Có phải thẩm phán là người quyết định bản án?

Chủ đề   RSS   
  • #183798 08/05/2012

    kyhuuphat123
    Top 200
    Male
    Lớp 10

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:28/12/2010
    Tổng số bài viết (462)
    Số điểm: 14915
    Cảm ơn: 24
    Được cảm ơn 170 lần


    Có phải thẩm phán là người quyết định bản án?

    Thẩm phán 'chạy án' 60 triệu đồng bị khởi tố

    Đức ra giá cho người nhà bị cáo nộp 60 triệu đồng để được giảm án xuống 3 - 4 năm tù. Khi vừa nhận 15 triệu đồng, thẩm phán này bị cảnh sát bắt.

    Ngày 7/5, Công an huyện Yên Thành (Nghệ An) ra lệnh khởi tố, bắt tạm giam 4 tháng với Bùi Anh Đức (37 tuổi), thẩm phán TAND huyện Yên Thành về tội nhận hối lộ. Ông Đức được chuyển từ nhà tạm giữ công an huyện vào trại tạm giam công an tỉnh để phục vụ điều tra.

    Nạn nhân bị Đức vòi tiền "chạy án" là bị can Ngô Xuân Thảo, nguyên thủ quỹ UBND xã Đồng Thành (Yên Thành). Vào tháng 2, Thảo bị khởi tố về tội tham ô tài sản, chiếm dụng công quỹ hơn 200 triệu đồng. Sau một thời gian bị bắt tạm giam và khắc phục 100 triệu đồng, Thảo được cho tại ngoại, chờ xét xử.

    Theo cơ quan điều tra, biết có thể phải nhận mức án 7 - 15 năm tù giam vào ngày ra tòa 25/4, ông Thảo đã cùng con trai đến gặp chủ tọa Bùi Anh Đức để nhờ giúp đỡ. Vị thẩm phán cho rằng, việc khắc phục hậu quả không có ý nghĩa và gợi ý "án nặng hay nhẹ đều nằm trong tầm tay".

    Cũng theo cơ quan điều tra, ngày 23/4, con trai ông Thảo đưa đến phòng làm việc của Đức một phong bì tiền. Kiểm tra, thấy chỉ có 4 triệu đồng, Đức ra giá: "Muốn giảm tội xuống 3 - 4 năm tù thì phải đưa 60 triệu đồng trước ngày 24/4".

    Gia đình ông Thảo đi xoay tiền nhưng không đủ nên hẹn với Đức giao trước 20 triệu đồng, số còn lại sẽ đưa hết khi phiên tòa kết thúc và được đồng ý. Sau đó, người nhà bị cáo đã tố cáo sự việc với cảnh sát.

    10h sáng 24/4, nhận phong bì từ người nhà Thảo nhưng thấy chưa đủ, Đức nói: "Còn thiếu 5 triệu đồng nhé, chiều đưa nốt cho anh" rồi cầm tiền đi vào phòng làm việc, cất vào tủ.

    "Cảnh sát xuất hiện, thẩm phán Đức mặt biến sắc nhưng vẫn tươi cười ra đón tiếp và chối bỏ việc nhận tiền. Khi người nhà bị cáo Thảo có mặt, viên thẩm phán trẻ mới chịu giao nộp 15 triệu đồng và theo cảnh sát về cơ quan điều tra", một điều tra viên cho biết.

    Bùi Anh Đức là thẩm phán trẻ, vừa được bổ nhiệm năm 2010. Công an huyện Yên Thành cho hay, từ lâu, thẩm phán Đức đã nằm trong "tầm ngắm" của cơ quan điều tra.


    Trong những cái mình tô đậm có phải thẩm phán là người quyết định bản án? Vậy còn hội đồng xét xử là để làm gì?

     
    17315 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #184047   09/05/2012

    nguyenkhanhchinh
    nguyenkhanhchinh
    Top 10
    Male
    Dân Luật bậc 1

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:12/09/2011
    Tổng số bài viết (6840)
    Số điểm: 79446
    Cảm ơn: 1955
    Được cảm ơn 3777 lần


    Thường thì ăn một mình khó nuốt lắm!

