền ... đồng, số tiền còn lại cho đến nay ông ... bà .... vẫn không trả." ...

    VKSND Q.9 đã không căn cứ vào quy định tại điều 167, khoản 2 điều 701 của Bộ Luật dân sự 2005, khoản 3 điều 46 Luật Đất đai 2003 và điều 38, 39 của Nghị định của Chính phủ số 181/2004/NĐ-CP ngày 29/10/2004 về thi hành Luật đất đai xác định bị đơn (bên chuyển nhượng QSDĐ) không có hành vi năng lực dân sự - theo quy định tại điều 122 Bộ luật dân sự, thì làm sao bị đơn thực hiện được việc ký hợp đồng công chứng chuyển nhượng … đất cho nguyên đơn vào thời điểm hai bên đã giao kết cụ thể trên hợp đồng chuyển nhượng QSDĐ #ff0000;">(vào ngày 13/12/2007)?

     

    Đối chiếu thêm với hành vi bị đơn cố tình né tránh cho đến khi nguyên đơn đưa sự việc đến CA Q.TB #ff0000; font-family: arial;">(*) thì bị đơn mới trả cho nguyên đơn được một phần tiền đặt cọc, số còn lại bị đơn vẫn tiếp tục chiếm dụng của nguyên đơn từ ngày 14/12/2007 đến nay (hơn 2 năm 6 tháng), VKSND Q.9 xác định hành vi của bị đơn có đủ yếu tố cấu thành tội phạm tội hình sự hay không, qua đó mới kết luận đưa vụ kiện sang xử lý hình sự, hay tiếp tục xét xử dân sự?

     

    #ff0000; font-family: arial;">(*) #0000ff; font-family: arial;">Tại thời điểm trình báo vụ việc với CA Q.TB (ngày 14/12/2007), nguyên đơn chưa thu thập được chứng cứ chứng minh bị đơn không bảo đảm tính pháp lý về quyền sở hữu các lô đất chuyển nhượng như bị đơn đã cam kết tại điều 3 hợp đồng đặt cọc chuyển nhượng QSDĐ.

    22g30 thứ hai 12/7/2010

    Cập nhật bởi DealingHonestly ngày 12/07/2010 10:54:19 PM Cập nhật bởi DealingHonestly ngày 12/07/2010 10:39:21 PM
     
    Báo quản trị |  
  • #56562   13/07/2010

    NgoThuyKhanh
    NgoThuyKhanh
    Top 150
    Lớp 3

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:14/02/2009
    Tổng số bài viết (645)
    Số điểm: 4553
    Cảm ơn: 158
    Được cảm ơn 241 lần


    Ặc, thông tin 2 cơ quan đưa ra trật chìa, không đúng thực tế có thể vì làm việc mà ko ghi bằng văn bản, nghiên cứu hồ sơ phiến diện.
    Nhưng bị đơn có vẻ không sợ pháp luật hay sao mà không chấp nhận hòa giải trả phần nợ còn lại khi ra Tòa thế Mr #0072bc;">DealingHonestly?

    Ôi Tổ Quốc ta yêu như máu thịt

    Như mẹ cha ta, như vợ, như chồng

    Ôi Tổ Quốc nếu cần, ta chết

    Cho mỗi ngôi nhà, ngọn núi, con sông...

     
    Báo quản trị |  
  • #56578   13/07/2010

    DealingHonestly
    DealingHonestly
    Top 500


    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:18/07/2008
    Tổng số bài viết (320)
    Số điểm: 1873
    Cảm ơn: 51
    Được cảm ơn 50 lần


    Đúng là phía bị đơn không sợ pháp luật:

    Ngày 27/12/2007 khi làm việc với cơ quan CSĐT CA Q.TB, #ff0000;">bị đơn vẫn khẳng định thửa đất của vợ chồng bị đơn có giấy tờ hợp lệ

    UBND xã LTM, Q.9 triệu tập các đương sự 2 lần để hòa giải: phía bị đơn đều vắng mặt.

    Các lần hòa giải ở TA Q.TB và TA Q.9 có 1 vị LS đại diện theo ủy quyền của bị đơn tham dự.

