Chúc Tết, nét văn hoá bị biến tướng theo thời gian

Chủ đề   RSS   
  • #477440 06/12/2017

    tieukhanh95
    Top 150
    Male
    Lớp 4

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:06/11/2017
    Tổng số bài viết (597)
    Số điểm: 6012
    Cảm ơn: 58
    Được cảm ơn 107 lần


    Chúc Tết, nét văn hoá bị biến tướng theo thời gian

    Chúc Tết, một nét văn hoá tốt đẹp và đã xuất hiện lâu đời của dân tộc Việt Nam mỗi khi Tết đến Xuân về. Người Việt Nam mình có câu: "Mồng một Tết cha, mồng hai Tết mẹ, mồng ba Tết thầy" vẫn được nhắc tới cho đến ngày nay để gìn giữ truyền thống tốt đẹp của ông cha ta, thể hiện tinh thần "uống nước nhớ nguồn".Tặng quà tết còn mang ý nghĩa như một phép ứng xử thể hiện đạo lý , chia sẻ khó khăn, động viên khích lệ kịp thời cho những người xứng đáng trong xã hội.

    Tết xưa, người ta tặng cho nhau những nhành mai, giỏ quà, một cặp bánh chưng,... nhằm thể hiện tình cảm, sự quý trong, chúc năm mới mang lại nhiều may mắn. Những món quà này không mang giá trị vật chất, không cần phải đắt tiền nhưng lại gửi gắm lời cảm ơn chân thành, tình yêu thương tốt đẹp. Món quà từ sự tự nguyện, thật đơn giản nhưng ý nghĩa, cả người tặng và người nhận đều vui vẻ, không vụ lợi. Thế nhưng, truyền thống chúc Tết trải qua hàng trăm năm và theo dòng lịch sử thì nó cũng bị biến tướng, làm mất dần đi nét văn hoá trong ngày lễ Tết của dân tộc ta.

    Chúc Tết không còn là những giỏ quà, cái bánh hay nhành hoa mà thay vào đó là những món qua xa xỉ, những chai rượu ngoại đắt tiền, bao lì xì hàng trăm hàng ngàn Đô- la... nhằm một mục đích duy nhất đó là tạo sự "thuận lợi" để làm việc, thăng tiến trong năm nay. Và không còn là biểu hiện sự quý trọng, biết ơn mà là một dịp để người ta tìm đường núp bóng chúc Tết để đưa hối lộ, tìm cơ hội  thăng tiến, "chạy chọt"... Dường như, ngày nay ai nấy đi làm đều phải biết "nét văn hoá" mới biến tướng này, nếu lễ Tết mà không biết "chúc tụng" thì bị xem là khả năng ngoại giao kém, không biết quan hệ. Người chúc và người nhận cũng đã ngầm hiểu được tặng quà ở đây chỉ là sự "mua bán", trao đổi có mục đích.

    Đến hẹn lại lên, mỗi khi Tết đến, vợ chồng lại ngồi bàn với nhau về việc "chúc Tết"  năm mới, "chúc" bao nhiêu để "hợp tình, hợp lý". Nhà nước cũng đã có các quy định đối với một số người không được chúc Tết, nhận quà Tết. Việc cấm như trên là hoàn toàn hợp lý khi mà nét văn hoá này ngày càng biến tướng xấu đi, nhưng việc cấm thì cấm, người chúc và người nhận vẫn bình thường, bởi vì ranh giới giữa những món quà truyền thống và món quà biến tướng thì thật không dễ dàng phát hiện. Vì vậy để loại bỏ sự biến tướng này mỗi khi dịp Tết đến thì không phải là chuyện dễ dàng.

    Mời các bạn cùng thảo luận và cho ý kiến

     
    14624 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

4 Trang 1234>
Thảo luận
  • #477446   06/12/2017

    pukachi_kw
    pukachi_kw

    Female
    Mầm

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:16/08/2017
    Tổng số bài viết (112)
    Số điểm: 995
    Cảm ơn: 2
    Được cảm ơn 33 lần


    Ngày nay, tục chúc tết hay “lì xì” đã bị biến tướng, nó làm cho không ít người cảm thấy khó xử và đau đầu, lo lắng với chuyện “lì xì” ngày Tết. Phải chăng, đã đến lúc người lớn chúng ta cần nhìn nhận lại ý nghĩa thực sự của tục “lì xì”, nhìn nhận lại vấn đề thực tế mà nó đang bị biến tướng, để chính người lớn chúng ta phải trả lại giá trị nhân văn của tập tục tốt đẹp này.

