Có được sử dụng Ngoại tệ để trả tiền công trong HĐLĐ không?

Chủ đề   RSS   
  • #85966 01/03/2011

    nv_manh

    Sơ sinh

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:18/02/2011
    Tổng số bài viết (2)
    Số điểm: 160
    Cảm ơn: 1
    Được cảm ơn 0 lần


    Có được sử dụng Ngoại tệ để trả tiền công trong HĐLĐ không?

    Xin chào,

    Trong HĐLĐ sử dụng Ngoại tệ để trả tiền công cho Nhân viên, và tiền công mỗi tháng sẽ được quy đổi sang VNĐ theo tỉ giá hiện tại

    Như vậy có hợp pháp không?

    Cảm ơn
    Cập nhật bởi nv_manh ngày 01/03/2011 11:08:09 PM
     
    23862 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #86204   03/03/2011

    thanhtralaodongkh
    thanhtralaodongkh
    Top 75
    Lớp 5

    Khánh Hoà, Việt Nam
    Tham gia:06/03/2008
    Tổng số bài viết (811)
    Số điểm: 6499
    Cảm ơn: 4
    Được cảm ơn 36 lần


    Không trái Luật nếu hàng tháng trả bằng VNĐ (có nghĩa là HĐLĐ có thể ghi bằng ngoại tệ nhưng thục trả phải là VNĐ) Trừ trường hợp trả lương cho NLĐ là người nước ngoài
     
    Báo quản trị |  
  • #86539   04/03/2011

    Maiphuong5
    Maiphuong5
    Top 50
    Female
    Lớp 11

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:11/08/2010
    Tổng số bài viết (1612)
    Số điểm: 17756
    Cảm ơn: 1492
    Được cảm ơn 1500 lần


    Chào anh #ff8c00;">thai_sld,

        Em nghĩ anh rất có kinh nghiệm về việc này, nên anh đã hướng dẫn rõ ràng. Tuy nhiên, do một lần gặp phải vấn đề này em có nghiên cứu và thấy giữa quy định và thực tiễn có khác nhau, nên hơi bối rối. Em xin trao đổi, có gì anh chia sẻ ít kinh nghiệm nhé.

       - Em tìm được các văn bản điều chỉnh gồm: i) Quyết định 53/1999/QĐ-TTg ngày 26/3/1999; ii) Quyết định 708 của BLĐTBXH ngày 15/6/1999; iii) Quyết định 902 của BHXH VN ngày 26/6/2007, đã bị sửa đổi, bổ sung bởi Quyết định 1333 của BHXH VN ngày 21/2/2008.

        Liên quan đến loại tiền tệ ghi trong Hợp đồng lao động (HĐLĐ) của lao động người Việt trong doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (FOE), em phân tích như sau:
     
        - Khoản 1 Điều 4 Quyết định 53 quy định: "1. Từ ngày 01 tháng 7 năm 1999, mức lương tối thiểu và lương của lao động Việt Nam làm việc trong các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài được quy định và trả bằng tiền Đồng Việt Nam trên cơ sở quy đổi mức lương tối thiểu và lương quy định bằng Đô la Mỹ hiện hành sang Đồng Việt Nam theo tỷ giá giao dịch bình quân trên thị trường ngoại tệ liên ngân hàng do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam công bố."  
         
        - Tiếp nữa, Điều 4 Quyết định 708 có nói: "Đối với lao động Việt Nam làm việc trong các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài mà mức lương tối thiểu và các mức lương khác ghi trong hợp đồng lao động bằng Đô la Mỹ (USD) thì nay chuyển đổi sang mức lương bằng đồng Việt Nam theo tỷ giá 13.910 đồng Việt Nam/1 USD."
        
        - Trong Công văn số 3245/LĐTBXH-TL ngày 23/10/2001 của BLĐTBXH trả lời SLĐTBXH tỉnh LẨm Đồng có đoạn: "#0000ff;">1. Theo quy định tại Quyết định số 708/1999/QĐ-LĐTBXH ngày 15/6/1999 của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, tất cả các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài trước ngày 01/7/1999 đang áp dụng quy định tiền lương bằng Đô la Mỹ và trả lương bằng tiền đồng Việt Nam thì từ ngày 01/7/1999 trở đi phải chuyển sang quy định bằng tiền đồng Việt Nam và ký lại mức lương trong hợp đồng lao động.

