Chuyển nhượng công ty một thành viên của người việt nam cho người nước ngoài

Chủ đề   RSS   
  • #419806 26/03/2016

    buitronghiep

    Male
    Sơ sinh

    Bình Dương, Việt Nam
    Tham gia:24/03/2016
    Tổng số bài viết (11)
    Số điểm: 250
    Cảm ơn: 11
    Được cảm ơn 3 lần


    Chuyển nhượng công ty một thành viên của người việt nam cho người nước ngoài

    Các a chị luật sư xin cho e hỏi Công ty e là công ty tnhh một thành viên giờ muốn chuyển nhượng lại cho 1 người nước ngoài cần làm thủ tục gì và làm như thế nào ạ Mong a chị tư vấn giúp e E xin cảm ơn ạ
     
    24843 | Báo quản trị |  
    2 thành viên cảm ơn buitronghiep vì bài viết hữu ích
    huynhtrongloc22@gmail.com (05/04/2021) ThanhLongLS (01/06/2019)

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #420057   29/03/2016

    lamsonlawyer
    lamsonlawyer
    Top 75
    Male
    Lớp 4

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:02/01/2012
    Tổng số bài viết (894)
    Số điểm: 5515
    Cảm ơn: 1
    Được cảm ơn 435 lần


     Chào bạn! Liên quan tới câu hỏi của bạn Luật sư có ý kiến tư vấn như sau:

        Để chuyển nhượng phần vốn góp cho cá nhân là người nước ngoài bạn tiến hành thực hiện theo trình tự thủ tục như sau:

    1. Tiến hành thủ tục đăng ký mua phần vốn góp tại sở kế hoạch đầu tư nơi doanh nghiệp có trụ sở chính.

    Căn cứ vào điều 26 Luật đầu tư quy định về thủ tục mua phần vốn góp quy định như sau:

    “ 1. Nhà đầu tư thực hiện thủ tục đăng ký góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp vào tổ chức kinh tế trong các trường hợp sau đây:

    a) Nhà đầu tư nước ngoài góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp vào tổ chức kinh tế hoạt động trong ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện áp dụng đối với nhà đầu tư nước ngoài;

    b) Việc góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp dẫn đến nhà đầu tư nước ngoài, tổ chức kinh tế quy định tại khoản 1 Điều 23 của Luật này nắm giữ từ 51% vốn điều lệ trở lên của tổ chức kinh tế.

    2. Hồ sơ đăng ký góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp:

    a) Văn bản đăng ký góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp gồm những nội dung: thông tin về tổ chức kinh tế mà nhà đầu tư nước ngoài dự kiến góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp; tỷ lệ sở hữu vốn điều lệ của nhà đầu tư nước ngoài sau khi góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp vào tổ chức kinh tế;

    b) Bản sao chứng minh nhân dân, thẻ căn cước hoặc hộ chiếu đối với nhà đầu tư là cá nhân; bản sao Giấy chứng nhận thành lập hoặc tài liệu tương đương khác xác nhận tư cách pháp lý đối với nhà đầu tư là tổ chức.

    3. Thủ tục đăng ký góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp:

    a) Nhà đầu tư nộp hồ sơ quy định tại khoản 2 Điều này tại Sở Kế hoạch và Đầu tư nơi tổ chức kinh tế đặt trụ sở chính;

    b) Trường hợp việc góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp của nhà đầu tư nước ngoài đáp ứng điều kiện quy định tại điểm a và điểm b khoản 1 Điều 22 của Luật này, Sở Kế hoạch và Đầu tư thông báo bằng văn bản trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ để nhà đầu tư thực hiện thủ tục thay đổi cổ đông, thành viên theo quy định của pháp luật. Trường hợp không đáp ứng điều kiện, Sở Kế hoạch và Đầu tư thông báo bằng văn bản cho nhà đầu tư và nêu rõ lý do.

