Có bao nhiêu hình thức xử lý kỷ luật lao động?

Chủ đề   RSS   
  • #605034 26/08/2023

    Có bao nhiêu hình thức xử lý kỷ luật lao động?

     Kỷ luật lao động là những quy định về việc tuân theo thời gian, công nghệ và điều hành sản xuất, kinh doanh do người sử dụng lao động ban hành trong nội quy lao động và do pháp luật quy định.
     
     Căn cứ vào Điều 124, Bộ luật Lao động năm 2019, có 04 hình thức xử lý kỷ luật lao động, bao gồm:

    1. Khiển trách

    - Có thể xem khiển trách là hình thức xử lý kỷ luật lao động nhẹ nhất, được áp dụng để nhắc nhở người lao động có hành vi vi phạm lần đầu với mức độ nhẹ.
    - Khiển trách được thực hiện bằng miệng hoặc bằng văn bản nhằm ngăn ngừa những hành vi vi phạm tiếp theo có thể xảy ra trong tương lai. Hiện tại pháp luật lao động cũng chưa quy định trường hợp nào sử dụng hình thức xử lý khiển trách.
    - Do vậy, để đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của cả người lao động và người sử dụng lao động, các bên cần thỏa thuận rõ các trường hợp hoặc mức độ vi phạm nào thì áp dụng biện pháp khiển trách trong nội quy hoặc trong hợp đồng lao động.

    2. Kéo dài thời hạn nâng lương không quá 06 tháng

     Hình thức xử lý kỷ luật này được áp dụng đối với trường hợp người lao động có hành vi vi phạm nghiêm trọng hơn so với các trường hợp khiển trách.

    3. Cách thức 

    - Cách chức là việc người có thẩm quyền, người sử dụng lao động ra quyết định cho người được bổ nhiệm đang giữ một vị trí nhất định thôi không giữ chức vụ đó nữa do vi phạm nội quy (hành vi vi phạm có mức độ nghiêm trọng hơn trong trường hợp khiển trách và kéo dài thời hạn nâng lương không quá 06 tháng) lao động thuộc phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của người đó, không còn xứng đáng với sự tín nhiệm và trách nhiệm được giao. Cách chức chỉ đối với người có chức vụ và không có thời hạn.
    - Tồn tại sự khác biệt trong hình thức xử lý kỷ luật này giữa Bộ luật Lao động năm 2012Bộ luật Lao động năm 2019. Bộ luật Lao động năm 2012 có quy định người sử dụng lao động được lựa chọn kéo dài thời hạn nâng lương hoặc cách chức tức là 2 trong 1 hình thức kỷ luật nhưng sang Bộ luật lao động năm 2019 thì người sử dụng lao động không được phép lựa chọn mà tùy theo tính chất, mức đội vi phạm của người lao động, người sử dụng lao động áp dụng hình thức cách chức đối với người lao động có chức vụ, quyền hạn. Việc áp dụng hình thức kỷ luật này như thế thì hoàn toàn do người sử dụng lao động quy định trong nội quy lao động.

    4. Sa thải

     Trong bốn hình thức xử lý kỷ luật lao động thì sa thải là biện pháp nặng và nghiêm khắc nhất. Chấm dứt quan hệ lao động, chấm dứt nguồn kinh tế của người lao động và đôi khi ảnh hưởng tới tâm lý, nhân cách, uy tín của người lao động. Bởi lẽ đó, trong bốn hình thức, đây là hình thức xử lý kỷ luật được pháp luật quy định chặt chẽ nhất. Căn cứ Điều 125 Bộ luật Lao động năm 2019 hình thức kỷ luật sa thải được áp dụng trong các trường hợp sau:
    - Người lao động có hành vi trộm cắp, tham ô, đánh bạc, cố ý gây thương tích, sử dụng ma túy trong phạm vi nơi làm việc, tiết lộ bí mật kinh doanh, bí mật công nghệ, xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ của người sử dụng lao động, có hành vi gây thiệt hại nghiêm trọng hoặc đe dọa gây thiệt hại đặc biệt nghiêm trọng về tài sản, lợi ích của người sử dụng lao động;
    - Người lao động bị xử ký kỷ luật kéo dài thời hạn nâng lương mà tài phạm trong thời gian chưa xóa kỷ luật hoặc bị xử lý kỷ luật cách chức mà tái phạm.
    - Tái phạm là trường hợp người lao động lặp lại hành vi vi phạm đã bị xử lý kỷ luật mà chưa được xóa bỏ luật theo quy định tại Điều 127 của Bộ luật Lao động năm 2019;
    - Người lao động tự ý bỏ việc 05 ngày cộng dồn 01 tháng hoặc 20 ngày cộng dồn trong 01 năm mà không có lý do chính đáng. Trường hợp được coi là có lý do chính đáng bao gồm: thiên tai, hỏa hoạn, bản thân, thân nhân bị ốm có xác nhận của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền và các trường hợp khác quy định trong nội quy lao động.
     
     Như vậy, ngoài bốn hình thức kỷ luật nêu trên, người sử dụng lao động không được áp dụng bất cứ hình thức kỷ luật lao động nào khác đối với người lao động có hành vi vi phạm kỷ luật lao động.
     
    2131 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận