Có phạm tội không? Tội gì?

Chủ đề   RSS   
  • #83939 19/02/2011

    BeToan89
    Top 75
    Male
    Lớp 11

    Đăk Lăk, Việt Nam
    Tham gia:24/11/2010
    Tổng số bài viết (977)
    Số điểm: 17101
    Cảm ơn: 63
    Được cảm ơn 151 lần


    Có phạm tội không? Tội gì?

    Tình huống này có nhiều ýkiến trái nhau, mình đưa lên cho cả nhà xem xét thử:

    Xe tải do Nguyễn Văn A  lái đang bon bon trên đường thì bỗng dưng bị sự cố chết máy.A vội điều khiển xe tấp vào lề đường...

    Dừng xe xong, A mở cửa xuống kiểm tra. Xui xẻo sao, một lúc sau anh B chạy xe máy cùng chiều lao tới tông thẳng vào cửa trái xe tải đang mở, té đập đầu xuống đường. Sau đó anh B chết khi đi cấp cứu do chấn thương sọ não nặng.

    Hỏi anh A có phạm tội không? Tội gì?

    Betoan1989@yahoo.com

    *Khi là chính mình, bạn không có bất cứ điều gì phải sợ.

     
    6396 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #83974   19/02/2011

    tuanday90
    tuanday90

    Male
    Sơ sinh

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:23/09/2010
    Tổng số bài viết (36)
    Số điểm: 455
    Cảm ơn: 2
    Được cảm ơn 4 lần


    Chào ban!!!!
    theo quan điểm của mình thì A phạm tội vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ theo quy định tại khoản 1 Điều 202 Bộ luật hình sự.

    "Điều 202. Tội vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ

    1. 1. Người nào điều khiển phương tiện giao thông đường bộ mà vi phạm quy định về an toàn giao thông đường bộ gây thiệt hại cho tính mạng hoặc gây thiệt hại nghiêm trọng cho sức khoẻ, tài sản của người khác, thì bị phạt tiền từ năm triệu đồng đến năm mươi triệu đồng, cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến năm năm."

    Mặt khác, theo quy định tại Điểm đ khoản 3 Điều 18 Luật Giao thông đường bộ quy định:
    "Không mở cửa xe, để cửa xe mở hoặc bước xuống xe khi chưa bảo đảm điều kiện an toàn;"
    Xét vào tình huống của vụ án thì A đã dừng đỗ xe mà vẫn để của nên đã vi phạm điểm đ khoản 3 Điều 18 Luật GTĐB dẫn đến hậu quả nghiêm trọng.
    theo đó A phạm tội vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ theo quy định tại khoản 1 Điều 202 Bộ luật hình sự.

    never giver up!!!!

    Đặng Văn Tuấn

    tuanhlu0911@gmail.com

     
    Báo quản trị |  
  • #83978   20/02/2011

    KhacDuy25
    KhacDuy25
    Top 10
    Male
    Dân Luật bậc 1

    Lâm Đồng, Việt Nam
    Tham gia:14/11/2010
    Tổng số bài viết (4608)
    Số điểm: 88510
    Cảm ơn: 1530
    Được cảm ơn 1982 lần


     Chào bạn tuanday90

     Bạn chú ý là sau khi A xuống xe thì một lúc sau B mới đụng phải. vậy B đi không chú ý nhìn đường.
     
     Không phải A cố tình đỗ xe sai quy định mà do "sự cố chết máy" và bắt buộc A hải tấp vào lề đường.

     Và cánh cửa mở an toàn cho đến khi B không chú ý khi điều khiển phương tiện nên đâm phải.

     Và lỗi một phần do nạn nhân như trên.

      Dựa vào dữ kiện đề bài, ta chưa thể vội kết luận như bạntuanday90

     Trân trọng!