    Theo quy định trên của pháp luật thì khi việc mua phần vốn góp dẫn với việc nhà đầu tư nước ngoài sở hữu từ 51% vốn điều lệ trở lên thì phải tiến hành thủ tục đăng ký mua phần vốn góp. Trong trường hợp của bạn nhận thấy: việc chuyển nhượng toàn bộ phần vốn góp dẫn tới nhà đầu tư nước ngoài nắm 100% vốn điều lệ của Công ty. Do vậy bạn cần tiến hành thủ tục đăng ký mua phần vốn góp.

       Hồ sơ đăng ký mua phần vốn góp bao gồm:

    1. Văn bản đăng ký mua phần vốn góp ( Theo mẫu quy định)

    2. Chứng minh thư nhân dân, thẻ căn cước hoặc hộ chiếu đối với nhà đầu tư là cá nhân; bản sao Giấy chứng nhận thành lập hoặc tài liệu tương đương khác xác nhận tư cách pháp lý đối với nhà đầu tư là tổ chức.của nhà đầu tư nước .

      Hồ sơ nộp tại Sở kế hoạch đầu tư nơi doanh nghiệp có trụ sở chính .

    2. Thực hiện thủ tục đăng ký thay đổi chủ sở hữu của Công ty.

    Căn cứ vào điều 46 Nghị định 78/2015/NĐ- CP quy định

     “ 1. Trường hợp chủ sở hữu công ty chuyển nhượng toàn bộ vốn điều lệ cho một cá nhân hoặc một tổ chức thì người nhận chuyển nhượng phải đăng ký thay đổi chủ sở hữu công ty. Hồ sơ đăng ký thay đổi bao gồm:

    a) Thông báo thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp do chủ sở hữu hoặc người đại diện theo pháp luật của chủ sở hữu cũ và chủ sở hữu mới hoặc người đại diện theo pháp luật của chủ sở hữu mới ký;

    b) Bản sao hợp lệ một trong những giấy tờ chứng thực cá nhân quy định tại Điều 10 Nghị định này của người nhận chuyển nhượng trong trường hợp người nhận chuyển nhượng là cá nhân hoặc bản sao hợp lệ Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc giấy tờ tương đương khác trong trường hợp người nhận chuyển nhượng là tổ chức; Danh sách người đại diện theo ủy quyền, bản sao hợp lệ một trong những giấy tờ chứng thực cá nhân quy định tại Điều 10 Nghị định này của người đại diện theo ủy quyền và văn bản ủy quyền của chủ sở hữu cho người được ủy quyền;

    c) Bản sao hợp lệ Điều lệ sửa đổi, bổ sung của công ty;

    d) Hợp đồng chuyển nhượng vốn hoặc các giấy tờ chứng minh hoàn tất việc chuyển nhượng vốn;

    đ) Văn bản của Sở Kế hoạch và Đầu tư chấp thuận về việc góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp của nhà đầu tư nước ngoài đối với trường hợp quy định tại Khoản 1 Điều 26 Luật Đầu tư.”

      Đối chiếu với các quy định trên của pháp luật thì việc chuyển nhượng toàn bộ phần vốn góp dẫn tới việc thay đổi chủ sở hữu của Công ty. Do vậy sau khi đã được Sở kế hoạch và Đầu tư chấp thuận việc đăng ký mua phần vốn góp, bạn tiến hành tiếp thủ tục đăng ký thay đổi chủ sở hữu Công ty bạn. Hồ sơ thay đổi chủ sở hữu của Công ty bao gồm những tài liệu sau: 

    - Thông báo thay đổi chủ sở hữu của Công ty.

    - Hợp đồng chuyển nhượng phần vốn góp

    - Biên bản thanh lý hợp đồng.

    - Văn bản xác nhận của Sở kế hoạch Đầu tư chấp thuận việc đăng ký mua phần vốn góp.

     Hồ sơ thay đổi chủ sở hữu công ty nộp tại phòng đăng ký kinh doanh- Sở kế hoạch và đầu tư.