    0917 313 339

     
    Báo quản trị |  
  • #184174   09/05/2012

    congly.hoabinh
    congly.hoabinh

    Male
    Sơ sinh

    Nghệ An, Việt Nam
    Tham gia:09/05/2012
    Tổng số bài viết (7)
    Số điểm: 110
    Cảm ơn: 1
    Được cảm ơn 2 lần


    Xã Hội này, chẳng gì bằng quyền lực ! nên mới đập nhau "chạy tiền" để vào các ngạch nhà nước !

    Hãy yêu để rồi được yêu !

    Đừng bao giờ xoè tay khi nhận, và nắm tay lại khi phải cho đi !

    http://violet.vn/huytinnguyen/

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn congly.hoabinh vì bài viết hữu ích
    durianguy (27/07/2013)
  • #184575   10/05/2012

    haituanacb
    haituanacb

    Sơ sinh

    Bà Rịa - Vũng Tàu, Việt Nam
    Tham gia:23/07/2011
    Tổng số bài viết (54)
    Số điểm: 460
    Cảm ơn: 8
    Được cảm ơn 12 lần


    Hội thẩm chủ yếu ngồi cho đẹp đội hình thôi, ai làm việc trong lĩnh vực tư pháp cũng biết vậy mà
     
    Báo quản trị |  
  • #184813   11/05/2012

    garan
    garan
    Top 50
    Male
    Lớp 10

    Nghệ An, Việt Nam
    Tham gia:10/08/2011
    Tổng số bài viết (1472)
    Số điểm: 12551
    Cảm ơn: 682
    Được cảm ơn 859 lần
    Moderator

    Tôi đã gặp mấy vụ rồi, không có chuyện “ăn” một mình đâu, có chia theo tỷ lệ hết đấy. Quan trọng ở đây không phải là có nhận tiền hay không mà cái quan trọng là có phát hiện ra hay không thôi.

     
    Báo quản trị |  
  • #184856   11/05/2012

    ls_tndthang
    ls_tndthang

    Male
    Sơ sinh

    Cần Thơ, Việt Nam
    Tham gia:15/11/2008
    Tổng số bài viết (13)
    Số điểm: 95
    Cảm ơn: 1
    Được cảm ơn 4 lần


    - Hội đồng xét xử thực hiện quyền lực tư pháp và thông qua đó để nhân dân tham gia một cách có hiệu quả vào công tác quản lý Nhà nước nói chung, hoạt động của Tòa án nói riêng. Tại Điều 129 Hiến pháp 1992 quy định: ” Việc xét xử của Tòa án nhân dân có Hội thẩm nhân dân, của Tòa án Quân sự có Hội thẩm quân nhân tham gia theo quy định của pháp luật. Khi xét xử Hội thẩm ngang quyền với Thẩm phán”.
    - Như vậy, nguyên tắc thực hiện chế độ xét xử có Hội thẩm nhân dân tham gia, Hội thẩm ngang quyền với Thẩm phán là một nguyên tắc Hiến định, nhưng tham gia cụ thể như thế nào lại do Luật tố tụng Hình sự, Dân sự… quy định.
    - Ngoài ra thực tế xét xử thì chúng ta không bàn đến nữa vì nếu nói thì có rất nhiều vấn đề để bàn. Mình chỉ có thể nói cuộc sống không màu hồng bạn nhé....
    Thân chào...
     
    Báo quản trị |  
  • #185211   13/05/2012

    thoidi123456
    thoidi123456

    Sơ sinh

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:13/05/2012
    Tổng số bài viết (6)
    Số điểm: 60
    Cảm ơn: 4
    Được cảm ơn 1 lần


     thích nhất câu cuối "Công an huyện Yên Thành cho hay, từ lâu, thẩm phán Đức đã nằm trong "tầm ngắm" của cơ quan điều tra. "
     
    Báo quản trị |  
  • #198690   04/07/2012

    kathylaw
    kathylaw

    Sơ sinh

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:05/12/2011
    Tổng số bài viết (4)
    Số điểm: 80
    Cảm ơn: 4
    Được cảm ơn 0 lần


