Có cấu thành tội cướp tài sản hay không?

Chủ đề   RSS   
  • #52526 29/05/2010

    huong0212

    Male
    Sơ sinh

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:14/08/2008
    Tổng số bài viết (17)
    Số điểm: 415
    Cảm ơn: 1
    Được cảm ơn 4 lần


    Có cấu thành tội cướp tài sản hay không?

    Tình huống này, tôi đã một lần đặt ra trên diễn đàn. Tuy nhiên, lần trước tôi nêu chưa đủ dữ liệu cho nên rất khó cho các anh/chị trong việc thảo luận góp ý. Lần này tôi sẽ nêu rất chi tiết, mong Quý anh/chị có kinh nghiệm góp ý giúp em. Nội dung vụ việc như sau:

    Nguyên nhân:

    Vợ của ông A nằm ngủ mơ gọi người tên anh K. Khi tỉnh dậy, chồng hỏi thì vợ khai là đã quan hệ tình dục với anh K. Sau đó, gia đình A  đến gặp già làng, Trưởng Thôn trình bày sự việc như vậy.

    Lúc 18h ngày 19/04/2010, Trưởng thôn đã triệu tập cuộc họp gồm các thành phần có liên quan tại nhà họp của Thôn để bàn về vấn đề nêu trên.

    Tại cuộc họp này, không ai đưa ra được chứng cứ chứng minh rằng anh K có quan hệ tình dục với vợ của anh A. Và Anh K không thừa nhận rằng mình đã quan hệ tình dục với vợ của anh A.
    Dựa trên lời khai của vợ anh A là đã quan hệ tình dục nhiều lần với anh A, gia đình của anh A đã đưa ra yêu cầu: Anh K phải bồi thường cho gia đình anh A 12 triệu đồng (trong đó 10 triệu đồng thuộc về gia đình anh A, và 02 triệu đồng bồi thường cho làng). Gia đình A tuyên bố: nếu anh K không nộp đủ số tiền này cho gia đình anh A thì họ lấy chiếc xe máy của anh K. Anh K không đồng ý và ra về.

    Khoảng 20h cùng ngày, một đoàn người gồm:

    1. Bố của anh A
    2. Anh A
    3. Vợ của anh A
    4. Anh em của anh A
    5. Ông Hưng – Bí Thư chi bộ Thôn
    6. Cùng rất nhiều người dân trong thôn

    có mang theo 01 cây gậy gỗ tròn dài khoảng 1m, lớn bằng bắp tay (người đàn ông cầm) đến nhà anh K. Lúc đó, anh K ở nhà có một mình.

    Đến nơi họ xông thẳng vào nhà của anh K. Anh A yêu cầu K đưa chìa khóa xe máy. K không đưa. Anh A chạy vào trong lục trong các túi quần áo của K để tìm chìa khóa xe máy. Tìm không được chìa khóa xe, ngay lúc đó, 04 người đàn ông gồm: Anh A, Ông Hưng – Bí thư chi bộ thôn, và 02 người đàn ông khác đã lấy 02 cây gậy đưa vào bánh xe và cùng nhau khiêng gánh xe ra về. Thấy vậy, anh K ngăn cản, dùng điện thoại di động chụp hình, thì ngay lập tức bị ông Hưng dùng tay đánh tới tấp. Sau đó, 03 thành viên tham gia khiêng xe cũng xông vào đánh, trong đó 1 trong hai người đàn ông kia đã dùng cây gậy gỗ thọc vào bụng của K. Thấy vậy, một số người dân đã vào ngăn cản không cho đánh anh K nữa. Sau đó, 04 thành viên tiếp tục khiêng xe về. Xe được đem về nhà bố của anh A.

    Hiện nay, công an điều tra đã vào cuộc, nhưng theo nhận định của công anh điều tra là không vi phạm hình sự. Rất mong anh/chị có kinh nghiệm góp ý giúp em. Anh K là người kinh. Còn gia đình của anh A là người dân tộc.