    3. Thực hiện thủ tục xin cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư.

    Căn cứ vào quy định tại điều 23 Luật đầu tư 2014 quy định như sau:

    “ Tổ chức kinh tế phải đáp ứng điều kiện và thực hiện thủ tục đầu tư theo quy định đối với nhà đầu tư nước ngoài khi đầu tư thành lập tổ chức kinh tế; đầu tư góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp của tổ chức kinh tế; đầu tư theo hợp đồng BCC thuộc một trong các trường hợp sau đây:

    a) Có nhà đầu tư nước ngoài nắm giữ từ 51% vốn điều lệ trở lên hoặc có đa số thành viên hợp danh là cá nhân nước ngoài đối với tổ chức kinh tế là công ty hợp danh;

    b) Có tổ chức kinh tế quy định tại điểm a khoản này nắm giữ từ 51% vốn điều lệ trở lên;

    c) Có nhà đầu tư nước ngoài và tổ chức kinh tế quy định tại điểm a khoản này nắm giữ từ 51 % vốn điều lệ trở lên.

    2. Tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài không thuộc trường hợp quy định tại các điểm a, b và c khoản 1 Điều này thực hiện điều kiện và thủ tục đầu tư theo quy định đối với nhà đầu tư trong nước khi đầu tư thành lập tổ chức kinh tế; đầu tư theo hình thức góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp của tổ chức kinh tế; đầu tư theo hình thức hợp đồng BCC.”

    Đối chiếu với các quy định của pháp luật nhận thấy: Khi công ty của bạn tiến hành thay đổi chủ sở hữu dẫn tới công ty có 100% vốn nước ngoài. Do vậy công ty bạn cần tiến hành xin cấp giấy chứng nhận đầu tư.

    - Hồ sơ xin cấp giấy chứng nhận đầu tư:

    Căn cứ theo quy định tại điều 33 Luật đầu tư  quy định về hồ sơ cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư:

    “ 1. Hồ sơ dự án đầu tư gồm:

    a) Văn bản đề nghị thực hiện dự án đầu tư;

    b) Bản sao chứng minh nhân dân, thẻ căn cước hoặc hộ chiếu đối với nhà đầu tư là cá nhân; bản sao Giấy chứng nhận thành lập hoặc tài liệu tương đương khác xác nhận tư cách pháp lý đối với nhà đầu tư là tổ chức;

    c) Đề xuất dự án đầu tư bao gồm các nội dung: nhà đầu tư thực hiện dự án, mục tiêu đầu tư, quy mô đầu tư, vốn đầu tư và phương án huy động vốn, địa điểm, thời hạn, tiến độ đầu tư, nhu cầu về lao động, đề xuất hưởng ưu đãi đầu tư, đánh giá tác động, hiệu quả kinh tế - xã hội của dự án;

    d) Bản sao một trong các tài liệu sau: báo cáo tài chính 02 năm gần nhất của nhà đầu tư; cam kết hỗ trợ tài chính của công ty mẹ; cam kết hỗ trợ tài chính của tổ chức tài chính; bảo lãnh về năng lực tài chính của nhà đầu tư; tài liệu thuyết minh năng lực tài chính của nhà đầu tư;

    đ) Đề xuất nhu cầu sử dụng đất; trường hợp dự án không đề nghị Nhà nước giao đất, cho thuê đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất thì nộp bản sao thỏa thuận thuê địa điểm hoặc tài liệu khác xác nhận nhà đầu tư có quyền sử dụng địa điểm để thực hiện dự án đầu tư;

    e) Giải trình về sử dụng công nghệ đối với dự án quy định tại điểm b khoản 1 Điều 32 của Luật này gồm các nội dung: tên công nghệ, xuất xứ công nghệ, sơ đồ quy trình công nghệ; thông số kỹ thuật chính, tình trạng sử dụng của máy móc, thiết bị và dây chuyền công nghệ chính;

    g) Hợp đồng BCC đối với dự án đầu tư theo hình thức hợp đồng BCC.

