phuongthuy8047 viết:
xin luật sư tư vấn giúp em, chồng em bị tai nạn giao thông. hối tháng 09 năm 2012, bị hai học sinh lớp 9 tông, chồng em bi thương tật 76%, vi người gây tai nạn cho chồng em còn nhỏ tuổi nên k chju trách nhiệm hình sự, ho. cũng không chịu bồi thường tiền thuốc cho chồng em.em có kiện ra tòa đòi tiền bồi thường thiệt hại thuốc men. từ ngày 15-01-2013 dến nay chưa đựơc giải quyết, em xin hỏi luật sư tư vấn giúp em, em phải làm thế nào để gia đình họ bồi thường thiệt hại cho chồng em, vì tiền viện phí quá nhiều, mà e phai nuôi ba con còn nhỏ, chồng e mất khả năng làm việc, kính tế bây giờ rất khó khăn.
Thân chào bạn!
Theo thông tin bạn cung cấp thì cơ do người gây tai nạn cho chồng bạn chưa đủ tuổi, nên không phải chịu trách nhiệm hình sự là đúng, bởi học sinh lớp 9 thì thông thường khoản 14 hoặc 15 tuổi, theo quy định tại điều 12 Bộ luật hình sự thì:
Điều 12. Tuổi chịu trách nhiệm hình sự
1. Người từ đủ 16 tuổi trở lên phải chịu trách nhiệm hình sự về mọi tội phạm.
2. Người từ đủ 14 tuổi trở lên, nhưng chưa đủ 16 tuổi phải chịu trách nhiệm hình sự về tội phạm rất nghiêm trọng do cố ý hoặc tội phạm đặc biệt nghiêm trọng.
Ở tội Vi phạm các quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ điều 202 BLHS là lỗi vi phạm là do vô ý. Căn cứ tuổi chịu trách nhiệm hình sự là chưa đủ, nên không bị truy cứu trách nhiệm hình sự là phù hợp.
Tuy nhiên, người gây tai nạn/cha mẹ người gây tai nạn cho chồng bạn phải có trách nhiệm bồi thường về dân sự ở các khoản thiệt hại theo quy định của pháp luật.
Trách nhiệm bồi thường căn cứ vào Bộ luật dân sự quy định:
Điều 606. Năng lực chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại của cá nhân
1. Người từ đủ mười tám tuổi trở lên gây thiệt hại thì phải tự bồi thường.
2. Người chưa thành niên dưới mười lăm tuổi gây thiệt hại mà còn cha, mẹ thì cha, mẹ phải bồi thường toàn bộ thiệt hại; nếu tài sản của cha, mẹ không đủ để bồi thường mà con chưa thành niên gây thiệt hại có tài sản riêng thì lấy tài sản đó để bồi thường phần còn thiếu, trừ trường hợp quy định tại Điều 621 của Bộ luật này.
Người từ đủ mười lăm tuổi đến chưa đủ mười tám tuổi gây thiệt hại thì phải bồi thường bằng tài sản của mình; nếu không đủ tài sản để bồi thường thì cha, mẹ phải bồi thường phần còn thiếu bằng tài sản của mình.
3. Người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự gây thiệt hại mà có người giám hộ thì người giám hộ đó được dùng tài sản của người được giám hộ để bồi thường; nếu người được giám hộ không có tài sản hoặc không đủ tài sản để bồi thường thì người giám hộ phải bồi thường bằng tài sản của mình; nếu người giám hộ chứng minh được mình không có lỗi trong việc giám hộ thì không phải lấy tài sản của mình để bồi thường.
Căn cứ vào các điều 609 điều 623 Bộ luật dân sự, thì chồng bạn có quyền là Đơn khởi kiện yêu cầu Tòa án giải quyết buộc bên người gây tai nạn phải bồi thường theo quy định của pháp luật. Chồng bạn nộp kèm theo đơn khởi kiện là các hóa đơn, chứng từ của việc chạy chữa liên quan đến việc yêu cầu bồi thường, và có thể yêu cầu kèm thêm 1 khoản bù đắp về tổn tinh thần là 1 khoản tiền không quá 30 tháng lương tối thiểu do nhà nước quy định.
Nếu các hóa đơn chứng từ liên quan đến việc chạy chữa bệnh đang lưu trữ ở hồ bên Cảnh sát giao thông, thì bạn có quyền yêu cầu bên công an giao lại cho mình để nộp cho Tòa án, hoặc có quyền yêu cầu Tòa án xác minh thu thập những hóa đơn này để làm căn cứ giải quyết yêu cầu bên kia bồi thường.
Điều 609. Thiệt hại do sức khoẻ bị xâm phạm
1. Thiệt hại do sức khoẻ bị xâm phạm bao gồm:
a) Chi phí hợp lý cho việc cứu chữa, bồi dưỡng, phục hồi sức khoẻ và chức năng bị mất, bị giảm sút của người bị thiệt hại;
b) Thu nhập thực tế bị mất hoặc bị giảm sút của người bị thiệt hại; nếu thu nhập thực tế của người bị thiệt hại không ổn định và không thể xác định được thì áp dụng mức thu nhập trung bình của lao động cùng loại;
c) Chi phí hợp lý và phần thu nhập thực tế bị mất của người chăm sóc người bị thiệt hại trong thời gian điều trị; nếu người bị thiệt hại mất khả năng lao động và cần có người thường xuyên chăm sóc thì thiệt hại bao gồm cả chi phí hợp lý cho việc chăm sóc người bị thiệt hại.
2. Người xâm phạm sức khoẻ của người khác phải bồi thường thiệt hại theo quy định tại khoản 1 Điều này và một khoản tiền khác để bù đắp tổn thất về tinh thần mà người đó gánh chịu. Mức bồi thường bù đắp tổn thất về tinh thần do các bên thoả thuận; nếu không thoả thuận được thì mức tối đa không quá ba mươi tháng lương tối thiểu do Nhà nước quy định
Trân trọng!
"Sông có thể cạn, núi có thể mòn_Song chân lý không bao giờ thay đổi"