     

    "Sông có thể cạn, núi có thể mòn_Song chân lý không bao giờ thay đổi"

     
    Báo quản trị |  
  • #84025   20/02/2011

    BeToan89
    BeToan89
    Top 75
    Male
    Lớp 11

    Đăk Lăk, Việt Nam
    Tham gia:24/11/2010
    Tổng số bài viết (977)
    Số điểm: 17101
    Cảm ơn: 63
    Được cảm ơn 151 lần


    Tuanday90 nói:

    "Theo quan điểm của mình thì A phạm tội vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ theo quy định tại khoản 1 Điều 202 Bộ luật hình sự.

    "Điều 202. Tội vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ"



    Theo mình thì khác:

    Trong trường hợp này còn có khả năng nạn nhân là người vi phạm Luật Giao thông đường bộ. Có thể là phóng xe nhanh, vượt ẩu, thiếu quan sát nên đã tông thẳng vào cửa xe, tự gây ra tai nạn. Vì thế theo mình thi không thể chỉ nói Anh A vi phạm mà không xem xét Nạn nhân có vi phạm hay không?

      Hơn nữa Điều luật quy định người nào điều khiển phương tiện giao thông đường bộ mà vi phạm quy định về an toàn giao thông đường bộ thì bị xử lý… Như vậy người điều khiển phải được hiểu là người đang trực tiếp vận hành các thiết bị kỹ thuật của xe và xe đang chạy. Khi đó, nếu gây tai nạn thì mới bị xử lý. Trong trường hợp này, xe đã dừng hẳn,A không thuộc phạm vi điều chỉnh của điều luật này.Theo minh Nếu làm rõ thêm có thể xem xét truy tố A về tội cản trở giao thông đường bộ mới phù hợp.


    Các bạn thì sao?

    Betoan1989@yahoo.com

    *Khi là chính mình, bạn không có bất cứ điều gì phải sợ.

     
    Báo quản trị |  
  • #84038   20/02/2011

    takeshilaw
    takeshilaw
    Top 500
    Male
    Lớp 2

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:04/01/2011
    Tổng số bài viết (317)
    Số điểm: 3580
    Cảm ơn: 27
    Được cảm ơn 68 lần


    Bạn #0072bc; font-size: 13px;">BeToan89 nói:
    Theo minh Nếu làm rõ thêm có thể xem xét truy tố A về tội cản trở giao thông đường bộ mới phù hợp.
    bạn có thể nói rõ hơn về chỗ này được không?
    vì xe bị chết máy nên A đã tấp vào lề đường, như vậy không thể nói là cản trở giao thông được, mà giả sử xe có bị chết máy ở giữa đường thì cũng không thể truy tố A vì tội danh như bạn nói.
    Thân.


    Dương Văn Tín

    Luật sư - Công ty TNHH Tư vấn Doanh nghiệp và Đầu tư Dương Luật

    email: tinduong@duongluat.com

    SĐT: 0974 168 279

    Tư vấn thành lập doanh nghiệp - Tư vấn đầu tư nước ngoài

    "Kiến thức cho đi là kiến thức còn mãi"

     
    Báo quản trị |  
  • #84044   20/02/2011

    KhacDuy25
    KhacDuy25
    Top 10
    Male
    Dân Luật bậc 1

    Lâm Đồng, Việt Nam
    Tham gia:14/11/2010
    Tổng số bài viết (4608)
    Số điểm: 88510
    Cảm ơn: 1530
    Được cảm ơn 1982 lần


     Chào takeshilaw người có xu hướng học luật để lách luật!

     Trong trường hợp này, ta chưa đủ chứng cứ để chứng minh A phải chịu trách nhiệm hình sự được.

     Bởi lẽ, xe chết máy giữa đường là sự kiện xảy ra quá bất ngờ nằm ngoài ý chí của A. Hành vi mở cửa xe chưa đóng dù do vô ý (quên) chẳng hạn. Ví dụ khi bạn đang lái xe mà xe chết máy, bạn rất lo lắng, trong lúc đó bạn dễ quên đóng cửa, mà tâm trí của bạn chỉ chăm chú vào chiếc xe là vì sao hư? trễ chuyến hàng mất...  ta có thể nói rằng lỗi của A là vô ý.