    Trong một vụ án dân sự xét xử tại Tòa cấp quận Bình Tân, ông thẩm phán này đã ra một văn bản xác minh nguồn gốc tài sản của bị đơn có lợi cho nguyên đơn nhưng lại không bỏ vào bút lục hồ sơ vụ án ở cấp sơ thẩm và kể cả hồ sơ chuyển lên cho phúc thẩm cũng không có,  mà lại cung cấp riêng cho nguyên đơn cầm riêng trình lên Tòa phúc thẩm để yêu cầu thực hiện biện pháp khẩn cấp tạm thời đối với tài sản của bị đơn (mặc dù trong công văn có ghi rõ nơi nhận là đương sự - tức là bị đơn nhưng thực tế bị đơn khộng nhận dc và cũng k hề biết)

    Khi luật sư của bị đơn hỏi thì thư kí Tòa án phúc thẩm cũng thừa nhận là công văn này không nằm trong bút lục hồ sơ từ sơ thẩm chuyển lên phúc thẩm.

    Tuy nhiên khi ra trước Tòa phúc thẩm, luật sư đưa ra chứng cớ là công văn do thẩm phán cấp sơ thẩm kí mà k hề đưa vào hồ sơ vụ án và nêu nghi vấn thẩm phán không dc vô tư trong khi xét xử ớ cấp sơ thẩm (và thực tế là vậy) thì Tòa PT lại cho rằng công văn này không liên quan vụ án nên không xem xét yêu cầu của luật sư.

    Như vậy hành động của ông thẩm phán này phải lí giải như thế nào? Và Tòa phúc thẩm có bao che cho ông ta k?

     
    Báo quản trị |  
  • #243479   05/02/2013

    kyhuuphat123
    kyhuuphat123
    Top 200
    Male
    Lớp 10

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:28/12/2010
    Tổng số bài viết (462)
    Số điểm: 14915
    Cảm ơn: 24
    Được cảm ơn 170 lần


    Điều 15. Thực hiện chế độ xét xử có Hội thẩm tham gia
    Việc xét xử của Toà án nhân dân có Hội thẩm nhân dân, của Toà án quân sự có Hội thẩm quân nhân tham gia theo quy định của Bộ luật này. Khi xét xử, Hội thẩm ngang quyền với Thẩm phán.

    Điều 16. Thẩm phán và Hội thẩm xét xử độc lập và chỉ tuân theo pháp luật
    Khi xét xử, Thẩm phán và Hội thẩm độc lập và chỉ tuân theo pháp luật.

    Điều 17. Toà án xét xử tập thể
    Toà án xét xử tập thể và quyết định theo đa số.

    Điều 185. Thành phần Hội đồng xét xử sơ thẩm
    Hội đồng xét xử sơ thẩm gồm một Thẩm phán và hai Hội thẩm. Trong trường hợp vụ án có tính chất nghiêm trọng, phức tạp, thì Hội đồng xét xử có thể gồm hai Thẩm phán và ba Hội thẩm.
    Đối với vụ án mà bị cáo bị đưa ra xét xử về tội theo khung hình phạt có mức cao nhất là tử hình thì Hội đồng xét xử gồm hai Thẩm phán và ba Hội thẩm.
    Thẩm phán chủ tọa phiên tòa điều khiển việc xét xử tại phiên tòa và giữ kỷ luật phiên tòa.

    Điều 222. Nghị án
    1. Chỉ Thẩm phán và Hội thẩm mới có quyền nghị án. Các thành viên của Hội đồng xét xử phải giải quyết tất cả các vấn đề của vụ án bằng cách biểu quyết theo đa số về từng vấn đề một. Thẩm phán biểu quyết sau cùng. Người có ý kiến thiểu số có quyền trình bày ý kiến của mình bằng văn bản và được đưa vào hồ sơ vụ án.
    2. Trong trường hợp Kiểm sát viên rút toàn bộ quyết định truy tố thì Hội đồng xét xử vẫn giải quyết những vấn đề của vụ án theo trình tự quy định tại khoản 1 Điều này. Nếu có căn cứ xác định bị cáo không có tội thì Hội đồng xét xử tuyên bố bị cáo không có tội; nếu thấy việc rút truy tố không có căn cứ thì quyết định tạm đình chỉ vụ án và kiến nghị với Viện kiểm sát cấp trên trực tiếp.
    3. Khi nghị án chỉ được căn cứ vào các chứng cứ và tài liệu đã được thẩm tra tại phiên toà, trên cơ sở xem xét đầy đủ, toàn diện các chứng cứ, ý kiến của Kiểm sát viên, bị cáo, người bào chữa và những người tham gia tố tụng khác tại phiên toà.
    4. Khi nghị án phải có biên bản ghi lại các ý kiến đã thảo luận và quyết định của Hội đồng xét xử. Biên bản nghị án phải được tất cả các thành viên Hội đồng xét xử ký tại phòng nghị án trước khi tuyên án.

