Có phải dân ta sợ luật và ngại kiện tụng?

Chủ đề   RSS   
  • #148292 17/11/2011

    buihuyentb
    Top 500
    Lớp 2

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:13/10/2011
    Tổng số bài viết (222)
    Số điểm: 3935
    Cảm ơn: 51
    Được cảm ơn 73 lần


    Có phải dân ta sợ luật và ngại kiện tụng?

    Em xin chào các anh chị đã đi làm, đang đi học và nhất là yêu thích nghề luật!
    Em là sinh viên năm thứ hai của trường Đại học Luật Hà Nội. Em không giỏi về luật nhưng em dám nhận mình là một người rất yêu thích luật và đam mê nó. Em cũng không biết tương lai em sẽ về đâu, sẽ làm gì nhưng trong thâm tâm, em luôn ngưỡng mộ các anh chị thẩm phán, luật sư- những người am hiểu luật và sãn sàng đấu tranh vì công lý!
    Nhưng càng học luật em càng nhận thấy có quá nhiều thứ trên thực tê nó không như vậy và rất nhiều người trong xã hội chịu thiệt thồi vì người ta không hiểu luật. Nhưng cái làm em thấy không hài lòng là có phải dân ta hay ngại kiện tụng không?
    Đó là sự thật! Người không hiểu luật, khi bị xâm phạm quyền và lợi ích thì không đáng trách. Nhưng những người biết chắc là mình bị xâm phạm quyền lợi ở đâu, do ai gây ra mà cũng không dám kiện tụng đấu tranh cho mình thì thật đáng buồn!
    Không biết cái nghề luật sư ở các nước phát triển như Anh hay Mỹ nó được xếp ở top đầu tiên thì nghe luật sư ở mình nó xếp ở vị trí nào?
    Trong tương lai, nhất định nó phát triển hơn rất nhiều nhưng phát triển ở mức độ nào thì đó là điều đáng quan tâm. Người dân ta sợ luật, ngại kiện tụng và dù biết bị xâm phạm lợi ích nhưng vẫn cho qua, thể hiện ở thái độ và sự dễ dãi quá đáng. Không khó để thấy những sai phạm này:
    1. Trong các hợp đồng mua bán chung cư, em đã thấy những người mua nhà kí hợp đồng với điều khoản, bên chủ thầu giao nhà muộn quá 15 ngày theo dự kiến thì chịu phạt 10 % hợp đồng nếu không xảy ra các trường hợp bất khả kháng như thiên tai, bão lũ. Ấy vậy mà kết quả là nhà giao chậm 3 tháng, bên mua nhà dù tức lắm vẫn ngậm bồ hòn làm ngọt. Dù với họ 10% giá trị căn nhà nào có nhỏ, là mồ hôi là nước mắt.
    2. Vấn đề em thấy bức bối hơn là vấn đề người lao động bị xâm phạm quyền lợi hết khoản này đến khoản khác:
    Các xí nghiệp may vẫn nổi tiếng là bắt nạt người lao động phổ thông, thời giờ làm việc thì quá là cùng cực và trái luật. Họ thích là đòi người lao động làm thêm giờ bất kể đêm ngày, chắc gấp đến mấy lần 200 giờ / năm. Rồi khi điện mất nước mất mà người lao động không làm việc được thì họ lại bắt đ ilàm đêm bù vào vì ban ngày đã không làm được. Trong khi đó điện mất nước mát đâu phải do người lao động, không những không phải đi làm bì mà họ còn được hưởng lương do sự kiện bất khả kháng này!
    Đấy là em nhắc đến người công nhân với trình độ học thức và hiểu biết kém hơn là đại học.
    Giờ đến đại học ra trường thì thử việc 3 tháng với 5 tháng chứ không phải 2 tháng như luật định, kí hợp đồng lao động đầu tiên có thời hạn một năm thì chỉ được trả 75 đến cùng lắm 50 % lương như hệ số 2,34. Rồi các năm sau cứ thế mà kí hợp đồng năm một mà theo luật định thì cùng lắm là hai hợp đồng có thời hạn còn lại là hợp đồng không xác đinh thời hạn.
    Còn bao nhiêu những vấn đề khác mà em không nhắc đến và cũng không hiểu và va chạm như các anh chị ở đây. Em không kêu ca phàn nàn, nhưng em chỉ nhận thấy dân ta sợ luật và ngại KIỆN TỤNG quá! Đến quyền lợi của mình còn không bảo vệ và ý thức thì còn nghĩ cho ai được nữa! Coi như người lao động không kiện người sử dụng lao động vì họ còn làm ở đó, khó mà ý kiến gì. Nhưng việc chủ đầu tư giao nhà chậm, ảnh hưởng đến quyền lợi quyền lợi nghiêm trọng mà người bị thiệt hại cũng sợ và không tin vào pháp luật thì thử hỏi niềm tin và sức mạnh của pháp luậtb nằm ở đâu?
    Nó cũng giống như trong số rất nhiều quốc gia, người tiêu dùng Việt Nam là người tiêu dùng thuộc vào hàng dễ dãi nhất! Là một người học luật, em vẫn tin thế hệ bây giờ và sau này sẽ giúp ích cho xã hội, giúp cải thiện lòng tin vào pháp luật, vào công lý!
    Cảm ơn anh chị đã đọc, em rất mong nhận được những lời chia sẻ của các bậc tiền bối tâm huyết với nghề luật!

    chẳng có gì đáng quý bằng đam mê trong công việc!