    Phía bị đơn cho rằng đất của bị đơn bán cho nguyên đơn hoàn toàn không nằm trong diện qui hoạch của nhà nước, #ff0000;">nhà nước vẫn cho làm thủ tục mua bán chuyển nhượng nhưng nguyên đơn không thực hiện hợp đồng coi như mất số tiền cọc. Bị đơn sẽ tạo điều kiện để phía nguyên đơn tiếp tục thực hiện hợp đồng đã ký trong thời hạn 1 tuần (tính từ ngày bị đơn làm việc với cơ quan CSĐT CA Q.TB), nếu quá thời gian trên coi như việc mua bán chuyển nhượng chấm dứt mọi tranh chấp sẽ giải quyết theo pháp lý. Do vậy khi làm việc với cả 2 TAND Q.TB và Q.9 bị đơn vẫn không chấp nhận trả số tiền đặt cọc còn lại, tiếp tục chiếm dụng số tiền này của nguyên đơn đến ngày hôm nay.    

    22g45 thứ ba 13/7/2010
     
    Báo quản trị |  
  • #56680   14/07/2010

    TRITHONGMINHNHANTAO
    TRITHONGMINHNHANTAO
    Top 500


    Bình Dương, Việt Nam
    Tham gia:12/07/2008
    Tổng số bài viết (184)
    Số điểm: 1730
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 12 lần


    Theo quy định tại Điều 135 Luật ĐĐ và Công văn (ko nhớ số) thì tranh chấp đất đai bắt buộc hòa giải tại cấp xã. Ở đây là Tranh chấp hợp đồng đặt cọc chuyển quyền sử dụng đất nên ko bắt buộc phải hòa giải tại cấp xã.

    Vì là tranh chấp hợp đồng đặt cọc chuyển quyền sử dụng đất nên áp dụng quy định tại Điểm a Khoản 1 Điều 35 BLTTDS về thẩm quyền giải quyết của Tòa án là “ Tòa án nơi bị đơn cư trú, làm việc, nếu bị đơn là cá nhân hoặc nơi bị đơn có trụ sở, nếu bị đơn là cơ quan, tổ chức có thẩm quyền giải quyết theo thủ tục sơ thẩm những tranh chấp về dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động quy định tại các điều 25, 27, 29 và 31 của Bộ luật này”, chứ không phải áp dụng Điểm c Khoản 1 Điều 35 BLTTDS là “Tòa án nơi có bất động sản có thẩm quyền giải quyết những tranh chấp về bất động sản” vì đây ko phải là tranh chấp quyền sử dụng đất.

    Theo tôi nghĩ, TAND Q 9 trong quá trình thụ lý vụ án nhận thấy có dấu hiệu tội phạm thì làm thông báo cho cơ quan điều tra theo quy định tại Khoản 2 Điều 100 BLTTHS “ Tin báo của cơ quan, tổ chức” .

    Khoản 1 Điều 103 BLTTHS quy định “Viện kiểm sát có trách nhiệm chuyển ngay các tố giác, tin báo về tội phạm và kiến nghị khởi tố kèm theo các tài liệu có liên quan đã tiếp nhận cho Cơ quan điều tra có thẩm quyền”. Như vậy thì cần gì mà TAND Q9 phải gửi công văn cho VKSND Q9 cho mất công mà ko chịu gửi trực tiếp cho cơ quan điều tra vì điều tra là thẩm quyền của công an.

     
    Báo quản trị |  
  • #56687   15/07/2010

    DealingHonestly
    DealingHonestly
    Top 500


    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:18/07/2008
    Tổng số bài viết (320)
    Số điểm: 1873
    Cảm ơn: 51
    Được cảm ơn 50 lần


    Cám ơn bạn #0072bc;">TRITHONGMINHNHANTAO đã tham gia đóng góp ý kiến, dẫn ra các điều khoản quy định của pháp luật liên quan đến cách giải quyết vụ án này của các cơ quan tiến hành tố tụng tại quận TB và quận 9.  