     
    Báo quản trị |  
  • #243480   05/02/2013

    kyhuuphat123
    kyhuuphat123
    Top 200
    Male
    Lớp 10

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:28/12/2010
    Tổng số bài viết (462)
    Số điểm: 14915
    Cảm ơn: 24
    Được cảm ơn 170 lần


    Nhưng mình không hiểu với cơ chế đó thì làm sao thẩm phán Đức có thể hứa:

    "Muốn giảm tội xuống 3 - 4 năm tù thì phải đưa 60 triệu đồng trước ngày 24/4".

     

     
    Báo quản trị |  
  • #243537   05/02/2013

    duanht
    duanht

    Male
    Sơ sinh

    Nghệ An, Việt Nam
    Tham gia:12/06/2012
    Tổng số bài viết (3)
    Số điểm: 45
    Cảm ơn: 1
    Được cảm ơn 0 lần


    Hội thẩm hầu như là người không biết luật. quyền quyết định bản án hầu như là thẩm phán.

     
    Báo quản trị |  
  • #243554   05/02/2013

    KhacDuy25
    KhacDuy25
    Top 10
    Male
    Dân Luật bậc 1

    Lâm Đồng, Việt Nam
    Tham gia:14/11/2010
    Tổng số bài viết (4608)
    Số điểm: 88510
    Cảm ơn: 1530
    Được cảm ơn 1982 lần


    duanht viết:

    Hội thẩm hầu như là người không biết luật. quyền quyết định bản án hầu như là thẩm phán.

    Thân chào bạn !

    Bạn nêu như vậy là không có căn cứ. Bởi lẽ Pháp lệnh về thẩm phán và hội thẩm nhân dân số 02/2002/PL-UBTVQH11 quy định:

    Điều 5

    1. . . .

    2. Công dân Việt Nam trung thành với Tổ quốc và Hiến pháp nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, có phẩm chất đạo đức tốt, liêm khiết và trung thực, có kiến thức pháp lý, có tinh thần kiên quyết bảo vệ pháp chế xã hội chủ nghĩa, kiên quyết đấu tranh bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của công dân, có sức khoẻ bảo đảm hoàn thành nhiệm vụ được giao thì có thể được bầu hoặc cử làm Hội thẩm.

    Và khi xét xử thẩm phán và hội thẩm ngang quyền với nhau và chỉ tuân theo pháp luật:

     

    Điều 4

    Khi xét xử, Thẩm phán và Hội thẩm độc lập và chỉ tuân theo pháp luật.

    Không phải như bạn trình bày ở trên.

    Trân trọng!

    "Sông có thể cạn, núi có thể mòn_Song chân lý không bao giờ thay đổi"

     
    Báo quản trị |  
  • #243776   07/02/2013

    chaulevan
    chaulevan
    Top 100
    Lớp 8

    Bình Định, Việt Nam
    Tham gia:26/02/2009
    Tổng số bài viết (761)
    Số điểm: 11158
    Cảm ơn: 342
    Được cảm ơn 594 lần


     

    KhacDuy25 viết:

     

     

    duanht viết:

     

    Hội thẩm hầu như là người không biết luật. quyền quyết định bản án hầu như là thẩm phán.

     

     

    Thân chào bạn !

    Bạn nêu như vậy là không có căn cứ. Bởi lẽ Pháp lệnh về thẩm phán và hội thẩm nhân dân số 02/2002/PL-UBTVQH11 quy định:

    Điều 5

    1. . . .