    Biệt danh : sâu róm

    Yahoo: buihuyentb

     
    10107 | Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn buihuyentb vì bài viết hữu ích
    daonhan (05/12/2011)

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

2 Trang 12>
Thảo luận
  • #148665   19/11/2011

    dungabcluat
    dungabcluat
    Top 500
    Male


    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:02/11/2011
    Tổng số bài viết (271)
    Số điểm: 2089
    Cảm ơn: 6
    Được cảm ơn 118 lần


    Chào bạn.
    Theo tôi, không phải dân mình không biết Luật đâu. Khi có chỉ thị cấm pháo, xã Bình Đà đã tổ chức ngay lập tức 2 lớp học tại chức Luật, các giáo viên ĐH Luật đều thừa nhận lớp đó học rất thực chất, nghiêm túc, không cốt lấy bằng, thậm chí họ còn yêu cầu thay các giáo viên trẻ, ít kinh nghiệm thực tế. Đó là ví dụ rất nhỏ để biết sự ham học của dân khi gặp vấn đề của chính họ.
    Thực tế là dân ta ngại kiện tụng vì họ luôn tìm giải pháp tối ưu. Có bản án thì làm sao khi 1 người dân mất 26 năm để đi đòi UBND xã trả lại Ba nghìn hai trăm đồng chẵn sau khi đã có phán quyết của Tòa.
    http://hn.24h.com.vn/tin-tuc-trong-ngay/26-nam-tray-trat-di-doi-3200-dong-c46a417592.html
    Trong khi để kiện được: người đầu tư bất động sản có thể sẽ bị cơ quan chức năng quan tâm hơn nếu là công chức phải kê khai tài sản? Nhà đầu tư sẽ ký hợp đồng tiếp theo với công ty BĐS nào nếu là nhà đầu tư chuyên mua các căn hộ để bán ăn giá chênh lệch?.....
    Pháp luật là công cụ để điều chỉnh các quan hệ xã hội, nhưng đó không phải là tất cả. Mỗi lĩnh vực đều có những nguyên tắc vận hành riêng mà pháp luật chỉ có thể tác động hỗ trợ mà thôi. Kinh tế học khẳng định giá trị xã hội của hàng hóa là khả năng lao động của 1 người bình thường trong điều kiện bình thường. Vậy thì định mức năng suất lao động trong 8h của người làm việc giản đơn sẽ được hưởng tương ứng mức lương tối thiểu. Điều này hoàn toàn đúng luật, nhưng gia đình nào muốn sống với mức lương tối thiểu. Vậy là họ "Tự nguyện", kể cả tự nguyện trong máu và nước mắt (Nếu có thể, xin đọc đoạn văn lạ của Nguyễn Trung Hiếu để hiểu hơn về giá trị đồng tiền). Luật sư đến và đi, mang cho họ niềm tin công lý, còn bản thân mình, họ phải lo giải pháp tối ưu cho nồi cơm nhà mình.
    Người dân rất sáng suốt, và hệ thống luật cần phải hoàn thiện hơn rất nhiều mới có thể đáp ứng yêu cầu của 1 nhà nước pháp quyền. Điều này phụ thuộc vào tất cả chúng ta.
    Rất cảm phục sự hăng say và nhiệt huyết của bạn, hãy tăng cường giao lưu hợp tác, như chụm những bó củi lại bên nhau để cùng nhau lưu giữ nhiệt huyết ấy. Sau này, nếu là Luật sư, hãy đặt quyền và lợi ích hợp pháp của thân chủ lên trên danh tiếng của mình.
    Chúc bạn thành công

    Cập nhật bởi dungabcluat ngày 19/11/2011 10:43:33 SA lỗi chính tả

    Luật sư. Chuyên Tư vấn doanh nghiệp - Đại diện theo ủy quyền cho doanh nghiệp

    ĐT 0916029966 Email: dungtvluat@gmail.com

     
    Báo quản trị |  
    2 thành viên cảm ơn dungabcluat vì bài viết hữu ích
    daonhan (05/12/2011) KIDT20042004 (24/04/2012)
  • #148671   19/11/2011

    vietnguyenlaw
    vietnguyenlaw
    Top 500
    Male
    Chồi

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:13/09/2010
    Tổng số bài viết (224)
    Số điểm: 1572
    Cảm ơn: 35
    Được cảm ơn 68 lần