    Doan Van Huong

    Mobile: 0932. 797. 808

    Email: tuvanphapluat2010@gmail.com

     
    13806 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #52532   29/05/2010

    thanhmanht38
    thanhmanht38

    Male
    Sơ sinh

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:01/05/2010
    Tổng số bài viết (42)
    Số điểm: 290
    Cảm ơn: 1
    Được cảm ơn 3 lần


    Đối với vấn đề của bạn mình xin trả lời như sau:
    - Về vấn đề vợ ông A nói mình có quan hệ với K nhiều lần, nếu chỉ dựa vào vấn đề trên để khẳng định anh K có quan hệ thì là không đúng mà phải dựa vào các lời khai khác, cần phải xác định quan hệ ở đâu, vào thời gian nào, mấy lần,.... Trong trường hợp vợ anh A tự nguyện thì hành vi của K chẳng vi phạm gì cả về pháp luật, có chăng thì là vi phạm đạo đức xã hội mà thôi. Nhưng nếu anh K dùng vũ lực, hoặc đe dọa dùng vũ lực hoặc lợi dụng tình trạng quẫn bách,...để được quan hệ thì chắc chắn là phạm tội hiếp dâm hoặc cưỡng dâm rồi. Cái này sẽ bị pháp luật xử lý, chứ không phải thực hiện theo "lệ làng" ở đây được.
    - Hành vi của nhóm người mang gậy đến nhà anh K để lấy chiếc xe máy, sau đó dùng vũ lực thì hoàn toàn có thể phạm tội cướp tài sản. Có một vấn đề ở đây, nếu việc dùng vũ lực làm thiệt hại đến sức khỏe từ 11% trở lên thì sao? Liệu có thể phạm tội cố ý gây thương tích không? Mục đích việc sử dụng vũ lực là để ngăn chặn việc anh K lấy lại xe, hay dùng vũ lực, cố ý gây thương tích cho anh K vì đã dùng điện thoại chụp hình,... cái này mình nghĩ phải xem xét kỹ. Đấy chỉ là trường hợp giả thuyết mình nêu lên để tham khảo, còn hành vi cướp thì đã rõ, cơ quan công an nói là không vi phạm hình sự thì phải xem lại. Vì sao lại không vi phạm hình sự? Việc một người đến nhà mình dùng vũ lực để lấy tài sản của mình đi (không cần biết lấy tài sản dùng vào việc gì) thì đã phạm tội rồi, vì đây là tội cấu thành hình thức.
     - Có một vấn đề mình trao đổi thêm, không biết đây là tình huống có thật hay không, nhưng ở đây là có sự tham gia của ông Ông Hưng – Bí Thư chi bộ Thôn. Một người đại diện cho chính quyền ở thôn, lại là Bí thư Chi bộ, có hiểu biết về đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước mà lại hành xử theo kiểu "lệ làng" như vậy thì hoàn toàn không thể chấp nhận được. Không xứng đáng đứng trong hàng ngũ của Đảng. Thật buồn thay.
    Đây là quan điểm của tôi về tình huống của bạn nêu ra để các bạn cùng trao đổi.
     
    Báo quản trị |  
  • #52544   29/05/2010

    hangxinhxan
    hangxinhxan
    Top 500


    Thanh Hoá, Việt Nam
    Tham gia:08/11/2009
    Tổng số bài viết (187)
    Số điểm: 1783
    Cảm ơn: 23
    Được cảm ơn 27 lần


    hành vi của những người đến nhà anh A đòi bồi thường là trái pháp luật và đã cấu thành tội cướp tài sản vì:
        việc anh k có quan hệ tình dục với vợ anh A hay không là hoàn toàn chưa còn cứ, và dù có căn cứ đi chăng nữa thì việc anh k có phải bồi thường hay không, nếu phải bồi thường thì là bao nhiêu còn dựa vào nhiều căn cứ khác( ví dụ :vợ anh A tự nguyện hay bị cưỡng ép...) và dựa vào sự phán quyết cuả tòa án thì việc đòi bồi thường mới có hiệu lực pháp luật. như vậy, phán quyết của trưởng thôn ở đây là không có tác dụng gì, điều này đồng nghĩa với việc những người đến nhà anh K dùng vũ lực để chiếm đoạt tài sản là trái pháp luật.
    - #ff0000;">tội cướp tài sản: dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực hoặc có hành vi khác làm cho người bị tấn công lâm vào tình trạng không thể chống cự được nhằm chiếm đoạt tài sản. như vậy, hành vi của những người đến nhà  anh K dùng vũ lực để chiếm đoạt tài sản của anh K một cách trái pháp luật thì hoàn toàn thỏa mãn những điều kiện để cấu thành tội cướp tài sản
    việc bạn đưa ra yếu tố là người kinh hay người dân tộc là không cần thiết vì dù là ai khi vi phạm pháp luật thì đều bị xử lý cả thôi , nó có thể là tình tiết giảm nhẹ chứ không có ảnh hưởng gì tới việc xem xét hành vi phạm tội có cấu thành tội cướp tài sản hay không

    hỏi một câu chỉ dốt chốc lát. nhưng không hỏi sẽ dốt nát cả đời

     
    Báo quản trị |  
  • #52560   30/05/2010

    BachThanhDC
    BachThanhDC
    Top 10
    Cao học

    Nghệ An, Việt Nam
    Tham gia:01/12/2009
    Tổng số bài viết (5291)
    Số điểm: 50883
    Cảm ơn: 1843
    Được cảm ơn 3561 lần
    ContentAdministrators
    SMod