     
    Báo quản trị |  
    3 thành viên cảm ơn pukachi_kw vì bài viết hữu ích
    tieukhanh95 (06/12/2017) mr.ngo.1923@gmail.com (06/12/2017) Tamtavan (11/12/2017)
  • #477447   06/12/2017

    Lilynguyen1608
    Lilynguyen1608
    Top 500
    Female
    Lớp 3

    Quảng Ngãi, Việt Nam
    Tham gia:29/11/2017
    Tổng số bài viết (286)
    Số điểm: 4109
    Cảm ơn: 24
    Được cảm ơn 56 lần


    Chúc Tết đã trở thành nghi lễ truyền thống quen thuộc từ xưa đến nay. Hiện nay, nghi lễ này vẫn con tồn tại nhưng thực tế ý nghĩa đã không còn trọn vẹn. Chúc tết để cầu mong cho mọi người sức khỏe dồi dào, công việc làm ăn thịnh vượng, gặp nhiều điều may mắn hơn trong năm mới nhưng giờ đây ý nghĩa đó chỉ còn sót lại ít ỏi. Người nhận chỉ trông chờ số tiền mình nhận được bao nhiêu, quà đó thuộc hàng cao cấp không... Thiết nghĩ nên từ bỏ tư duy đó đi để những câu chúc ngày tết vẫn trọn vẹn nghĩa tình.

    Gia đình là nơi cuộc sống bắt đầu và tình yêu không bao giờ kết thúc.

     
    Báo quản trị |  
  • #477454   06/12/2017

    thungan991995
    thungan991995
    Top 500
    Chồi

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:13/11/2017
    Tổng số bài viết (133)
    Số điểm: 1130
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 9 lần


    “Mồng một Tết cha, mồng hai Tết mẹ, mồng ba Tết thầy” - Phong tục chúc Tết của người Việt tồn tại qua nhiều thế hệ. Đó là nếp sống và đã trở thành phong tục ngày Tết mà cho đến ngày nay nó được bảo tồn và giữ gìn vào mỗi dịp tết đến xuân về. Điều này thể hiện lòng hiếu thảo, sự tri ân của con cháu với ông bà cha mẹ, hai bên nội - ngoại và tinh thần “Uống nước nhớ nguồn” của người Việt.

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn thungan991995 vì bài viết hữu ích
    Tamtavan (11/12/2017)
  • #477472   06/12/2017

    thambui94
    thambui94
    Top 500
    Lớp 2

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:05/12/2017
    Tổng số bài viết (252)
    Số điểm: 3162
    Cảm ơn: 8
    Được cảm ơn 35 lần


    Chúc Tết thời nay - tập tục bị biến tướng

    Bài viết của bạn phản ánh rất đúng thực trạng chúc Tết của Việt Nam hiện nay, chúng ta đã vô tình biến những tập tục tốt đẹp của mình trở thành dịp để cho những kẻ có chức có quyền trục lợi. Dù nhiều người không muốn kiểu chúc tết như vậy, nhiều người không có điều kiện nhưng vì xưa nay nếu không theo số đông, không theo xu thế thì mình sẽ bị so sánh, bị "đì". Cho nên dù muốn dù không thì chúng ta vẫn bắt buộc phải "chúc tết thời hiện đại" để được nâng đỡ và yên ổn với vị trí của mình. Bản thân mình cảm thấy thật đáng tiếc cho một tập tục tốt đẹp đã bị biến tướng!
     
    Báo quản trị |  
  • #477584   07/12/2017

    tieukhanh95
    tieukhanh95
    Top 150
    Male
    Lớp 4

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:06/11/2017
    Tổng số bài viết (597)
    Số điểm: 6012
    Cảm ơn: 58
    Được cảm ơn 107 lần


    thambui94 viết:
    Bài viết của bạn phản ánh rất đúng thực trạng chúc Tết của Việt Nam hiện nay, chúng ta đã vô tình biến những tập tục tốt đẹp của mình trở thành dịp để cho những kẻ có chức có quyền trục lợi. Dù nhiều người không muốn kiểu chúc tết như vậy, nhiều người không có điều kiện nhưng vì xưa nay nếu không theo số đông, không theo xu thế thì mình sẽ bị so sánh, bị "đì". Cho nên dù muốn dù không thì chúng ta vẫn bắt buộc phải "chúc tết thời hiện đại" để được nâng đỡ và yên ổn với vị trí của mình. Bản thân mình cảm thấy thật đáng tiếc cho một tập tục tốt đẹp đã bị biến tướng!

