Chuyển hóa tội phạm từ trộm cắp sang cướp giật và cướp

Chủ đề   RSS   
  • #222367 26/10/2012

    luatQuynhnhu
    Top 100
    Male
    Lớp 7

    Bắc Ninh, Việt Nam
    Tham gia:15/09/2011
    Tổng số bài viết (759)
    Số điểm: 8837
    Cảm ơn: 60
    Được cảm ơn 585 lần


    Chuyển hóa tội phạm từ trộm cắp sang cướp giật và cướp

    Gần đây khi một loạt các vụ trộm, cướp giật, và cướp "Chó "diễn ra trên địa bàn cả nước gây bức xúc trong dư luận, hoang mang cực độ trong nhân dân, sự liều lĩnh của loại tội phạm này xuất phát từ các quy định chưa chặt trong pháp luật hình sự , thay đổi định mức truy tố là từ 2.000.000đ ( hai triệu đồng) .

    Điều 138. Tội trộm cắp tài sản

    1. Người nào trộm cắp tài sản của người khác có giá trị từ hai triệu đồng đến dưới năm mươi triệu đồng hoặc dưới hai triệu đồng nhưng gây hậu quả nghiêm trọng hoặc đã bị xử phạt hành chính về hành vi chiếm đoạt hoặc đã bị kết án về tội chiếm đoạt tài sản, chưa được xoá án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến ba năm.
    2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ hai năm đến bảy năm:
      a) Có tổ chức;
      b) Có tính chất chuyên nghiệp;
      c) Tái phạm nguy hiểm;
      d) Dùng thủ đoạn xảo quyệt, nguy hiểm;
      đ) Hành hung để tẩu thoát;
      e) Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ năm mươi triệu đồng đến dưới hai trăm triệu đồng;
      g) Gây hậu quả nghiêm trọng.
    3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ bảy năm đến mười lăm năm:
      a) Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ hai trăm triệu đồng đến dưới năm trăm triệu đồng;
      b) Gây hậu quả rất nghiêm trọng.
    4. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ mười hai năm đến hai mươi năm hoặc tù chung thân:
      a) Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ năm trăm triệu đồng trở lên;
      b) Gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng.
    5. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ năm triệu đồng đến năm mươi triệu đồng.                                     

      Điều 136. Tội cướp giật tài sản

                   
      1. Người nào cướp giật tài sản của người khác, thì bị phạt tù từ một năm đến năm năm.
      2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ ba năm đến mười năm:
        a) Có tổ chức;
        b) Có tính chất chuyên nghiệp;
        c) Tái phạm nguy hiểm;
        d) Dùng thủ đoạn nguy hiểm;
        đ) Hành hung để tẩu thoát;
        e) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ thương tật từ 11% đến 30%;
        g) Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ năm mươi triệu đồng đến dưới hai trăm triệu đồng;
        h) Gây hậu quả nghiêm trọng.
      3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ bảy năm đến mười lăm năm:
        a) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ thương tật từ 31% đến 60%;
        b) Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ hai trăm triệu đồng đến dưới năm trăm triệu đồng;
        c) Gây hậu quả rất nghiêm trọng.
      4. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ mười hai năm đến hai mươi năm hoặc tù chung thân:
        a) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ thương tật từ 61% trở lên hoặc làm chết người;
        b) Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ năm trăm triệu đồng trở lên;
        c) Gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng.
      5. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ mười triệu đồng đến một trăm triệu đồng.                                   