       Đối chiếu với các quy định trên của pháp luật thì hồ sơ xin cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư gồm có

    1)   Văn bản đề nghị thực hiện dự án đầu tư. (Theo mẫu)

    2)    Tài liệu của nhà đầu tư:

    Đối với nhà đầu tư là cá nhân: Bản sao chứng minh nhân dân, thẻ căn cước hoặc hộ chiếu

    -   Đối với nhà đầu tư là tổ chức: bản sao Giấy chứng nhận thành lập hoặc tài liệu tương đương khác xác nhận tư cách pháp lý.

    3) Đề xuất dự án đầu tư

    Đề xuất dự án đầu tư theo quy định của pháp luật bao gồm các nội dung: tên nhà đầu tư thực hiện dự án, mục tiêu đầu tư, quy mô đầu tư, vốn đầu tư và phương án huy động vốn, địa điểm, thời hạn, tiến độ đầu tư, nhu cầu về lao động, đề xuất hưởng ưu đãi đầu tư, đánh giá tác động, hiệu quả kinh tế – xã hội của dự án. ( Theo mẫu)

    4) Bản sao một trong các tài liệu sau:

           -     Báo cáo tài chính 02 năm gần nhất của nhà đầu tư. ( đối với nhà đầu tư là tổ chức)

           -     Cam kết hỗ trợ tài chính của công ty mẹ. ( đối với nhà đầu tư là tổ chức)

           -     Cam kết hỗ trợ tài chính của tổ chức tài chính. ( nếu có )

           -   Bảo lãnh về năng lực tài chính của nhà đầu tư. .( nếu có )

          -    Tài liệu thuyết minh năng lực tài chính của nhà đầu tư.

    5)   Đề xuất nhu cầu sử dụng đất: ( nếu có)  Trường hợp dự án không đề nghị Nhà nước giao đất, cho thuê đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất thì nộp bản sao thỏa thuận thuê địa điểm hoặc tài liệu khác xác nhận nhà đầu tư có quyền sử dụng địa điểm để thực hiện dự án đầu tư.

    + Giải trình về sử dụng công nghệ ( nếu nhà đầu tư có dự án sử dụng công nghệ thuộc Danh mục công nghệ hạn chế chuyển giao): Theo quy định thì văn bản giải trình sử dụng công nghệ gồm các nội dung sau: Tên công nghệ, xuất xứ công nghệ, sơ đồ quy trình công nghệ; thông số kỹ thuật chính, tình trạng sử dụng của máy móc, thiết bị và dây chuyền công nghệ chính

    Trên đây là toàn bộ nội dung trả lời của LS. Nếu còn bất cứ thắc mắc nào liên quan, bạn vui lòng liên hệ với LS hoặc công ty Luật thành đô để được hỗ trợ giải đáp miễn phí.

    Điện thoại: 04 66806683/ 0982976486

    Email: Luatthanhdo@gmail.com

    Luật sư Nguyễn Lâm Sơn

    Hotline: 0919 089 888

    CÔNG TY LUẬT THÀNH ĐÔ

    Điện thoại: 024 3789 8686

    Tổng đài tư vấn pháp luật trực tuyến: 1900 1958

    Email: luatsu@luatthanhdo.com.vn

    Website: http://luatthanhdo.com - http://luatthanhdo.com.vn

    * CUNG CẤP DỊCH VỤ PHÁP LÝ:

    1. Tư vấn các vấn đề pháp lý: Đầu tư, doanh nghiệp, thương mại, lao động, đất đai, nhà ở, tài chính, kế toán, hôn nhân gia đình, thừa kế…;

    2. Tham gia tranh tụng;

    3. Đại diện ngoài tố tụng;

    * TƯ VẤN PHÁP LUẬT MIỄN PHÍ:

    Thông qua địa chỉ email: luatsu@luatthanhdo.com.vn, Website: www.luatthanhdo.com - www.luatthanhdo.com.vn hoặc tổng đài tư vấn luật trực tuyến: 1900 1958