     Xét về lỗi của B, B có 1 phần lỗi, chẳng lẽ chiếc xe to vậy mà B không nhìn thấy, mà cứ thế lao thẳng vào và sự việc đáng tiếc xảy ra. Do B không tuân thủ quy trình điều khiển phương tiện giao thông đường bộ, không chú ý quan sát.

     Vì lẽ trên ta có thể kết luận rằng chưa đủ chứng cứ để quy về trách nhiệm hình sự đối với A.

     Trân trọng!

    "Sông có thể cạn, núi có thể mòn_Song chân lý không bao giờ thay đổi"

     
    Báo quản trị |  
  • #84136   21/02/2011

    BeToan89
    BeToan89
    Top 75
    Male
    Lớp 11

    Đăk Lăk, Việt Nam
    Tham gia:24/11/2010
    Tổng số bài viết (977)
    Số điểm: 17101
    Cảm ơn: 63
    Được cảm ơn 151 lần


    takeshilaw nói:

    Bạn #0072bc; font-size: 13px;" class="TV_TV">BeToan89 nói:
    Theo minh Nếu làm rõ thêm có thể xem xét truy tố A về tội cản trở giao thông đường bộ mới phù hợp.
    bạn có thể nói rõ hơn về chỗ này được không?
    vì xe bị chết máy nên A đã tấp vào lề đường, như vậy không thể nói là cản trở giao thông được, mà giả sử xe có bị chết máy ở giữa đường thì cũng không thể truy tố A vì tội danh như bạn nói.
    Thân.



    Ý của Betoan là nếu phải truy cứu TNHS thì truy cứu về tội cản trở giao thông đường bộ mới phù hợp tội vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông đuờng bộ.
    Bởi vì như mình đã giải thích ở trên:

    " người nào điều khiển phương tiện giao thông đường bộ mà vi phạm quy định về an toàn giao thông đường bộ thì bị xử lý… Như vậy người điều khiển phải được hiểu là người đang trực tiếp vận hành các thiết bị kỹ thuật của xe và xe đang chạy. Khi đó, nếu gây tai nạn thì mới bị xử lý. Trong trường hợp này, xe đã dừng hẳn,A không thuộc phạm vi điều chỉnh của điều luật này.Theo minh có thể xem xét truy tố A về tội cản trở giao thông đường bộ mới phù hợp hơn tội điều 202"

    Theo Takeshilaw thì không thể nói là cản trở giao thông được, Vậy theo bạn là tội gì sẽ hợp lý nhất.

    Betoan1989@yahoo.com

    *Khi là chính mình, bạn không có bất cứ điều gì phải sợ.

     
    Báo quản trị |  
  • #84286   21/02/2011

    BachThanhDC
    BachThanhDC
    Top 10
    Cao học

    Nghệ An, Việt Nam
    Tham gia:01/12/2009
    Tổng số bài viết (5291)
    Số điểm: 50883
    Cảm ơn: 1843
    Được cảm ơn 3561 lần
    ContentAdministrators
    SMod

    BeToan89 viết:
     
    " người nào điều khiển phương tiện giao thông đường bộ mà vi phạm quy định về an toàn giao thông đường bộ thì bị xử lý… Như vậy người điều khiển phải được hiểu là người đang trực tiếp vận hành các thiết bị kỹ thuật của xe và xe đang chạy. Khi đó, nếu gây tai nạn thì mới bị xử lý. Trong trường hợp này, xe đã dừng hẳn,A không thuộc phạm vi điều chỉnh của điều luật này.Theo minh có thể xem xét truy tố A về tội cản trở giao thông đường bộ mới phù hợp hơn tội điều 202"


    Chào Bế Toàn!