    Những lời bạn nói rất hay, nhưng bạn đừng quá bi quan như vậy,
    pháp luật và cơ chế thực thi pháp luật:
      Thừa nhận rằng pháp luật việt nam mình không thiếu (mình có cã luật nhà thơ mà), nhưng, phải thừa nhận rằng cơ chế thực thi thì yếu, vì quá nhiều thứ: bạn cứ nghĩ nó giống như con virut máy tính của bạn, làm máy tính ngày càng chạy chậm và có khi bi j hõng hóc. Nhưng microso có đưa ra được phần mềm nào hữu hiệu để diệt vi rút đâu, mà mình phải tự trang bị thêm các phần mềm cài đặt khác để phòng và chống. Nó giống như một cây cầu, và nếu và đến một mức nào đó, khi mà nó tãi trọng quá nhiều, quá nhiều vấn đề về nó, nó sẽ sập. ...  cái mà tôi muốn nói ở đây, là việc bạn phải "học và yêu nghề như thế nào" để trở thành một phần mềm phụ trợ như vậy? Không một xã hội nào công bằng hoàn toàn đâu bạn, và ở "ta"cũng không ngoại lệ, và nó có không công bằng đến mức nào thôi.
    Hãy biết chấp nhận và hòa mình vào thực tại, đừng để mình và những người xung quanh mình phải gánh chịu những rào cản về cơ chế thực thi như vậy? nghĩa là phải biết đấu tranh, phải biết loại bỏ những cái xấu ngay khi bạn thấy nó, tôi tin vào chúng ta vào những người biết luật, và hơn thế nữa ... tôi tin vào chế độ này.

    Nguyễn Văn Ninh

    Tel: 0932017127 | Mail: ninhnguyenlaw@gmail.com

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn vietnguyenlaw vì bài viết hữu ích
    daonhan (05/12/2011)
  • #148687   19/11/2011

    anhdv352
    anhdv352
    Top 25
    Female
    Lớp 12

    Quảng Ninh, Việt Nam
    Tham gia:18/12/2010
    Tổng số bài viết (2388)
    Số điểm: 23782
    Cảm ơn: 826
    Được cảm ơn 1354 lần
    Moderator

            Không phải dân ta ngại luật mà là không tin tưởng vào luật bạn ạ.
            Một bản án hành chính, dân sự được tuyên nhưng chưa chắc đã thi hành được.
            Một sự việc dân biết là theo luật mình đúng nhưng không làm cách nào để có thể tự bảo vệ quyền lợi của mình.
            Nếu bạn đi làm thực tế, bạn sẽ thấy rằng, trong lĩnh vực hành chính, đặc biệt liên quan tới vấn đề đất đai như thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ về đất thì dù người dân biết mình đúng, biết UBND làm sai, nhưng khiếu nại thì không được giải quyết thấu đáo. Khởi kiện thì Có mấy tòa án dám tuyên án xử "bố" mình sai. Chuyện đó không hẳn không có nhưng rất hy hữu. Chẳng thế mà có những vụ Tòa án xử UBND sai vậy mà cũng thành chuyện lạ. Lạ ở đây không phải là UBND mà cũng làm sai, mà lạ ở đây là ở chỗ Tòa án dám xử cho UBND sai.
            Nhiều lúc mình cũng thấy bức xúc lắm. Nhưng liệu một người dân bình thường thì làm gì    được họ. Chỉ còn cách duy nhất là muốn yên thân thì đừng lên tiếng.
            Có những nơi, để xin được cái xác nhận làm lại chứng minh thư nhân dân bạn cũng mất tiền. Để xin được cái xác nhận nguồn gốc đất bạn cũng phải mất tiền. Vì sao? Vì nếu bạn không làm thế thì chắc chắn rằng, sẽ còn lâu bạn mới có được những thứ bạn cần.
            Càng học luật, càng vào thực tế, càng thất vọng vì một xã hội không có thứ gọi là công bằng, công minh. Càng buồn cho những người dân thấp cổ bé họng. Buồn lắm, cái xã hội này.

    Đường chông gai chờ ngày mai ta bước tiếp!

