Chuyển QSD dùng vào việc thờ cúng được không?

Chủ đề   RSS   
  • #197962 01/07/2012

    thanhtung111

    Male
    Sơ sinh

    Khánh Hoà, Việt Nam
    Tham gia:19/10/2010
    Tổng số bài viết (10)
    Số điểm: 215
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 0 lần


    Chuyển QSD dùng vào việc thờ cúng được không?

    Xin hỏi các Luật sư:

    Nhà đất gia đình em là của ông nội để lại cho Ba em. Di chúc ông Nội để lại có nội dung:  Nhà và đất này giao cho ba em để ở và cúng giỗ ông bà tổ tiên, không được chuyễn nhượng.

    Vì hoàn cảnh khó khăn, mấy năm qua Ba Mẹ em có vay mượn tiền của người ta, giờ không có khẳ năng trả nợ.

    Xin hỏi  gia đình em muốn bán một phần đất  để trả nợ  có được không?

     

     

     
    10941 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #197964   01/07/2012

    nguyenkhanhchinh
    nguyenkhanhchinh
    Top 10
    Male
    Dân Luật bậc 1

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:12/09/2011
    Tổng số bài viết (6840)
    Số điểm: 79446
    Cảm ơn: 1955
    Được cảm ơn 3776 lần


    Ai đang đứng tên đất vậy bạn?

    Cập nhật bởi ThanhLongLS ngày 10/07/2012 03:02:55 CH

    0917 313 339

     
    Báo quản trị |  
  • #198012   01/07/2012

    thanhtung111
    thanhtung111

    Male
    Sơ sinh

    Khánh Hoà, Việt Nam
    Tham gia:19/10/2010
    Tổng số bài viết (10)
    Số điểm: 215
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 0 lần


    Ba Mẹ em đứng tên

    Cập nhật bởi ThanhLongLS ngày 10/07/2012 03:03:10 CH
     
    Báo quản trị |  
  • #198059   01/07/2012

    nguyenkhanhchinh
    nguyenkhanhchinh
    Top 10
    Male
    Dân Luật bậc 1

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:12/09/2011
    Tổng số bài viết (6840)
    Số điểm: 79446
    Cảm ơn: 1955
    Được cảm ơn 3776 lần


    Ðiều 670. Di sản dùng vào việc thờ cúng

     

    1. Trong trường hợp người lập di chúc có để lại một phần di sản dùng vào việc thờ cúng thì phần di sản đó không được chia thừa kế và được giao cho một người đã được chỉ định trong di chúc quản lý để thực hiện việc thờ cúng; nếu người được chỉ định không thực hiện đúng di chúc hoặc không theo thỏa thuận của những người thừa kế thì những người thừa kế có quyền giao phần di sản dùng vào việc thờ cúng cho người khác quản lý để thờ cúng.

     

    Trong trường hợp người để lại di sản không chỉ định người quản lý di sản thờ cúng thì những người thừa kế cử một người quản lý di sản thờ cúng.

     

    Trong trường hợp tất cả những người thừa kế theo di chúc đều đã chết thì phần di sản dùng để thờ cúng thuộc về người đang quản lý hợp pháp di sản đó trong số những người thuộc diện thừa kế theo pháp luật.

    Ban mẹ bạn thỏa thuận với những người đồng thừa kế để bán một phần di sản thờ cúng!

    Cập nhật bởi ThanhLongLS ngày 10/07/2012 03:03:32 CH

    0917 313 339

     
    Báo quản trị |  
  • #198082   01/07/2012

    thanhtung111
    thanhtung111

    Male
    Sơ sinh

    Khánh Hoà, Việt Nam
    Tham gia:19/10/2010
    Tổng số bài viết (10)
    Số điểm: 215
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 0 lần


    Thưa Luật sư ! Luật sư có thể cho em biết thêm .Điều nào, của bộ luật nào, cho phép trường hợp của gia đình em được quyền thỏa thuận với đồng thừa kế khác để chuyển nhượng đất này ko ạ?

