Chuyển hóa tội phạm từ trộm cắp sang cướp giật và cướp

Chủ đề   RSS   
  • #222367 26/10/2012

    luatQuynhnhu
    Top 100
    Male
    Lớp 7

    Bắc Ninh, Việt Nam
    Tham gia:15/09/2011
    Tổng số bài viết (759)
    Số điểm: 8837
    Cảm ơn: 60
    Được cảm ơn 585 lần


    Chuyển hóa tội phạm từ trộm cắp sang cướp giật và cướp

    Gần đây khi một loạt các vụ trộm, cướp giật, và cướp "Chó "diễn ra trên địa bàn cả nước gây bức xúc trong dư luận, hoang mang cực độ trong nhân dân, sự liều lĩnh của loại tội phạm này xuất phát từ các quy định chưa chặt trong pháp luật hình sự , thay đổi định mức truy tố là từ 2.000.000đ ( hai triệu đồng) .

    Điều 138. Tội trộm cắp tài sản

    1. Người nào trộm cắp tài sản của người khác có giá trị từ hai triệu đồng đến dưới năm mươi triệu đồng hoặc dưới hai triệu đồng nhưng gây hậu quả nghiêm trọng hoặc đã bị xử phạt hành chính về hành vi chiếm đoạt hoặc đã bị kết án về tội chiếm đoạt tài sản, chưa được xoá án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến ba năm.
    2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ hai năm đến bảy năm:
      a) Có tổ chức;
      b) Có tính chất chuyên nghiệp;
      c) Tái phạm nguy hiểm;
      d) Dùng thủ đoạn xảo quyệt, nguy hiểm;
      đ) Hành hung để tẩu thoát;
      e) Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ năm mươi triệu đồng đến dưới hai trăm triệu đồng;
      g) Gây hậu quả nghiêm trọng.
    3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ bảy năm đến mười lăm năm:
      a) Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ hai trăm triệu đồng đến dưới năm trăm triệu đồng;
      b) Gây hậu quả rất nghiêm trọng.
    4. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ mười hai năm đến hai mươi năm hoặc tù chung thân:
      a) Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ năm trăm triệu đồng trở lên;
      b) Gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng.
    5. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ năm triệu đồng đến năm mươi triệu đồng.                                     

      Điều 136. Tội cướp giật tài sản

                   
      1. Người nào cướp giật tài sản của người khác, thì bị phạt tù từ một năm đến năm năm.
      2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ ba năm đến mười năm:
        a) Có tổ chức;
        b) Có tính chất chuyên nghiệp;
        c) Tái phạm nguy hiểm;
        d) Dùng thủ đoạn nguy hiểm;
        đ) Hành hung để tẩu thoát;
        e) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ thương tật từ 11% đến 30%;
        g) Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ năm mươi triệu đồng đến dưới hai trăm triệu đồng;
        h) Gây hậu quả nghiêm trọng.
      3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ bảy năm đến mười lăm năm:
        a) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ thương tật từ 31% đến 60%;
        b) Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ hai trăm triệu đồng đến dưới năm trăm triệu đồng;
        c) Gây hậu quả rất nghiêm trọng.
      4. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ mười hai năm đến hai mươi năm hoặc tù chung thân:
        a) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ thương tật từ 61% trở lên hoặc làm chết người;
        b) Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ năm trăm triệu đồng trở lên;
        c) Gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng.
      5. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ mười triệu đồng đến một trăm triệu đồng.                                   

        Điều 133. Tội cướp tài sản

                                   
        1. Người nào dùng vũ lực, đe doạ dùng vũ lực ngay tức khắc hoặc có hành vi khác làm cho người bị tấn công lâm vào tình trạng không thể chống cự được nhằm chiếm đoạt tài sản, thì bị phạt tù từ ba năm đến mười năm.
        2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ bảy năm đến mười lăm năm:
          a) Có tổ chức;
          b) Có tính chất chuyên nghiệp;
          c) Tái phạm nguy hiểm;
          d) Sử dụng vũ khí, phương tiện hoặc thủ đoạn nguy hiểm khác;
          đ) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khoẻ của người khác mà tỷ lệ thương tật từ 11% đến 30%;
          e) Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ năm mươi triệu đồng đến dưới hai trăm triệu đồng;
          g) Gây hậu quả nghiêm trọng.
        3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ mười hai năm đến hai mươi năm:
          a) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khoẻ của người khác mà tỷ lệ thương tật từ 31% đến 60%;
          b) Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ hai trăm triệu đồng đến dưới năm trăm triệu đồng;
          c) Gây hậu quả rất nghiêm trọng.
        4. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ mười tám năm đến hai mươi năm, tù chung thân hoặc tử hình:
          a) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khoẻ của người khác mà tỷ lệ thương tật từ 61% trở lên hoặc làm chết người;
          b) Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ năm trăm triệu đồng trở lên;
          c) Gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng.
        5. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ mười triệu đồng đến một trăm triệu đồng, tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản, phạt quản chế hoặc cấm cư trú từ một năm đến năm năm.