    Đồng ý với các bạn #0072bc;">thanhmanht38 và #0072bc;">hangxinhxan về nhận định hành vi của A và những người đi cùng là hành vi phạm tội. Bởi rõ ràng hành vi của họ hành vi chiếm đoạt tài sản một cách trái pháp luật, không hể phụ thuộc vào bất cứ một yếu tố nào dẫn đến việc thực hiện hành vi của họ. Tuy nhiên, nếu căn cứ vào các thông tin đã có, thì việc xác định tội danh của các bạn trong trường hợp này là chưa chính xác. Các bạn đều khẳng định hành vi của những người này cấu thành tội "Cướp tài sản", nhưng lại không để ý đến các dấu hiệu vầ mặt khách thể và mặt khách quan của tội phạm.
    Tội "Cướp tài sản" là tội phạm cùng một lúc xâm phạm hai khách thể là quan hệ nhân thân và quan hệ tài sản. Trong đó khách thể bị xâm phạm trước là quan hệ nhân thân, thông qua việc xâm phạm đến nhân thân mà người phạm tội xâm phạm đến quan hệ tài sản (dùng vũ lực nhằm chiếm đoạt tài sản), nếu không xâm phạm đến quan hệnhân thân thì người phạm tội cướp tài sản không thể xâm phạm đến quan hệ tài sản được. Trong tình huống này, rõ ràng khi thực hiện hành vi chiếm đoạt chiếc xe máy, A và những người đi cùng không có hành vi dùng vũ lực, hành vi đe doạ dùng vũ lực ngay tức khắc hay hành vi khác làm cho anh K lâm vào tình trạng không thể chống cự được. Hành vi dùng vũ lực chỉ được thực hiện sau khi đã có hành vi xâm phạm tài sản và là hành vi chống trả sự ngăn cản của anh K chứ không nhằm mục đích chiếm đoạt tài sản (vì thực tế tài sản đã bị chiếm đoạt). Như vậy, hành vi của A và những người đi cùng cấu thành tội "Công nhiên chiếm đoạt tài sản" chứ không phải là "Cướp tài sản". Dấu hiệu về mặt khách quan của tội phạm ở đây là người phạm tội lợi dụng hoàn cảnh khách quan (cụ thể là tương quan lực lượng) làm cho chủ sở hữu, quản lý tài sản (anh K) lâm vào tình trạng không bảo vệ được tài sản của minh, nhìn thấy người phạm tội lấy tài sản mà không làm gì được. Còn hành vi đánh anh K nếu có đu căn cứ thì sẽ bị truy tố thêm tội "cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khoẻ của người khác" (vì tội Công nhiên chiếm đoạt tài sản không quy định thiệt hại về sức khoẻ là tình tiết định khung hình phạt).

    Hãy làm tất cả những gì trong phạm vi cho phép và khả năng có thể!

     
    Báo quản trị |  
  • #52566   30/05/2010

    thanhmanht38
    thanhmanht38

    Male
    Sơ sinh

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:01/05/2010
    Tổng số bài viết (42)
    Số điểm: 290
    Cảm ơn: 1
    Được cảm ơn 3 lần