        Điều 133. Tội cướp tài sản

                                   
        1. Người nào dùng vũ lực, đe doạ dùng vũ lực ngay tức khắc hoặc có hành vi khác làm cho người bị tấn công lâm vào tình trạng không thể chống cự được nhằm chiếm đoạt tài sản, thì bị phạt tù từ ba năm đến mười năm.
        2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ bảy năm đến mười lăm năm:
          a) Có tổ chức;
          b) Có tính chất chuyên nghiệp;
          c) Tái phạm nguy hiểm;
          d) Sử dụng vũ khí, phương tiện hoặc thủ đoạn nguy hiểm khác;
          đ) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khoẻ của người khác mà tỷ lệ thương tật từ 11% đến 30%;
          e) Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ năm mươi triệu đồng đến dưới hai trăm triệu đồng;
          g) Gây hậu quả nghiêm trọng.
        3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ mười hai năm đến hai mươi năm:
          a) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khoẻ của người khác mà tỷ lệ thương tật từ 31% đến 60%;
          b) Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ hai trăm triệu đồng đến dưới năm trăm triệu đồng;
          c) Gây hậu quả rất nghiêm trọng.
        4. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ mười tám năm đến hai mươi năm, tù chung thân hoặc tử hình:
          a) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khoẻ của người khác mà tỷ lệ thương tật từ 61% trở lên hoặc làm chết người;
          b) Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ năm trăm triệu đồng trở lên;
          c) Gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng.
        5. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ mười triệu đồng đến một trăm triệu đồng, tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản, phạt quản chế hoặc cấm cư trú từ một năm đến năm năm.

     

                                Một số trường hợp chó làm cảnh định giá cả vài chục triệu, hay bọn " cẩu tặc" nẫng  xích trên tay chủ nhân để bắt " Chó" .

    Việc  khởi tố, truy tố, xét xử ra sao? trộm, cướp, hay cướp giật!                              

      trân trọng!                                                                                                                                            

              Luật sư: Phạm Tiến Quyển

    Cập nhật bởi anhdv352 ngày 26/10/2012 04:32:39 CH Cập nhật bởi luatQuynhnhu ngày 26/10/2012 03:59:29 CH

    CÔNG TY LUẬT QUỲNH NHƯ : SỐ 62 NGUYỄN GIA THIỀU- TP BẮC NINH- TỈNH BẮC NINH : 0199 826 1982 ; 099.689.5678 Cung cấp dịch vụ

    -Tư vấn thường xuyên cho Doanh Nghiệp -Tư vấn tất cả các lĩnh vực pháp luật-

    -Tranh tụng tòa án: Vụ án Hình sự;Vụ án dân sự;vụ án hành chính;Tranh chấp Lao động;Tranh chấp hôn nhân gia đình;Tranh chấp đất đai;Tranh chấp kinh doanh thương mại;Thu hồi nợ

    - Trợ giúp pháp lý- Đại diện Ngoài tố tụng; soạn thảo đơn từ, di chúc,....

    -Tư vấn pháp luật miễn phí

    +qua mạng Danluat.vn :http://danluat.thuvienphapluat.vn/luat-su/luatquynhnhu

    +Qua điện thoại số : 093 617 3333

    +Qua email : quynhnhulawer@yahoo.com.vn

    -Địa chỉ : 62 Phố Nguyễn Gia Thiều - TP Bắc Ninh-Tỉnh Bắc Ninh

    tel: 02223- 857 093 Hotline: 099 689-5678

    Mobile: 093 617 3333

    hoặc : 099 -689.5678

    Giám đốc: Luật sư Phạm Tiến Quyển

     
    72248 | Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn luatQuynhnhu vì bài viết hữu ích
    hoangvantap12345 (14/06/2014)

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

3 Trang 123>
Thảo luận
  • #222375   26/10/2012

    nguyenkhanhchinh
    nguyenkhanhchinh
    Top 10
    Male
    Dân Luật bậc 1

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:12/09/2011
    Tổng số bài viết (6840)
    Số điểm: 79446
    Cảm ơn: 1955
    Được cảm ơn 3776 lần


    Chào anh!

    Trường hợp "cẩu tặc" nẫng dây xích trên tay người khác kéo đi một con chó yêu, em thấy dấu hiệu của tội cướp giật hơn là những dấu hiệu của tội khác. Việc chuyển hóa cần thông tin cụ thể hơn nữa cơ, chứ với khả năng "mò mẫm" của em không có lập luận gì khác cả.

