Có được phép sử dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời?

Chủ đề   RSS   
  • #360353 02/12/2014

    huynhtantri

    Male
    Sơ sinh

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:04/11/2013
    Tổng số bài viết (7)
    Số điểm: 170
    Cảm ơn: 4
    Được cảm ơn 1 lần


    Có được phép sử dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời?

    Chào các Anh/Chị/ các bạn!

    Tôi có một trường hợp như thế này, mang ra để mọi người thảo luận và xin cao kiến.

    A cho Công ty B vay 500 triệu, nhưng sau nhiều lần hứa hẹn B vẫn không trả. A quyết định kiện B ra Tòa án và yêu cầu trả nợ, Tòa đã thụ lý đơn.

    Tuy nhiên, B hiện tại đã tạm ngừng kinh doanh và khóa thuế. Vì B còn một khoản tiền đang nhận thông qua một bản án buộc công ty C phải trả cho B 900 triệu theo định kỳ hàng tháng nên B vẫn chưa tiến hành giải thể.

    A biết rằng sau khi B nhận xong khoản tiền từ C là sẽ tiến hành giải thể ngay, và B chỉ còn khoản tiền từ việc thi hành án của C mà thôi.

    Vậy A có thể yêu cầu Tòa án áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời (Phong tỏa tài sản) hay bất cứ một biện pháp ngăn chặn nào khác để có thể đảm bảo quyền lợi cho mình không, vì đợi đến khi Tòa xét xử xong thì B đã nhận xong tiền và bốc hơi chúng luôn rồi.

    Cảm ơn quý anh chị, mong cho ý kiến.

    Những thứ xuất phát từ con tim, mới có thể chạm đến con tim!

     
    6708 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #360361   02/12/2014

    Chào bạn.

    Tất nhiên là được: yêu cầu phong toả tài khoản của công ty B mà người bị thi hành sẽ chuyễn tiền vào.

     
    Báo quản trị |  
  • #360474   03/12/2014

    huynhtantri
    huynhtantri

    Male
    Sơ sinh

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:04/11/2013
    Tổng số bài viết (7)
    Số điểm: 170
    Cảm ơn: 4
    Được cảm ơn 1 lần


    Làm sao phong tỏa được bạn, hiện tại C thi hành án cho B bằng tiền mặt gửi hàng tháng (Có chữ ký của người đại diện theo pháp luật của B)?

    Những thứ xuất phát từ con tim, mới có thể chạm đến con tim!

     
    Báo quản trị |  
  • #360479   03/12/2014

    Khongtheyeuemhon
    Khongtheyeuemhon
    Top 100
    Male
    Lớp 7

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:19/05/2010
    Tổng số bài viết (772)
    Số điểm: 9636
    Cảm ơn: 691
    Được cảm ơn 816 lần
    Moderator

    Chào các bạn, 

    Trong vụ này mình xin có ý kiến cá nhân như sau: 

    1. Bạn duchieu nói phong tỏa tài khoản của B mà C sẽ chuyển tiền vào là không nên. Bởi lẽ, theo dữ kiện chủ topic đưa ra C chuyển tiền cho B định kỳ hàng tháng, phong tỏa tài khoản đó thì C sẽ không chuyển tiền vào đó nữa và có thể chuyển qua tài khoản khác... => không khả thi. Trường hợp phong tỏa tài khoản này chỉ khi có tiền trong đó mà B chưa kịp rút thôi.

    2. Về nguyên tắc, Tòa án đã thụ lý đơn của bạn thì bạn có thể yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời. Tuy nhiên, vấn đề hiện nay là B không còn tài sản (bao gồm tài khoản ngân hàng) để có thể phong tỏa. Nguồn duy nhất của B hiện nay là công nợ từ C. Mà C thì bạn không thể yêu cầu phong tỏa được. Để áp dụng được biện pháp khẩn cấp tạm thời thì bạn phải "rình mò" khi nào C chuyển tiền vào tài khoản của B thì bạn yêu cầu tòa án chụp phong tỏa ngay. Tuy nhiên, phương pháp này là khó khả thi vì thủ tục tố tụng rườm rà và mất thời gian trong khi đó B chỉ cần vài phút là có thể chuyển tiền qua tài khoản khác hoặc rút tiền mặt ra. Hơn nữa, C chỉ chuyển hàng tháng chứ không phải chuyển toàn bộ 1 lần số tiền 900 triệu, do vậy có phong tỏa được thì cũng chỉ được rất ít tiền.