    Theo mình thì lại có quan điểm khác BachThanhDC, bởi vì 2 lý do sau:
     -Thứ nhất: việc những người đó "có mang theo 01 cây gậy gỗ tròn dài khoảng 1m, lớn bằng bắp tay (người đàn ông cầm) đến nhà anh K". Như vậy, ngay từ khi đến nhà anh K, những người này đã có mục đích đe dọa dùng vũ lực hoặc sử dụng vũ lực để chiếm đoạt tiền tài sản của anh K.
     -Thứ hai: anh K thấy người khác chiếm đoạt tài sản của mình có can ngăn nhưng ông Hưng đã ngay lập tức dùng tay đánh tới tấp, như vậy rõ ràng là đã dùng vũ lực đến ngăn cản việc chiếm đoạt tài sản, bạn nói lúc này tài sản đã bị chiếm đoạt là chưa đúng. Bởi vì, tài sản vẫn đang ở nhà anh K, vẫn nằm trong sự kiểm soát của anh K, (anh K ngay lập tức có thể sử dụng tài sản của mình) anh K có thể đòi lại tài sản của mình, chẳng qua tại đó, những người kia đã dùng vũ lực và sự tương quan lực lượng để ngăn cản  việc lấy lại tài sản nên anh K không thể lấy lại được tài sản mà thôi. Như vậy chưa thể coi là  họ đã chiếm đoạt được tài sản được. Mình có thể ví dụ như thế này: anh A vào trộm xe máy nhà anh K (tội trộm cắp tài sản), sáng hôm sau, K phát hiện mất xe chạy đi tìm thì phát hiện A đang sử dụng chiếc xe của mình, K đòi nhưng A không trả mà dùng vũ lực với K và lên xe đi mất thì lúc này, từ tội trộm cắp tài sản sẽ chuyển sang tội cướp (đầu trộm đuôi cướp).
    - Thứ ba: Bạn nói rằng "người phạm tội lợi dụng hoàn cảnh khách quan (cụ thể là tương quan lực lượng) làm cho chủ sở hữu, quản lý tài sản (anh K) lâm vào tình trạng không bảo vệ được tài sản của minh, nhìn thấy người phạm tội lấy tài sản mà không làm gì được.", đây cũng không thể gọi là hoàn cảnh khách quan được, bởi vì đây là hoàn cảnh do họ tự tạo ra (chủ quan), rủ đông người, sử dụng vũ khí, dùng vũ lực,... Hoàn cảnh khách quan, ví dụ như K đang sửa điện trên cột điện cao thế, A đến lấy xe của K đang dựng ở dưới, như vậy mới gọi làh oàn cảnh khách quan chứ  bạn,....?
    - Cái mình băn khoăn và nêu vấn đề là ở chỗ: anh K dùng di động để chụp lại việc lấy tài sản thì bị ông hưng dùng vũ lực, như vậy thì ông Hưng dùng vũ lực để nhằm gây thương tích cho anh K vì anh K đã chụp lại cảnh đó, hay vì muốn ngăn cản việc chiếm đoạt tài sản.
    Mọi người cùng cho ý kiến về các vấn đề trên nhé!
     
    Báo quản trị |  
  • #52567   30/05/2010

    BachThanhDC
    BachThanhDC
    Top 10
    Cao học

    Nghệ An, Việt Nam
    Tham gia:01/12/2009
    Tổng số bài viết (5291)
    Số điểm: 50883
    Cảm ơn: 1843
    Được cảm ơn 3561 lần
    ContentAdministrators
    SMod


    [quote user=thanhmanht38]
    Theo mình thì lại có quan điểm khác BachThanhDC, bởi vì 2 lý do sau:
     -Thứ nhất: việc những người đó "có mang theo 01 cây gậy gỗ tròn dài khoảng 1m, lớn bằng bắp tay (người đàn ông cầm) đến nhà anh K". Như vậy, ngay từ khi đến nhà anh K, những người này đã có mục đích đe dọa dùng vũ lực hoặc sử dụng vũ lực để chiếm đoạt tiền tài sản của anh K
    [/quote]
     Đây chỉ là suy đoán của bạn thôi, chứ làm gì có căn cứ nào chứng minh là họ mang gậy gỗ đến đánh anh K hoặc đe doạ đánh anh K để chiếm đoạt tài sản. Hơn nữa, dấu hiệu khách quan của tội cướp.. phải là "hành vi" (dùng vũ lực, đe doạ dùng vũ lực ngay tức khắc...) chứ đâu có tồn tại dưới dạng "mục đích". Và nếu suy đoán của bạn là đúng thì cũng đâu có cấu thành tội "Cướp tài sản". Bởi ở đây cần loại trừ hành vi dùng vũ lực vì thực tế nó không xảy ra. Chỉ còn lại hành vi đe doạ dùng vũ lực. Nhưng rõ ràng dấu hiệu đe doạ dùng vũ lực "ngay tức khắc" là không có. Vì vậy nếu chứng minh được có việc đe doạ dùng vũ lực thì cũng chỉ cấu thành tội "Cưỡng đoạt tài sản".
    Theo bạn, "tài sản vẫn nằm trong tầm kiểm soát của anh K, anh K ngay lập tức có thể sử dụng tài sản của mình". Nhận định này nghe khó xuôi quá bạn. Bốn người dùng hai chiếc gậy khiêng chiếc xe máy đi, anh K làm sao có thể kiểm soát và sử dụng nó được. 
    Cũng theo bạn, "chẳng qua tại đó, những người kia đã dùng vũ lực và sự tương quan lực lượng để ngăn cản  việc lấy lại tài sản". Bạn có thấy mâu thuẫn không, vũ lực được dùng để ngăn cản việc lấy lại tài sản chứ đâu có được dùng để nhằm chiếm đoạt tài sản. Trong ví dụ bạn đưa ra, nếu khi phát hiện A đang sử dụng xe máy của mình, nếu K đã quản lý được chiếc xe của mình hoặc đang có hành vi giằng lấy chiếc xe từ A mà bị A dùng vũ lực thì hành vi của A mới chuyển hoá thành tội cướp. Còn khi gặp A, K chỉ dùng lời nói để đòi A trả xe thôi thì việc A dùng vũ lực chỉ là hành vi hành hung để tẩu thoát thôi.
    Và điều quan trọng nhất, một hành vi được coi là cấu thành tội cướp tài sản, nó phải xâm phạm đồng thời hai quan hệ, trong đó quan hệ nhân thân bị xâm phạm trước quan hệ tài sản. 