     
    Báo quản trị |  
    2 thành viên cảm ơn anhdv352 vì bài viết hữu ích
    daonhan (05/12/2011) khatvongttk (04/12/2011)
  • #148735   19/11/2011

    Cuonglawyer
    Cuonglawyer
    Top 10
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:07/06/2011
    Tổng số bài viết (7332)
    Số điểm: 46544
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 2771 lần
    Lawyer

    Chào bạn!
              Thực ra "dân ta" không sợ luật và không ngại tố tụng. Hiện nay, việc tranh chấp dân sự, lao động, hành chính, kinh doanh thương mại xảy ra ngày càng nhiều và Tòa an nhiều nơi đang "quá tải" như ở các thành phố lớn: HN, Tp HCM.
              Có một số lý do khiến dân ta chưa biết, chưa muốn và chưa thể sử dụng pháp luật bảo vệ mình là:
    - Nhận thức pháp luật còn hạn chế (mình có quyền được pháp luật bảo vệ nhưng không biết);
    - Cơ chế áp dụng pháp luật còn nhiều bất cập;
    - Tham nhũng, tiêu cực còn nhiều khiến người dân chấp nhận "làm luật" chứ không chờ đến lúc "áp dụng luật";
    - Thói quen sử dụng tình cảm, niềm tin trong giao dịch;
    - Quan niệm sai lầm là "Vô phúc đáo tụng đình" mà không hiểu được là Tòa án là nơi phân rõ trắng đen, là nơi bảo vệ quyền lợi cho lẽ phải...
               Với sự phát triển của công nghệ thông tin, các phương tiện thông tin đại chúng, xu hướng quốc tế hóa... thì việc sử dụng và áp dụng pháp luật ngày càng nhiều. Xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN, lấy pháp luật làm chuẩn mực đánh giá hành vi con người là một trong những mục tiêu quan trọng của Nhà nước ta hiện nay. Do vậy, thời gian tới chắc sẽ không ai nghĩ là DÂN TA SỢ LUẬT VÀ NGẠI KIỆN TỤNG nữa.
    -

    Thạc sĩ, luật sư: ĐẶNG VĂN CƯỜNG - ĐT: 0977999896 - http://trungtamtuvanphapluat.vn

    Địa chỉ: Văn phòng luật sư Chính Pháp, Số 65b phố Tôn Đức Thắng, Đống Đa, Hà Nội.

    - Điện thoại/Fax:0437.327.407

    -Gmail: LuatsuChinhPhap@gmail.com

    - Website: http://luatsuchinhphap.hanoi.vn

    - https://www.facebook.com/luatsuchinhphap

    I. DỊCH VỤ PHÁP LÝ CỦA VĂN PHÒNG LUẬT SƯ CHÍNH PHÁP:

    Tranh tụng + Tư vấn + Đại diện ngoài tố tụng + Soạn thảo văn bản. Cụ thể như sau:

    1. Luật sư bào chữa, tranh tụng trong các vụ án: Hình sự, Dân sự, Lao động, Hành chính, Kinh doanh, thương mại;

    2. Luật sư thay mặt khách hàng: làm người đại diện theo ủy quyền để tham gia tố tụng và Đại diện ngoài tố tụng để giải quyết các vấn đề liên quan đến các lĩnh vực pháp lý; Thương thuyết, Đàm phán hợp đồng; Thu hồi các khoản nợ khó đòi...

    3. Luật sư tư vấn pháp luật: Trực tiếp, bằng văn bản hoặc Email cho các tố chức, cá nhân đối với mọi lĩnh vực pháp luật. Tư vấn theo vụ việc hoặc tư vấn pháp luật thường xuyên cho Doanh nghiệp. Tư vấn thường xuyên cho các Báo điện tử trong mục Giải đáp pháp luật và Dịch vụ luật sư riêng.

    4. Luật sư thực hiện thủ tục hành chính trọn gói: Đăng ký kinh doanh; Xin cấp GCN QSD đất lần đầu, Khai nhận di sản thừa kế, Đăng ký sang tên khi mua bán, chuyển nhượng BĐS, Chuyển mục đích sử dụng đất...

    5. Luật sư soạn thảo: Hợp đồng, Di chúc, Đơn thư và các văn bản pháp lý khác theo yêu cầu.

    II. TƯ VẤN PHÁP LUẬT MIỄN PHÍ cho mọi đối tượng (Liên hệ ngoài giờ hành chính):

    1. Hình thức tư vấn miễn phí:

    Luật sư Đặng Văn Cường thường xuyên tư vấn pháp luật miễn phí qua 3 hình thức:

    - Điện thoại: 0977.999.896

    - Gmail: Luatsuchinhphap@gmail.com

    - Website: http://luatsuchinhphap.hanoi.vn

    - Website: http://trungtamtuvanphapluat.vn

    - https://www.facebook.com/cuongluatsuchinhdai

    2. Thời gian tư vấn pháp luật miễn phí: Từ 19h-21h hàng ngày và cả ngày Thứ 7 + Chủ nhật

    III. BÀO CHỮA MIỄN PHÍ:

    Ths. Luật sư Đặng Văn Cường, Văn phòng luật sư Chính Pháp, Đoàn luật sư Hà Nội thường xuyên bào chữa miễn phí cho các đối tượng là: Người chưa thành niên; Người nghèo, Thân nhân liệt sĩ và Người có công với cách mạng.

    Văn phòng luật sư Chính Pháp cần tuyển dụng: Luật sư và Cộng tác viên làm việc tại Hà Nội và trưởng Chi nhánh ở các tỉnh Phía Bắc.