    Đề nghị:

    A nên tìm cách hợp tác với C để lấy tiền. Ép B phải ký 1 bản thỏa thuận 3 bên về việc đồng ý cho C trả nợ vào tài khoản của A. Sau khi ký kết, đưa luôn C vào trong vụ án với tư cách người có quyền lợi nghĩa vụ liên quan...

    Trường hợp, B,C đều không hợp tác thì tìm mọi cách đưa C vào với tư cách người có quyền lợi nghĩa vụ liên quan. Có như vậy thì bạn mới có cơ hội yêu cầu C trả nợ cho bạn thay vì trả cho B.    

     

    Có những lúc anh mơ được gặp lại em lúc ban đầu...

     
    Báo quản trị |  
    2 thành viên cảm ơn Khongtheyeuemhon vì bài viết hữu ích
    huynhtantri (03/12/2014) Maiphuong5 (03/12/2014)
  • #360482   03/12/2014

    huynhtantri
    huynhtantri

    Male
    Sơ sinh

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:04/11/2013
    Tổng số bài viết (7)
    Số điểm: 170
    Cảm ơn: 4
    Được cảm ơn 1 lần


    Khongtheyeuemhon viết:

    Chào các bạn, 

    Trong vụ này mình xin có ý kiến cá nhân như sau: 

    1. Bạn duchieu nói phong tỏa tài khoản của B mà C sẽ chuyển tiền vào là không nên. Bởi lẽ, theo dữ kiện chủ topic đưa ra C chuyển tiền cho B định kỳ hàng tháng, phong tỏa tài khoản đó thì C sẽ không chuyển tiền vào đó nữa và có thể chuyển qua tài khoản khác... => không khả thi. Trường hợp phong tỏa tài khoản này chỉ khi có tiền trong đó mà B chưa kịp rút thôi.

    2. Về nguyên tắc, Tòa án đã thụ lý đơn của bạn thì bạn có thể yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời. Tuy nhiên, vấn đề hiện nay là B không còn tài sản (bao gồm tài khoản ngân hàng) để có thể phong tỏa. Nguồn duy nhất của B hiện nay là công nợ từ C. Mà C thì bạn không thể yêu cầu phong tỏa được. Để áp dụng được biện pháp khẩn cấp tạm thời thì bạn phải "rình mò" khi nào C chuyển tiền vào tài khoản của B thì bạn yêu cầu tòa án chụp phong tỏa ngay. Tuy nhiên, phương pháp này là khó khả thi vì thủ tục tố tụng rườm rà và mất thời gian trong khi đó B chỉ cần vài phút là có thể chuyển tiền qua tài khoản khác hoặc rút tiền mặt ra. Hơn nữa, C chỉ chuyển hàng tháng chứ không phải chuyển toàn bộ 1 lần số tiền 900 triệu, do vậy có phong tỏa được thì cũng chỉ được rất ít tiền.

    Đề nghị:

    A nên tìm cách hợp tác với C để lấy tiền. Ép B phải ký 1 bản thỏa thuận 3 bên về việc đồng ý cho C trả nợ vào tài khoản của A. Sau khi ký kết, đưa luôn C vào trong vụ án với tư cách người có quyền lợi nghĩa vụ liên quan...

    Trường hợp, B,C đều không hợp tác thì tìm mọi cách đưa C vào với tư cách người có quyền lợi nghĩa vụ liên quan. Có như vậy thì bạn mới có cơ hội yêu cầu C trả nợ cho bạn thay vì trả cho B.    

