Có nên bỏ quy định: Người gây TNGT có quyền bỏ trốn

Chủ đề   RSS   
  • #293815 28/10/2013

    phamthanhhuu
    Top 25
    Male
    Dân Luật bậc 1


    Tham gia:20/07/2012
    Tổng số bài viết (3535)
    Số điểm: 109378
    Cảm ơn: 401
    Được cảm ơn 4357 lần


    Có nên bỏ quy định: Người gây TNGT có quyền bỏ trốn

    Theo điểm c khoản 2 điều 202 Bộ luật Hình sự 1999 hành vi gây TNGT rồi bỏ chạy để trốn tránh trách nhiệm sẽ bị phạt tù từ 3 đến 10 năm.

    Nghị định 71/2012/NĐ-CP xử phạt từ 2 – 3 triệu đồng đối với người điều khiển xe máy, 4 – 6 triệu đồng đối với người điều khiển ô tô nếu gây tai nạn giao thông mà bỏ trốn không trình báo với cơ quan có thẩm quyền, không tham gia cấp cứu người bị nạn.

    Quy định trên tại Bộ luật Hình sự và Nghị định 71 đã thống nhất với Luật Giao thông đường bộ 2008, Luật Giao thông đường bộ cho phép người gây TNGT bỏ trốn vì lý do đe dọa tính mạng nhưng phải trình báo ngay đối với cơ quan công an nơi gần nhất.

    Có thể suy đoán, Luật cho phép người gây TNGT bỏ trốn vì sợ người nhà nạn nhân, người dân bức xúc trước hành vi gây tai nạn, không kiềm chế được tức giận … nên có hành vi nguy hiểm đối với tính mạng người gây TNGT.

    Rõ ràng ý nghĩa của quy định “bỏ trốn” rất hay nhưng chính sự hay đó đã vô hiệu hóa điều hay khác. Dường như mọi trường hợp gây TNGT đều có thể bỏ trốn và viện dẫn điểm b khoản 1 điều 38; khi ấy nghĩa vụ cấp cứu người bị nạn bị phai mờ, và né vi phạm.

    Ví dụ: người điều khiển phương tiện trong điều kiện nồng đồ cồn vượt mức quy định gây TNGT rồi bỏ trốn một khoảng thời gian sau đủ để nồng độ cồn giảm thì đến trình báo công an. Như vậy, việc đo nồng độ cồn trong trường hợp này không còn chính xác và vô hình chung người gây TNGT né được hành vi vi phạm điều khiển phương tiện gây TNGT nghiêm trọng khi sử dụng nồng độ độ cồn quá mức cho phép.

    Bộ Luật Hình sự 1999

    Điều 202. Tội vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ

    1. Người nào điều khiển phương tiện giao thông đường bộ mà vi phạm quy định về an toàn giao thông đường bộ gây thiệt hại cho tính mạng hoặc gây thiệt hại nghiêm trọng cho sức khoẻ, tài sản của người khác, thì bị phạt tiền từ năm triệu đồng đến năm mươi triệu đồng, cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ  sáu tháng đến năm năm.

     2. Phạm tội  thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ ba năm đến mười năm:

    c) Gây tai nạn rồi bỏ chạy để trốn tránh trách nhiệm hoặc cố ý không cứu giúp người bị nạn; 

    ------------------------------------------------------------------------------

    Nghị định 71

    Điều 8. Xử phạt người điều khiển, người ngồi trên xe ô tô và các loại xe tương tự ô tô vi phạm quy tắc giao thông đường bộ

    6. Phạt tiền từ 4.000.000 đồng đến 6.000.000 đồng đối với người điều khiển xe vi phạm một trong các hành vi sau đây:

    b) Gây tai nạn giao thông không dừng lại, không giữ nguyên hiện trường; bỏ trốn không đến trình báo với cơ quan có thẩm quyền, không tham gia cấp cứu người bị nạn.