     
    Báo quản trị |  
  • #426694   08/06/2016

    luatvichanly
    luatvichanly
    Top 150
    Lớp 2

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:19/08/2015
    Tổng số bài viết (625)
    Số điểm: 3445
    Cảm ơn: 9
    Được cảm ơn 116 lần


    Xin chào

    Vấn đề của bạn, công ty luật LTD Kingdom xin tư vấn giúp bạn như sau:

    Thứ nhất, theo thông tư 131/2010/TT-BTC, Điều 6 quy định về các hình thức góp vốn vào công ty TNHH: “…Một nhà đầu tư nước ngoài mua lại toàn bộ số vốn điều lệ của chủ sở hữu công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên để trở thành chủ sở hữu mới của công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên”

    Do vậy, công ty bạn có quyền chuyển nhượng lại toàn bộ số vốn điều lệ của chủ sở hữu công ty cho nhà đầu tư nước ngoài đó.

    Thứ hai, điều kiện NĐT nước ngoài là cá nhân mua lại số vốn điều lệ của chủ sở hữu công ty

    Theo điều 6 quyết định 88/2009/QĐ-TTg quy định về điều kiện NĐT nước ngoài là cá nhân góp vốn mua cổ phần:

    a) Có tài khoản cá nhân mở tại ngân hàng thương mại tại Việt Nam. Mọi hoạt động mua, bán cổ phần, chuyển nhượng vốn góp, thu và sử dụng cổ tức, lợi nhuận được chia, chuyển tiền ra nước ngoài và các hoạt động khác có liên quan đến đầu tư vào doanh nghiệp Việt Nam đều thông qua tài khoản này.

    b) Bản sao hộ chiếu còn giá trị;

    c) Các điều kiện khác quy định trong điều lệ của doanh nghiệp mà nhà đầu tư nước ngoài tham gia góp vốn, mua cổ phần và bảo đảm không trái với quy định của pháp luật.

    ngoài ra theo thông tư 131/2010/TT-BTC , điều 5 quy định về Điều kiện tham gia góp vốn, mua cổ phần trong doanh nghiệp Việt Nam (áp dụng đối với nhà đầu tư nước ngoài không tham gia thị trường chứng khoán Việt Nam), cá nhân người nước ngoài muốn góp vốn cần có các tài liệu sau:

    - Lý lịch tư pháp (đã được chứng thực và hợp pháp hoá lãnh sự) và bản sao hợp lệ hộ chiếu còn giá trị.

    - Trường hợp ủy quyền cho đại diện tại Việt Nam: có thêm bản sao hợp lệ văn bản về việc ủy quyền của cá nhân nước ngoài cho đại diện tại Việt Nam, bản sao hợp lệ giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh của tổ chức đại diện tại Việt Nam (trường hợp đại diện là tổ chức) và tài liệu liên quan đến người trực tiếp thực hiện giao dịch.

    Thứ ba, trình tự thủ tục

    Bước 1: Thực hiện thủ tục cấp GCN đăng ký đầu tư

    Hồ sơ gồm:

    1.1.  Văn bản đề nghị thực hiện dự án đầu tư;

    1.2.  bản sao hộ chiếu của NĐT Hàn Quốc

    1.3.  Đề xuất dự án đầu tư bao gồm các nội dung: nhà đầu tư thực hiện dự án, mục tiêu đầu tư, quy mô đầu tư, vốn đầu tư và phương án huy động vốn, địa điểm, thời hạn, tiến độ đầu tư, nhu cầu về lao động, đánh giá tác động, hiệu quả kinh tế - xã hội của dự án;

    1.4.  Bản sao một trong các tài liệu sau: báo cáo tài chính 02 năm gần nhất của nhà đầu tư; cam kết hỗ trợ tài chính của tổ chức tài chính; bảo lãnh về năng lực tài chính của nhà đầu tư; tài liệu thuyết minh năng lực tài chính của nhà đầu tư;

    1.5.  bản sao hợp đồng thuê địa điểm kinh doanh

    Hoặc đề xuất nhu cầu sử dụng đất trong trường hợp trong trường hợp dự án đề nghị Nhà nước giao đất, cho thuê đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất

    1.6. giải trình về sử dụng công nghệ, gồm: tên công nghệ, xuất xứ công nghệ, sơ đồ quy trình công nghệ, thông số kỹ thuật chính, tình trạng sử dụng, thiết bị dây chuyền công nghệ.