    0917 313 339

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn nguyenkhanhchinh vì bài viết hữu ích
    tuanquyenquynhtrang (07/04/2014)
  • #227195   16/11/2012

    h2c_2310
    h2c_2310

    Male
    Sơ sinh

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:27/03/2012
    Tổng số bài viết (46)
    Số điểm: 365
    Cảm ơn: 1
    Được cảm ơn 25 lần


    xem qua thắc mắc của bạn mình có một nhận định ban đầu như thế này:

    các tội danh trộm cắp tài sản, cướp tài sản và cướp giật tải sản là hòan tòan khác nhau và không thể sử dụng giá trị tài sản để định tội danh mà chúng cần được phân định trên tiêu chí cơ bản là mặt khách quan của tội phạm bao gồm hành vi khách quan và hậu quả.

    chẳng hạn: trộm cắp phải đảm bảo về mặt khách quan là yếu tố lén lút, bí mật chiếm đọat tài sàn và giá trị tài sản phải từ 2 tr đồng trở lên mới cttp

    cướp giật thì hành vi khách quan phài đảm bảo yếu tố công khai, nhanh chóng chiếm đọat tài sản.

    cướp tài sản thì hành vi khách quan phải đảm bảo yếu tố dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực ngay tức khăc hoặc có những hành vi khác làm người khác lâm vào tình trạng không thể chống cự được.

    còn điều bạn quan tâm là chuyển hóa tội danh thì đã có văn bản qui định cụ thể TTLT 02/2001/TTLT-TANDTC-VKSNDTC-BCA-BTP

    nội dung tóm tắt trong thông tư về chuyển hóa tội danh đối với các tội xâm phạm sở hữu có thể được hiểu như sau:

    khi người phạm tội đã chiếm đọat được tài sản hoặc chưa chiếm chiếm đoạt được nhưng bị đuổi bắt, bao vây mà người phạm tội đã dùng vũ lực họat đe dọa dùng vũ lực ngay từc khắc hoặc có những hành vi khác khiến người đuổi bắt hay chủ sở hữu lâm vào tình trạng không thể chống cự được nhằm mục đích tẩu thóat thì hành vi đó đã cấu thành thêm khỏang tăng nặng "hành hung đề tẩu thoát" của cùng một danh nhưng cũng với những hành vi đó mà người phạm tội với mục đích giữ bằng được tải sản thì lúc này tội danh đã chuyển hóa thành cướp.

     
    Báo quản trị |  
    3 thành viên cảm ơn h2c_2310 vì bài viết hữu ích
    tranghadi (28/02/2014) SadWinds (09/06/2014) tuanpolice (05/07/2015)
  • #236469   30/12/2012

    nguyenquockhanh29
    nguyenquockhanh29

    Sơ sinh

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:29/12/2012
    Tổng số bài viết (7)
    Số điểm: 35
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 0 lần


    chiếm đoạt tài sản có tính chất lén lúc trong sự quản lý của người khác là tội trộm cắp, còn nếu chiếm đoạt tài sản một cách nhanh chóng công khai thì là tội cướp giật tài sản, còn dùng vũ lực đe dọa dùng vũ lực ngay tức khắc thì là tội cướp. còn chuyễn hóa tội danh thì đồng ý với ý kiến bạn trên là tùy vào mục đích.

     
    Báo quản trị |  
  • #239116   12/01/2013

    mrlawer2013
    mrlawer2013

    Sơ sinh

    Đồng Nai, Việt Nam
    Tham gia:04/01/2013
    Tổng số bài viết (2)
    Số điểm: 10
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 0 lần


    căn cứ vào hành vi khách quan để định tội. Đối với tội trộm cắp thì phải có trị giá tài sản trên 2tr, đối với cướp và cướp giật là loại tội phạm cấu thành hình thức không cần có trị giá tài sản. Trường hợp trộm cắp có trị giá tài sản dưới 2tr thì xử lý hành chính,trong một năm mà tiếp tục tái phạm thì xó thể xử lý hình sự.