    #0000ff;">Việc doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài vẫn để mức lương quy định bằng Đô la Mỹ ghi trong hợp đồng lao động, thay vì chuyển các mức lương này sang tiền đồng Việt Nam lại thực hiện trả lương bằng đồng Việt Nam theo tỷ giá 13.910 đồng Việt Nam/1 USD là sai với quy định tại Điều 4, Quyết định số 53/1999/QĐ-TTg ngày 26/3/1999 của Thủ tướng Chính phủ và Quyết định số 708/1999/QĐ-LĐTBXH của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội. Vì vậy, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tỉnh Lâm Đồng phải yêu cầu các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài phải ký lại mức lương bằng tiền đồng Việt Nam và ghi trong hợp đồng lao động, không đặt vấn đề truy lĩnh tiền do chênh lệch tỷ giá.

    2. Đối với doanh nghiệp có nguyện vọng và đề nghị tiếp tục được thực hiện quy định tiền lương bằng Đô la Mỹ ghi trong hợp đồng lao động và trả lương bằng tiền đồng Việt Nam theo tỷ giá giao dịch bình quân liên ngân hàng do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam công bố tại thời điểm trả lương thì phải có Công văn gửi Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tỉnh để xác định điều này. Các doanh nghiệp không có văn bản đề nghị thì phải chuyển ngay sang quy định mức lương bằng tiền đồng Việt Nam và ghi trong hợp đồng lao động theo các quy định nói trên, không thể để kéo dài tình trạng các doanh nghiệp thực hiện sai quy định, gây phức tạp cho công tác quản lý của Nhà nước."

        Như vậy, em hiểu là theo các quy định hiện hành thì loại tiền tệ ghi trong HĐLĐ của lao động người Việt trong doanh nghiệp FOE bắt buộc phải ghi bằng tiền đồng Việt Nam kể từ ngày 1/7/1999. Và chỉ được ghi bằng tiền USD và trả lương bằng tiền đồng Việt Nam theo tỷ giá chuyển đổi khi doanh nghiệp có Công văn gửi SLĐTBXH tỉnh để xác nhận (nội dung này trong Công văn 3245/LĐTBXH-TL chứ không có trong quy định).

        Qua trao đổi bằng điện thoại, cơ quan quản lý lao động (cấp Sở và cả cấp Bộ) vẫn bắt buộc các doanh nghiệp FOE phải ghi trong HĐLĐ bằng tiền đồng Việt Nam. Theo SLĐ TBXH TP.HCM, họ đã có công văn gửi BLĐTBXH hỏi về vấn đề này nhiều năm nay, nhưng chưa được trả lời chính thức có cho phép ghi tiền USD vào HĐLĐ hay không.

        Nhưng có người khi làm việc với BHXH để tính chi phí đóng BHXH, cơ quan BHXH chấp nhận cách ghi tiền lương bằng USD này ngay mà không thắc mắc gì, nhưng có người lại bị từ chối.

        Quan điểm của em là theo hướng dẫn tại Công văn 3245/LĐTBXH-TL. Anh nghĩ như thế nào. Mong nhận được ý kiến của anh. Cám ơn.

    Hope For The Best, But Prepare For The Worst !

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn Maiphuong5 vì bài viết hữu ích
    t_a2009 (22/05/2012)
  • #86592   04/03/2011

    TranDucViet
    TranDucViet

    Sơ sinh

    everywhere, Virgin Islands, British
    Tham gia:03/03/2011
    Tổng số bài viết (19)
    Số điểm: 95
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 2 lần


    Dù thế nào cũng phải tuân thủ theo quy định Pháp Lệnh Ngoại Hối số 28/2005/PL-UBTVQH11.

    Cụ thể tại Điều 22 của Pháp Lệnh Ngoại Hối đã quy định rõ.Được phép hay không, các bạn đọc sẽ thấy.

    Không bao giờ trở lại dù một lần.

     
    Báo quản trị |  
  • #86631   05/03/2011

    Maiphuong5
    Maiphuong5
    Top 50
    Female
    Lớp 11

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:11/08/2010
    Tổng số bài viết (1612)
    Số điểm: 17756
    Cảm ơn: 1492
    Được cảm ơn 1500 lần



    Chào anh #ff8c00;">thai_sld,

        Tôi xin nói rõ để anh khỏi phân tâm và tập trung trao đổi, là PL ngoại hối không liên quan gì đến chủ đề: "#00b050;">loại tiền tệ ghi trong HĐLĐ của lao động người Việt trong doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài" mà em đề cập nhé. 