    Cập nhật bởi daonhan ngày 30/05/2010 02:45:42 PM Cập nhật bởi daonhan ngày 30/05/2010 02:45:05 PM

    Hãy làm tất cả những gì trong phạm vi cho phép và khả năng có thể!

     
    Báo quản trị |  
  • #52666   01/06/2010

    thanhmanht38
    thanhmanht38

    Male
    Sơ sinh

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:01/05/2010
    Tổng số bài viết (42)
    Số điểm: 290
    Cảm ơn: 1
    Được cảm ơn 3 lần


    Bạn BachThanhDC ơi! Mình nghĩ bạn hiểu sai ý của mình: Đây nhé.
    - Thứ nhất: Mình nói việc mang vũ khí như vậy để muốn nói về ý thức chủ quan rằng họ đến lấy chiếc xe (có ý định chiếm đoạt tài sản) sẽ dùng vũ lực nếu K chống trả. Nghĩa là pháp luật yêu cầu anh phải biết trong trường hợp này, anh đến lấy tài sản nhà người ta chẳng lẽ mang gậy theo cho vui thôi à? Chắc chắn họ sẽ sử dụng trong trường hợp không đạt được hoàn toàn mục đích của mình. Nếu bảo mang gậy cho vui, cái này mới là vô lý bạn ạ. Mình suy đoàn nhưng có cơ sở thực tiễn (chưa có cơ sở lý luận). Giả sử đây là một vụ án đang được điều tra, nếu không xảy ra vũ lực, thì tình tiết mang gậy sẽ không được xét đến, nhưng khi có vũ lực xảy ra, chắc chắn điều tra viên sẽ phải lật lại tình tiết này để chứng minh ý thức chủ quan của các đối tượng. Đúng không? Tất nhiên thì cái này cũng có ở tội cưỡng đoạt tài sản, nhưng kết hợp với các tình tiết khác của vụ việc thì sẽ có căn cứ truy tố tội cướp tài sản (chính ở hành vi dùng vũ lực với K).
    - Thứ hai: Đối với tội cướp tài sản, chỉ cần có ý thức chiếm đoạt tài sản trước khi thực hiện hành vi dùng vũ lực hoặc đe dọa dùng vũ lực ngay tức khắc mà thôi, chứ không nhất thiết yêu cầu là anh phải có hành vi dùng vũ lực sau đó mới có hành vi chiếm đoạt. Mà hành vi chiếm đoạt có thể chưa thực hiện xong thì đã có hành vi dùng vũ lực rồi. Mình sợ bạn nhầm trong trường hợp: Có hành vi tấn công nhưng với mục đích khác chứ không nhằm chiếm đoạt tài sản nhưng sau đó, người bị tấn công bỏ chạy để lại tài sản, hoặc họ không thể quản lý được tài sản và người tấn công đã lấy tài sản đó thì rõ ràng là tội công nhiên chiếm đoạt tài sản rồi.
     - Thứ ba:
    "Theo bạn, "tài sản vẫn nằm trong tầm kiểm soát của anh K, anh K ngay lập tức có thể sử dụng tài sản của mình". Nhận định này nghe khó xuôi quá bạn." Ở đây mình dùng từ "có thể" cơ mà, nếu mình chỉ bảo "ngay lập tức sử dụng tài sản của mình" thì công nhận là khó xuôi, nhưng mình dùng từ "có thể", ở đây, anh K không thể sử dụng được và mình đã chỉ ra nguyên nhân, "những người kia đã dùng vũ lực và sự tương quan lực lượng để ngăn cản  việc lấy lại tài sản". Việc "dùng vũ lực để ngăn cản việc lấy tài sản" có nghĩa là họ đang xâm phạm vào quyền sở hữu về tài sản của anh K còn gì? Đáng lý, anh K phải có 3 quyền sở hữu: quyền chiếm hữu, quyền sử dụng và quyền định đoạt về chiếc xe. Nhưng họ đã dùng vũ lực (xâm phạm quan hệ nhân thân) để ngăn cản việc lấy tài sản (xâm phạm quyền sở hữu). Nên anh K không thể có 3 quyền đó.