    Xin trình bày các tình tiết dưới đây để các bạn thành viên tham khảo thêm: 

    1. Ngày 29/4/2009 TAND Q.TB đưa vụ án ra xét xử, bị đơn vắng mặt, phiên tòa đình hoãn

    2. Ngày 30/6/2009 nguyên đơn nộp TAND Q.TB chứng cứ mới thu thập được: công văn số 1173/VPĐKQSDĐ ngày 29/6/2009 của Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất quận 9, là chứng cứ xác định bị đơn không đủ tư cách pháp lý với các thửa đất đã ký HĐCNQSDĐ cho nguyên đơn vào ngày 27/11/2007.

    Căn cứ chứng cứ mới này, với sự hiểu biết có giới hạn về luật pháp, phía nguyên đơn đã đề nghị TAND Q.TB xem xét nếu có đủ yếu tố cấu thành hành vi tội phạm tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản thì chuyển hồ sơ sang cơ quan điều tra để tiếp tục điều tra, khởi tố hình sự. 

    3. Kết quả xem xét của TAND Q.TB như sau:

    Ngày 20/7/2009 TAND Q.TB có quyết định số 17/2009/QĐST/DS chuyển hồ sơ vụ án đến TAND Q.9 để giải quyết theo thẩm quyền

    Nguyên đơn khiếu nại đến TAND Q.TB, bản sao gửi VKSND Q.TB; ngày 06/8/2009, Chánh án TAND Q.TB ký quyết định số 13/2009/QĐ-GQKN nội dung bác đơn khiếu nại của phía nguyên đơn, giữ nguyên quyết định chuyển vụ án đã dẫn.

    Căn cứ các quy định của pháp luật bạn #0072bc;">TRITHONGMINHNHANTAO
     đã dẫn ra, có thể đưa ra giả thiết:

    - TAND Q.TB thụ lý vụ án này là đúng luật. Cụ thể là đơn khởi kiện nộp ngày 22/8/2008, sau đó phía nguyên đơn đã đi lại TAND Q.TB nhiều lần, bổ sung hồ sơ, biên bản hòa giải của UBND P. LTM Q.9, đến ngày 19/12/2008 TAND Q.TB mới thụ lý vụ kiện. 

    - TAND Q.TB đã nhiều lần triệu tập các đương sự đến làm việc, tham dự hòa giải và lên lịch xét xử ngày 29/4/2008,

    - Do bị đơn có thái độ xem thường pháp luật, phía nguyên đơn đi tìm thêm chứng cứ, có được chứng cứ xác định bị đơn có hành vi có dấu hiệu tội phạm tội hình sự, yêu cầu TAND Q.TB xem xét việc chuyển sang xử lý hình sự. Vì lý do tế nhị nào đó, TAND Q.TB vận dụng khoản 1 điều 35 Bộ Luật TTDS để "giao banh"  sang TAND Q.9 "sút"

    Bạn NgoThuyKhanh đã ghi nhận trong cảm xúc cuối tuần ngày 10/7/2010:

    #0070c0;">" Cảm xúc cuối tuần:

    1/ TAND Q.Tân Bình không sớm xác định thẩm quyền theo lãnh thổ trong vụ án. Như vậy, quy định pháp luật (khoản 1 điều 35 Bộ Luật TTDS) đã có nhưng lại không rõ ràng: "Toà án nơi có bất động sản có thẩm quyền giải quyết những tranh chấp về bất động sản."
    Cụm từ tranh chấp về bất động sản phải giải thích là cả những tranh chấp hợp đồng, giao dịch mà đối tượng là nhà, đất. (cái này em không dám sure 100%)"

    Các bạn thành viên thân mến,

    Phải chăng "học thầy không tầy học bạn"? người già DH học Luật qua sách vở, học thêm / bổ sung kiến thức luật pháp từ 2 bạn trẻ NgoThuyKhanh và #0072bc;">TRITHONGMINHNHANTAO
     đúng là niềm vui "ít tốn kém tiền bạc mang lại nhiều lợi ích" phải không các bạn? Vậy thì còn ngại ngùng gì nữa mà không gửi tặng các vị sáng lập diễn đàn "danluat - LawSoft":  
        

    (Hoa và cà phê dành cho buổi sáng sớm, bia thì đề nghị các vị sáng lập diễn đàn để dành vào buổi chiều, cuối giờ làm việc)