     
    Báo quản trị |  
  • #261935   17/05/2013

    dinhmenh
    dinhmenh

    Female
    Sơ sinh

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:01/03/2013
    Tổng số bài viết (14)
    Số điểm: 140
    Cảm ơn: 6
    Được cảm ơn 4 lần


    Vấn đề "cướp chó" thì ko bị xử lý hình sự, bởi lẽ "chó" ko là tài sản được quy định trong điều 163 BLDS: 

    "Điều 163. Tài sản 

    Tài sản bao gồm vật, tiền, giấy tờ có giá và các quyền tài sản".

    Thân!

     
    Báo quản trị |  
  • #349175   09/10/2014

    tuvietnam
    tuvietnam

    Male
    Sơ sinh

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:06/10/2014
    Tổng số bài viết (27)
    Số điểm: 141
    Cảm ơn: 1
    Được cảm ơn 8 lần


    dinhmenh viết:

    Vấn đề "cướp chó" thì ko bị xử lý hình sự, bởi lẽ "chó" ko là tài sản được quy định trong điều 163 BLDS: 

    "Điều 163. Tài sản 

    Tài sản bao gồm vật, tiền, giấy tờ có giá và các quyền tài sản".

    Thân!

    Chào bạn !

    Theo như bạn nói thì "Vật" ở đây là gì vậy?

    Vật có nghĩa là vật chất xung quanh ta,bao gồm cả động vật và thực vật.

    Cảm ơn bạn !

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn tuvietnam vì bài viết hữu ích
    VietCuong999 (30/10/2015)
  • #262005   17/05/2013

    phamthanhhuu
    phamthanhhuu
    Top 25
    Male
    Dân Luật bậc 1


    Tham gia:20/07/2012
    Tổng số bài viết (3535)
    Số điểm: 109378
    Cảm ơn: 401
    Được cảm ơn 4357 lần


    Thân chào dinhmenh!

    Theo nghĩa rộng thì vật là bao gồm tất cả những gì gọi là vật chất tồn tại trên đời này.

    Theo nghĩa hẹp thì vật là tất cả những gì gọi là vật chất tồn tại trên đời và mang tính hợp pháp (không bị pháp luật cấm).

    Dù theo cách hiểu nào thì chó cũng được coi là Vật vì vậy chó là Tài sản.

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn phamthanhhuu vì bài viết hữu ích
    tranghadi (28/02/2014)
  • #265643   30/05/2013

    thienkiem
    thienkiem

    Male
    Sơ sinh

    Quảng Bình, Việt Nam
    Tham gia:30/05/2013
    Tổng số bài viết (1)
    Số điểm: 5
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 0 lần


    muon xac dinh toi danh thi can cu vao hanh vi khach quan của no. trom la len lut bi mat co ma

    Tạm dịch: Muốn xác định được tội danh thì căn cứ vào hành vi khách quan của nó, trộm là lén lút bí mật cơ mà?

    Lời nhắn từ BQT: Khi gửi bài viết bạn vui lòng viết có dấu.

    Cập nhật bởi KhacDuy25 ngày 14/07/2013 07:41:35 SA

    minh huy

     
    Báo quản trị |  
  • #274986   12/07/2013

    Milan_law
    Milan_law

    Male
    Sơ sinh

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:12/07/2013
    Tổng số bài viết (17)
    Số điểm: 375
    Cảm ơn: 11
    Được cảm ơn 3 lần


    Chào bạn, trường hợp nẫng xích trên tay chủ để bắt chó là cấu thành tội Cướp tài sản quy định tại Điều 136 BLHS. Thế thôi, đừng thắc mắc nhiều.