        Mong sớm nhận hồi âm. Cám ơn anh.

    Hope For The Best, But Prepare For The Worst !

     
    Báo quản trị |  
  • #87483   10/03/2011

    tranthibichvan_tax06
    tranthibichvan_tax06
    Top 25
    Female
    Dân Luật bậc 1

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:31/08/2010
    Tổng số bài viết (3405)
    Số điểm: 82389
    Cảm ơn: 1341
    Được cảm ơn 2744 lần


    Website : Pháp Luật.

    Không được nhận lương trực tiếp bằng ngoại tệ

    Cập nhật: 10:20 PM, 09/03/2011

    “Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài không được trực tiếp trả lương bằng USD cho người lao động Việt Nam mà phải quy đổi sang giá trị tiền Việt Nam khi thanh toán”, luật sư Phạm Thanh Bình tư vấn.
    > Có được nhận lương bằng USD?

    Theo quy định tại Điều 22 Pháp lệnh ngoại hối năm 2005 thì: “Trên lãnh thổ Việt Nam, mọi giao dịch, thanh toán, niêm yết, quảng cáo của người cư trú, người không cư trú không được thực hiện bằng ngoại hối, trừ các giao dịch với tổ chức tín dụng, các trường hợp thanh toán thông qua trung gian gồm thu hộ, ủy thác, đại lý và các trường hợp cần thiết khác được Thủ tướng Chính phủ cho phép”.

    Cụ thể hóa nguyên tắc này, Điều 29 Nghị định số 160/NĐ-CP ngày 28/12/2006 quy định chi tiết thi hành Pháp lệnh ngoại hối đã quy định: “Trên lãnh thổ Việt Nam, mọi giao dịch, thanh toán, niêm yết, quảng cáo của người cư trú, người không cư trú không được thực hiện bằng ngoại hối trừ các trường hợp sau:

    1. Các giao dịch với tổ chức tín dụng và tổ chức khác được phép cung ứng dịch vụ ngoại hối;

    2. Người cư trú là tổ chức được điều chuyển vốn nội bộ bằng ngoại tệ chuyển khoản (giữa đơn vị có tư cách pháp nhân với đơn vị hạch toán phụ thuộc và ngược lại);

    3. Người cư trú được góp vốn bằng ngoại tệ để thực hiện dự án đầu tư nước ngoài tại Việt Nam;

    4. Người cư trú được nhận thanh toán bằng ngoại tệ chuyển khoản theo hợp đồng ủy thác xuất, nhập khẩu;

    5. Người cư trú là Nhà thầu trong nước, Nhà thầu nước ngoài được nhận thanh toán bằng ngoại tệ chuyển khoản từ chủ đầu tư, nhà thầu chính để thanh toán, chi trả và chuyển ra nước ngoài;

    6. Người cư trú là tổ chức kinh doanh dịch vụ bảo hiểm được nhận ngoại tệ chuyển khoản của người mua bảo hiểm đối với các loại hàng hóa và dịch vụ phải mua tái bảo hiểm ở nước ngoài;

    7. Người cư trú là tổ chức kinh doanh hàng miễn thuế, tổ chức cung ứng dịch vụ ở khu cách ly tại các cửa khẩu quốc tế, tổ chức kinh doanh kho ngoại quan được nhận thanh toán bằng ngoại tệ và đồng Việt Nam từ việc cung cấp hàng hóa và cung ứng dịch vụ;

    8. Người cư trú là cơ quan hải quan, công an cửa khẩu tại các cửa khẩu quốc tế và kho ngoại quan được nhận ngoại tệ từ người không cư trú đối với các loại thuế, phí thị thực xuất nhập cảnh hoặc phí cung ứng dịch vụ;

    9. Người không cư trú là cơ quan ngoại giao, cơ quan lãnh sự được thu phí thị thực xuất nhập cảnh và các loại phí, lệ phí khác bằng ngoại tệ;

    10. Người không cư trú và người cư trú là người nước ngoài được nhận lương, thưởng và phụ cấp bằng ngoại tệ từ người cư trú, người không cư trú là tổ chức;