     
    Báo quản trị |  
    2 thành viên cảm ơn Cuonglawyer vì bài viết hữu ích
    khatvongttk (04/12/2011) daonhan (05/12/2011)
  • #152600   04/12/2011

    richer266
    richer266
    Top 500
    Male
    Lớp 1

    Quảng Bình, Việt Nam
    Tham gia:16/01/2009
    Tổng số bài viết (226)
    Số điểm: 2601
    Cảm ơn: 39
    Được cảm ơn 81 lần


    Tôi đồng ý với Luật sư Cuonglawyer!
     
    Báo quản trị |  
  • #152648   04/12/2011

    minhtuyen691
    minhtuyen691

    Chồi

    Thanh Hoá, Việt Nam
    Tham gia:12/11/2011
    Tổng số bài viết (84)
    Số điểm: 1110
    Cảm ơn: 7
    Được cảm ơn 14 lần


      Tôi cũng đòng ý với bạ về quan điểm người dân ngại kiện tụng, ngại phải đụng đến cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
      Tôi là sinh viên năm 3 Khoa Luật - Đại học Huế. mặc dù khoa luật mới tách ra và đọi ngũ giáo viên còn chưa đông như các trường ở Hà Nội và TP HCM nhưng với sự nhiệt tình của thầy cô, và sự tự học chúng tôi cũng đã có những kiến thức nhất định.
     Các kỳ trước và đặc biệt là kỳ này, trong chương trình học các thầy cô có giao cho chúng tôi đi thực tế, tìm số liệu, thảo luận và đặc biệt chúng tôi được làm niên luận. chúng tôi có đén một số cơ quan, có lần tìm hiểu ở phòng công chứng tôi gặp một bà cụ khoảng 65 tuổi, cụ nói rất nhiều về luật và người học luật.
      Cụ đi làm công chứng hợp đòng cho thế nhà và có phản ánh thực tế về luật. những thực tế đó không còn là mới nhưng nó cũng không phải là cũ, và chúng ta cần nhìn nhận lại điều đó.
      thực tế mà tôi được nghe phản ánh nhiều nhất đó là sợ đụng đến công an, tòa án, cơ quan nhà nước vì: việc giải quyết khó mà lấy lại công bằng cho họ, thời gian giải quyết lâu, những người làm công tác này đôi khi còn vì lợi ích bản thân mà còn làm chư dúng trách nhiệm....
      Các bạn có ý kiến như thế nào?
      Đó là thực tế mà tôi nghe được phản ánh từ những người dân, và bản thân tôi trong quá trình thực hiện một số công việc có liên quan đến nhà nước cũng thấy những thực  tế đó.
       

    nothing is impossible

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn minhtuyen691 vì bài viết hữu ích
    daonhan (05/12/2011)
  • #152682   04/12/2011

    dungabcluat
    dungabcluat
    Top 500
    Male


    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:02/11/2011
    Tổng số bài viết (271)
    Số điểm: 2089
    Cảm ơn: 6
    Được cảm ơn 118 lần


    Tôi không đồng ý dân ta sợ Luật.
    Thực tế, đâu phải cái gì cũng cần kiện tụng.
    Luật nước ngoài rất đề cao Trọng tài kinh tế và tôn trọng tài phán của các tổ chức trọng tài.
    Luật sư cần thương lượng trước khi kiện tụng để đảm bảo quyền lợi của thân chủ.
    Chúng ta xem, ở Mỹ, ở Nga, việc khởi kiện dân sụ phức tạp tới đâu, kể từ bước bầu Hội thầm đoàn. Nên dân ở đâu cũng cố gắng trành kiện tụng là tốt nhất.
    Ở các nước tiên tiến, họ cũng lựa chọn kỹ, xem vụ việc này nên qua Trọng tài kinh tế hay qua Tòa án, việc này làm người dân tham gia dịch vụ pháp lý tốt hơn, dịch vụ pháp lý không đồng nhất với việc khởi kiện..
    Đã qua tòa án, thì bất kể nước nào cũng khá lâu.
    Vấn đề là khi tư vấn ở VN, các tư vấn cứ thấy có vấn đề không đảm bảo quy trình pháp luật là đề nghị thân chủ kiện tụng và rất muốn thân chủ kiện tụng mà thôi.
    Đề nghị các nhà tư vấn, tư vấn đầy đủ cho thân chủ, để thân chủ quyết định: nên thương lượng, nên dùng trọng tài kinh tế hay khời kiện.
    Nếu tư vấn đúng, thì sẽ thấy dân ta không sợ Luật đâu, chỉ là luôn lựa chọn để tránh rủi ro pháp lý cho mình..
    Chúc các bạn thành công/