    Điều 9. Xử phạt người điều khiển, người ngồi trên xe mô tô, xe gắn máy (kể cả xe máy điện), các loại xe tương tự mô tô và các loại xe tương tự xe gắn máy vi phạm quy tắc giao thông đường bộ

    6. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với người điều khiển xe vi phạm một trong các hành vi sau đây:

    d) Gây tai nạn giao thông không dừng lại, không giữ nguyên hiện trường, bỏ trốn không đến trình báo với cơ quan có thẩm quyền, không tham gia cấp cứu người bị nạn;

    ------------------------------------------------------------------------------

    Luật Giao thông đường bộ

    Điều 38. Trách nhiệm của cá nhân, cơ quan, tổ chức khi xảy ra tai nạn giao thông

    1. Người điều khiển phương tiện và những người liên quan trực tiếp đến vụ tai nạn có trách nhiệm sau đây:

    b) Ở lại nơi xảy ra tai nạn cho đến khi người của cơ quan công an đến, trừ trường hợp người điều khiển phương tiện cũng bị thương phải đưa đi cấp cứu hoặc phải đưa người bị nạn đi cấp cứu hoặc vì lý do bị đe dọa đến tính mạng, nhưng phải đến trình báo ngay với cơ quan công an nơi gần nhất;

    Cập nhật bởi phamthanhhuu ngày 28/10/2013 11:18:25 SA
     
    19668 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #293859   28/10/2013

    ngocloan1990
    ngocloan1990
    Top 200
    Lớp 2

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:20/06/2013
    Tổng số bài viết (486)
    Số điểm: 3699
    Cảm ơn: 235
    Được cảm ơn 230 lần


    Tôi thấy ý kiến bỏ quy định này là cần thiết.

    Trong thời gian mà luật chưa sửa thì phải quy định người gây tai nạn phải trình diện công an trong vòng 30 phút kể từ thời điểm gây tai nạn.

     
    Báo quản trị |  
  • #293886   28/10/2013

    Unjustice
    Unjustice
    Top 50
    Lớp 10

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:18/06/2010
    Tổng số bài viết (1336)
    Số điểm: 14997
    Cảm ơn: 152
    Được cảm ơn 1057 lần


    Diễn giải luật như thế là chết. Luật (GT đường bộ) đâu có cho phép người gây tai nạn giao thông có quyền bỏ trốn. Luật yêu cầu người gây tai nạn phải ở lại hiện trường (nơi xảy ra tai nạn) cho đến khi có người của cơ quan công an đến. Chỉ được phép không được ở lại hiện trường khi phải đi cấp cứu hoặc đưa người bị nạn đi cấp cứu hoặc khi bị đe dọa đến tính mạng.

    Vậy khi nào thì người gây tai nạn bị xem là đang bị đe dọa đến tính mạng để có thể rời khỏi hiện trường tai nạn. Cái này còn phụ thuộc vào từng trường hợp tai nạn cụ thể chứ đâu phải lúc nào cũng vin vào lý do này để rời khỏi hiện trường tai nạn được. Ví dụ như tai nạn xảy ra vào giữa đêm khuya, nơi đường vắng ...bỏ đi trong những trường hợp đó thì chỉ có nước làm tăng nặng trách nhiệm và hình phạt.

     

    Luật được sinh ra để phục vụ con người chứ không phải để cai trị.

     
    Báo quản trị |  
    5 thành viên cảm ơn Unjustice vì bài viết hữu ích
    SAdmin (28/10/2013) danusa (28/10/2013) themiracle (29/10/2013) ngocloan1990 (28/10/2013) oh_my_god (29/10/2013)
  • #293888   28/10/2013

    phamthanhhuu
    phamthanhhuu
    Top 25
    Male
    Dân Luật bậc 1


    Tham gia:20/07/2012
    Tổng số bài viết (3535)
    Số điểm: 109378
    Cảm ơn: 401
    Được cảm ơn 4357 lần


    Unjustice viết:

    Diễn giải luật như thế là chết. Luật (GT đường bộ) đâu có cho phép người gây tai nạn giao thông có quyền bỏ trốn. Luật yêu cầu người gây tai nạn phải ở lại hiện trường (nơi xảy ra tai nạn) cho đến khi có người của cơ quan công an đến. Chỉ được phép không được ở lại hiện trường khi phải đi cấp cứu hoặc đưa người bị nạn đi cấp cứu hoặc khi bị đe dọa đến tính mạng.