    Cập nhật bởi ThanhLongLS ngày 10/07/2012 03:03:50 CH
     
    Báo quản trị |  
  • #198118   01/07/2012

    nguyenkhanhchinh
    nguyenkhanhchinh
    Top 10
    Male
    Dân Luật bậc 1

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:12/09/2011
    Tổng số bài viết (6840)
    Số điểm: 79446
    Cảm ơn: 1955
    Được cảm ơn 3776 lần


    Bạn đọc kỹ đoạn đầu của khoản 1 điều 670 BLDS tôi trích ở trên đi!

    Chúc bạn may mắn!

    Cập nhật bởi ThanhLongLS ngày 10/07/2012 03:04:03 CH

    0917 313 339

     
    Báo quản trị |  
  • #198121   01/07/2012

    thanhtung111
    thanhtung111

    Male
    Sơ sinh

    Khánh Hoà, Việt Nam
    Tham gia:19/10/2010
    Tổng số bài viết (10)
    Số điểm: 215
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 0 lần


    Chào anh! dạ em hiểu đoạn đầu. Nhưng vấn đề của Ba mẹ em là Di chúc ông Nội giao cho Ba Mẹ em với điều kiện là để thờ phượng ông bà tổ tiên, không được chuyễn nhượng. Những người anh em của ba em vẫn còn sống. Có người đồng ý để ba Me em bán 1 phần, có người không đồng ý. Ông nội em chết hơn 10 năm rồi. Giờ ba Mẹ em muốn bán 1 phần để trả nợ.

    Xin luật sư hướng dẫn giúp, Ba Me em sẽ làm như thế nào để không bị các cô chú bác kiên Ba Mẹ em.

    Em cảm ơn Luật sư

    Cập nhật bởi ThanhLongLS ngày 10/07/2012 03:04:17 CH
     
    Báo quản trị |  
  • #198132   02/07/2012

    ntdieu
    ntdieu
    Top 10
    Male
    Dân Luật bậc 1

    Đồng Nai, Việt Nam
    Tham gia:11/02/2009
    Tổng số bài viết (14972)
    Số điểm: 100055
    Cảm ơn: 3515
    Được cảm ơn 5369 lần
    SMod

    Bạn hãy đọc kỹ bài tư vấn trước đó

    nguyenkhanhchinh viết:

    ......

    Ba mẹ bạn thỏa thuận với những người đồng thừa kế để bán một phần di sản thờ cúng!

    Cập nhật bởi ThanhLongLS ngày 10/07/2012 03:04:32 CH
     
    Báo quản trị |  
  • #198185   02/07/2012

    Maiphuong5
    Maiphuong5
    Top 50
    Female
    Lớp 11

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:11/08/2010
    Tổng số bài viết (1612)
    Số điểm: 17756
    Cảm ơn: 1492
    Được cảm ơn 1500 lần


    Chào bạn,

         Tôi có ý kiến hoàn toàn khác.

         Bạn có nói: "Nhà đất gia đình em là của ông nội để lại cho Ba em. Di chúc ông Nội để lại có nội dung:  Nhà và đất này giao cho ba em để ở và cúng giỗ ông bà tổ tiên, không được chuyển nhượng". Trong trường hợp này, căn cứ theo quy định tại Điều 670 Bộ luật dân sự, dù bất kỳ hoàn cảnh nào, ba bạn cũng không được quyền chuyển nhượng bất động sản trên cho người khác, mà chỉ dùng vào việc thờ cúng.

         Thân.

    Cập nhật bởi ThanhLongLS ngày 10/07/2012 03:04:45 CH

    Hope For The Best, But Prepare For The Worst !