    2. Công dân Việt Nam trung thành với Tổ quốc và Hiến pháp nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, có phẩm chất đạo đức tốt, liêm khiết và trung thực, có kiến thức pháp lý, có tinh thần kiên quyết bảo vệ pháp chế xã hội chủ nghĩa, kiên quyết đấu tranh bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của công dân, có sức khoẻ bảo đảm hoàn thành nhiệm vụ được giao thì có thể được bầu hoặc cử làm Hội thẩm.

    Và khi xét xử thẩm phán và hội thẩm ngang quyền với nhau và chỉ tuân theo pháp luật:

     

    Điều 4

    Khi xét xử, Thẩm phán và Hội thẩm độc lập và chỉ tuân theo pháp luật.

    Không phải như bạn trình bày ở trên.

    Trân trọng!

     

     

     

    Chào KhacDuy,

    Theo chị thấy những quy định trên chỉ mới là điều kiện cần để một người có thể trở thành Hội thẩm nhân dân và có khả năng ngồi ở ghế của Hội đồng xét xử. Thực tế, để xử được án và có thể đưa ra được quyết định độc lập, chính xác, công tâm, HTND còn phải tiếp xúc với bản án, có thời gian đầu tư nghiên cứu hồ sơ, nghiên cứu vụ việc...Mà việc đó lại tốn khá nhiều thời gian. Mà HTND là những người chẳng có mấy thời gian cũng như sự nhiệt tình để thực hiện việc đó. Cho nên, thực tế là HTND chủ yếu là theo ý của thẩm phán. Haiiiiza, chỉ 1 tháng kiến tập ở Tòa án (từ hồi còn sinh viên) chị đã thấy thế. Bây giờ vẫn y chang vậy.

    Mong là thực trạng này phải được cải thiện theo một cách nào đó!

    Cập nhật bởi chaulevan ngày 09/02/2013 10:35:13 CH

    CV

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn chaulevan vì bài viết hữu ích
    KhacDuy25 (08/02/2013)
  • #243860   09/02/2013

    LS_ThaiHung
    LS_ThaiHung
    Top 25
    Male
    Luật sư quốc gia

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:07/05/2008
    Tổng số bài viết (3872)
    Số điểm: 21464
    Cảm ơn: 2
    Được cảm ơn 1030 lần
    Lawyer

    Hội đồng xét xử gồm 03 người, trong đó có 02 hội thẩm nhân dân. Theo  luật thì HTND có quyền tương đương thẩm phán khi xét xử, nhưng trên thực tế HTND tromg phiên tòa chỉ là những kẻ bù nhìn. Ngồi cho có tụ và cuối buổi nhận tiền về, chứ có ý kiến phản đối hoặc không đồng ý thì lần sau đừng hòng được thẩm phán ngồi nhé

    Cập nhật bởi LS_ThaiHung ngày 09/02/2013 04:26:35 CH sai chính tả

    LS Nguyễn Đình Thái Hùng

    Email: luatsuthaihung@gmail.com

    Website: http://Vplsthaihung.com

    Facebook : Nguyễn Đình Thái Hùng

    Điện thoại 0903.017977

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn LS_ThaiHung vì bài viết hữu ích
    Khongtheyeuemhon (19/02/2013)
  • #244450   19/02/2013

    Khongtheyeuemhon
    Khongtheyeuemhon
    Top 100
    Male
    Lớp 7

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:19/05/2010
    Tổng số bài viết (772)
    Số điểm: 9636
    Cảm ơn: 691
    Được cảm ơn 816 lần
    Moderator

    LS_ThaiHung viết:

    Hội đồng xét xử gồm 03 người, trong đó có 02 hội thẩm nhân dân. Theo  luật thì HTND có quyền tương đương thẩm phán khi xét xử, nhưng trên thực tế HTND tromg phiên tòa chỉ là những kẻ bù nhìn. Ngồi cho có tụ và cuối buổi nhận tiền về, chứ có ý kiến phản đối hoặc không đồng ý thì lần sau đừng hòng được thẩm phán ngồi nhé

    Chính xác luôn, like bác Hùng phát. mà sao lại "đừng hòng được thẩm phán ngồi? phải là mời chứ?