    Nét văn hóa chúc Tết nêu trên bị biến tướng cũng do nhiều mặt chủ quan và khách quan, khách quan cũng là do xã hội , kinh tế thị trường ngày càng phát triển làm cho con người ta phải giao tiếp và tạo những mối quan hệ. Chúc Tết theo đó cũng biến tướng nhưng theo hướng xấu đi, người ta chúc Tết không còn giữ được ý nghĩa, bản chất ban đầu nữa mà thay vào đó là dịp để người ta đưa hối lộ, chạy chọt và tạo cơ hội thăng tiến trong công việc

     
    Báo quản trị |  
  • #477587   07/12/2017

    giangmoom
    giangmoom
    Top 500
    Female
    Lớp 5

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:10/05/2017
    Tổng số bài viết (345)
    Số điểm: 6481
    Cảm ơn: 212
    Được cảm ơn 136 lần


    Mình thấy tục chúc tết bị biến tướng rất khó để có thể khôi phục lại vì ngay quả trẻ nhỏ bây giờ mừng tuổi cô cậu thì cô cậu cũng sẽ ngay lập tức phản ứng nếu thấy "giá trị đồng tiền không như mong muốn thì thế nào cô cạu cũng sẽ mặt nặng mặt nhẹ, bởi đâu như vậy bởi vì đã bị anh hưởng bởi người anh, người chị lớn hơn...tự động hiện tượng tạo thói quen, thói quên phá hủy văn hóa.

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn giangmoom vì bài viết hữu ích
    tieukhanh95 (07/12/2017)
  • #477590   07/12/2017

    thuylinh2311
    thuylinh2311
    Top 75
    Lớp 7

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:01/12/2017
    Tổng số bài viết (920)
    Số điểm: 9451
    Cảm ơn: 7
    Được cảm ơn 142 lần


    Không có quy định nào bắt buộc chúng ta phải tuân theo xong văn hóa chúc Tết dường như đã trở thành luật "bất thành văn". Mọi người đều ngầm hiểu điều đó. Và người nào đứng ngoài dòng chảy kia có thể sẽ bị tụt lại hoặc bị cho ra rìa. 

     
    Báo quản trị |  
  • #477653   08/12/2017

    myduyen1312
    myduyen1312
    Top 500
    Female
    Chồi

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:19/11/2014
    Tổng số bài viết (177)
    Số điểm: 1315
    Cảm ơn: 184
    Được cảm ơn 38 lần


    Bài viết của bạn nói lên đúng thực trạng hiện nay. Văn hóa chúc tết là nét đẹp truyền thống bao đời nay của người dân Việt Nam ta. Tuy nhiên, nét văn hóa này ngày một biến tướng, lễ tết trở thành dịp để người ta cơ hội thực hiện các hành động "không đẹp" nhằm đạt được mục đích của mình. Vấn đề này sau cùng cũng xuất phát từ ý thức của mỗi cá nhân mà thôi. 

    be positive always

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn myduyen1312 vì bài viết hữu ích
    tieukhanh95 (08/12/2017)
  • #477655   08/12/2017

    huynhthu95
    huynhthu95
    Top 50
    Female
    Lớp 10

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:05/06/2017
    Tổng số bài viết (1262)
    Số điểm: 12550
    Cảm ơn: 61
    Được cảm ơn 203 lần


    Mỗi ngày mỗi khác, mỗi năm mỗi khác, văn hóa chúc Tết cũng thay đổi. Riêng mình cảm nhận được là ngày xưa Tết vui hơn nhiều, văn hóa chúc Tết ngày xưa cũng vui hơn, ý nghĩa hơn nhiều. Có thể ngày nay công nghệ ăn sâu vào giới trẻ, những cuộc vui ngoài đường cuốn hút hơn nên họ quên mất giá trị niềm vui trong chính gia đình mình.