    Không phải đang trực tiếp vận hành và xe đang chạy thì mới gọi là điều khiển phương tiện đâu em à. Hành vi điều khiển ở đây phải được hiểu theo nghĩa rộng là tất cả các hành vi mà Luật giao thông đường bộ điều chỉnh như dừng xe, đỗ xe...

    Trong tình huống mà em nêu ra, hành vi của A chắc chắn không phải là hành vi gây cản trở giao thông rồi. Bởi vì nó phải thuộc một trong 7 hành vi quy định tại khoản 1 Điều 203 BLHS và các hành vi khác quy định tại điểm h. 

    Hành vi khác ở đây cũng phải liên quan đến phạm vi điều chỉnh của Luật GTĐB. Ví dụ như khoản 2 Điều 3 của Luật GTĐB quy định: "Công trình đường bộ gồm đường bộ, nơi dừng xe, đỗ xe trên đường bộ, đèn tín hiệu, biển báo hiệu, vạch kẻ đường, cọc tiêu, rào chắn, đảo giao thông, dải phân cách, cột cây số, tường, kè, hệ thống thoát nước, trạm kiểm tra tải trọng xe, trạm thu phí và các công trình, thiết bị phụ trợ đường bộ khác". 

    Như vậy, ngoài hành vi "Đào, khoan, xẻ trái phép các công trình giao tông đường bộ" thì nhxng hành vi như phá biển báo hiệu, xóa vạch kẻ đường, nhổ cọc tiêu, rào chắn... được coi là hành vi khác.

    Còn hành vi đỗ xe trong trường hợp trên thì không phải là hành vi cản trở giao thông đường bộ vì nó là trường hợp bất khả kháng và không thuộc khoản 1 Điều 203 BLHS.

    Việc Nguyễn Văn A có phạm tội "Vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ" hay không phụ thuộc vào việc A có vi phạm quy định tại điểm d khoản 3 Điều 18 Luật GTĐB hay không. Nếu vi phạm thì có tội, không vi phạm thì chẳng việc gì.

    Điều 18. Dừng xe, đỗ xe trên đường bộ

    3. Người điều khiển phương tiện khi dừng xe, đỗ xe trên đường bộ phải thực hiện quy định sau đây:

    d) Sau khi đỗ xe, chỉ được rời khỏi xe khi đã thực hiện các biện pháp an toàn; nếu xe đỗ chiếm một phần đường xe chạy phải đặt ngay biển báo hiệu nguy hiểm ở phía trước và phía sau xe để người điều khiển phương tiện khác biết;

    Thân!
     

    Hãy làm tất cả những gì trong phạm vi cho phép và khả năng có thể!

     
    Báo quản trị |  
  • #84308   21/02/2011

    KhacDuy25
    KhacDuy25
    Top 10
    Male
    Dân Luật bậc 1

    Lâm Đồng, Việt Nam
    Tham gia:14/11/2010
    Tổng số bài viết (4608)
    Số điểm: 88510
    Cảm ơn: 1530
    Được cảm ơn 1982 lần


     Chào anh Thành!

      Trường hợp này, em nghĩ A chẳng phạm tội.

     -Thứ nhất, chiếc xe chết máy nằm ngoài ý chí của A. Có thể nói đây là trường hợp bất khả kháng.

     -Thứ hai, khi lái xe thuộc trường hợp của A thì không nhất thiết phải mang theo biển báo nguy hiểm phía trước mỗi khi A vận hành xe.

     -Thứ ba, phần lỗi của nạn nhân cũng không nhỏ, cũng quy phạm quy trình điều khiển phương tiện giao thông. do không chú ý quan sát khi điều khiển phương tiện.

      Thân ái!