    - Thứ tư: Bạn cho rằng họ không dùng vũ lực ư? đầy nè, "ngay lập tức bị ông Hưng dùng tay đánh tới tấp. Sau đó, 03 thành viên tham gia khiêng xe cũng xông vào đánh, trong đó 1 trong hai người đàn ông kia đã dùng cây gậy gỗ thọc vào bụng của K. " Hoàn toàn có cả hành vi dùng vũ lực và hành vi chiếm đoạt. Hành vi chiếm đoạt chưa hoàn thành đã xâm phạm đến quyền nhân thân thì vẫn là tội cướp chứ? Ở đây họ hoàn toàn chưa chiếm đoạt được tài sản, vì họ vẫn còn gặp phải sự chống trả của anh K để lấy lại tài sản.
    Ở đây mình nghĩ có sự chuyển hóa giữa tội cưỡng đoạt tài sản và cướp tài sản. Nếu không có hành vi dùng vũ lực như ở trên thì họ sẽ phạm tội cưỡng đoạt tài sản (đe dọa dùng vũ lực) vì họ đã dùng vũ lực, ( 03 thành viên tham gia khiêng xe cũng xông vào đánh) nên sẽ phạm tội cướp tài sản.
    Ý mình là vậy, có gì chưa rõ, chúng ta cùng trao đổi tiếp.....!
     
    Báo quản trị |  
  • #52673   01/06/2010

    huong0212
    huong0212

    Male
    Sơ sinh

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:14/08/2008
    Tổng số bài viết (17)
    Số điểm: 415
    Cảm ơn: 1
    Được cảm ơn 4 lần


    Tôi rất cảm ơn các anh/chị đã thảo luận rất nhiệt tình. Cam kết với các anh/chị đây là trường hợp có thật 100%, bởi chính tôi đang là người bảo vệ cho anh K trong vụ án này.
    Quan điểm của tôi thì bốn thành viên tham gia khiêng xe của K có thể cấu thành tội cướp tài sản nhiều hơn so với các tội khác.
    Tội công nhiên chiếm đoạt tài sản bị loại trừ vì hoàn cảnh ở đây anh K không thể bảo vệ tài sản của mình được do hoàn cảnh chủ quan mà bốn người tham gia kia tạo chớ không phải hoàn cảnh khách quan. Đây là một yếu tố không thể thiếu trong tội công nhiên chiếm đoạt tài sản
    Còn lại một trong hai tội:
    - Tội cưỡng đoạt tài sản
    - Hoặc tội cướp tài sản
    Nếu không có yếu tố dùng vũ lực ở đây thì chắc chắn rơi vào tội cưỡng đoạt tài sản. Hơn nữa, chiếc xe máy dựng ở trong hiên nhà. Bốn người kia khiêng xe đi được 2m đến 3m thì việc chiếm đoạt tài sản đã hoàn thành chưa? Theo quan điểm của tôi thì chưa, cho nên bốn thành viên tham gia khiêng xe của K phạm tội cướp tài sản.

    Rất mong các anh/chị góp ý nhiều hơn.
    Kết quả sau này, tôi sẽ thông tin cho các anh/chị
    Cảm ơn anh/chị nhiều.

    Doan Van Huong

    Mobile: 0932. 797. 808

    Email: tuvanphapluat2010@gmail.com

     
    Báo quản trị |