    Giữa lý thuyết và thực tế ở VN luôn luôn khác xa nhau, kiểu như là đời không như trong mơ í mà. Lấy quy định của pháp luật ra rồi hỏi tại sao thực tế nó lại như vậy nhiều lúc người ta nhìn mình như.... thằng khùng. :-(. Đơn giản nhất là nộp đơn khởi kiện tại Tòa án, Tòa cho cái biên nhận hẹn 1 tháng sau lên trả lời trong khi đó luật quy định có 7 ngày. ý kiến, ý cò đi... rồi biết. 

    Có những lúc anh mơ được gặp lại em lúc ban đầu...

     
    Báo quản trị |  
  • #278230   29/07/2013

    LS_ThaiHung
    LS_ThaiHung
    Top 25
    Male
    Luật sư quốc gia

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:07/05/2008
    Tổng số bài viết (3872)
    Số điểm: 21464
    Cảm ơn: 2
    Được cảm ơn 1030 lần
    Lawyer

    To : khongtheyeuemhon

    Đúng vậy, từ mời và từ ngồi khác nhau, tại sao khác?? vì: 

    1. nếu mời tới, nhưng chỉ mời những vụ mà biết chắc sẽ bị hoãn thôi, lúc đó HTND chỉ chờ chực xem đương sự có tới không rồi về và chỉ được nhận thù lao theo luật, nhưng lại mất thời gian

    2. Trong khi từ NGỒI có nghĩa là nếu nếu biết nghe lời, ví dụ con trâu bảo con Bò vẫn dạ dạ vâng vâng, thì đến lúc có "kèo thơm" sẽ được alo tới để làm xong chức năng BÙ NHÌN, thì ra về sẽ có chút đỉnh tiền BO

     

     

    LS Nguyễn Đình Thái Hùng

    Email: luatsuthaihung@gmail.com

    Website: http://Vplsthaihung.com

    Facebook : Nguyễn Đình Thái Hùng

    Điện thoại 0903.017977

     
    Báo quản trị |  
  • #278235   29/07/2013

    LS_ThaiHung
    LS_ThaiHung
    Top 25
    Male
    Luật sư quốc gia

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:07/05/2008
    Tổng số bài viết (3872)
    Số điểm: 21464
    Cảm ơn: 2
    Được cảm ơn 1030 lần
    Lawyer

    To: Nakoruru123

    Không phải thẩm phán Mỹ không có quyền, mà họ chỉ là người công minh nhìn nhận tính khách quan giữa bên buộc (bồi thẩm đoàn) với lời bào chữa của luật sư, nếu bên nào đúng thì công nhận bên đó., tức ra đến phiên tòa thì bị cáo chưa phải là người phạm tội .

    Còn luật VN thì khác, khi bị cáo bị dẫn ra xét xử, thì tạm hiểu là đã có tội chỉ có điều nhẹ hay nặng mà thôi.

    Vì ngoài VKS buộc tội, thẩm phán không những đứng giữa để nhìn nhận đánh giá tính đúng sai, khách quan, mà thẩm phán là người buộc tội vô hình.

    Nếu em chưa tin thì hãy thử đến phiên Tòa hình sự xem thẩm phán hỏi gì... đại loại bị cáo không có tội sao đứng ở đây!!!!!!!

    Hoặc bị cáo không nhận hoặc chứng cứ không đủ buộc tội, nếu ở Mỹ hoặc hệ thống luật Mỹ thì trả tự do, tuyên vô tội (như phim Hồng Kông chẳng hạn) , còn VN thì xin lỗi nhé, trả hồ sơ về điều tra lại để bằng mọi giá phải có tội, để quyết định nhẹ hoặc nặng mà thôi!

    Chính vì thế mà hầu hết luật sư đều phải "xin " thẩm phán xem xét giảm nhẹ, bởi họ đều hiểu thẩm phán là người buộc tội trước, và có giá trị nhất!

    LS Nguyễn Đình Thái Hùng

    Email: luatsuthaihung@gmail.com

    Website: http://Vplsthaihung.com

    Facebook : Nguyễn Đình Thái Hùng

    Điện thoại 0903.017977

     
    Báo quản trị |