     

    "Sông có thể cạn, núi có thể mòn_Song chân lý không bao giờ thay đổi"

     
    Báo quản trị |  
  • #84315   21/02/2011

    ntdieu
    ntdieu
    Top 10
    Male
    Dân Luật bậc 1

    Đồng Nai, Việt Nam
    Tham gia:11/02/2009
    Tổng số bài viết (14972)
    Số điểm: 100055
    Cảm ơn: 3515
    Được cảm ơn 5369 lần
    SMod

    Theo tôi nghĩ thì ít nhất A bị mắc vào "tội" sau khi xuống xe mà không đóng cửa xe bên trái. Không thể lấy lý do rất lo lắng, chỉ chú ý vào chiếc xe mà bỏ qua những thao tác an toàn như vậy.

    Việc những người khác không tông phải cánh cửa này (trước khi B đi tới và tông phải) không có nghĩa rằng việc mở cửa xe này là an toàn như khacduy25 đã nói.

    B cũng có lỗi một phần ở chỗ "chiếc xe to đùng như vậy mà không thấy"
     
    Báo quản trị |  
  • #84324   21/02/2011

    BeToan89
    BeToan89
    Top 75
    Male
    Lớp 11

    Đăk Lăk, Việt Nam
    Tham gia:24/11/2010
    Tổng số bài viết (977)
    Số điểm: 17101
    Cảm ơn: 63
    Được cảm ơn 151 lần


    ntdieu B cũng có lỗi một phần ở chỗ "chiếc xe to đùng như vậy mà không thấy"

    Anh nói giống ý của em thật, trong trường hợp này cũng phải xem xét đến lỗi của B nữa, không thể chỉ xét mỗi A được.

    B cũng có lỗi trong tình huống này.

    Betoan1989@yahoo.com

    *Khi là chính mình, bạn không có bất cứ điều gì phải sợ.

     
    Báo quản trị |  
  • #84379   21/02/2011

    KhacDuy25
    KhacDuy25
    Top 10
    Male
    Dân Luật bậc 1

    Lâm Đồng, Việt Nam
    Tham gia:14/11/2010
    Tổng số bài viết (4608)
    Số điểm: 88510
    Cảm ơn: 1530
    Được cảm ơn 1982 lần


     Chào anh Điều!

     Theo tôi nghĩ thì ít nhất A bị mắc vào "tội" sau khi xuống xe mà không đóng cửa xe bên trái. Không thể lấy lý do rất lo lắng, chỉ chú ý vào chiếc xe mà bỏ qua những thao tác an toàn như vậy.

    Việc những người khác không tông phải cánh cửa này (trước khi B đi tới và tông phải) không có nghĩa rằng việc mở cửa xe này là an toàn như khacduy25 đã n
    ói.

      Em không nói là việc mở cánh cửa (để nguyên vậy mà không đóng) là oan toàn. việc xe chết máy là sự kiện bất khả kháng, việc quên đóng cửa sau khi xuống xe, A có một  phần lỗi, tuy nhiên ý em là, dựa vào tình huống và tâm trạng của A lúc này, có thể giảm nhẹ lỗi của A.
     
     Từ đó có nhiều tình tiếc mà Tòa có thể xem xét A ơ mức lỗi như thế nào mà phán quyết.

      Đó là ta căn cứ vào luật, trong thực tế ta có thể xử lý hợp tình hơn, Xe to đùng bị hư đứng đó, mà B mắt để đâu lại tông vào, lỗi B cũng không nhỏ. Vậy ta nên để A thỏa thuận bồi thường dân sự sẽ hợp lý hơn là xử lý hình sự trong tình huống này.
     Chẳng lẽ xe chết máy, A vô tình quên đóng cửa, khi đó ông B mắt để đâu lại tông vào. Lỗi của A chưa đến mức hình sự , lại tù tội để lại gánh nặng cho người thân Vợ, con, cha mẹ già yếu.. chẳng hạn..

     Vì vậy ta hãy nhìn thoáng hơn một tí đi, ta sẽ thấy cuộc đời có ý nghĩa và đẹp hơn!

     Trân trọng!