    Vậy khi nào thì người gây tai nạn bị xem là đang bị đe dọa đến tính mạng để có thể rời khỏi hiện trường tai nạn. Cái này còn phụ thuộc vào từng trường hợp tai nạn cụ thể chứ đâu phải lúc nào cũng vin vào lý do này để rời khỏi hiện trường tai nạn được. Ví dụ như tai nạn xảy ra vào giữa đêm khuya, nơi đường vắng ...bỏ đi trong những trường hợp đó thì chỉ có nước làm tăng nặng trách nhiệm và hình phạt.

     

    Trên tinh thần thì điều Luật rất hay nhưng thực tế sẽ xuất hiện tình trạng lách luật. Em đã trình bày trong bài viết Dường như mọi trường hợp gây TNGT đều có thể bỏ trốn và viện dẫn điểm b khoản 1 điều 38. Anh có thể tham khảo bài http://m.vietnamnet.vn/vn/xa-hoi/144963/dam-chet-nguoi-roi-vin-vao----luat-de-tron-toi.html . 

     
    Báo quản trị |  
  • #293904   28/10/2013

    Unjustice
    Unjustice
    Top 50
    Lớp 10

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:18/06/2010
    Tổng số bài viết (1336)
    Số điểm: 14997
    Cảm ơn: 152
    Được cảm ơn 1057 lần


    Chào bạn Hữu, 

    Thứ nhất, lách luật không phải là chuyện mới. Đó là một trong những nguyên nhân dẫn đến sự khác biệt giữa công lý và chân lý, mức độ khác biệt thế nào còn phụ thuộc vào tính chặt chẽ của pháp luật và khả năng lách luật của người vi phạm (hoặc luật sư của họ).

    Thứ hai, khi đưa ra tòa (chết người là gây hậu quả nghiêm trọng rồi) thì quan tòa sẽ là người có quyền phán xét việc rời bỏ hiện trường là có hợp lý hay không để đưa ra mức án phù hợp. 

    Thứ ba, nếu bảo say rượu, gây tai nạn rồi bỏ trốn sau đó quay lại thì có thể giảm nhẹ trách nhiệm hình sự do nồng độ cồn không còn cao là không đúng. Vì cơ quan điều tra sẽ còn nhiều biện pháp khác nghiệp vụ khác để xác minh.

    Thứ tư, luật có cấm bỏ trốn thì người gây tai nạn vẫn bỏ trốn thì làm thế nào? Cũng chẳng giải quyết được các vấn đề topic đưa ra, cũng như các vấn đề mà bài báo đưa lên.

    Vì thế quy định như hiện hành là phù hợp.

    Luật được sinh ra để phục vụ con người chứ không phải để cai trị.

     
    Báo quản trị |  
    2 thành viên cảm ơn Unjustice vì bài viết hữu ích
    danusa (28/10/2013) phamthanhhuu (28/10/2013)
  • #293908   28/10/2013

    danusa
    danusa
    Top 25
    Female
    Cao Đẳng

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:12/07/2008
    Tổng số bài viết (2776)
    Số điểm: 32598
    Cảm ơn: 943
    Được cảm ơn 1127 lần


    Thực tế thì những vụ tại nạn đặc biệt là các xe tải container khi gậy tai nạn thì đều thấy tài xế bỏ trốn, sau đó trong vòng 24h hặoc vài ngày thì họ ra công ăn đầu thú, thiết nghĩ hành vi này cũng là bản năng thôi, vì họ sợ. Nhưng sau khi bỏ trốn họ tư suy nghĩ lại hoặc được người khác khuyên nhủ nên ra đầu thú.

    Còn việc mà gây tia nạn xong ở lại cấp cứu người bị nạn thì mấy ai làm được chứ?

    Nên quy định này ở đây không nhất thiết phải bỏ..