    11. Người không cư trú được chuyển khoản bằng ngoại tệ cho người không cư trú khác hoặc thanh toán cho người cư trú tiền xuất khẩu hàng hóa và dịch vụ;

    12. Các trường hợp khác được Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam xem xét, chấp thuận”.

    Theo các quy định nói trên thì chỉ những người lao động là người nước ngoài làm việc tại Việt Nam mới được nhận lương, thưởng và phụ cấp bằng ngoại tệ. Đối với người lao động Việt Nam làm việc tại các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài thì việc chi trả tiền lương được quy định như sau:

    - Điều 4 Quyết định số 708/1999/QĐ-BLĐTBXH ngày 15/6/1999 quy định: “Đối với lao động Việt Nam làm việc trong các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài mà mức lương tối thiểu và các mức lương khác ghi trong hợp đồng lao động bằng đôla Mỹ (USD) thì nay chuyển đổi sang mức lương bằng đồng Việt Nam ....”.

    - Công văn 2321/LĐTBXH-TL ngày 06/8/2001 của Bộ Lao động - Thương binh và xã hội về tiền lương đối với lao động Việt Nam trong doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài cũng hướng dẫn: “Trong trường hợp các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài và cơ quan, tổ chức nước ngoài không quy định tiền lương bằng đồng Việt Nam mà thực hiện quy định tiền lương tối thiểu và các mức lương khác bằng đôla Mỹ và trả bằng đồng Việt Nam thì khi trả lương cho người lao động Việt Nam phải tính theo tỷ giá giao dịch bình quân trên thị trường ngoại tệ liên Ngân hàng do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam công bố tại thời điểm trả lương”.

    - Tại Công văn số 3245/LĐTBXH-TL ngày 23/10/2001 về tiền lương đối với lao động Việt Nam làm việc trong các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, Bộ Lao động - Thương binh và xã hội cũng đã hướng dẫn: “Đối với doanh nghiệp có nguyện vọng và đề nghị tiếp tục được thực hiện quy định tiền lương bằng đôla Mỹ ghi trong hợp đồng lao động và trả lương bằng tiền đồng Việt Nam theo tỷ giá giao dịch bình quân liên ngân hàng do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam công bố tại thời điểm trả lương thì phải có công văn gửi Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tỉnh để xác định điều này. Các doanh nghiệp không có văn bản đề nghị thì phải chuyển ngay sang quy định mức lương bằng tiền đồng Việt Nam và ghi trong hợp đồng lao động theo các quy định nói trên...”.

    Như vậy, dù bạn có tài khoản tiền USD tại ngân hàng thì về nguyên tắc, chủ sử dụng lao động cũng không thể trả lương cho bạn trực tiếp bằng USD; bạn cũng không thể nhận lương bằng đồng USD từ tài khoản ngoại tệ tại ngân hàng. Hai bên có thể thỏa thuận mức lương bằng USD nhưng khi thanh toán thì phải quy đổi ra Việt Nam đồng theo tỷ giá do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam công bố tại thời điểm thanh toán.

    Cung cấp dịch vụ Đào tạo kế toán trưởng, dịch vụ tư vấn thuế, dịch vụ Setup hệ thống kế toán cho DN

    Dịch vụ soát xét hóa đơn, chứng từ, sổ sách trước khi Quyết toán thuế.

    Liên hệ: Ms Vân 0969.790.185/ Zalo: 0969.790.185/ Skype:van_kttc

     
    Báo quản trị |  
    2 thành viên cảm ơn tranthibichvan_tax06 vì bài viết hữu ích
    Maiphuong5 (10/03/2011) Emma_2010 (09/05/2017)
  • #87494   10/03/2011

    Maiphuong5
    Maiphuong5
    Top 50
    Female
    Lớp 11

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:11/08/2010
    Tổng số bài viết (1612)
    Số điểm: 17756
    Cảm ơn: 1492
    Được cảm ơn 1500 lần


    Chào chị #ff8c00;">tranthibichvan_tax06 ,

        Viết dài quá đọc muốn xỉu luôn. Cám ơn nhiều nhé. Nhưng mình xác định lại vấn đề trao đổi cho rõ như sau:

        1. Sở dĩ mình nói Pháp lệnh ngoại hối không liên quan đến chủ đề "#00b050;">loại tiền tệ ghi trong HĐLĐ của lao động người Việt trong doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài" vì mình không đề cập đến việc "#00b050;">loại tiền tệ để trả lương cho lao động người Việt trong doanh nghiệp FDI".

