Có một tình huống như sau... xin giúp đỡ ạ

Chủ đề   RSS   
  • #98657 25/04/2011

    honglien0601

    Sơ sinh

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:10/12/2010
    Tổng số bài viết (8)
    Số điểm: 220
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 0 lần


    Có một tình huống như sau... xin giúp đỡ ạ

    Năm 2001, ông An mua 3 ha ruộng đất. Năm 2002, ông An góp 3 ha ruộng đất này vào hợp tác xã. Năm 2007, hợp tác xã giải thể và chính quyền địa phương chia ruộng cho các hộ gia đình nhận khoán, nhưng ông An và 04 người con không được chia ruộng đất để canh tác. Ông An và các con đã làm đơn khiếu nại nhiều lần về việc này nhưng không được trả lời.

    Năm 2009, ông An mất, Hiện 4 người con của ông An trực tiếp sản xuất nông nghiệp nhưng vẫn không có đất để sản xuất. Những người con này đã làm đơn kiện đòi lại đất mà ông An đã góp vào hợp tác xã mãi cũng không được. Cha mẹ tôi mất, hiện nay gia đình chúng tôi gồm 4 người làm nông nghiệp ở nông nghiệp ở nông thôn mà không có ruộng đất để sản xuất.

    Vậy theo pháp luật hiện hành thì tôi có thể lấy lại 3 ha ruộng của cha mẹ hay không? Thủ tục đòi lại đất thế nào?

    1. Việc đòi lại đất của các người con của ông An đúng hay sai? Vì sao?

    2. Vụ việc này sẽ do cơ quan nhà nước nào giải quyết? Thủ tục giải quyết như thế nào?

    3. Tư vấn cho 4 người con của ông An các thủ tục để có đất sản xuất sử dụng vào mục đích nông n ghiệp?

    4. Việc làm của chính quyền địa phương trong vụ việc này là đúng hay sai?
    Cập nhật bởi QuyetQuyen945 ngày 25/04/2011 11:52:17 CH
     
    6033 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #98672   25/04/2011

    Im_lawyerx0
    Im_lawyerx0
    Top 100
    Male
    Lớp 4

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:27/03/2009
    Tổng số bài viết (729)
    Số điểm: 5940
    Cảm ơn: 110
    Được cảm ơn 374 lần


    Theo tôi, Điều luật này có thể giúp bạn giải quyết khúc mắc:

    Nghị định số 181/2004/NĐ-CP viết:
    Điều 109. Quyền sử dụng đất của hợp tác xã khi bị giải thể, phá sản
    Việc giải quyết đất của hợp tác xã khi bị giải thể, phá sản được thực hiện theo quy định sau:
    ..............................................................
    2. Đối với đất được Nhà nước giao có thu tiền sử dụng đất, mua tài sản gắn liền với quyền sử dụng đất hoặc nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất hợp pháp từ người khác mà tiền sử dụng đất, tiền mua tài sản, tiền nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất không có nguồn gốc từ ngân sách nhà nước; đất do xã viên góp quyền sử dụng vào hợp tác xã thì Nhà nước không thu hồi đất đó, quyền sử dụng đất là tài sản của hợp tác xã được xử lý theo điều lệ của hợp tác xã hoặc Nghị quyết của Đại hội xã viên


    Như vậy, bạn cần dựa vào điều lệ của hợp tác xã (đã giải thể) hoặc Nghị quyết của Đại hội xã viên (hợp tác xã đó) để xem xét việc phân chia của chính quyền đúng hay sai. Khi đó, mới có cơ sở để đòi lại quyền và lợi ích hợp pháp của mình.

    Bạn hãy thử kiểm tra lại vấn đề mà tôi đề cập để có thể xem xét một cách chính xác ai đúng, ai sai !


    Đời người ngắn hay dài há do ý muốn. Đã biết như thế mà còn tham sống, há không phải là u mê. Đã biết như thế, mà còn sợ chết há không phải là tuổi trẻ lưu lạc tha hương đến nỗi quên cả đường về. Đã biết như thế người chết đi có khi lại hối hận là từng tham sống cũng nên - Trang Tử

    Dịch nghĩa:

    Sống chắc gì đã sướng mà chết chắc gì đã khổ. Sống chết thật ra không khác nhau bao nhiêu. Con người ta khi sống chẳng qua là một giấc mộng lớn. Khi chết đi chính là tỉnh mộng. Không chừng sau khi chết, lại thấy rằng trước đó mình cứ ham sống thật là ngu xuẩn. Sao không chết sớm hơn. Hệt như sau khi chúng ta trải qua một cơn ác mộng đáng sợ, tỉnh lại cảm thấy giấc mộng vừa qua thật quá dài.

     
    Báo quản trị |