     
    Báo quản trị |  
  • #477658   08/12/2017

    ttmlinh284
    ttmlinh284
    Top 500
    Female
    Chồi

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:16/11/2014
    Tổng số bài viết (122)
    Số điểm: 1597
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 20 lần


    Mình nghĩ việc chúc tết nếu nhìn nhận theo khía cạnh khác thì cũng tích cực lắm. Vì dịp tiếp là dịp chúng ta thể hiện tình cảm một cách dễ dàng nhất. Qua đó những người bạn hàng với nhau cũng có thể biếu quà cho nhau để tạo cảm ơn nhau trong một năm qua đã mua hàng, sử dụng dịch vụ. Vì vậy việc chúc tết không xấu, không biến tính mà do cách nhìn nhận và hành động của mỗi cá nhân mà thôi.

     
    Báo quản trị |  
  • #477677   08/12/2017

    ha2308
    ha2308
    Top 500
    Mầm

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:01/12/2017
    Tổng số bài viết (122)
    Số điểm: 772
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 19 lần


    Bây giờ khi có công việc và mối quan hệ rồi thì đi "chúcTết" trở thành cái nghĩa vụ và trách nhiệm của mỗi người vào mùa Tết. Hễ năm nào mình cũng thấy mọi người tấp nập chuẩn bị quà biếu sếp thật đắt tiền, biếu người quen đặc sản để nâng cao mối quan hệ. Vẫn biết đó là sự tôn trọng nhưng cũng vô tình trở thành ghánh nặng của những người đó vào dịp mà mỗi gia đình cần sum vầy và đoàn tụ ấm cúng.

     
    Báo quản trị |  
  • #477689   08/12/2017

    DT_DA
    DT_DA
    Top 75
    Male
    Lớp 11

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:02/06/2017
    Tổng số bài viết (903)
    Số điểm: 17463
    Cảm ơn: 265
    Được cảm ơn 346 lần


    Theo mình, cách nghĩ về phong tục, chúc tết mọi người bị biến chất không hẳn là đúng. Đâu phải ai cũng đi chúc tết phong bì khủng, món quà đắt tiền, ... để gọi là giữ mối quan hệ để thăng tiến... Thử hỏi nếu chính mình đứng ở vị trí người ta bạn nghĩ thế nào, bạn có lo lắng hay vui vẻ ăn chơi rồi sau công việc cứ như vậy ko thăng tiến. Nếu nói nó là sự biến chất thì mình công nhận đúng là có biến chất nhưng ko phải tất cả, theo thời gian cũng vậy nó có thể tăng lên hay giảm đi còn phụ thuộc nhiều các yếu tố khách quan và chủ quan. 

    Đại bộ phận chủ yếu làm trong các cơ quan nhà nước sẽ là những cá nhân có thể dùng các hình thức biến hóa kiểu hối lộ 1 cách công khai thông qua quà cáp biếu tặng ngày tết. Mình đâu có quy định hay cấm về biếu tặng ngày tết những gì đâu, đó là quyền và mục đích sử dụng của họ.

     
    Báo quản trị |  
    2 thành viên cảm ơn DT_DA vì bài viết hữu ích
    hailetran (24/12/2017) tieukhanh95 (08/12/2017)
  • #477708   08/12/2017

    tieukhanh95
    tieukhanh95
    Top 150
    Male
    Lớp 4

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:06/11/2017
    Tổng số bài viết (597)
    Số điểm: 6012
    Cảm ơn: 58
    Được cảm ơn 107 lần


    DT_DA viết:

    Theo mình, cách nghĩ về phong tục, chúc tết mọi người bị biến chất không hẳn là đúng. Đâu phải ai cũng đi chúc tết phong bì khủng, món quà đắt tiền, ... để gọi là giữ mối quan hệ để thăng tiến... Thử hỏi nếu chính mình đứng ở vị trí người ta bạn nghĩ thế nào, bạn có lo lắng hay vui vẻ ăn chơi rồi sau công việc cứ như vậy ko thăng tiến. Nếu nói nó là sự biến chất thì mình công nhận đúng là có biến chất nhưng ko phải tất cả, theo thời gian cũng vậy nó có thể tăng lên hay giảm đi còn phụ thuộc nhiều các yếu tố khách quan và chủ quan. 