    Nộp hồ sơ tại Sở kế hoạch và đầu tư.

    Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận được đủ hồ sơ hợp lệ, cơ quan đăng ký đầu tư cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư cho NĐT

    Bước 2: Thực hiện thủ tục đăng ký mua phần vốn góp.

    Hồ sơ đăng ký mua phần vốn góp gồm:

    + văn bản đăng ký mua phần vốn góp

    + bản sao hộ chiếu của NĐT nước ngoài

    Nộp hồ sơ tại Sở Kế hoạch và Đầu tư nơi tổ chức kinh tế đặt trụ sở chính;

    Trường hợp việc mua phần vốn góp của nhà đầu tư nước ngoài đáp ứng điều kiện quy định pháp luật Sở Kế hoạch và Đầu tư thông báo bằng văn bản trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ để nhà đầu tư thực hiện thủ tục thay đổi cổ đông, thành viên theo quy định của pháp luật.

    Bước 3:thực hiện thủ tục thay đổi chủ sở hữu công ty

    Chuẩn bị hồ sơ đăng ký thay đổi chủ sở hữu công ty gồm:

    3.1. Thông báo thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp do chủ sở hữu hoặc người đại diện theo pháp luật của chủ sở hữu cũ và chủ sở hữu mới hoặc người đại diện theo pháp luật của chủ sở hữu mới ký;

    3.2.  Bản sao hợp lệ hộ chiếu của NĐT nước ngoài

    3.3. Bản sao hợp lệ Điều lệ sửa đổi, bổ sung của công ty;

    3.4. Hợp đồng chuyển nhượng vốn hoặc các giấy tờ chứng minh hoàn tất việc chuyển nhượng vốn;

    3.4. Văn bản của Sở Kế hoạch và Đầu tư chấp thuận về việc góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp của nhà đầu tư nước ngoài đối với trường hợp quy định tại Khoản 1 Điều 26 Luật Đầu tư.

    Khi nhận Thông báo, Phòng Đăng ký kinh doanh trao Giấy biên nhận, kiểm tra tính hợp lệ của hồ sơ và cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp cho doanh nghiệp.

    Trân trọng!

     
    Báo quản trị |  
    2 thành viên cảm ơn luatvichanly vì bài viết hữu ích
    kmc2001 (16/06/2018) NgaGavy (28/05/2018)
  • #510505   20/12/2018

    Liên quan đến nội dung câu hỏi và câu trả lời của các luật sư, em có thắc mắc như sau:

    Vậy thủ tục xin cấp giấy chứng nhận đầu tư là thủ tục diễn ra trước hay sau thủ tục xin góp vốn, thay đổi chủ sở hữu trên hệ thống đăng ký kinh doanh và nếu xảy ra sau thì nếu cơ quan không cấp giấy chứng nhận đầu tư trong khi đã thực hiện xong thủ tục thay đổi chủ sở hữu thì giải quyết như thế nào ạ

     
    Báo quản trị |  
    2 thành viên cảm ơn SMARTSHIRTS vì bài viết hữu ích
    ThanhLongLS (01/06/2019) ducbinh82 (12/08/2020)

Tư vấn của Luật sư có tính chất tham khảo, bạn có thể liên hệ trực tiếp với Luật sư theo thông tin sau:

Luật sư Nguyễn Lâm Sơn - CÔNG TY LUẬT THÀNH ĐÔ

Mb: 04.6680.6683 - DĐ: 0982.976.486 - Email: lamsonlawyer@gmail.com