        2. Vấn đề của mình là:

        Như các hướng dẫn tại Công văn 2321/LĐTBXH-TL ngày 06/8/2001 và Công văn số 3245/LĐTBXH-TL ngày 23/10/2001 thì #00b050;">được phép ghi tiền USD trên Hợp đồng lao động nhưng khi trả lương thì trả bằng tiềng Đồng VN theo tỉ giá gì gì đó. Nhưng thực tế, khi đăng ký đóng BHXH thì có lúc bị từ chối vì bị buộc phải ghi tiền Đồng VN trong HĐLĐ. Tréo ngoe là ở chỗ đó. Nên định hỏi kinh nghiệm ông #ff8c00;">thai_sld mà không thấy trả lời.

        Chúc khỏe nhé.

    Hope For The Best, But Prepare For The Worst !

     
    Báo quản trị |  
  • #87501   10/03/2011

    tranthibichvan_tax06
    tranthibichvan_tax06
    Top 25
    Female
    Dân Luật bậc 1

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:31/08/2010
    Tổng số bài viết (3405)
    Số điểm: 82389
    Cảm ơn: 1341
    Được cảm ơn 2744 lần


    Maiphuong5 viết:
    Chào chị #ff8c00;">tranthibichvan_tax06 ,

        Viết dài quá đọc muốn xỉu luôn. Cám ơn nhiều nhé. Nhưng mình xác định lại vấn đề trao đổi cho rõ như sau:

        1. Sở dĩ mình nói Pháp lệnh ngoại hối không liên quan đến chủ đề "#00b050;">loại tiền tệ ghi trong HĐLĐ của lao động người Việt trong doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài" vì mình không đề cập đến việc "#00b050;">loại tiền tệ để trả lương cho lao động người Việt trong doanh nghiệp FDI".

        2. Vấn đề của mình là:

        Như các hướng dẫn tại Công văn 2321/LĐTBXH-TL ngày 06/8/2001 và Công văn số 3245/LĐTBXH-TL ngày 23/10/2001 thì #00b050;">được phép ghi tiền USD trên Hợp đồng lao động nhưng khi trả lương thì trả bằng tiềng Đồng VN theo tỉ giá gì gì đó. Nhưng thực tế, khi đăng ký đóng BHXH thì có lúc bị từ chối vì bị buộc phải ghi tiền Đồng VN trong HĐLĐ. Tréo ngoe là ở chỗ đó. Nên định hỏi kinh nghiệm ông #ff8c00;">thai_sld mà không thấy trả lời.

        Chúc khỏe nhé.

    Được phép nhưng phải có CV chấp thuận của sở LĐTBXH tỉnh/thành phố theo CV 3245 :

    BỘ LAO ĐỘNG, THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI
    ********

    CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
    Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
    ********

    Số: 3245/LĐTBXH-TL
    Về việc tiền lương đối với lao động việt nam làm việc trong doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài

    Hà Nội, ngày 23 tháng 10 năm 2001

     

    CÔNG VĂN

    CỦA BỘ LAO ĐỘNG - THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI SỐ 3245/LĐTBXH-TL NGÀY 23 THÁNG 10 NĂM 2001 VỀ VIỆC TIỀN LƯƠNG ĐỐI VỚI LAO ĐỘNG VIỆT NAM LÀM VIỆC TRONG DOANH NGHIỆP CÓ VỐN ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI

    Kính gửi: Sở Lao động - Thương binh và xã hội tỉnh Lâm Đồng

    Trả lời Công văn số 737/LĐTBXH ngày 27/9/2001 của Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tỉnh Lâm Đồng về việc ghi tại trích yếu, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội có ý kiến như sau:

    1. Theo quy định tại Quyết định số 708/1999/QĐ-LĐTBXH ngày 15/6/1999 của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, tất cả các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài trước ngày 01/7/1999 đang áp dụng quy định tiền lương bằng Đô la Mỹ và trả lương bằng tiền đồng Việt Nam thì từ ngày 01/7/1999 trở đi phải chuyển sang quy định bằng tiền đồng Việt Nam và ký lại mức lương trong hợp đồng lao động.