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn Maiphuong5 vì bài viết hữu ích
    nguyenkhanhchinh (02/07/2012)
  • #198192   02/07/2012

    nguyenkhanhchinh
    nguyenkhanhchinh
    Top 10
    Male
    Dân Luật bậc 1

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:12/09/2011
    Tổng số bài viết (6840)
    Số điểm: 79446
    Cảm ơn: 1955
    Được cảm ơn 3776 lần


    Em nghĩ trường hợp này nếu các đồng thừa kế chấp nhận, ba mẹ bạn ấy cũng có thể bán một phần. Xin các anh cho ý kiến

    Cập nhật bởi ThanhLongLS ngày 10/07/2012 03:05:01 CH

    0917 313 339

     
    Báo quản trị |  
  • #198202   02/07/2012

    thanhtung111
    thanhtung111

    Male
    Sơ sinh

    Khánh Hoà, Việt Nam
    Tham gia:19/10/2010
    Tổng số bài viết (10)
    Số điểm: 215
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 0 lần


    Cảm ơn các anh chị đã tư vấn cho em. Nhưng càng nghĩ  càng rối thêm, có điểm sáng, rồi lại tối đen, mờ mờ ảo ảo.

    Gia đình em cầm bán một phần để trả nợ, không trả nợ sớm để lâu tiền lãi ngày càng nhiều, càng thêm khó.

    Việc thỏa thuận với các thừa kế khác,, thành công 50/50. Vì có người đồng ý, có người không.

    Nếu Ba mẹ em bán mà có sẫy ra tranh chấp đối với các cô chú bác . Qui định về " Thời hiệu khởi kiện"  có được áp dụng vào trường hợp này không ?   

    Cập nhật bởi ThanhLongLS ngày 10/07/2012 03:05:16 CH
     
    Báo quản trị |  
  • #198279   02/07/2012

    thanhtung111
    thanhtung111

    Male
    Sơ sinh

    Khánh Hoà, Việt Nam
    Tham gia:19/10/2010
    Tổng số bài viết (10)
    Số điểm: 215
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 0 lần


    Thưa các anh chị Luật sư !

    Vấn đề em hỏi, rất cám ơn các anh chị đã giải đáp cho em.  Nhưng em chưa được thỏa mãn. Bản thân em không học ngành luật nên sự hiểu luật của em bị giới hạn, Mong anh chị thông cảm.

    Trước sự khó khăn của Ba Mẹ đang diễn ra, em thấy rất không an tâm. Nên em mạo muội đưa ra trường hợp ngược lại. Rât mong các anh chi giảo đáp giúp em.

    Nếu chủ nợ kiện ra Tòa để đòi nợ Ba Mẹ em. Tòa án buộc Ba Mẹ em trả nợ.

    Tài sản Ba Mẹ chi có ngôi nhà và đất ông Nội cho để ở và thờ cúng này.

    Nhà đất này có bị kê biên thi hành án trả nợ không?

     

     
    Báo quản trị |  
  • #198284   02/07/2012

    nguyenkhanhchinh
    nguyenkhanhchinh
    Top 10
    Male
    Dân Luật bậc 1

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:12/09/2011
    Tổng số bài viết (6840)
    Số điểm: 79446
    Cảm ơn: 1955
    Được cảm ơn 3776 lần


    Chào bạn!

    Bạn không nên lập nhiều topic cho một chủ đề.

    Nếu ba mẹ bạn cố tình chuyển nhượng mà không có sự đồng ý của các đồng thừa kế, hợp đồng đó có thể bị tuyên vô hiệu do trái luật và các đồng thừa kế cử người khác quản lý di sản dùng cho việc thừa kế.

    Không nên túng quá hóa quẫn, cần minh mẫn để xử lý.

    0917 313 339

     
    Báo quản trị |  
  • #198305   02/07/2012

    xuanhoaht
    xuanhoaht

    Sơ sinh

    Hà Tĩnh, Việt Nam
    Tham gia:30/06/2012
    Tổng số bài viết (6)
    Số điểm: 90
    Cảm ơn: 3
    Được cảm ơn 0 lần


     


    Xin chào Luật sư ! mong luật sư giải đáp giùm tôi

    Cha mẹ tôi có 6 người con.

    Năm 1977 Cha tôi qua đời mà không để lại di chúc.