     
    Báo quản trị |  
  • #293909   28/10/2013

    phamthanhhuu
    phamthanhhuu
    Top 25
    Male
    Dân Luật bậc 1


    Tham gia:20/07/2012
    Tổng số bài viết (3535)
    Số điểm: 109378
    Cảm ơn: 401
    Được cảm ơn 4357 lần


    Chào anh Unjustice!

    Trước hết em xin cảm ơn ý kiến góp ý của anh.

    Mục đích lập topic này của em là học hỏi ý kiến mọi người chứ không phải là bỏ quy định đó. Vì vậy, Tiêu đề của topic là: "Có nên bỏ quy định: Người gây TNGT có quyền bỏ trốn" và bài viết cũng ko có kết luận là nên làm gì (vì em ko đủ khả năng làm việc đó) nên em chỉ đưa ra cái bất cập đó để mọi người cùng chia sẻ quan điểm. Trong đó có ý kiến của anh.

    Và Luật chỉ quy định vì lý do bị đe dọa đến tính mạng nên dễ xảy ra hiện tượng lách, em nghĩ là nên quy định trường hợp nào được trường hợp nào không. Chứ thật sự hiện nay lái xe sau khi gây tai nạn bỏ trốn đã trở thành "tập quán" luôn rồi. Vì họ đều cho rằng lúc đó tôi sợ người nhà hay người dân đánh.

     
    Báo quản trị |  
  • #293939   28/10/2013

    luatsuchanh
    luatsuchanh
    Top 25
    Male
    Lớp 12

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:09/03/2011
    Tổng số bài viết (3106)
    Số điểm: 22429
    Cảm ơn: 296
    Được cảm ơn 1477 lần


    Chào các bạn!

    Ông bà ta nói "Được cái lọ thì mất cái chai". Nên cho dù các bạn tranh luận bao nhiêu đi nữa thì khó có quy định "bỏ" hay "không bỏ" mà giải quyết tất cả các vấn đề nêu trên.

    Quan điểm của tôi thì cho rằng, không bỏ quy định "lý do bị đe dọa đến tính mạng, nhưng phải đến trình báo ngay với cơ quan công an nơi gần nhất;"

    Vì nếu bỏ thì có thể thêm một vụ án nữa. (Với tính cách người Việt thì điều này dễ xảy ra)

    Còn nếu sợ "lách luật" thì nhà làm luật nên giải thích rõ thế nào là "bị đe dọa tính mạng", "trình báo ngay" là bao lâu?...

    Xưa nay chúng ta hay nói khái niệm "lách luật". Vậy tại sao có hiện tượng "lách luật"? Có chăng là sự không rõ ràng của pháp luật hay có lỗ hổng của pháp luật? Nếu có lỗ hổng thì ta đã khắc phục chưa? Hay vẫn y như cũ... "Lách luật" có phải thể hiện trình độ lập pháp còn hạn chế hay chưa theo kịp sự phát triển của xã hội.

    Thật ra khó mà đòi hỏi "hoàn hảo" quá. Vì Luật là kiến trúc thượng tầng mà

     

     

    Giám đốc Công ty Luật TNHH DC Counsel (Luật Đức Chánh)

    - Trực thuộc đoàn Đoàn Luật sư Tp.Hồ Chí Minh

    Văn phòng: 194C Pasteur, Phường 6, Quận 3, TP. Hồ Chí Minh

    Điện thoại: (08) 66 540 777 - Email: luatsuchanh@gmail.com - luatsu@luatducchanh.vn

    Yahoo: luatsuchanh - Gtalk: luatsuchanh - Skype: luatsuchanh

    Website: https://dccounsel.vn

    Link tham khảo: http://bit.ly/CtyNuocNgoai - http://bit.ly/KetHonNNgoai - http://bit.ly/PhaplyKhoiNghiep - http://bit.ly/TlapTNHH -

     
    Báo quản trị |  
    2 thành viên cảm ơn luatsuchanh vì bài viết hữu ích
    hoada921 (28/10/2013) phamthanhhuu (28/10/2013)
  • #293980   29/10/2013

    phan_rin
    phan_rin

    Male
    Sơ sinh

    Bến Tre, Việt Nam
    Tham gia:25/10/2013
    Tổng số bài viết (12)
    Số điểm: 85
    Cảm ơn: 4
    Được cảm ơn 5 lần


    chào các bạn !.