    07g00 thứ năm 15/7/2010  

     
    Báo quản trị |  
  • #56728   15/07/2010

    DealingHonestly
    DealingHonestly
    Top 500


    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:18/07/2008
    Tổng số bài viết (320)
    Số điểm: 1873
    Cảm ơn: 51
    Được cảm ơn 50 lần


    Bạn #0072bc;">TRITHONGMINHNHANTAO ơi,

    Sáng nay có dịp tiếp xúc với 1 CB công tác trong cơ quan CSĐT, được biết là khi có dấu hiệu tội phạm tội hình sự, TA gửi công văn sang VKS cùng cấp. Cơ quan VKS quyết định việc xử lý hình sự hay dân sự. 
    Nếu xử lý hình sự thì chuyển sang cơ quan điều tra có thẩm quyền. Trường hợp xác định xử lý dân sự thì chuyển hoàn hồ sơ vụ án trở lại TA để đưa vụ án ra xét xử dân sự. 

    13g00 thứ năm 15/7/2010 
     
    Báo quản trị |  
  • #56743   15/07/2010

    TRITHONGMINHNHANTAO
    TRITHONGMINHNHANTAO
    Top 500


    Bình Dương, Việt Nam
    Tham gia:12/07/2008
    Tổng số bài viết (184)
    Số điểm: 1730
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 12 lần


    Nói thật là mình ko có kinh nghiệm trong việc này vì thực tế chưa bao giờ làm. Mình chỉ đưa ra lập luận trên cơ sở pháp luật quy định.

    Khoản 1,2 Điều 103 BLTTHS quy định :

    1. Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát có trách nhiệm tiếp nhận đầy đủ mọi tố giác, tin báo về tội phạm do cá nhân, cơ quan, tổ chức và kiến nghị khởi tố do cơ quan nhà nước chuyển đến. Viện kiểm sát có trách nhiệm chuyển ngay các tố giác, tin báo về tội phạm và kiến nghị khởi tố kèm theo các tài liệu có liên quan đã tiếp nhận cho Cơ quan điều tra có thẩm quyền.

    2. Trong thời hạn hai mươi ngày, kể từ ngày nhận được tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố, Cơ quan điều tra trong phạm vi trách nhiệm của mình phải kiểm tra, xác minh nguồn tin và quyết định việc khởi tố hoặc quyết định không khởi tố vụ án hình sự.

    Trong trường hợp sự việc bị tố giác, tin báo về tội phạm hoặc kiến nghị khởi tố có nhiều tình tiết phức tạp hoặc phải kiểm tra, xác minh tại nhiều địa điểm thì thời hạn để giải quyết tố giác và tin báo có thể dài hơn, nhưng không quá hai tháng.

    Như vậy, thay vì TAND Q9 làm thông báo hay công văn gửi cho công an thì ở đây TAND Q9 lại phải mất công gửi công văn cho VKSND Q9, theo quy định trên VKSND Q9 lại chuyển hồ sơ cho công an vì thẩm quyền khởi tố vụ án hình sự lúc này thuộc công an ( Tòa án và VKSND chỉ được khởi tố theo quy định tại Khoản 1 Điều 104 BLTTHS mà thôi). Mình nghĩ như vậy mất thời gian, cứ gửi trực tiếp cho công an khi hết thời hạn kiểm tra, xác minh (tối đa không quá hai tháng). Nếu xác định có dấu hiệu tội phạm thì Cơ quan điều tra ra quyết định khởi tố vụ án hình sự , nếu ko thì thông báo cho TAND Q9 biết để TAND Q9 tiếp tục thụ lý, giải quyết vụ án dân sự.

