shaonian83 viết: Vợ chồng tôi có đăng kí kết hôn đàng hoàng, con gái tôi có giấy khai sinh đầy đủ, nhưng tôi muốn hỏi thêm các bạn rằng luật pháp VN có điều nào quy định nam nữ phải có đăng kí kết hôn mới được ngủ chung một phòng tại khách sạn hay không? Và công an yêu cầu chủ nhà nghỉ, khách sạn phải yêu cầu xuất trình giấy đăng ký kết hôn mới cho thuê phòng nghỉ có đúng không? Nếu đúng như vậy, thử hỏi thành phố Hải Phòng có được bao nhiêu nhà nghỉ, khách sạn yêu cầu xuất trình giấy ĐKKH mới cho thuê phòng???
Bộ công an đã có một thông tư hướng dẫn về việc này, đó là
thông tư số 33/2010/TT-BCA - Thông tư quy định cụ thể về điều kiện an ninh, trật tự đối với một số ngành, nghề kinh doanh có điều kiện, cụ thể:
Thông tư số 33/2010/TT-BCA viết: e) Cho thuê lưu trú
- Có nội quy của cơ sở kinh doanh lưu trú niêm yết tại nơi dễ thấy.
- Phải ghi đầy đủ các thông tin của khách lưu trú vào sổ trước khi khách vào phòng nghỉ và thông báo lưu trú với cơ quan Công an xã, phường, thị trấn sở tại trước 23 giờ trong ngày. Nếu khách đến lưu trú sau 23 giờ thì vào sổ và thông báo cho cơ quan Công an vào trước 8 giờ sáng ngày hôm sau (kể cả khách nghỉ theo giờ). Trường hợp có nghi vấn liên quan đến an ninh, trật tự phải báo cáo ngay cho Công an xã, phường, thị trấn.
- Cơ sở kinh doanh nếu thông báo lưu trú cho cơ quan Công an qua mạng Internet thì phải lưu trữ đầy đủ thông tin về khách đã lưu trú tại cơ sở để phục vụ công tác quản lý.
- Trường hợp khách mang theo vũ khí, công cụ hỗ trợ, chất nổ phải yêu cầu khách xuất trình giấy phép sử dụng do cơ quan Công an có thẩm quyền cấp và cơ sở kinh doanh phải có trách nhiệm bảo quản chặt chẽ.
-
Người đến lưu trú có trách nhiệm xuất trình một trong các loại giấy tờ sau: Chứng minh nhân dân; Hộ chiếu; các loại giấy tờ có dán ảnh do các cơ quan quản lý Nhà nước Việt Nam cấp; giấy xác nhận cử đi công tác của cơ quan, tổ chức; xác nhận của cơ quan đến liên hệ công tác; xác nhận của Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn nơi cư trú. Trường hợp khách đến lưu trú không có các loại giấy tờ trên thì khi cho khách vào lưu trú, chủ cơ sở phải thông báo ngay cho cơ quan Công an phường, xã, thị trấn.
........................................................................................................................
-Như vậy, tuy rằng thông tư 33/2010/TT-BCA chỉ nói CMND nhưng không có nghĩa rằng CMND của người nước ngoài có giá trị trên lãnh thổ VIệt Nam mà chỉ có hộ chiếu mới có tác dụng thay thế cho CMND của công dân Việt Nam. Luật cũng không điều chỉnh CMND của người nước ngoài mà chỉ quy định đối tượng được cấp CMND là công dân VIệt Nam trong Nghị định về Chứng minh nhân dân:
Nghị định số 05/1999/NĐ-CP viết: Điều 1. Chứngminh nhân dân
Chứng minh nhân dân quy định tại Nghị định này là một loại giấy tờ tùy thân của công dân do cơ quan Công an có thẩm quyền chứng nhận về những đặc điểm riêng và nội dung cơ bản của mỗi công dân trong độ tuổi do pháp luật quy định, nhằm bảo đảmthuận tiện việc thực hiện quyền, nghĩa vụ của công dân trong đi lại và thựchiện các giao dịch trên lãnh thổ Việt Nam.
Vấn đề là CMND đối với người VIệt Nam là không phải bàn cãi, liên quan đến việc cấp,quản lý, yêu cầu xuất trình CMND được cấp tại Việt Nam có thể thấy tại NGhị định 170/2007/NĐ-CP (sửa đổi bổ sung NGhị định 05/1999/NĐ-CP) nhưng đối với CMND người nước ngoài thì không thấy văn bản nào hướng dẫn. Do đó, để khẳng định được nó có thay thế hộ chiếu hay không tôi cũng không dám khẳng định. Bởi theo Nghị định 173/2010/NĐ-CP chỉ quy định yêu cầu bắt buộc là hộ chiếu hoặc giấy tờ khác thay thế hộ chiếu mà không nói rõ giấy tờ khác đó là những loại nào, cũng không tìm thấy trong văn bản nào hướng dẫn vấn đề này.