    Đại bộ phận chủ yếu làm trong các cơ quan nhà nước sẽ là những cá nhân có thể dùng các hình thức biến hóa kiểu hối lộ 1 cách công khai thông qua quà cáp biếu tặng ngày tết. Mình đâu có quy định hay cấm về biếu tặng ngày tết những gì đâu, đó là quyền và mục đích sử dụng của họ.

    Theo quan điểm như bài viết của mình thì việc chúc Tết bị biến tướng thì không phải là đại đa số mà là một bộ phận luôn có cái kiểu tư "quan hệ tốt" thì mới thăng tiến được, sự thăng tiến đúng đắn là dựa vào năng lực của bản thân mỗi người chứ không phải sức " nặng" của giỏ quà.

    Thử nghĩ dịp Tết là thời gian để mọi người nghỉ nghơi thư giãn mà thay vào đó là phải tính toán, đắn đo về năm nay đi chúc Tết những "cấp trên" nào và đi bao nhiêu, thay vì sum họp chúc Tết ông bà cha mẹ mà thay vào đó lại là bộ dạng "khúm núm" mang quà cáp tới "biếu" để "chạy chọt". Mình nghĩ cứ tư duy kiểu" phải quan hệ thì mới thăng tiến được" mới dẫn đến nhiều hệ lũy, hối lộ, tri thức thì mãi không bằng mối quan hệ, mãi mãi không phát triển được. Vì vậy, hãy để chúc Tết trở về với bản chất ban đầu của nó.

     
    Báo quản trị |  
  • #479647   24/12/2017

    hailetran
    hailetran
    Top 500
    Female
    Lớp 1

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:01/10/2017
    Tổng số bài viết (174)
    Số điểm: 2349
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 40 lần


    tieukhanh95 viết:

     

    DT_DA viết:

     

    Theo mình, cách nghĩ về phong tục, chúc tết mọi người bị biến chất không hẳn là đúng. Đâu phải ai cũng đi chúc tết phong bì khủng, món quà đắt tiền, ... để gọi là giữ mối quan hệ để thăng tiến... Thử hỏi nếu chính mình đứng ở vị trí người ta bạn nghĩ thế nào, bạn có lo lắng hay vui vẻ ăn chơi rồi sau công việc cứ như vậy ko thăng tiến. Nếu nói nó là sự biến chất thì mình công nhận đúng là có biến chất nhưng ko phải tất cả, theo thời gian cũng vậy nó có thể tăng lên hay giảm đi còn phụ thuộc nhiều các yếu tố khách quan và chủ quan. 

    Đại bộ phận chủ yếu làm trong các cơ quan nhà nước sẽ là những cá nhân có thể dùng các hình thức biến hóa kiểu hối lộ 1 cách công khai thông qua quà cáp biếu tặng ngày tết. Mình đâu có quy định hay cấm về biếu tặng ngày tết những gì đâu, đó là quyền và mục đích sử dụng của họ.

     

     

    Theo quan điểm như bài viết của mình thì việc chúc Tết bị biến tướng thì không phải là đại đa số mà là một bộ phận luôn có cái kiểu tư "quan hệ tốt" thì mới thăng tiến được, sự thăng tiến đúng đắn là dựa vào năng lực của bản thân mỗi người chứ không phải sức " nặng" của giỏ quà.

    Thử nghĩ dịp Tết là thời gian để mọi người nghỉ nghơi thư giãn mà thay vào đó là phải tính toán, đắn đo về năm nay đi chúc Tết những "cấp trên" nào và đi bao nhiêu, thay vì sum họp chúc Tết ông bà cha mẹ mà thay vào đó lại là bộ dạng "khúm núm" mang quà cáp tới "biếu" để "chạy chọt". Mình nghĩ cứ tư duy kiểu" phải quan hệ thì mới thăng tiến được" mới dẫn đến nhiều hệ lũy, hối lộ, tri thức thì mãi không bằng mối quan hệ, mãi mãi không phát triển được. Vì vậy, hãy để chúc Tết trở về với bản chất ban đầu của nó.