     Năm 1985 Mẹ tôi quy đổi tài sản của gia đình(đất và tài sản trên đất ) ra = 2 tấn lúa rồi chia cho 6 người con và giao cho tôi có trách nhiệm thanh toán hết số thóc kia cho các anh em còn lại, đồng thời Mẹ tôi đã giao cho tôi tiếp nhận số tài sản là miếng đất và tài sản trên đất. khi đó không có ai phản đối và sự việc này được em ruột mẹ  tôi và toàn bộ 6 anh em tôi cùng xác nhận(không có văn bản)

     Tháng 10 năm 1995 theo luật đất đai 93 tôi được cấp  GCNQSDĐ .

    năm 2007 mẹ tôi mất

    Cuối năm 2011 các anh em của tôi đâm đơn kiện tôi và đòi chia lại tài sản thừa kế của cha mẹ tôi để lại.

    xin bổ sung thêm 

    - năm 1984 tôi là người đứng tên trong sổ địa chính của xã

    - năm 1995 theo luật đất đai năm 1993 thì tôi được cơ quan có thẩm quyền nhà nước cấp GCNQSD đất 

    Mong các luật sư tư vấn giùm tôi các vấn đề sau 

    - theo nguồn gốc đất thì năm 1995 tôi được cấp GCNQSD đất là đúng hay sai ?

    - khi xảy ra tranh chấp giữa các đồng thừa kế thì miếng đất trên của tôi có bị coi là di sản thừa kế do cha tôi để lại không ?

    - năm 1985 khi mẹ tôi tổ chức chia tài sản và đã có người chứng kiến. vậy khi đối chấp trước tòa thì những bằng chứng đó có giá trị trước pháp luật không ? 

    - sau sự kiện chia tài sản đó, khi mẹ tôi mất tài sản thừa kế của mẹ tôi có được xác định không ?

     Chân thành cảm ơn sự tư vấn của các luật sư

     

     
    Báo quản trị |  
  • #198331   03/07/2012

    KhacDuy25
    KhacDuy25
    Top 10
    Male
    Dân Luật bậc 1

    Lâm Đồng, Việt Nam
    Tham gia:14/11/2010
    Tổng số bài viết (4608)
    Số điểm: 88510
    Cảm ơn: 1530
    Được cảm ơn 1982 lần


    Thân chào

    Dựa trên những thông tin trên tôi xin góp ý cho bạn như sau:

    1/ Khi cha của bạn mất không để lại di chúc thì 1/2 tài sản của cha bạn được chia đều cho các đồng thừa kế. Mẹ của bạn chỉ được quyền định đoạt phần di sản của mình (1/2 khối di sản). Nhưng hiện nay nếu như bạn không đồng ý ký văn bản thỏa thuận về di sản chưa chia thì các đồng thừa kế mất quyền khởi kiện chia thừa kế phần di sản của cha bạn. Về di sản của mẹ bạn, mẹ bạn có quyền để lại cho bạn như bạn đã trình bày.

    2/ Nếu có người làm chứng, và những tài liệu chứng cứ khác thì bạn có quyền trình bày trước Tòa, nếu những chứng cứ, tài liệu có tính hợp pháp, tính khách quan, tính liên quan thì Tòa sẽ chấp nhận những chứng cứ mà bạn cung cấp. Điều này sẽ có lợi cho bạn.

    3/ Khi mẹ bạn mất, thì việc chia di sản như bạn trình bày vẫn có giá trị.

     

     

    "Sông có thể cạn, núi có thể mòn_Song chân lý không bao giờ thay đổi"

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn KhacDuy25 vì bài viết hữu ích
    xuanhoaht (03/07/2012)
  • #219347   11/10/2012

    Chào bạn : Đối với trường họp bạn vừa nêu, thì trong trường hợp bố mẹ bạn muốn bán ( chuyển nhượng ) một phần đất dùng vào việc thờ cúng kia. Chỉ cần có sự đồng ý, thống nhất của các đồng thừa kế còn lại . Nếu có sự đồng ý của các đồng thừa kế còn lại, đồng thời diện tích đất mà bố mẹ bạn muốn chuyển nhượng ko thuộc diện đất tranh chấp thì hoàn toàn có thể chuyển nhượng.

    Lưu ý : Bộ luật dân sự VN cũng như các quy định pháp luật khác không có quy định nào cấm việc chuyển nhượng di sản thờ cúng. ở đây quan trọng là sự thỏa thuận giữa các bên đồng thừa kế.

     
    Báo quản trị |