     

                                Một số trường hợp chó làm cảnh định giá cả vài chục triệu, hay bọn " cẩu tặc" nẫng  xích trên tay chủ nhân để bắt " Chó" .

    Việc  khởi tố, truy tố, xét xử ra sao? trộm, cướp, hay cướp giật!                              

      trân trọng!                                                                                                                                            

              Luật sư: Phạm Tiến Quyển

    Cập nhật bởi anhdv352 ngày 26/10/2012 04:32:39 CH Cập nhật bởi luatQuynhnhu ngày 26/10/2012 03:59:29 CH

    CÔNG TY LUẬT QUỲNH NHƯ : SỐ 62 NGUYỄN GIA THIỀU- TP BẮC NINH- TỈNH BẮC NINH : 0199 826 1982 ; 099.689.5678 Cung cấp dịch vụ

    -Tư vấn thường xuyên cho Doanh Nghiệp -Tư vấn tất cả các lĩnh vực pháp luật-

    -Tranh tụng tòa án: Vụ án Hình sự;Vụ án dân sự;vụ án hành chính;Tranh chấp Lao động;Tranh chấp hôn nhân gia đình;Tranh chấp đất đai;Tranh chấp kinh doanh thương mại;Thu hồi nợ

    - Trợ giúp pháp lý- Đại diện Ngoài tố tụng; soạn thảo đơn từ, di chúc,....

    -Tư vấn pháp luật miễn phí

    +qua mạng Danluat.vn :http://danluat.thuvienphapluat.vn/luat-su/luatquynhnhu

    +Qua điện thoại số : 093 617 3333

    +Qua email : quynhnhulawer@yahoo.com.vn

    -Địa chỉ : 62 Phố Nguyễn Gia Thiều - TP Bắc Ninh-Tỉnh Bắc Ninh

    tel: 02223- 857 093 Hotline: 099 689-5678

    Mobile: 093 617 3333

    hoặc : 099 -689.5678

    Giám đốc: Luật sư Phạm Tiến Quyển

     
    71878 | Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn luatQuynhnhu vì bài viết hữu ích
    hoangvantap12345 (14/06/2014)

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

3 Trang <123
Thảo luận
  • #537170   11/01/2020

    thanhk47a1
    thanhk47a1

    Female
    Sơ sinh

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:19/07/2015
    Tổng số bài viết (69)
    Số điểm: 435
    Cảm ơn: 16
    Được cảm ơn 95 lần


    Một số trường hợp chó làm cảnh định giá cả vài chục triệu, hay bọn " cẩu tặc" nẫng  xích trên tay chủ nhân để bắt " Chó" .
     
    Việc  khởi tố, truy tố, xét xử ra sao? trộm, cướp, hay cướp giật!  
    Việc "nẫng" dây xích trên tay người chủ để bắt chó cấu thành tội "Cướp giật nhé"!
    Bởi vì hành vi này thỏa mãn các dấu hiệu đặc trưng tội Cướp giật tài sản đó là nhanh chóng chiếm đoạt, nhanh chóng tẩu thoát!
     
    Trong thực tế, thông thường đối với trường hợp này, các đối tượng khi phạm tội sẽ sử dụng xe máy "tiện bề tẩu thoát" thì còn cấu thành tội Cướp giật tài sản với tình tiết định khung tăng nặng "Dùng thủ đoạn nguy hiểm" được quy định tại điểm d, khoản 2, Điều 171 BLHS năm 2015 với hình phạt từ 03 năm đến 10 năm.

    Các bạn bấm CẢM ƠN cho mình nhé!

    "Rồi em sẽ gặp được một người khiến em tha thứ cho mọi bất công của cuộc đời mình!"

    Tạp chí Khoa học pháp lý

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn thanhk47a1 vì bài viết hữu ích
    ThanhLongLS (13/01/2020)
  • #537172   11/01/2020

    thanhk47a1
    thanhk47a1

    Female
    Sơ sinh

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:19/07/2015
    Tổng số bài viết (69)
    Số điểm: 435
    Cảm ơn: 16
    Được cảm ơn 95 lần


    Một số trường hợp chó làm cảnh định giá cả vài chục triệu

    Mình thấy nếu cướp giật thì thường chó toàn mấy triệu là nhiều vì "nhỏ" và "nhẹ" (thường chỉ mấy triệu đến dưới 50 triệu), mấy con "to to" (Chó Tây Tạng chẳng hạn) thì có cướp cũng khó, nặng như heo thì cướp giật làm sao đây!

    Các bạn bấm CẢM ƠN cho mình nhé!

    "Rồi em sẽ gặp được một người khiến em tha thứ cho mọi bất công của cuộc đời mình!"

    Tạp chí Khoa học pháp lý

     
    Báo quản trị |  
    2 thành viên cảm ơn thanhk47a1 vì bài viết hữu ích
    codupha (12/01/2020) ThanhLongLS (13/01/2020)