Chồng bỏ đi hơn 20 năm về tranh đất với vợ con

Chủ đề   RSS   
  • #64439 19/10/2010

    denco

    Male
    Sơ sinh

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:12/07/2008
    Tổng số bài viết (12)
    Số điểm: 261
    Cảm ơn: 4
    Được cảm ơn 0 lần


    Chồng bỏ đi hơn 20 năm về tranh đất với vợ con

    Xin gửi lời chào trân trọng nhất tới các luật sư!

    Bố mẹ tôi kết hôn từ năm 1975 đến nay vẫn còn giấy đăng ký kết hôn. Sau khi cưới, bố mẹ tôi được ông bà nội cho 1 mảnh đất để sinh sống nhưng không có giấy tờ gì chứng minh và ông nội tôi hiện nay đã mất được 10 năm. Thời gian đầu khi kết hôn bố tôi luôn bỏ nhà đi, mỗi lần về chỉ ở vài tháng và không có bất cứ sự trợ giúp nào về mặt kinh tế cho mẹ con tôi cả. Đến năm 1985 khi tôi ra đời, bố tôi đã bỏ đi tất cả 4 lần.

     Năm 1988, khi tôi được 3 tuổi, sau khi bố đánh mẹ tôi đã bỏ đi, đến nay là hơn 20 năm mới trở về. Trong thời gian này, ông ta không có bất kỳ một sự liên lạc hay phụ giúp gì đến mẹ con tôi nhưng vẫn lén lút liên lạc với mẹ và các em mình. Lần này trở về ông ta kiện đòi chia lại mảnh đất mà mẹ con tôi đang sinh sống.

    Hiện tại, mảnh đất này mẹ tôi đứng tên trong giấy chứng nhận quyền sở hữu và mẹ con tôi đã gom góp xây được một căn nhà cấp 4 trên đó. Mẹ con tôi không thể chấp nhận chuyện ông ta bỏ đi ngoại tình ngần ấy năm, bỏ mặc mẹ con tôi để bây giờ trở về đòi hỏi. Xin các luật sư hãy tư vấn cho tôi biết tôi phải làm gì để bảo vệ quyền lợi cho mẹ và cho các anh chị em tôi? Liệu ông ta có thể được chia 1/2 mảnh đất chúng tôi đang ở không? Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất mang tên mẹ tôi có bị coi là bị cấp sai và phải hủy không?

    Tôi rất mong nhận được sự giúp đỡ của các luật sư trong thời gian sớm nhất.

    Mẹ con tôi xin chân thành cảm ơn.
     
    6228 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #64564   19/10/2010

    BachThanhDC
    BachThanhDC
    Top 10
    Cao học

    Nghệ An, Việt Nam
    Tham gia:01/12/2009
    Tổng số bài viết (5291)
    Số điểm: 50883
    Cảm ơn: 1843
    Được cảm ơn 3561 lần
    ContentAdministrators
    SMod

    Chào bạn!
    Trước hết xin được chia sẽ với hoàn cảnh của gia đình bạn.

    Bố mẹ bạn kết hôn năm 1975, sau khi cưới thì được ông bà nội cho mảnh đất. Vậy đó là mảnh đất mà ông bà nội cho chung vợ chồng. Theo quy định tại #0070c0;">Điều 15 Luật HN&GĐ năm 1959
    #0070c0;">thì đó là tài sản mà bố mẹ bạn đều có quyền sở hữu, hưởng thụ và sử dụng ngang nhau. Điều này vẫn phù hợp với #0070c0;">Điều 27 Luật HN&GĐ năm 2000#0070c0;">. Có nghĩa là mảnh đất là tài sản chung của bố mẹ bạn. Quan hệ tài sản giữa bố mẹ bạn đối với mảnh đất là không hề thay đổi, cho dù bố bạn có bỏ đi thời gian bao lâu. Vì vậy bố bạn có quyền yêu cầu chi mảnh đất đó. Nếu bố mẹ bạn không tự thoả thuận được về việc phân chia thì bố bạn có quyền khởi kiện ra Toà án để yêu cầu theo hai hướng: hoặc yêu cầu chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân; hoặc yêu cầu ly hôn đồng thời yêu cầu chia tài sản khi ly hôn.

