Chào bạn,
Hiện nay, quan hệ hợp đồng tại Việt nam được điều chỉnh chủ yếu bởi Bộ luật dân sự 2005 (hiệu lực 01/01/2006) và #548dd4;">Luật thương mại 2005 (hiệu lực 01/01/2006). Kể từ ngày 01/01/2006, Bộ luật dân sự 2005 và Luật thương mại 2005 có hiệu lực thì cũng là lúc Pháp lệnh hợp đồng kinh tế 1989 hết hiệu lực.
Theo qui định hiện hành, không có qui định nào cho rằng “trong mua bán hàng hóa dịch vụ thì những vụ có giá trị từ 10tr trở lên thì bắt buộc phải có hợp đồng kinh tế”. Trước năm 2006, người ta thường dùng cụm từ “hợp đồng kinh tế”. Hiện nay cụm từ này không còn chính xác nữa. Chúng ta nên dùng từ “hợp đồng” về nội dung gì đó là đầy đủ ý nghĩa rồi.
Điều 401 Bộ luật dân sự có qui định về hình thức của hợp đồng dân sự như sau:
1. Hợp đồng dân sự có thể được giao kết bằng lời nói, bằng văn bản hoặc bằng hành vi cụ thể, khi pháp luật không quy định loại hợp đồng đó phải được giao kết bằng một hình thức nhất định.
2. Trong trường hợp pháp luật có quy định hợp đồng phải được thể hiện bằng văn bản có công chứng hoặc chứng thực, phải đăng ký hoặc xin phép thì phải tuân theo các quy định đó.
Hợp đồng không bị vô hiệu trong trường hợp có vi phạm về hình thức, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.
Không có văn bản nào liệt kê ra những loại hợp đồng nào thì bắt buộc phải được thể hiện bằng hình thức văn bản. Do đó, tùy thuộc vào các giao dịch, lĩnh vực cụ thể mà chúng ta phải chú ý đến hình thức thể hiện bằng văn bản của hợp đồng.
Bạn rất tinh tế khi nêu ra câu hỏi: “trong trường hợp HĐ được thể hiện bằng hình thức lời nói thì khi xảy ra tranh chấp thì tòa án căn cứ vào đâu để phân xử (vì lời nói gió bay mà)”.
Bộ luật dân sự có đưa ra các nguyên tắc như: nguyên tắc tự do, tự nguyện cam kết, thỏa thuận; nguyên tắc bình đẳng; nguyên tắc thiện chí, trung thực...
Các bên tham gia giao kết hợp đồng sử dụng các nguyên tắc này trong giao dịch của mình. Thông thường, hình thức thể hiện giao kết bằng lời nói chỉ thực hiện trong các giao dịch đơn giản hàng này như mua sắm hàng hóa sinh hoạt cá nhân, đi chợ... Khi xảy ra tranh chấp thì tòa án rất khó thụ lý vụ án dạng này.
Để được thụ lý vụ kiến, bên nguyên đơn phải có nghĩa vụ chứng minh cho yêu cầu của mình, mà việc chứng minh này thì rất khó khăn vì lời nói gió bay mà.
Thực tế, rất hiếm khi Tòa án thụ lý dạng vụ kiện này. Vấn đề này hiện đang đặt ra cho các nhà làm luật một cái nhìn mới để sửa đổi luật trong tương lai. Trong các diễn đàn của luật sư cũng đã nói nhiều về vấn đề này (Nói vui một chút, nếu gặp dạng vụ kiện này là potay.com!).
Nếu có thắc mắc hay cần trao đổi thêm, vui lòng liên hệ số đt 0908329694
Thân chào
Luật sư Lê Xuân Hiệp