    tôi xin lỗi chủ topic vì bạn dùng nhầm từ ngữ. nếu gây tai nạn rồi rời bỏ hiện trường nhầm mục đích chạy tội chối bỏ trách nhiệm mới gọi là bỏ trốn.

    người gây tai nạn cảm thấy bị hoặc bị đe dọa an toàn tính mạng đươc phép rời hiện trường để trình báo cơ quan công an để được bảo vệ.

    người gây tai nạn rời hiện trường tai nạn không nhầm mục mục đích trình báo cơ quan công lực đều được xem là bỏ trốn.

    thực tế sẽ có nhiều biến đổi tùy trường hợp và còn tùy người xử lí nữa bạn ạ.

    tôi đại diện cơ quan bảo hiểm theo chân không ít các vụ TNGT.  nhưng cachs xử lí của mỗi đơn vị đều có những cái "riêng"

     

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn phan_rin vì bài viết hữu ích
    phamthanhhuu (29/10/2013)
  • #293989   29/10/2013

    maithuyphu
    maithuyphu
    Top 500
    Female


    Quảng Bình, Việt Nam
    Tham gia:23/10/2013
    Tổng số bài viết (181)
    Số điểm: 2184
    Cảm ơn: 74
    Được cảm ơn 48 lần


    mình nghĩ nên dùng thuật ngữ "chạy trốn" nge có vẻ hợp lý hơn là "bỏ trốn". 

    hãy nói cho tôi nge, bạn đang nghĩ gì.

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn maithuyphu vì bài viết hữu ích
    phamthanhhuu (29/10/2013)
  • #294074   29/10/2013

    Vấn đề là chủ topic đặt nhan đề "bỏ trốn" gây nhầm lẫn thôi, luật không quy định cho phép người điều khiển phương tiện giao thông gây tai nạn "bỏ trốn" mà chỉ cho phép "rời khỏi hiện trường tai nạn" trong trường hợp người điều khiển phương tiện cũng bị thương phải đưa đi cấp cứu hoặc phải đưa người bị nạn đi cấp cứu hoặc vì lý do bị đe dọa đến tính mạng, nhưng phải đến trình báo ngay với cơ quan công can nơi gần nhất thôi.

     
    Báo quản trị |  
  • #294100   29/10/2013

    themiracle
    themiracle
    Top 500
    Male
    Lớp 3

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:22/03/2013
    Tổng số bài viết (261)
    Số điểm: 4057
    Cảm ơn: 287
    Được cảm ơn 268 lần


    phamthanhhuu viết: Có thể suy đoán, Luật cho phép người gây TNGT bỏ trốn vì sợ người nhà nạn nhân, người dân bức xúc trước hành vi gây tai nạn, không kiềm chế được tức giận … nên có hành vi nguy hiểm đối với tính mạng người gây TNGT.

     

    Hữu suy đoán vậy không ổn rồi, luật có tính dự báo các trường hợp có thể xảy ra, từ đó đặt ra quy định cho các giả định đó. Bỏ trốn là một giả định, thế thôi! Làm gì có chuyện "Luật cho phép người gây TNGT bỏ trốn" vì hành vi bỏ trốn hay không bỏ trốn vốn là 2 sự thật khách quan sẽ xảy ra a hoặc b, dù luật quy định thế nào đi nữa.

    the uncertainty

     
    Báo quản trị |  
  • #297479   15/11/2013

    Theo tôi nghĩ đây là qui định có kẻ hở, nếu đã qui định vậy thì phải qui định rõ: Thế nào là bị đe dọa đến tính mạng?

    Thiết nghĩ người bị đe dọa đến tính mạng là người gây tại nạn mà đang bị thương, cần cấp cứu và không có khả năng cứu người. Còn những người đã gậy tai nạn, còn lành lặn, sợ bị người khác hành hung, rời khỏi hiện trường, không cứu giúp người bị nạn,  thì luôn phải bị ghép thêm tội là bỏ trốn khi gây tai nạn.

     
    Báo quản trị |