CMND nước ngoài dù là thật nhưng chỉ trong phạm vi lãnh thổ nước đã cấp, làm sao có thể xác định được nhân thân người nước ngoài, rồi làm sao xác định được đó là CMND thật hay hay giả bởi có thể một số yếu tố trong CMND đó có thể khác nhau giữa các quốc gia. Trong khi đó, có phải cán bộ công an nào cũng giỏi ngoại ngữ đâu, nếu CMND được cấp tại Hy Lạp, Ả Rập, Thái Lan,...thì cũng bó tay !
-Như vậy, có thể thấy CMND được cấp ở nước ngoài không có giá trị, bởi một số yếu tố trên CMND đó không phù hợp với quy định của pháp luật VIệt Nam, hơn nữa, lại là tiếng nước ngoài sẽ rất khó trong việc quản lý. Vì vậy, người nước ngoài phải có hộ chiếu. -Về vấn đề vợ chồng có bắt buộc phải có giấy ĐKKH hay không cũng là một vấn đề cần được thảo luận. Tại thông tư 02/2001/TT-BCA đã quy định rất rõ vấn đề này nhưng đến thông tư 33/2010/TT-BCA đã bỏ quy định này. Câu hỏi được đặt ra là "quy định việc vợ chồng buộc phải có giấy ĐKKH" đã bị bỏ hay là được quy định ở văn bản khác ??
shaonian83 viết: Đến ngày 4.5 tôi lên thì cơ quan công an trả lời là chưa trả lại cho tôi được vì chủ khách sạn đó chưa lên làm việc nên người ta chưa trả lại cho tôi. Tôi hỏi các đồng chí đó CMND của chồng tôi và chủ khách sạn là hai việc không liên quan đến nhau, theo yêu cầu của công an , tôi mang đầy đủ hộ chiếu có thị thực, giấy đăng ký kết hôn của chồng tôi lên tại sao lại không trả lại ? Họ trả lời là chiều mai họ mời chủ khách sạn lên thì chúng tôi lên, có cái CMT Trung Quốc thôi làm sao mà phải vội?
Theo tôi, CMND của người nước ngoài (được cấp ở nước ngoài) không có giá trị chứng minh về nhân thân của người nước ngoài đó, mà chỉ có hộ chiếu mới có giá trị (như đã phân tích ở trên). Vì thế, theo tôi nếu chồng bạn chưa cần phải về nước thì đúng như họ nói, "cần gì phải vội"; bạn đợi lúc nào chắc chắn chủ khách sạn lên (có thể hẹn người ta) cho đỡ mất công! Việc chồng bạn không mang theo hộ chiếu có thể bị phạt vi phạm hành chính, mức phạt từ 100k đến 200k, cụ thể, điều này được quy định rõ ràng tại Nghị định số 173/2010/NĐ-CP - Nghị định Quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh và trật tự, an toàn xã hội, cụ thể:
Nghị định số 173/2010/NĐ-CP viết: Điều 20. Hành vi vi phạm các quy định về xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh cư trú và đi lại
1. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 100.000 đồng đến 200.000 đồng đối với hành vi người nước ngoài đi lại trên lãnh thổ Việt Nam mà không mang theo hộ chiếu hoặc giấy tờ khác có giá trị thay hộ chiếu; không xuất trình hộ chiếu hoặc giấy tờ khác thay hộ chiếu khi người có thẩm quyền yêu cầu kiểm tra.
Cập nhật bởi Im_lawyerx0 ngày 05/05/2011 12:08:47 CH
Cập nhật bởi Im_lawyerx0 ngày 05/05/2011 12:06:37 CH Cập nhật bởi Im_lawyerx0 ngày 05/05/2011 11:46:12 SA Cập nhật bởi Im_lawyerx0 ngày 05/05/2011 11:24:14 SA Cập nhật bởi Im_lawyerx0 ngày 05/05/2011 10:56:14 SA
Đời người ngắn hay dài há do ý muốn. Đã biết như thế mà còn tham sống, há không phải là u mê. Đã biết như thế, mà còn sợ chết há không phải là tuổi trẻ lưu lạc tha hương đến nỗi quên cả đường về. Đã biết như thế người chết đi có khi lại hối hận là từng tham sống cũng nên - Trang Tử
Dịch nghĩa:
Sống chắc gì đã sướng mà chết chắc gì đã khổ. Sống chết thật ra không khác nhau bao nhiêu. Con người ta khi sống chẳng qua là một giấc mộng lớn. Khi chết đi chính là tỉnh mộng. Không chừng sau khi chết, lại thấy rằng trước đó mình cứ ham sống thật là ngu xuẩn. Sao không chết sớm hơn. Hệt như sau khi chúng ta trải qua một cơn ác mộng đáng sợ, tỉnh lại cảm thấy giấc mộng vừa qua thật quá dài.