     
    Báo quản trị |  
  • #275147   13/07/2013

    luatsungothethem
    luatsungothethem
    Top 50
    Male
    Luật sư quốc gia

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:22/07/2009
    Tổng số bài viết (2011)
    Số điểm: 13068
    Cảm ơn: 11
    Được cảm ơn 778 lần
    Lawyer

    Chào cả nhà! Những người thích nghề luật

    Các cụ đã có câu: Đầu trộm - Đôi cướp

    Mục đích thì giống nhau cả đều là Chiếm đoạt tài sản chỉ khác nhau ở hành vi thôi:

    Trộm cắp là hành vi lén lút và chiếm đoạt tài sản đã có chủ, tài sản xác định được chủ sở hữu.

    Còn Cướp là hành vi Dùng vũ lực hoặc đe dọa dùng vũ lực hoặc hành vi khác làm cho người khác lâm vào tình trạng không thể chống cự được nhằm chiếm đoạt tài sản.

    Nhìn chung đây là nhóm tôi về chiếm đoạt tài sản chỉ khác mỗi hành vi khác nhau sẽ cấu thành tội khác nhau mà thôi.

    Có ý kiến cho rằng: Chó không phải là tài sản, chẳng lẽ có tội Trộm chó trong Bộ luật hình sự, tài sản ở đây được hiểu là vật có giá và có giá trị sử dụng.

     

    Luật sư Ngô Thế Thêm - www.luatdoanhgia.com; www.luatdoanhgia.vn - 098.112.9988 - 0904.779997

    LUẬT DOANH GIA - Nền Tảng Pháp Lý Việt

    Email: luatsungothethem@gmail.com

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn luatsungothethem vì bài viết hữu ích
    minhtan75 (12/07/2015)
  • #279768   06/08/2013

    Cobeyeuluat
    Cobeyeuluat

    Female
    Sơ sinh

    Vĩnh Phúc, Việt Nam
    Tham gia:01/08/2013
    Tổng số bài viết (14)
    Số điểm: 250
    Cảm ơn: 2
    Được cảm ơn 1 lần


    Gần đây khi một loạt các vụ trộm, cướp giật, và cướp "Chó "diễn ra trên địa bàn cả nước gây bức xúc trong dư luận, hoang mang cực độ trong nhân dân, sự liều lĩnh của loại tội phạm này xuất phát từ các quy định chưa chặt trong pháp luật hình sự , thay đổi định mức truy tố là từ 2.000.000đ ( hai triệu đồng) .

    Căn cứ vào các điều:

    Điều 133: Tội cướp tài sản

    Điều 136: tội cướp giật tài sản

    Điều 138. Tội trộm cắp tài sản

    Sống pjhải tiaan theo hiến pháp và pháo luật nhà nước bạn nha!

    Chúc bạn luôn vui khỏe và thành công trong cuộc sống!

    Điều tôi biết rõ nhất là tôi không biết gì cả!

     
    Báo quản trị |  
  • #297756   17/11/2013

    phongbach123
    phongbach123

    Male
    Sơ sinh

    Bà Rịa - Vũng Tàu, Việt Nam
    Tham gia:17/11/2013
    Tổng số bài viết (4)
    Số điểm: 20
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 1 lần


    Như vậy với hành vi nẫng xích trên tay chủ để bắt chó thì cấu thành tội gì vậy các bác ?

     
    Báo quản trị |  
  • #297778   18/11/2013

    Milan_law
    Milan_law

    Male
    Sơ sinh

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:12/07/2013
    Tổng số bài viết (17)
    Số điểm: 375
    Cảm ơn: 11
    Được cảm ơn 3 lần


    Cướp giật.