     

     

    Ý kiến của bạn hay lắm, cảm ơn bạn.

    Tuy nhiên, vấn đề ở đây là làm thế nào đưa C vào vụ án với tư cách là người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan. Vì vốn dĩ khoản thi hành án của C không có mối liên hệ nào đến khoản nợ của B với A cả.

     

    Những thứ xuất phát từ con tim, mới có thể chạm đến con tim!

     
    Báo quản trị |  
  • #360486   03/12/2014

    Khongtheyeuemhon viết:

    Trường hợp, B,C đều không hợp tác thì tìm mọi cách đưa C vào với tư cách người có quyền lợi nghĩa vụ liên quan. Có như vậy thì bạn mới có cơ hội yêu cầu C trả nợ cho bạn thay vì trả cho B.    

    Đây là ý kiến rất hay nhưng nếu hiểu về tố tụng thì sẽ biết là không khả thi: muốn "tìm mọi cách đưa C vào với tư cách người có quyền lợi nghĩa vụ liên quan" là không thể được vì đây là quyền của TA và C không hề có "liên quan" gì.

     

     
    Báo quản trị |  
  • #360492   03/12/2014

    Khongtheyeuemhon
    Khongtheyeuemhon
    Top 100
    Male
    Lớp 7

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:19/05/2010
    Tổng số bài viết (772)
    Số điểm: 9636
    Cảm ơn: 691
    Được cảm ơn 816 lần
    Moderator

    Bởi vậy mình mới nói là tìm cách hợp tác với C đó. Không gì là không thể... Nguyên tắc ngàn đời là: có lợi thì sẽ làm. Bạn phải làm sao để C thấy có lợi trong việc hợp tác với bạn, làm theo ý bạn. Đây là vấn đề của bạn và nó không phải là vấn đề pháp lý nữa mà là giao tiếp ngoài cuộc sống. 

    Khi C đồng ý với bạn rồi, thì bạn sẽ cần 1 người biết luật, am hiểu về tố tụng dân sự để có thể đưa C vào trong vụ án với tư cách là người có quyền lợi nghĩa vụ liên quan... Hai đánh một không chột cũng què... :)

    Có những lúc anh mơ được gặp lại em lúc ban đầu...

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn Khongtheyeuemhon vì bài viết hữu ích
    huynhtantri (03/12/2014)
  • #360498   03/12/2014

    Khongtheyeuemhon viết:

     Nguyên tắc ngàn đời là: có lợi thì sẽ làm. Bạn phải làm sao để C thấy có lợi trong việc hợp tác với bạn, làm theo ý bạn. Đây là vấn đề của bạn và nó không phải là vấn đề pháp lý nữa mà là giao tiếp ngoài cuộc sống. 

    "Nguyên tắc ngàn đời là: có lợi thì sẽ làm" không phải luôn đúng, mà chỉ đa số là đúng thôi. Nhiều khi vì thù tức mà họ sẵn sàng làm điều bất lợi về kinh tế: báo chí có đưa tin một người thuê luật sư 10 triệu đồng kiện công an xã vì công an giữ chiếc xe của họ trị giá 2 triệu đồng không trả.

    C phải thi hành án trả tiền cho B, tức là bị B kiện. Do đó khi B bi người khác kiện và tài khoản bị phong toả nên theo lẽ thường tình thì C sẽ chỉ tiếp tục chuyễn trả tiền mỗi tháng vào tài khoản đó mà thôi.

     
    Báo quản trị |  
  • #360501   03/12/2014

    huynhtantri
    huynhtantri

    Male
    Sơ sinh

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:04/11/2013
    Tổng số bài viết (7)
    Số điểm: 170
    Cảm ơn: 4
    Được cảm ơn 1 lần


    Tôi cũng đã suy nghĩ như bạn Khongtheyeuemhon , Tuy nhiên vẫn chưa nghĩ ra cách nào để đưa C vào vụ này, vì ký ràng buộc 3 bên là rất khó. Bởi người đại diện theo pháp luật của B hiện tại cũng đã trốn và không tìm được địa chỉ, chỉ xuất hiện khi đến hạn nhận tiền của C thôi.