    Mình chắc chắn trong môi trường nhà nước thì "sự thăng tiến đúng đắn" luôn thua "sức mạnh của giỏ tiền" và đương nhiên phải có quan hệ thì mới thăng tiến được. Không có quy định nào bắt buộc chúng ta phải thực hiện văn hóa chúc tết ngày nay với giá trị vật chất "trên mức tình cảm". Đơn giản là đối với các thành viên trong gia đình, họ hàng gần xa... chúng ta vẫn giữ được nét truyền thống của văn hóa chúc tết. Nhưng không phải trong trường hợp nào cũng có thể chúc tết bình dị, dân dã như hộp mứt, gói trà, chai rượu quê. Việc yếu tố vật chất được đề cao, biếu quà không dựa trên “lòng thành” như vốn có mà dựa trên mối quan hệ thứ bậc, chức vụ theo kiểu “có qua, có lại” thì hàng ngày cũng vẫn diễn ra, hàng ngày cũng vẫn phải đau đầu suy nghĩ nên tặng gì,biếu gì chứ không phải chỉ có ở dịp Tết. 

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn hailetran vì bài viết hữu ích
    tieukhanh95 (24/12/2017)
  • #477698   08/12/2017

    thuytrangak
    thuytrangak
    Top 75
    Female
    Lớp 6

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:30/08/2017
    Tổng số bài viết (916)
    Số điểm: 7760
    Cảm ơn: 86
    Được cảm ơn 175 lần


    Chúc tết là nét đẹp truyền thống của nước ta từ xưa đến nay. Nhưng bây giờ đúng là bị biến tướng quá nhiều rồi, từ người lớn cho tới trẻ nhỏ. tết là ngày sum họp bên gia đình, nhưng thời đại này mình thấy chúc tết xếp nhiều hơn là cha mẹ, con nít thì lì xì ít nó còn tỏ thái độ, thậm chí không thèm lấy cơ.

     
    Báo quản trị |  
  • #477743   08/12/2017

    Mình thấy việc chúc tết hiện nay bị biến tướng rất rõ rệt. Vợ chồng thì đắn đo xem biếu 2 bên gia đình sao cho vừa lòng cả hai. Cấp dứơi thì tìm cách biếu quà cấp trên sao cho cấp trên vui để được nâng lương. Trẻ em thì lấy niềm vui là được lỳ xì nhiều tiền chứ biếu theo món đồ là các em cũng không muốn nhận rồi.

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn thuongkp2708 vì bài viết hữu ích
    tieukhanh95 (08/12/2017)
  • #477908   10/12/2017

    Phong tục chúc Tết của người Việt được gói gọn trong câu thành ngữ: “Mồng một Tết cha, mồng hai Tết mẹ, mồng ba Tết thầy”. Đó là nếp sống đã trở thành phong tục ngày Tết, được bảo tồn và giữ gìn qua bao thế hệ, thể hiện lòng hiếu thảo, sự tri ân của con cháu với ông bà cha mẹ, hai bên nội - ngoại và tinh thần “Uống nước nhớ nguồn” của người Việt.

    “Mồng một Tết cha, mồng hai Tết mẹ…” thể hiện ý nghĩa to lớn của chữ Hiếu trong đời sống của người Việt. Hiếu thảo là chính là gốc của đạo đức gia đình. Vì vậy, từ lâu người Việt đã chọn hai ngày đầu tiên của năm mới để tưởng nhớ công ơn sinh thành, dưỡng dục của cha mẹ hai gia đình nội, ngoại.

    Ngày mồng Ba, người Việt thường dành riêng để chúc Tết thầy cô giáo. Với tinh thần tri ân những người đã có công lao dạy dỗ mình thành người hiểu biết, người Việt quan niệm "Nhất tự vi sư, bán tự vi sư" nghĩa là dạy một chữ là thầy, nửa chữ cũng là thầy. Vì vậy, vào dịp đầu xuân, những người học trò thường tụ họp ở gia đình thầy cô giáo để chuyện trò và chúc thầy cô giáo một năm mới với nhiều điều tốt lành . Tuy nhiên văn hóa chúc tết ngày càng bị xem nhẹ, nhìu trường hợp chú trọng đến quà cáp, hay phong lỳ xỳ mà không coi trọng ý nghĩa của việc chúc tết.