    Luật sư. Chuyên Tư vấn doanh nghiệp - Đại diện theo ủy quyền cho doanh nghiệp

    ĐT 0916029966 Email: dungtvluat@gmail.com

     
    Báo quản trị |  
    2 thành viên cảm ơn dungabcluat vì bài viết hữu ích
    daonhan (05/12/2011) richer266 (05/12/2011)
  • #152722   05/12/2011

    richer266
    richer266
    Top 500
    Male
    Lớp 1

    Quảng Bình, Việt Nam
    Tham gia:16/01/2009
    Tổng số bài viết (226)
    Số điểm: 2601
    Cảm ơn: 39
    Được cảm ơn 81 lần


    dungabcluat viết:
    Tôi không đồng ý dân ta sợ Luật.
    Thực tế, đâu phải cái gì cũng cần kiện tụng.

    Đề nghị các nhà tư vấn, tư vấn đầy đủ cho thân chủ, để thân chủ quyết định: nên thương lượng, nên dùng trọng tài kinh tế hay khời kiện.
    Nếu tư vấn đúng, thì sẽ thấy dân ta không sợ Luật đâu, chỉ là luôn lựa chọn để tránh rủi ro pháp lý cho mình..
    Chúc các bạn thành công/


    Đồng ý, hãy thể hiện đúng là Dân Luật nhé. Xin cảm ơn
     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn richer266 vì bài viết hữu ích
    daonhan (05/12/2011)
  • #152773   05/12/2011

    thongtranduc
    thongtranduc

    Sơ sinh

    Vietnam --> Nghệ An
    Tham gia:18/09/2009
    Tổng số bài viết (2)
    Số điểm: 10
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 1 lần


    Không phải dân ta sợ luật mà dân ta hiểu biết luật còn hạn chế và ngại va chạm, cũng vì không có thói quen thuê luật sư đối với những sự việc bình thường. Hầu như chỉ tìm hiểu về những lĩnh vực mà mình làm hàng này thuộc về chuyên môn của mình. Như tôi khi tham gia trên trường mòn Hồ Chí Minh bị bắn tốc độ 83/80 bị doạ mà không biết cứ xin 1 lúc họ mới cho đi, đến khi hỏi bạn thì chưa đến mức phạt thấy tức mà không làm được gì.
     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn thongtranduc vì bài viết hữu ích
    daonhan (05/12/2011)
  • #152851   05/12/2011

    hasosa
    hasosa
    Top 200
    Male
    Lớp 5

    Quảng Ninh, Việt Nam
    Tham gia:09/03/2010
    Tổng số bài viết (480)
    Số điểm: 6889
    Cảm ơn: 158
    Được cảm ơn 136 lần


    Dân ta đâu có ngại luật gì đâu cơ chứ... chẳng qua do chưa có thói quen giải quyết những bất đồng bằng luật pháp mà thôi, một phần do kém hiểu biết, một phần do còn nặng giải quyết vấn đề bằng tình cảm...

    Ví dụ: Thay vì khởi kiện ngay đòi tài sản thì 1 người nào đó lại để cho con nợ khất lần dẫn đến khi cần khởi kiện thì đã hết thời hiệu.
    Như vậy là do thiếu hiểu biết + do nể nang mà không biết sử dụng "pháp luật" mà bảo vệ quyền lợi của mình...

    3 điều làm nên giá trị con người: Siêng năng – Chân thành – Thành đạt

     
    Báo quản trị |  
  • #152903   05/12/2011

    emvannhungayxua
    emvannhungayxua
    Top 500


    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:20/10/2009
    Tổng số bài viết (147)
    Số điểm: 2241
    Cảm ơn: 40
    Được cảm ơn 60 lần


    Kiến thức bạn học trên ghế nhà trường khác xa so với thực tế xã hội. Ra trường đi làm rồi bạn sẽ có được cái nhìn toàn diện hơn về xã hội này. chúc bạn thành công!

    ĐT: 0972765126

    Gmail: phuongdunglaw@gmail.com

    Yahoo: aotrangsantruong_1011

     
    Báo quản trị |  
  • #152943   05/12/2011

    minhtuyen691
    minhtuyen691

    Chồi

    Thanh Hoá, Việt Nam
    Tham gia:12/11/2011
    Tổng số bài viết (84)
    Số điểm: 1110
    Cảm ơn: 7
    Được cảm ơn 14 lần