    "Sông có thể cạn, núi có thể mòn_Song chân lý không bao giờ thay đổi"

     
    Báo quản trị |  
  • #84428   22/02/2011

    BachThanhDC
    BachThanhDC
    Top 10
    Cao học

    Nghệ An, Việt Nam
    Tham gia:01/12/2009
    Tổng số bài viết (5291)
    Số điểm: 50883
    Cảm ơn: 1843
    Được cảm ơn 3561 lần
    ContentAdministrators
    SMod

    Chào các bạn!

    Đọc mấy bài viết mới này mới thấy BTDC bỏ sót mất tình tiết "anh B chạy xe máy cùng chiều lao tới tông thẳng vào cửa trái xe tải đang mở". Lú lẫn thật, cứ tưởng là đâm vào sau đuôi xe.

    Vậy thì xin khẳng định, chắc chắn A phạm tội theo Điều 202 BLHS.

    Tôi đồng ý với các bạn, việc xe bị chết máy giữa đường là sự kiện bất khả kháng. Nhưng như vậy không có nghĩa là A không có trách nhiệm phải bảo đảm an toàn cho người tham gia giao thông, vì đó là trách nhiệm pháp luật quy dịnh đối với người điều khiển phương tiện giao thong đường bộ, được cụ thể hóa tại Luật giao thông đường bộ và các văn bản hướng dẫn thi hành. 

    Cụ thể ở đây A đã vi phạm điểm d khoản 3 Điều 18 Luật GTĐB, và cả điểm đ như #0072bc;">tuanday90 đã nêu. Hành vi của A là hành vi có lỗi, có mối quan hệ nhân quả giữa hành vi vi phạm và hậu quả. Vì vậy A phải chịu TNHS.

    Khắc Duy cho rằng B cũng có lỗi không nhỏ. Còn lỗi của A chưa đến mức truy cứu TNHS là sai rồi. Đồng ý là B có lỗi, nhưng không vì thế mà lỗi của A chưa đến mức truy cứu TNHS. Bởi lỗi của A đã gây ra hậu quả nghiêm trọng, và TNHS của A là trách nhiệm đối với Nhà nước, chứ không phải là đối với bản thân B. A chỉ có trách nhiệm về dân sự đối với B và trong trường hợp này, việc xử lý hình sự đối với A được xem xét bởi yếu tố lỗi hỗn hợp.

    Khắc Duy còn có lập luận: "A không nhất thiết phải mang theo biển báo nguy hiểm phía trước mỗi khi A vận hành xe". Có thể em chưa va chạm, tiếp xúc với thực tế nên đã hiểu tinh thần của điều luật hơi máy móc. Biển báo ở đây được hiểu nó không phải là một tấm biển. Khi vận hành xe trên đường có ai nghĩa là xe mình sẽ bị tai nan hay bị chết máy đâu mà chuẩn bị biển. Mà trong trường hợp này, pháp luật buộc người lái xe phải có những biện pháp thông báo cho những người tham gia giao thông biết rằng phía trước có xe tai nạn hoặc đang đỗ trên phần đường xe chạy. Thông thường người ta dùng cành cây hay các vật khác đặt ở hai đầu của xe một khoảng cách hợp lý để báo hiệu. Ban đêm thì phải bật đèn tín hiệu cả phía trước và sau xe.

    Thông tin thêm với các bạn, loại án hình sự theo dạng này, các Tòa án địa phương xử đầy ra. Nếu các bạn cần, tôi sẽ gửi cho các bạn vài bản án.

    Trân trọng!

    Hãy làm tất cả những gì trong phạm vi cho phép và khả năng có thể!

     
    Báo quản trị |  
  • #84710   23/02/2011

    tuanday90
    tuanday90

    Male
    Sơ sinh

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:23/09/2010
    Tổng số bài viết (36)
    Số điểm: 455
    Cảm ơn: 2
    Được cảm ơn 4 lần


    BachThanhDC viết:
    Chào các bạn!