     
    Báo quản trị |  
  • #424379   12/05/2016

    kandyrajnbow123456
    kandyrajnbow123456

    Sơ sinh

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:12/05/2016
    Tổng số bài viết (28)
    Số điểm: 245
    Cảm ơn: 5
    Được cảm ơn 2 lần


    Milan_law viết:

    Cướp giật.

    Trả lời thì phải nêu quan điểm, lí do chứ bạn.Trả lời kiểu này thì tác dụng gì ???

     
    Báo quản trị |  
  • #300111   30/11/2013

    hoa_doson
    hoa_doson

    Sơ sinh

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:29/10/2008
    Tổng số bài viết (8)
    Số điểm: 40
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 0 lần


    Có nên chứng minh trộm chó nhiều lần rồi cộng tất cả số kg chó bị thiệt hại, định giá ts trên 2 tr để xử lý hình sự tội trộm cắp ts được không?Xin ý kiến cả nhà. (nhận cỡ 05 vụ là số kg quy ra tiền ở thịt cầy Nhật Tân là trên 2 chai liền, he he).

     
    Báo quản trị |  
  • #300935   05/12/2013

    Hoangquan3005
    Hoangquan3005

    Sơ sinh

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:05/12/2013
    Tổng số bài viết (2)
    Số điểm: 10
    Cảm ơn: 1
    Được cảm ơn 2 lần


    Chào bạn, mình có một số ý kiến về vấn đề này.

    Trước hết theo mình nghĩ giá trị tài sản chí là một yêu cầu bắt buộc để có thể khởi tố người phạm tội còn cơ sở chủ yếu để xác định tội danh cụ thể thì hành vi khách quan của người phạm tội mới là cơ sở chính. Vì vậy trong trường hợp trộm chó bạn nêu ra thì cần phải xác định rõ hành vi khách quan của người phạm tội để có được con chó. Hành vi khách quan ở đây đó là sự lén lút đối với người quản lí tài sản (trộm cắp); nhanh chóng chiếm đoạt tài sản rồi bỏ trốn (cướp giật); sử dụng vũ lực hoặc đe dọa sử dụng vũ lực, khiến người khác rơi vào tình trạng không thể quản lí tài sản để chiếm đoạt tài sản (cướp).

     Tuy nhiên trong trường hợp trộm chó sẽ có thể xảy ra tình huống bị phát hiện và chống trả, khi đó cần phải xác định dược mục đính chống trả truy bắt của ngguoi72 phạm tội là gì dể có thể định tội danh. Nếu sự chống trả là để bỏ trốn thì vẫn xác định là tội trộm cắp; còn nếu sự chống trả của người phạm tội là để có dược tài sản thì sẽ có sự chuyển hóa thành tội cướp.

     
    Báo quản trị |  
  • #310698   23/02/2014

    Dungga_Pro
    Dungga_Pro
    Top 500
    Male


    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:04/12/2009
    Tổng số bài viết (232)
    Số điểm: 1884
    Cảm ơn: 14
    Được cảm ơn 87 lần


    Ai nói chó không phải tài sản nhỉ? Một dĩa cũng vài chục ngàn chứ ít à? 

     
    Báo quản trị |  
  • #311961   02/03/2014

    ndanh
    ndanh

    Sơ sinh

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:02/03/2014
    Tổng số bài viết (9)
    Số điểm: 60
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 5 lần


    Thân chào bạn,

    Như trong trường hợp bạn nêu mình có thể định tôi danh như sau:

    Chó là vật nuôi => Tài sản theo quy định Đ 163 BLDS

    Theo K1 Đ 136 BLHS

    - Chủ thể: coi như thỏa theo quy định BLHS

    - Về mặt chủ quan:

        + Lỗi: cố ý trực tiếp

    - Về mặt khách quan:

        + Hành vi: nẫng dây xích trên tay chủ nhân để bắt chó là hành vi cướp giật (nhanh chóng chiếm đoạt tài sản một cách công khai mà chủ nhân không nằm trong tình trạng khó khăn)