    #fff8df;">Tôi không đồng ý dân ta sợ Luật.
    #fff8df;" /> #fff8df;">Thực tế, đâu phải cái gì cũng cần kiện tụng.
    #fff8df;" /> #fff8df;">Luật nước ngoài rất đề cao Trọng tài kinh tế và tôn trọng tài phán của các tổ chức trọng tài.
    #fff8df;" /> #fff8df;">Luật sư cần thương lượng trước khi kiện tụng để đảm bảo quyền lợi của thân chủ.
    #fff8df;" /> #fff8df;">Chúng ta xem, ở Mỹ, ở Nga, việc khởi kiện dân sụ phức tạp tới đâu, kể từ bước bầu Hội thầm đoàn. Nên dân ở đâu cũng cố gắng trành kiện tụng là tốt nhất.
    #fff8df;" /> #fff8df;">Ở các nước tiên tiến, họ cũng lựa chọn kỹ, xem vụ việc này nên qua Trọng tài kinh tế hay qua Tòa án, việc này làm người dân tham gia dịch vụ pháp lý tốt hơn, dịch vụ pháp lý không đồng nhất với việc khởi kiện..
    #fff8df;" /> #fff8df;">Đã qua tòa án, thì bất kể nước nào cũng khá lâu.
    #fff8df;" /> #fff8df;">Vấn đề là khi tư vấn ở VN, các tư vấn cứ thấy có vấn đề không đảm bảo quy trình pháp luật là đề nghị thân chủ kiện tụng và rất muốn thân chủ kiện tụng mà thôi.
    #fff8df;" /> #fff8df;">Đề nghị các nhà tư vấn, tư vấn đầy đủ cho thân chủ, để thân chủ quyết định: nên thương lượng, nên dùng trọng tài kinh tế hay khời kiện.
    #fff8df;" /> #fff8df;">Nếu tư vấn đúng, thì sẽ thấy dân ta không sợ Luật đâu, chỉ là luôn lựa chọn để tránh rủi ro pháp lý cho mình..
    #fff8df;" /> #fff8df;">Chúc các bạn thành công/



    việc giải quyết bằng trọng tài thườn tốn kém, còn tốn hơn cả chi phí xét xử ở tòa án. còn việc thương lượng hiệu quả ít và trọng tài chỉ có trong lĩnh vực lao động và thương mại.

    nothing is impossible

     
    Báo quản trị |  
  • #574215   30/07/2021

    nguyenphuong2804
    nguyenphuong2804
    Top 150
    Female
    Lớp 3

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:14/04/2018
    Tổng số bài viết (635)
    Số điểm: 4110
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 37 lần


    Mình thấy người dân không phải là sợ luật mà do không am hiểu quy định pháp luật thành ra cảm thấy lúng túng khi phải đối diện với cơ quan thẩm quyền. Bên cạnh đó, việc kiện tụng trước giờ thủ tục thường phức tạp, tốn thời gian và cả tiền bạc nữa nên thành ra người dân cũng ngại thực hiện.

     
    Báo quản trị |  
  • #574249   31/07/2021

    MewBumm
    MewBumm
    Top 50
    Male
    Lớp 10

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:26/09/2017
    Tổng số bài viết (2007)
    Số điểm: 13688
    Cảm ơn: 16
    Được cảm ơn 256 lần


    Tâm lý chung của người dân là ngại tiếp xúc với cơ quan nhà nước, ngại đưa nhau ra tòa vì thủ tục hành chính phức tạp. Vậy nên đa số người dân chọn tự giải quyết với nhau trừ khi nào không có lựa chọn nào khác, không thể thỏa thuận được thì mới nhờ đến Tòa án giải quyết.

     
    Báo quản trị |  
  • #574796   27/08/2021

    Tác giả đã đưa ra một câu hỏi khá hay và cũng là một vấn đề luôn tồn tại từ trước tới nay. Mình đồng ý là dân ta sợ những vấn đề liên quan đến luật và ngại việc kiện tụng. Vì sao? Vì hệ thống pháp luật nước ta quá nhiều Bộ luật, Luật, Nghị định,…Đến người học luật, làm nghề luật còn không thể nắm hết thì người dân sao có thể nắm được. Mà không nắm chắc được luật thì bạn lấy cơ sở đâu để khiếu nại, để bảo vệ quyền lợi của mình. Bạn có chắc rằng bạn đang bảo vệ được quyền lợi của mình không? Ví dụ đơn giản nhất khi bạn đi thuê nhà trọ, chủ nhà trọ đưa ra bản hợp đồng với những điều khoản bất lợi cho bạn, bạn yêu cầu được thỏa thuận lại vì luật quy định như vậy. Nhưng chủ nhà nói với bạn đồng ý thì ở không thì thôi, không thay đổi gì hết và bạn cũng không thể đi đâu được nữa thì bạn có ký vào bản hợp đồng bất lợi này không?