    Một dữ kiện nữa, là lúc A cho B vay nợ thì A đang là giám đốc và là người đại diện theo pháp luật của B.

    Những thứ xuất phát từ con tim, mới có thể chạm đến con tim!

     
    Báo quản trị |  
  • #360506   03/12/2014

    nguoitruongphu
    nguoitruongphu
    Top 75
    Male
    Lớp 7

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:09/09/2014
    Tổng số bài viết (1087)
    Số điểm: 9134
    Cảm ơn: 87
    Được cảm ơn 301 lần


     

    huynhtantri viết:

     

    Chào các Anh/Chị/ các bạn!

    Tôi có một trường hợp như thế này, mang ra để mọi người thảo luận và xin cao kiến.

    A cho Công ty B vay 500 triệu, nhưng sau nhiều lần hứa hẹn B vẫn không trả. A quyết định kiện B ra Tòa án và yêu cầu trả nợ, Tòa đã thụ lý đơn.

    Tuy nhiên, B hiện tại đã tạm ngừng kinh doanh và khóa thuế. Vì B còn một khoản tiền đang nhận thông qua một bản án buộc công ty C phải trả cho B 900 triệu theo định kỳ hàng tháng nên B vẫn chưa tiến hành giải thể.

    A biết rằng sau khi B nhận xong khoản tiền từ C là sẽ tiến hành giải thể ngay, và B chỉ còn khoản tiền từ việc thi hành án của C mà thôi.

    Vậy A có thể yêu cầu Tòa án áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời (Phong tỏa tài sản) hay bất cứ một biện pháp ngăn chặn nào khác để có thể đảm bảo quyền lợi cho mình không, vì đợi đến khi Tòa xét xử xong thì B đã nhận xong tiền và bốc hơi chúng luôn rồi.

    Cảm ơn quý anh chị, mong cho ý kiến.

     

     

    Khi bản đã có hiệu lực thi hành ...thì mới dùng biện pháp đó được...vì là án dân sự cho nên bạn phải nhờ Cục THi Hành Án theo bản án tuyên...

     Bạn mới bắt đầu kiên tụng năm 10 năm chưa ăn hay thua ....giả sử bạn thua thì sao?

    Bạn scan cái Chứng Từ liên quan nợ của CTY và bạn thì tôi biết chính xác là bạn đúng hay say.... Giao dịch với tư nhân  thì 5 ăn,5 thua .....Nợ nhà nước 100% nhà nước thắng....

    Tóm lại thắng hay thua gì không quan trọng....vấn đề cốt lỏi là bên Nợ có tiền trả 1 lần hay là khg? họ chịu trả lần hồi 5,10 năm cũng chẳng luật nào cấm.....thuê XHĐ thì tiền mất tật mang....

    Cập nhật bởi nguoitruongphu ngày 03/12/2014 01:03:17 CH

    Cho dù em có xem anh là kẻ thù !Anh vẫn xem em là bạn ,bởi vì nếu không có em ( tức kẻ thù) ,thì lấy ai đâu ...để anh vượt qua thử thách?

    nguoitruongphu

     
    Báo quản trị |  
  • #360514   03/12/2014

    huynhtantri
    huynhtantri

    Male
    Sơ sinh

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:04/11/2013
    Tổng số bài viết (7)
    Số điểm: 170
    Cảm ơn: 4
    Được cảm ơn 1 lần


    nguoitruongphu viết:

     

    Khi bản đã có hiệu lực thi hành ...thì mới dùng biện pháp đó được...vì là án dân sự cho nên bạn phải nhờ Cục THi Hành Án theo bản án tuyên...

     Bạn mới bắt đầu kiên tụng năm 10 năm chưa ăn hay thua ....giả sử bạn thua thì sao?

     

    Ý nguoitrongphu tôi vẫn chưa hiểu lắm.