       + Hậu quả: không cần có hậu quả xảy ra (trị giá về TS bị chiếm đoạt)

    => như vậy trong trường hợp trên sẽ định tội danh vào khoản 1 Đ 136 BLHS hiện hành

     

     

     

     

     
    Báo quản trị |  
  • #313012   08/03/2014

    suongtran2304
    suongtran2304

    Female
    Sơ sinh

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:28/11/2012
    Tổng số bài viết (2)
    Số điểm: 10
    Cảm ơn: 4
    Được cảm ơn 0 lần


    Phải xét trong hoàn cảnh nào chứ bạn .. nếu người chủ đang trong tình trạng không thể ngăn chạn được sự cướp giật đó xảy ra thì đó là công nhiên chiếm đoạt tài sản ..
    Còn không trong trường hợp có thể ngăn chặn đc nhung mà xảy ra quá nhanh thì đó là cướp giật..

    không có việc gì khó chỉ sợ lòng không bền

     
    Báo quản trị |  
  • #320214   23/04/2014

    Ls.NguyenHuyLong
    Ls.NguyenHuyLong
    Top 25
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:25/04/2011
    Tổng số bài viết (3177)
    Số điểm: 24074
    Cảm ơn: 227
    Được cảm ơn 1267 lần
    Lawyer

    luatQuynhnhu viết:

    Gần đây khi một loạt các vụ trộm, cướp giật, và cướp "Chó "diễn ra trên địa bàn cả nước gây bức xúc trong dư luận, hoang mang cực độ trong nhân dân, sự liều lĩnh của loại tội phạm này xuất phát từ các quy định chưa chặt trong pháp luật hình sự , thay đổi định mức truy tố là từ 2.000.000đ ( hai triệu đồng) .

    Điều 138. Tội trộm cắp tài sản

    1. Người nào trộm cắp tài sản của người khác có giá trị từ hai triệu đồng đến dưới năm mươi triệu đồng hoặc dưới hai triệu đồng nhưng gây hậu quả nghiêm trọng hoặc đã bị xử phạt hành chính về hành vi chiếm đoạt hoặc đã bị kết án về tội chiếm đoạt tài sản, chưa được xoá án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến ba năm.
    2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ hai năm đến bảy năm:
      a) Có tổ chức;
      b) Có tính chất chuyên nghiệp;
      c) Tái phạm nguy hiểm;
      d) Dùng thủ đoạn xảo quyệt, nguy hiểm;
      đ) Hành hung để tẩu thoát;
      e) Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ năm mươi triệu đồng đến dưới hai trăm triệu đồng;
      g) Gây hậu quả nghiêm trọng.
    3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ bảy năm đến mười lăm năm:
      a) Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ hai trăm triệu đồng đến dưới năm trăm triệu đồng;
      b) Gây hậu quả rất nghiêm trọng.
    4. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ mười hai năm đến hai mươi năm hoặc tù chung thân:
      a) Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ năm trăm triệu đồng trở lên;
      b) Gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng.
    5. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ năm triệu đồng đến năm mươi triệu đồng.                                     

      Điều 136. Tội cướp giật tài sản

               
      1. Người nào cướp giật tài sản của người khác, thì bị phạt tù từ một năm đến năm năm.
      2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ ba năm đến mười năm:
        a) Có tổ chức;
        b) Có tính chất chuyên nghiệp;
        c) Tái phạm nguy hiểm;
        d) Dùng thủ đoạn nguy hiểm;
        đ) Hành hung để tẩu thoát;
        e) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ thương tật từ 11% đến 30%;
        g) Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ năm mươi triệu đồng đến dưới hai trăm triệu đồng;
        h) Gây hậu quả nghiêm trọng.
      3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ bảy năm đến mười lăm năm:
        a) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ thương tật từ 31% đến 60%;
        b) Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ hai trăm triệu đồng đến dưới năm trăm triệu đồng;
        c) Gây hậu quả rất nghiêm trọng.
      4. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ mười hai năm đến hai mươi năm hoặc tù chung thân:
        a) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ thương tật từ 61% trở lên hoặc làm chết người;
        b) Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ năm trăm triệu đồng trở lên;
        c) Gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng.
      5. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ mười triệu đồng đến một trăm triệu đồng.                                   