     
    Báo quản trị |  
  • #477913   10/12/2017

    grovegroup
    grovegroup

    Mầm

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:15/02/2017
    Tổng số bài viết (63)
    Số điểm: 570
    Cảm ơn: 25
    Được cảm ơn 17 lần


    Mình thấy không chỉ nét văn hóa Chúc Tết mà một số văn hóa lễ khác như mừng cưới, phúng điếu... cũng ngày một trở nên "thực dụng" hơn. Thêm nữa, một số ngày lễ du nhập vào Việt Nam tuy có ý nghĩa nhưng nó không đặc trưng cho nền văn hóa nước ta, thì giới trẻ lại ủng hộ rất nhiệt tình. Nào là Valentine, Valentine trắng, Ngày của Cha, Ngày của Mẹ,.... Trong khi, riêng ngày Tết cổ truyền cũng đủ mang ý nghĩa sum vầy, thể hiện sự hiếu thảo của con cái dành cho Cha mẹ rồi!

     
    Báo quản trị |  
  • #477938   10/12/2017

    Sensen93
    Sensen93
    Top 500
    Female
    Lớp 1

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:10/05/2017
    Tổng số bài viết (291)
    Số điểm: 3005
    Cảm ơn: 265
    Được cảm ơn 155 lần


    Bây giờ về quê vào mỗi dịp Tết đến xuân về mình vẫn có thể bắt gặp cảnh cả gia đình cùng nhau rộn ràng đi chúc tết ông bà, cô chú, anh em, cái không khí tất nhiên không được giản dị, ấm cúng như ngày xưa bởi ngày Tết bây giờ cũng vội vã theo guồng công việc của ngày thường.

    Còn ở một số thành phố lớn, đọc qua báo chí, tin tức, mình thấy hành động chúc Tết nó không còn đơn thuần chỉ là chúc nhau bằng tình cảm thân thiết, ấm cúng nữa mà còn mang theo bao nhiêu gánh nặng trách nhiệm, gửi gắm đủ đường, "biến tướng" từ cấp cao đến cấp thấp đặc biệt trong các cơ quan nhà nước thì phong tục này lại càng phổ biến hơn.

    Vấn đề cần nhìn nhận ở đây theo cá nhân mình thấy thì không chỉ dừng lại ở câu chuyện chúc Tết đơn thuần nữa mà kéo theo đó còn nảy sinh vô vàn thứ đáng để ta phải suy ngẫm. Không chỉ đơn giản là nét đẹp trong phong tục chúc Tết bị đảo lộn, không còn thể hiện được tinh thần đẹp đẽ của hành động này như cái đẹp vốn dĩ của nó mà xa hơn và ở một khía cạnh nào đó nếu nhìn một cách hơi tiêu cực thì mình thấy đây cũng là một trong những con đường dẫn đến những hành động không đẹp hay nói trần trụi ra là những hành vi biếu xén nhẹ thì quà cáp, nặng thì tiền bạc, những lợi ích vật chất khác, là con đường dẫn đến hối lộ đặc biệt đối với quan chức giữ những vị trí quan trọng, lợi dụng việc chúc Tết để hợp thức hóa hành vi trên thực tế.

    Cũng khó để kiểm soát được hành động chúc Tết đối với cán bộ, công chức tuy nhiên theo mình mỗi cơ quan vẫn nên đề ra quy định về cách thức chúc Tết và nhận quà Tết đối với cán bộ, công, nhân viên chức đang công tác tại cơ quan mình để hạn chế tình trạng lợi dụng Tết thực hiện những hành vi trái pháp luật, trái đạo đức của một nhân viên cơ quan nhà nước.

    Everything happens for a reason...

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn Sensen93 vì bài viết hữu ích
    tieukhanh95 (11/12/2017)
  • #477946   11/12/2017

    quytan2311
    quytan2311
    Top 150
    Male
    Lớp 3

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:07/04/2016
    Tổng số bài viết (513)
    Số điểm: 4889
    Cảm ơn: 125
    Được cảm ơn 157 lần


    Mối dịp lễ nào thì nó cũng mang ý nghĩa đặc trưng của nó, không chỉ riêng Tết mà cứ thoe các ngày truyền thống thì nó là nơi để mọi người có sự ấm cúng và hạnh phúc bên gia đính. Tuy nhiên, đó cũng là dịp quà cáp lên ngôi, dịp để lấy lòng sếp và đương nhiên quà thì phải có và có thế nào thì mới quan trọng hơn ngày lễ đó. Biến tướng từ lâu này rồi chứ không phải đến bây giờ.

     
    Báo quản trị |