Trường hợp thân chủ của bạn có lẽ bị khởi tố
Tội giết người theo
điểm m, khoản 1, điều 93 BLHS 1999 với hành vi
Thuê giết người, bởi nếu là hành vi
Giết người thuê thì bạn chắc sẽ không đặt vấn đề thay đổi tội danh mà CQĐT khởi tố là
Tội giết người thành
Tội không tố giác tội phạm.
Vấn đề thay đổi tội danh thường chỉ đặt ra với các
tội giáp ranh nhau như Tội giết người và Tội cố ý gây thương tích gây hậu quả chết người, Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản và Tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản,...
Nếu bạn cho rằng, thân chủ của mình không phạm tội mà CQĐT đã khởi tố, nhiệm vụ của bạn phải tìm ra chứng cứ gỡ tội chứng minh việc khởi tố là không có căn cứ, tức là bạn cần tìm hiểu CQĐT dựa vào những chứng cứ nào để buộc tội thân chủ của bạn và triệt tiêu những chứng cứ đó. Việc thuê giết người chỉ có thể bị phát hiện qua lời khai của người thực hiện việc giết người, qua đó, CQĐT sẽ xem xét liệu: Người thực hiện việc giết người có động cơ, mục đích không, có quan hệ với người bị giết không; người thuê giết có quan hệ, có mâu thuẫn với người bị giết,... Bởi không có chuyện tự nhiên một ngày đẹp trời, CQĐT bắt một người chỉ vì một một lời khai bâng quơ của kẻ phạm tội mà không có căn cứ !
Nếu như chứng cứ rõ rành rành, thì bào chữa từ có tội thành vô tội là điều không thể, chỉ có thể xem xét các tình tiết giảm nhẹ TNHS giúp giảm nhẹ hình phạt của thân chủ mà thôi.
Tôi chỉ có một vài lời góp ý nhỏ, bởi nếu không trực tiếp tham gia thì khó có thể đánh giá chính xác được. Tôi có một vài câu hỏi nhỏ:
-Bạn hiện đang tham gia bào chữa cho thân chủ ở giai đoạn tố tụng nào vậy ? (Thân chủ bị khởi tố bị can hay đã có cáo trạng của VKS đề nghị đưa vụ án ra xét xử).
- Thời gian bạn từ lúc bạn
đề nghị cấp Giấy chứng nhận bào chữa đến lúc bạn
được cấp Giấy chứng nhận bào chữa là bao nhiêu ngày và việc đề nghị cấp Giấy chứng nhận bào chữa có bị gây khó khăn gì từ phía CQĐT không ? (Câu hỏi ngoài lề này chỉ để kiểm tra thực tế thôi :), bởi từ trước đến giờ thì đây là công việc không phải là đơn giản (ai hành nghề rồi thì biết), nhưng hiện giờ đã có
Thông tư 70/2011/TT-BCA không biết có cải thiện được nhiều không?)
Đời người ngắn hay dài há do ý muốn. Đã biết như thế mà còn tham sống, há không phải là u mê. Đã biết như thế, mà còn sợ chết há không phải là tuổi trẻ lưu lạc tha hương đến nỗi quên cả đường về. Đã biết như thế người chết đi có khi lại hối hận là từng tham sống cũng nên - Trang Tử
Dịch nghĩa:
Sống chắc gì đã sướng mà chết chắc gì đã khổ. Sống chết thật ra không khác nhau bao nhiêu. Con người ta khi sống chẳng qua là một giấc mộng lớn. Khi chết đi chính là tỉnh mộng. Không chừng sau khi chết, lại thấy rằng trước đó mình cứ ham sống thật là ngu xuẩn. Sao không chết sớm hơn. Hệt như sau khi chúng ta trải qua một cơn ác mộng đáng sợ, tỉnh lại cảm thấy giấc mộng vừa qua thật quá dài.