    Đọc mấy bài viết mới này mới thấy BTDC bỏ sót mất tình tiết "anh B chạy xe máy cùng chiều lao tới tông thẳng vào cửa trái xe tải đang mở". Lú lẫn thật, cứ tưởng là đâm vào sau đuôi xe.

    Vậy thì xin khẳng định, chắc chắn A phạm tội theo Điều 202 BLHS.

    Tôi đồng ý với các bạn, việc xe bị chết máy giữa đường là sự kiện bất khả kháng. Nhưng như vậy không có nghĩa là A không có trách nhiệm phải bảo đảm an toàn cho người tham gia giao thông, vì đó là trách nhiệm pháp luật quy dịnh đối với người điều khiển phương tiện giao thong đường bộ, được cụ thể hóa tại Luật giao thông đường bộ và các văn bản hướng dẫn thi hành. 

    Cụ thể ở đây A đã vi phạm điểm d khoản 3 Điều 18 Luật GTĐB, và cả điểm đ như #0072bc;">tuanday90 đã nêu. Hành vi của A là hành vi có lỗi, có mối quan hệ nhân quả giữa hành vi vi phạm và hậu quả. Vì vậy A phải chịu TNHS.

    Khắc Duy cho rằng B cũng có lỗi không nhỏ. Còn lỗi của A chưa đến mức truy cứu TNHS là sai rồi. Đồng ý là B có lỗi, nhưng không vì thế mà lỗi của A chưa đến mức truy cứu TNHS. Bởi lỗi của A đã gây ra hậu quả nghiêm trọng, và TNHS của A là trách nhiệm đối với Nhà nước, chứ không phải là đối với bản thân B. A chỉ có trách nhiệm về dân sự đối với B và trong trường hợp này, việc xử lý hình sự đối với A được xem xét bởi yếu tố lỗi hỗn hợp.

    Khắc Duy còn có lập luận: "A không nhất thiết phải mang theo biển báo nguy hiểm phía trước mỗi khi A vận hành xe". Có thể em chưa va chạm, tiếp xúc với thực tế nên đã hiểu tinh thần của điều luật hơi máy móc. Biển báo ở đây được hiểu nó không phải là một tấm biển. Khi vận hành xe trên đường có ai nghĩa là xe mình sẽ bị tai nan hay bị chết máy đâu mà chuẩn bị biển. Mà trong trường hợp này, pháp luật buộc người lái xe phải có những biện pháp thông báo cho những người tham gia giao thông biết rằng phía trước có xe tai nạn hoặc đang đỗ trên phần đường xe chạy. Thông thường người ta dùng cành cây hay các vật khác đặt ở hai đầu của xe một khoảng cách hợp lý để báo hiệu. Ban đêm thì phải bật đèn tín hiệu cả phía trước và sau xe.

    Thông tin thêm với các bạn, loại án hình sự theo dạng này, các Tòa án địa phương xử đầy ra. Nếu các bạn cần, tôi sẽ gửi cho các bạn vài bản án.

    Trân trọng!


    mình đồng ý với quan điểm của BAchThanhDC mình thấy cần phải nhận định lỗi của A trong trường hợp này. Việc A để cửa trái mở như vậy là vi phạm về Luật Giao thông rồi. Mặt khác, A là một lái xe nên A hoàn toàn có thể nhận biết được việc mở cửa xe như vậy là sẽ gây nguy hiểm cho người khác.
    Việc ban KhacDuy đưa ra việc A do lo lắng cho xe bị sự cố theo mình đấy là dựa vào cảm tính quá. Việc bị sự cố khi tham gia giao thông là việc khó tránh khỏi. Là lái xe chắc A cũng sẽ gặp tình huống như vậy nhiều rồi, cho nên việc lo lắng cho xe bị hỏng mà quên đóng cửa xe không thể lấy làm lý do để biện minh cho lỗi của A được. Nếu mình cũng đặt giả thiết là lúc đó B đang phải tránh một xe tải khác nên không nhìn thấy xe của A đang mở cửa thì sao? chúng ta là người học Luật và sau này sẽ làm Luật thì theo quan điểm của riêng mình thì hok nên cảm tính quá (đấy là quan điểm riêng của mình thôi nhé).
    Mình còn nhớ cách đây một tháng công ty mình cũng nhận bào chữa cho một vụ việc tương tự xảy ra trên ngã tư đường Phạm VĂn Đồng ở Hà Nội. Trong phiên sơ thẩm Luật sư của tài xế xe tải còn đưa ra một lí do mà làm cả phiên tòa đâu bụng cười: đó là: " Do tài xé lúc đó buồn đi vệ sinh quá nên không kịp đóng cửa xe. Mà quý tòa biết đấy, yếu tố sinh lý thì con người ai mà cưỡng lại được chứ?" Pó tay thật!!!