    Việc doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài vẫn để mức lương quy định bằng Đô la Mỹ ghi trong hợp đồng lao động, thay vì chuyển các mức lương này sang tiền đồng Việt Nam lại thực hiện trả lương bằng đồng Việt Nam theo tỷ giá 13.910 đồng Việt Nam/1 USD là sai với quy định tại Điều 4, Quyết định số 53/1999/QĐ-TTg ngày 26/3/1999 của Thủ tướng Chính phủ và Quyết định số 708/1999/QĐ-LĐTBXH của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội. Vì vậy, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tỉnh Lâm Đồng phải yêu cầu các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài phải ký lại mức lương bằng tiền đồng Việt Nam và ghi trong hợp đồng lao động, không đặt vấn đề truy lĩnh tiền do chênh lệch tỷ giá.

    2. Đối với doanh nghiệp có nguyện vọng và đề nghị tiếp tục được thực hiện quy định tiền lương bằng Đô la Mỹ ghi trong hợp đồng lao động và trả lương bằng tiền đồng Việt Nam theo tỷ giá giao dịch bình quân liên ngân hàng do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam công bố tại thời điểm trả lương thì phải có Công văn gửi Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tỉnh để xác định điều này. Các doanh nghiệp không có văn bản đề nghị thì phải chuyển ngay sang quy định mức lương bằng tiền đồng Việt Nam và ghi trong hợp đồng lao động theo các quy định nói trên, không thể để kéo dài tình trạng các doanh nghiệp thực hiện sai quy định, gây phức tạp cho công tác quản lý của Nhà nước.

    3. Các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài đến nay mới chuyển đổi mức lương tối thiểu và các mức lương khác bằng Đô la Mỹ ghi trong hợp đồng lao động sang bằng tiền đồng Việt Nam thì có thể áp dụng tỷ giá hiện hành cao hơn tỷ giá 13.910 đồng Việt Nam/1 USD quy định tại Điều 4, Quyết định số 708/1999/QĐ-BLĐTBXH nói trên, sau đó phải ghi trong hợp đồng lao động mức lương bằng tiền đồng Việt Nam. Không đặt vấn đề truy lĩnh tiền do chênh lệch tỷ giá.

    Đề nghị Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tỉnh Lâm Đồng hướng dẫn, chấn chỉnh kịp thời các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài thực hiện theo đúng quy định của Nhà nước và có báo cáo gửi Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội.

     

    Đặng Như Lợi

    (Đã ký)

    Cung cấp dịch vụ Đào tạo kế toán trưởng, dịch vụ tư vấn thuế, dịch vụ Setup hệ thống kế toán cho DN

    Dịch vụ soát xét hóa đơn, chứng từ, sổ sách trước khi Quyết toán thuế.

    Liên hệ: Ms Vân 0969.790.185/ Zalo: 0969.790.185/ Skype:van_kttc

     
    Báo quản trị |  
  • #88197   14/03/2011

    royallaw
    royallaw

    Sơ sinh

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:10/04/2009
    Tổng số bài viết (4)
    Số điểm: 35
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 0 lần


    Xin chào các Anh các chị, các anh các chị cho e hỏi:doanh nghiệp việt nam trả lương cho người lao động nước ngoài làm việc tại doanh nghiệp bằng USD có được không và quy định ở đâu ạ.
    Em cảm ơn
     
    Báo quản trị |  
  • #88282   14/03/2011

    Maiphuong5
    Maiphuong5
    Top 50
    Female
    Lớp 11

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:11/08/2010
    Tổng số bài viết (1612)
    Số điểm: 17756
    Cảm ơn: 1492
    Được cảm ơn 1500 lần


    Chào bạn #0072bc; font-size: 13px;">royallaw,

        Thật gian nan để tìm ra quy định như bạn hỏi. Điều đó được quy định rất ngắn gọn tại Khoản 10 Điều 29 Nghị định 160/2006/NĐ-CP về ngoại hối. Theo đó: "Người không cư trú và người cư trú là người nước ngoài được nhận lương, thưởng và phụ cấp bằng ngoại tệ từ người cư trú, người không cư trú là tổ chức". Ngoài ra, không tìm thấy ở các văn bản về lao động. Thân.

    Hope For The Best, But Prepare For The Worst !

     
    Báo quản trị |