Trong vụ án Lại Thị Kiều Trang đầu độc trà sữa thì tất nhiên bản án tử hình là hoàn toàn hợp lý.
https://tuoitre.vn/tuyen-tu-hinh-bi-cao-bo-xyanua-vao-tra-sua-gay-chet-nguoi-20200717104430963.htm
Nhưng vấn đề ở khâu bồi thường thì nhiều bạn có thắc mắc là liệu có trả nổi gia đình nạn nhân không hay chỉ được cái miệng lúc đó?
Ví dụ vài comment như thế này:
Nguyễn Văn Bình
Bị cáo bảo: "Chấp nhận bồi thường tiền cấp dưỡng tối đa 5 triệu đồng/tháng (bằng lương chị Hạnh đi làm thực lĩnh khi còn sống)."
Chúng ta nghĩ là khi toà chưa tuyên án, chứ khi đã nghe tuyên án bị tử hình rồi thì là sao bị cáo có thể trả lời như câu trên. Bị cáo chết là hết, trách nhiệm giải quyết tiếp là của những người sống; là toà án, là gia đình bị cáo, là xã hội .
linh
@Nguyễn Văn Bình: Kê biên tài sản hiện có thôi, ví dụ như điện thoại xe máy, tài khoản ngân hàng, nếu vẫn thiếu thì nạn nhân phải chịu, vì đã vượt quá khả năng chi trả của hung thủ rồi
Do vậy mình có suy nghĩ rằng nên lập thêm một án là tù chung thân không ân xá (hoặc trên 60 năm mới được xét ân xá và cho ra tù) nếu bị cáo và gia đình bị cáo đạt thỏa thuận bồi thường hoàn toàn 100% cho gia đình nạn nhân.
Điều kiện để được chuyển tử hình hành chung thân không ân xá (hoặc trên 60 năm mới được xét ân xá và cho ra tù) áp dụng cho tội giết người:
1) Bồi thường hoàn toàn 100% cho gia đình nạn nhân.
2) Gia đình nạn nhân phải đồng ý giảm án từ tử hình thành chung thân không ân xá (hoặc trên 60 năm mới được xét ân xá và cho ra tù). Nếu gia đình bác bỏ không đồng ý thì vẫn bị tử hình.
3) Chỉ áp dụng cho vụ án có một người thiệt mạng.
Đối với bị cáo bị tuyên án tử hình thì có 2 trường hợp và bị cáo có thể chọn lựa:
1) Nếu còn án tử hình (do không thể bồi thường hoặc gia đình nạn nhân không đồng ý) thì có thể gửi đơn ân xá đến chủ tịch nước.
2) Được quyền chọn lựa giữa tù chung thân không ân xá (hoặc trên 60 năm mới được xét ân xá và cho ra tù) khi đã đạt thỏa thuận gia đình nạn nhân hoặc án tử hình.
2.1) Nếu chọn tử hình thì có quyền gửi đơn xin ân xá thành án tù chung thân bình thường vì sẽ đươc xét đặc xá nếu ở tù 20 năm chấp hành tốt.
2.2) Nếu chọn tù chung thân không ân xá (hoặc trên 60 năm mới được xét ân xá và cho ra tù) thì bị cáo không có quyền viết đơn ân xá cho chủ tịch nước.
Theo các bạn có nên như vậy không vì mình thấy cần lấy lại công bằng cho cuộc sống sau này của gia đình nạn nhân?