    Cập nhật bởi TRITHONGMINHNHANTAO ngày 15/07/2010 02:40:58 PM
     
    Báo quản trị |  
  • #56745   15/07/2010

    DealingHonestly
    DealingHonestly
    Top 500


    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:18/07/2008
    Tổng số bài viết (320)
    Số điểm: 1873
    Cảm ơn: 51
    Được cảm ơn 50 lần


    DH cũng đã trao đổi và cũng có tranh luận (nhẹ nhàng thôi) nội dung tương tự như bạn #0072bc;">TRITHONGMINHNHANTAO trình bày, nhưng CB cơ quan CSĐT cho biết là khi vụ án đã được TA thụ lý xét xử dân sự, muốn chuyển sang khởi tố hình sự phải thực hiện qui trình trao đổi ý kiến giữa TA -> VKS, rồi mới chuyển sang CQ điều tra, điều tra sau đó mới đề nghị VKS khởi tố vụ án hình sự -> TA xét xử vụ án HS.

    VKS nhận xét không đủ yếu tố khởi tố hình sự thì chuyển hoàn hồ sơ vụ án để TA xét xử vụ án dân sự tiếp tục.

    Tuy DH cũng bức xúc về việc này như bạn, nhưng quy định là quy định, hai ta chẳng phải là nhân viên hay CB của cơ quan tiến hành tố tụng nên làm sao nắm bắt được các quy định liên cơ quan ngành nội chính? 

    Dẫu sao có dịp trao đổi ý kiến / kinh nghiệm để học hỏi thêm kiến thức pháp luật cũng ... tốt thôi. 

    14g50 thứ năm 15/7/2010  
     
    Báo quản trị |  
  • #56767   15/07/2010

    NgoThuyKhanh
    NgoThuyKhanh
    Top 150
    Lớp 3

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:14/02/2009
    Tổng số bài viết (645)
    Số điểm: 4553
    Cảm ơn: 158
    Được cảm ơn 241 lần


    Chà chà, thật ngạc nhiên là vì sao vụ kiện dân sự kéo dài đến thế, chỉ có vấn đề đất có mua bán được hay không thì nguyên đơn nói một đằng, bị đơn nói một nẻo, chứng cứ thì phải tự cung cấp; nhưng trong trường hợp này chẳng lẽ các cơ quan chức năng không xác định được ai đúng ai sai sao? 
    Khanh sẽ nhâm nhi " Dân Luật "để theo dõi vụ kiện này vậy . Rất mong Mr DH post thường xuyên nhé!

    Ôi Tổ Quốc ta yêu như máu thịt

    Như mẹ cha ta, như vợ, như chồng

    Ôi Tổ Quốc nếu cần, ta chết

    Cho mỗi ngôi nhà, ngọn núi, con sông...

     
    Báo quản trị |  
  • #57470   26/07/2010

    DealingHonestly
    DealingHonestly
    Top 500


    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:18/07/2008
    Tổng số bài viết (320)
    Số điểm: 1873
    Cảm ơn: 51
    Được cảm ơn 50 lần


    Chứng cứ thông tin quy hoạch thửa đất chuyển nhượng QSDĐ

    #00b050;">Mời bạn NTK và các thành viên tham khảo 2 chứng cứ là công văn của Phòng Quản lý đô thị quận 9 cung cấp thông tin quy hoạch kiến trúc của các thửa đất bên bị đơn chuyển nhượng quyền sử dụng đất cho nguyên đơn - có trong hồ sơ vụ án.

    #0070c0; font-family: verdana;">6g45 sáng thứ hai 26/5/2010
     
    Báo quản trị |  
  • #587046   30/06/2022

    danluan123
    danluan123
    Top 50
    Male
    Lớp 7

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:14/07/2020
    Tổng số bài viết (1195)
    Số điểm: 8720
    Cảm ơn: 1
    Được cảm ơn 96 lần


    Có sự khác biệt trong thủ tục hành chính và tiến hành tố tụng giữa TAND Q.TB, TAND Q.9 và VKSND Q.9?

    Đồng ý là những vụ như thế này điển hình đà nẵng có tranh chấp dân sự nhưng người bị thiệt hại ại đi tố cáo cuối cùng hình sự hóa dân sự, rất nhiều vụ án dân sự bị hình sự hóa và ngược lại, tiếc là cơ quan thụ lý không thể xác định nhanh chóng, đúng pháp luật ngay từ đầu khiến các bên tham gia hao tốn thời gian, tinh thần, chi phí cho các bên kể cả cơ quan tiến hành tố tụng.

     

     
    Báo quản trị |