        Điều 133. Tội cướp tài sản

                               
        1. Người nào dùng vũ lực, đe doạ dùng vũ lực ngay tức khắc hoặc có hành vi khác làm cho người bị tấn công lâm vào tình trạng không thể chống cự được nhằm chiếm đoạt tài sản, thì bị phạt tù từ ba năm đến mười năm.
        2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ bảy năm đến mười lăm năm:
          a) Có tổ chức;
          b) Có tính chất chuyên nghiệp;
          c) Tái phạm nguy hiểm;
          d) Sử dụng vũ khí, phương tiện hoặc thủ đoạn nguy hiểm khác;
          đ) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khoẻ của người khác mà tỷ lệ thương tật từ 11% đến 30%;
          e) Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ năm mươi triệu đồng đến dưới hai trăm triệu đồng;
          g) Gây hậu quả nghiêm trọng.
        3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ mười hai năm đến hai mươi năm:
          a) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khoẻ của người khác mà tỷ lệ thương tật từ 31% đến 60%;
          b) Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ hai trăm triệu đồng đến dưới năm trăm triệu đồng;
          c) Gây hậu quả rất nghiêm trọng.
        4. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ mười tám năm đến hai mươi năm, tù chung thân hoặc tử hình:
          a) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khoẻ của người khác mà tỷ lệ thương tật từ 61% trở lên hoặc làm chết người;
          b) Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ năm trăm triệu đồng trở lên;
          c) Gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng.
        5. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ mười triệu đồng đến một trăm triệu đồng, tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản, phạt quản chế hoặc cấm cư trú từ một năm đến năm năm.

     

                                Một số trường hợp chó làm cảnh định giá cả vài chục triệu, hay bọn " cẩu tặc" nẫng  xích trên tay chủ nhân để bắt " Chó" .

    Việc  khởi tố, truy tố, xét xử ra sao? trộm, cướp, hay cướp giật!                              

      trân trọng!                                                                                                                                            

              Luật sư: Phạm Tiến Quyển

    Chào bạn, Luật sư Nguyễn Huy Long có ý kiến như sau:

    Nếu bắt chó lén lút thì là hành vi trộm cắp tài sản.

    Nếu "nẫng xích" trên tay của chủ nhân để bắt chó thì là hành vi cướp giật tài sản.

    Khi bị truy đuổi đã thẳng tay chống trả bằng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực ngay tức khắc hoặc có hành vi khác khiến người truy đuổi không thể chống cự được thì có hai trường hợp:

    - Trường hợp 1 là vẫn mang chó theo, đó sẽ là tội cướp tài sản

    - Trường ợp 2 là vứt chó lại, đó sẽ là tội trộm cắp tài sản hoặc cướp giật tài sản với tình tiết tăng nặng.

    Thân gửi!

     

    Để được tư vấn chi tiết xin liên hệ:

    CÔNG TY LUẬT TNHH VILOB NAM LONG chuyên:

    - Tư vấn doanh nghiệp

    - Tư vấn sở hữu trí tuệ

    - Tư vấn đầu tư

    Website: www.nllaw.vn

    Địa chỉ : Tầng 11, Tòa B, Vinaconex Building, Số 57 Vũ Trọng Phụng, Thanh Xuân, Hà Nội

    Điện thoại: 02432 060 333

    Hotline: 0914 66 86 85 hoặc 0989.888.227

    Email: namlonglaw@gmail.com

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn Ls.NguyenHuyLong vì bài viết hữu ích
    SadWinds (09/06/2014)