    Về nguyên tắc, tài sản chung của vợ chồng được chia đôi. Tuy nhiên, Toà án sẽ căn cứ vào công sức đóng góp của mỗi bên vào việc tạo lập, duy trì, phát triển mảnh đất đó. Đồng thời cũng về nguyên tắc, Toà án phải bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của mẹ bạn. Trong trường hợp này, không bao giờ Toà án lại chia cho bố bạn 1/2 mảnh đất đâu. Vì thực tế bố bạn có công sức gì trong việc duy trì và phát triển nó đâu. 


    Để bảo vệ tốt hơn quyền lợi của mẹ bạn, xin mách nước cho bạn cách sau:

    Nếu bố bạn khởi kiện ra Toà đòi chia mảnh đất theo một trong hai hướng nói ở trên. Thì sau khi nhận được Thông báo thụ lý của Toà án, mẹ bạn hãy làm đơn phản tố để yêu cầu bố bạn phải thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng đối với các bạn kể từ khi mẹ sinh thành ra các bạn và một mình nuôi dưỡng cho đến lúc các bạn đủ 18 tuổi. Nói dại, nhà bạn mà có khoảng 3, 4 anh em và đều là con chung của bố mẹ thì có khi bán cả mảnh đất chưa chắc đủ để cho bố bạn thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng đâu.

    Về giấy chứng nhận quyền sử dụng đất thì không phải huỷ đâu bạn. Vì khi không có chứng cứ chứng minh là tài sản riêng thì mặc dù nó đứng tên một mình mẹ bạn nhưng nó vẫn là tài sản chung của vợ chồng theo quy định tại #0070c0;">khoản 3 Điều 27 Luật HN&GĐ
    #0070c0;">, mục 3 Nghị quyết 02/2000/NQ-HĐTPĐiều 5 Nghị định số 70/2001/NĐ-CP. Và sau khi Toà án chia thì sẽ làm thủ tục tách bìa thôi.

    Trân trọng!


    Hãy làm tất cả những gì trong phạm vi cho phép và khả năng có thể!

     
    Báo quản trị |  
  • #64568   19/10/2010

    chaulevan
    chaulevan
    Top 100
    Lớp 8

    Bình Định, Việt Nam
    Tham gia:26/02/2009
    Tổng số bài viết (761)
    Số điểm: 11158
    Cảm ơn: 342
    Được cảm ơn 594 lần


    @bachthanhdc,
    việc yêu cầu cấp dưỡng liệu có được đáp ứng không? mình không tìm thấy bất cứ văn bản nào quy định về vấn đề cấp dưỡng của người bố trong thời kỳ hôn nhân. Hồi trước cũng có một người nhờ tư vấn một vấn đề tương tự nhưng mình không tìm thấy văn bản quy định vấn đề cấp dưỡng.

    CV

     
    Báo quản trị |  
  • #64574   19/10/2010

    BachThanhDC
    BachThanhDC
    Top 10
    Cao học

    Nghệ An, Việt Nam
    Tham gia:01/12/2009
    Tổng số bài viết (5291)
    Số điểm: 50883
    Cảm ơn: 1843
    Được cảm ơn 3561 lần
    ContentAdministrators
    SMod

    Có chứ bạn. Nó nằm ngay tại Điều 50 đén 55 Luật HN&GĐ và chương 3 Nghị định số 70/2001/NĐ-CP đấy thôi.

    Hãy làm tất cả những gì trong phạm vi cho phép và khả năng có thể!

     
    Báo quản trị |  
  • #64579   19/10/2010

    chaulevan
    chaulevan
    Top 100
    Lớp 8

    Bình Định, Việt Nam
    Tham gia:26/02/2009
    Tổng số bài viết (761)
    Số điểm: 11158
    Cảm ơn: 342
    Được cảm ơn 594 lần


    Quy định này liệu có dẫn đến việc truy thu tiền cấp dưỡng của người cha đối với con không? vì người được cấp dưỡng bây giờ đã đủ tuổi trưởng thành và nghĩa vụ cấp dưỡng chấm dứt.

    Hơn nữa, về nguyên tắc tài sản chung giữa vợ và chồng trong thời kỳ hôn nhân thì vợ chồng cùng có nghĩa vụ cấp dưỡng cho con chứ không phải là từng người thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng.

    Trong thời gian bỏ đi, người chồng có thể có làm ra tài sản nhưng toàn bộ tài sản lớn do vợ anh ta đứng tên hết thì làm sao mà truy thu nghĩa vụ cấp dưỡng được? tòa án có tiền lệ nào xét xử vụ việc như thế này chưa?

    CV

     
    Báo quản trị |