Mình đồng ý là thầy/cô có quyền tưởng tượng ra những tình huống để sinh viên tư duy giải quyết vấn đề trên cơ sở đọc, hiểu và biết vận dụng những quy định của pháp luật chứ không phải bắt buộc mọi tình huống phải có thật. Tuy nhiên cái tình huống tưởng tượng trên thật là phi lý và thiếu tính nhân văn:
1 Điểm bất hợp lý thứ nhất: Vô tình ông già đi qua và mọi người biết rằng ông ấy có nhóm máu trùng với cô gái => Mọi người và quan trọng nhất là bác sĩ quyết định lấy máu và truyền. Xin thưa rằng việc trùng nhóm máu chỉ là điều kiện cần chứ không phải là đủ để quyết định có truyền máu hay không. Bắt buộc phải có việc xét nghiệm trước vì ai biết được đó có phải là máu sạch hay không, máu có bị nhiễm mầm bệnh hay HIV v.v...
2. Điểm bất hợp lý thứ hai: Việc lấy máu và truyền máu diễn ra với tốc độ ánh sáng. Cụ thể như đã nói ở trên máu trước khi truyền phải được kiểm tra xét nghiệm. Vậy mà mọi thao tác bao gồm vật ngã, lấy máu, xét nghiệm máu...chỉ diễn ra trong vòng 5 phút (vì nếu lâu hơn cô gái đã chết theo như dữ kiện tình huống nêu)
3. Điểm bất hợp lý thứ 3: Bệnh viện không phải là lò mổ lợn và bác sĩ không phải là một tay hàng thịt. Hãy đọc từng câu chữ của tình huống: người thì kìm tay, kìm chân ông già, người thì hút máu và truyền cho cô gái, cứ y như ông lão là một con lợn và máu được lấy và truyền trực tiếp như đổ xăng từ cây xăng vào bình xăng.
4. Điểm bất hợp lý cuối cùng: Tư duy của người ra tình huống là có vấn đề. Mục đích đưa ra tình huống nhằm để sinh viên xác định và hiểu đúng về tình thế cấp thiết trong khi đó tình huống đã sai về bản chất ngay từ đầu khi lấy "Giá trị của 2 con người- cô gái và ông lão bán vé số" làm ví dụ cho tình thế cấp thiết - hy sinh thiệt hại nhỏ để ngăn ngừa thiệt hại lớn hơn có thể xảy ra.
Tư duy đó được chứng minh ngay tại phần hệ quả: Cô gái được cứu sống và ông lão tỉnh lại không lâu sau khi bị choáng. Vậy giữa lượng máu ông lão già yếu bị mất và việc ông bị đối xử như 1 con lợn với mạng sống cô gái cái nào quan trọng hơn, chưa kể trong trường hợp ông lão chết do đuối sức thì sao?
Mình đồng ý là thầy/cô có quyền tưởng tượng là ra những tình huống để sinh viên tư duy giải quyết vấn đề trên cơ sở đọc, hiểu và biết vận dụng những quy định của pháp luật chứ không phải bắt buộc mọi tình huống phải có thật. Tuy nhiên cái tình huống tưởng tượng trên thật là phi lý và thiếu tính nhân văn:
1 Điểm bất hợp lý thứ nhất: Vô tình ông già đi qua và mọi người biết rằng ông ấy có nhóm máu trùng với cô gái => Mọi người và quan trọng nhất là bác sĩ quyết định lấy máu và truyền. Xin thưa rằng việc trùng nhóm máu chỉ là điều kiện cần chứ không phải là đủ để quyết định có truyền máu hay không. Bắt buộc phải có việc xét nghiệm trước vì ai biết được đó có phải là máu sạch hay không, máu có bị nhiễm mầm bệnh hay HIV v.v...
2. Điểm bất hợp lý thứ hai: Việc lấy máu và truyền máu diễn ra với tốc độ ánh sáng. Cụ thể như đã nói ở trên máu trước khi truyền phải được kiểm tra xét nghiệm. Vậy mà mọi thao tác bao gồm vật ngã, lấy máu, xét nghiệm máu...chỉ diễn ra trong vòng 5 phút (vì nếu lâu hơn cô gái đã chết theo như dữ kiện tình huống nêu)
3. Điểm bất hợp lý thứ 3: Bệnh viện không phải là lò mổ lợn và bác sĩ không phải là một tay hàng thịt. Hãy đọc từng câu chữ của tình huống: người thì kìm tay, kìm chân ông già, người thì hút máu và truyền cho cô gái, cứ y như ông lão là một con lợn và máu được lấy và truyền trực tiếp như đổ xăng từ cây xăng vào bình xăng.
4. Điểm bất hợp lý cuối cùng: Tư duy của người ra tình huống là có vấn đề. Mục đích đưa ra tình huống nhằm để sinh viên xác định và hiểu đúng về tình thế cấp thiết trong khi đó tình huống đã sai về bản chất ngay từ đầu khi lấy "Giá trị của 2 con người- cô gái và ông lão bán vé số" làm ví dụ cho tình thế cấp thiết - hy sinh thiệt hại nhỏ để ngăn ngừa thiệt hại lớn hơn có thể xảy ra. Tư duy đó được chứng minh ngay tại phần hệ quả: Cô gái được cứu sống và ông lão tỉnh lại không lâu sau khi bị choáng. Vậy giữa lượng máu ông lão già yếu bị mất và việc ông bị đối xử như 1 con lợn với mạng sống cô gái cái nào quan trọng hơn, chưa kể trong trường hợp ông lão chết do đuối sức thì sao?
Cập nhật bởi chinamnhi ngày 11/08/2017 03:07:15 CH
Đi không, há lẽ trở về không?
Cái nợ cầm thư phải trả xong!
Rắp mượn điền viên vui tuế nguyệt
Trót đem thân thế hẹn tang bồng
Đã mang tiếng ở trong trời đất
Phải có danh gì với núi sông
Trong cuộc trần ai, ai dễ biết?
Rồi ra mới rõ mặt anh hùng