    never giver up!!!!

    Đặng Văn Tuấn

    tuanhlu0911@gmail.com

     
    Báo quản trị |  
  • #84447   22/02/2011

    hanghell
    hanghell
    Top 75
    Lớp 8

    Nghệ An, Việt Nam
    Tham gia:27/11/2010
    Tổng số bài viết (874)
    Số điểm: 11042
    Cảm ơn: 522
    Được cảm ơn 426 lần


    Một người bạn của em trong một lần đi taxi, khi xe dừng lại trả khách thì bạn ấy đã mở cửa xe phía bên trái để xuống xe (trên xe còn có một người bạn của bạn ấy nữa nên hai người xuống hai cửa).
    Ngay sau khi mở cửa xe xong bạn đó chưa xuống thì đã bị một chiếc xe máy đi cùng chiều va vào cánh cửa và kết quả là làm gãy khung cửa của chiếc xe. Vì thế mà bạn em đã phải cắn răng cắn lợi mà đền cho chú lái xe 2 triệu đồng một số tiền thực sự không nhỏ đối với bạn ấy=> bài học đáng nhớ cho tất cả chúng ta.
    Vì vậy theo ý kiến chủ quan của em thì người A phạm lỗi do việc A dừng đỗ xe giữa đường mà lại mở cửa xe không đúng quy định. Tất nhiên lỗi ở đây cũng không phải do một mình A. Nhưng việc A phạm tội thì ta không thể phủ nhận.
    Đồng ý với lý luận của #00b0f0;">BachThanhDC.
     
    Báo quản trị |  
  • #84468   22/02/2011

    KhacDuy25
    KhacDuy25
    Top 10
    Male
    Dân Luật bậc 1

    Lâm Đồng, Việt Nam
    Tham gia:14/11/2010
    Tổng số bài viết (4608)
    Số điểm: 88510
    Cảm ơn: 1530
    Được cảm ơn 1982 lần


     Em đồng ý vơi anh Thành về lý luận trên, tuy nhiên:

     Khắc Duy cho rằng B cũng có lỗi không nhỏ. Còn lỗi của A chưa đến mức truy cứu TNHS là sai rồi. Đồng ý là B có lỗi, nhưng không vì thế mà lỗi của A chưa đến mức truy cứu TNHS. Bởi lỗi của A đã gây ra hậu quả nghiêm trọng, và TNHS của A là trách nhiệm đối với Nhà nước, chứ không phải là đối với bản thân B. A chỉ có trách nhiệm về dân sự đối với B và trong trường hợp này, việc xử lý hình sự đối với A được xem xét bởi yếu tố lỗi hỗn hợp.

     Em không cho rằng TNHS của A là đối với bản thân B.

     Cảm ơn anh đã cho em thêm thông tin hữu ích.

     Tranh luận đúng, sai rõ vấn đề, cho ta những kiến thức hữu ích và khó quên!

     Nếu có thể anh có thể cho em xin bản án tương tự nhé!

     Trân trọng cảm ơn anh!

    "Sông có thể cạn, núi có thể mòn_Song chân lý không bao giờ thay đổi"

     
    Báo quản trị |