    Thực tế, khi A cho B mượn nợ thì B có biên nhận nợ con dấu đầy đủ, về mặc chứng cứ cho mượn và chuyển giao tiền thì bên A cũng đã nắm và hợp lệ.

    Vì thế việc còn lại là làm sao để bên B đảm bảo có thể trả nợ, mà khoản tiền duy nhất bên B còn chỉ là tiền thi hành án từ bên C.

    Câu chuyện này quả là đau đầu!

    Những thứ xuất phát từ con tim, mới có thể chạm đến con tim!

     
    Báo quản trị |  
  • #360553   03/12/2014

    nguoitruongphu
    nguoitruongphu
    Top 75
    Male
    Lớp 7

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:09/09/2014
    Tổng số bài viết (1087)
    Số điểm: 9134
    Cảm ơn: 87
    Được cảm ơn 301 lần


    huynhtantri viết:

     

    nguoitruongphu viết:

     

     

    Khi bản đã có hiệu lực thi hành ...thì mới dùng biện pháp đó được...vì là án dân sự cho nên bạn phải nhờ Cục THi Hành Án theo bản án tuyên...

     Bạn mới bắt đầu kiên tụng năm 10 năm chưa ăn hay thua ....giả sử bạn thua thì sao?

     

     

     

    Ý nguoitrongphu tôi vẫn chưa hiểu lắm.

    Thực tế, khi A cho B mượn nợ thì B có biên nhận nợ con dấu đầy đủ, về mặc chứng cứ cho mượn và chuyển giao tiền thì bên A cũng đã nắm và hợp lệ.

    Vì thế việc còn lại là làm sao để bên B đảm bảo có thể trả nợ, mà khoản tiền duy nhất bên B còn chỉ là tiền thi hành án từ bên C.

    Câu chuyện này quả là đau đầu!

     Muốn C thi hành án ...phải thỏa mãn 2 điều kiện...Có tài sản  để thi hành án ...Phải đồng ý trả 1 lần 1 ,nếu không có tài sản thì phải chấp nhận trả dần...

    Cho dù em có xem anh là kẻ thù !Anh vẫn xem em là bạn ,bởi vì nếu không có em ( tức kẻ thù) ,thì lấy ai đâu ...để anh vượt qua thử thách?

    nguoitruongphu

     
    Báo quản trị |  
  • #360520   03/12/2014

    hipgov
    hipgov
    Top 500
    Male
    Chồi

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:22/09/2013
    Tổng số bài viết (246)
    Số điểm: 1515
    Cảm ơn: 83
    Được cảm ơn 61 lần


    Chào bạn

    Theo mình theo dõi chủ đề thì việc bạn yêu cầu thực hiện biện pháp khẩn cấp tạm thời là khó thực hiện nhưng theo mình việc này là không cần thiết vì khoản tiền 900 triệu kia khi công ty C trả cho B xong thì vẫn thuôc về tài sản của công ty mà công ty đang trong tiinhf trạng tạm dựng kinh doanh nên sẽ không có sự chuyển dịch tài sản nào được thực hiện nên bạn có thể yêu cầu đòi lại tiền.

    Mặt khác về nguyên tắc nếu 1 công ty muốn giải thể thì phải thanh toán hết các khoản nợ và thuế nên công ty này không thể giải thể khi chưa trả nợ cho A, còn nếu tuyên bố phá sản thì phải trả nợ bằng tài sản còn lại của công ty.

    Nếu đại diện của công ty B ôm tiền bỏ trốn thì bạn có thể khởi tố hình sự.

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn hipgov vì bài viết hữu ích
    tranhathao2000 (04/12/2014)
  • #360773   04/12/2014

    Mình cũng hiểu thế, tuy nhiên vấn đề ở đây là "Làm thế nào để đảm bảo quyền lợi tối đa cho bên A", chứ đúng theo quy trình hay luật định thì chỉ cần đọc luật là hiểu rồi.

     
    Báo quản trị |