    Đây chỉ là nói đến một vấn đề cực gần gũi và ít ảnh hưởng đến cuộc sống của chúng ta rồi. Bạn thử nghĩ nếu người sử dụng lao động nói với bạn làm được thì làm không thì nghỉ việc đi trong tình huống bạn đưa ra một yêu cầu để bảo vệ quyền lợi của bạn, mà thật sự công việc đó là nguồn nuôi sống cả gia đình bạn, bạn sẽ làm gì? Hay ví dụ bạn cảm thấy việc công ty đơn phương chấm dứt hợp đồng với bạn là không phù hợp với quy định của pháp luật, bạn kiện thì bao lâu vụ kiện của bạn sẽ giải quyết xong. Bạn thắng kiện bạn được gì và nếu bạn thua kiện thì chi phí vụ kiện, những khoản tiền trong lúc mất việc của bạn ai sẽ chi trả? Thật sự khi nghĩ đến những thủ tục rắc rối, kéo dài để giải quyết một vấn đề thì nhiều người sẽ lùi bước và chọn cách tiếp tục chấp nhận những điều khoản bất công đó. Tuy nhiên, pháp luật Việt Nam được xây dựng theo hướng bảo vệ quyền lợi của những người yếu thế và thật sự đã có nhiều người dùng pháp luật để bảo vệ quyền lợi của mình. Nhưng đó là một quá trình dài và từ từ chứ không phải nói muốn thay đổi là thay đổi được.

     

     
    Báo quản trị |  
  • #574830   28/08/2021

    hongphuongtg98
    hongphuongtg98
    Top 75
    Lớp 4

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:11/08/2020
    Tổng số bài viết (820)
    Số điểm: 5755
    Cảm ơn: 6
    Được cảm ơn 123 lần


    Có phải dân ta sợ luật và ngại kiện tụng?

    Theo quan điểm của mình thì không phải ai cũng sợ luật, ngại kiện tụng. Nhưng đồng ý với tác giả là một số lượng lớn người dân khá e dè, ngại phải tham gia trong quá trình tiếp xúc với các cơ quan có thẩm quyền. Họ cũng cảm thấy mất thời gian khi phải mắc phải những vấn đề hành chính. Nhưng những năm trở lại đây mình thấy người dân đã cởi mở hơn rất nhiều.
     
    Báo quản trị |  
  • #575208   31/08/2021

    thuychichu
    thuychichu
    Top 50
    Female
    Lớp 9

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:16/05/2017
    Tổng số bài viết (1433)
    Số điểm: 12415
    Cảm ơn: 63
    Được cảm ơn 282 lần


    Nhận định của bài viết cũng có phần nào đúng khi trình tự thủ tục tố tụng ở nước ta còn khá phức tạp và tốn rất nhiều thời gian. Chưa kể thực tế thời gian tố tụng còn kéo dài hơn cả quy định trong Luật. Bên cạnh đó, sự thiếu hiểu biết về Luật khiến người dân không cảm thấy đủ tự tin để vận dụng nó vào thực tế

     
    Báo quản trị |  
  • #577639   30/11/2021

    danluan123
    danluan123
    Top 50
    Male
    Lớp 7

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:14/07/2020
    Tổng số bài viết (1195)
    Số điểm: 8720
    Cảm ơn: 1
    Được cảm ơn 96 lần


    Có thể nói; Nếu như ở nước ngoài, người dân có thể khởi kiện ra tòa để giải quyết các tranh chấp nhỏ như chuyện nuôi chó mèo ở chung cư, hay hát karaoke gây ồn ào, thì người Việt lại thường chọn cách phàn nàn hoặc gửi đơn ra phường. Vì sao lại như vậy, một phần do thủ tục, hơn nữa mất tiền án phí.
     
     
    Báo quản trị |  
  • #578269   23/12/2021

    Người dân ngại đụng đến kiện tụng một phần đến từ việc ái ngại thủ tục, nhưng một mặt khác còn đến từ quan niệm "chuyển lớn hóa nhỏ chuyện nhỏ hóa không" bởi hai nguyên nhân này nên khi xảy ra một vấn đề họ sẽ cố gắng để biến vấn đề đó thành không xem như chịu một phần thiệt mà mọi người đều vui vẻ. Việc kiện tụng thủ tục vì chưa tìm hiểu nên sẽ họ quan niệm sẽ rắc rối, lâu, có nhiều vụ kiện tốn chi phí xét xử cao hơn giá trị thực nhận sau đó và chưa chắc sẽ thắng kiện. 

     
    Báo quản trị |  
  • #578872   30/12/2021

    katkumhat
    katkumhat
    Top 75
    Lớp 4

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:31/08/2020
    Tổng số bài viết (856)
    Số điểm: 5799
    Cảm ơn: 2
    Được cảm ơn 87 lần


    Theo mình thấy, nếu không thể thỏa thuận được thì người ta mới đưa nhau đi kiện thôi. Bởi thực tế nếu kiện tụng được thủ lý, giải quyết theo đúng trình tự thủ tục thì rất mất thời gian và gây phiền hà cho các bên có liên quan. Nên không ai thích kiện tụng cả. Vẫn có trường hợp vì một sự thật, một vấn đề bức xúc, vì muốn tìm lại công lý,… thì con đường kiện tụng, chứng minh ai đúng ai sai, vẫn được lựa chọn và quyết theo đến cùng.

     
    Báo quản trị |