Cho vay có thế chấp sổ đổ giữa cá nhân với cá nhân được công chứng không?

Chủ đề   RSS   
  • #204496 31/07/2012

    hieulaw1986

    Male
    Sơ sinh

    Hải Dương, Việt Nam
    Tham gia:24/08/2010
    Tổng số bài viết (6)
    Số điểm: 330
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 4 lần


    Cho vay có thế chấp sổ đổ giữa cá nhân với cá nhân được công chứng không?

    Bạn tôi có hỏi vay tôi 200tr đồng có đưa cho tôi sổ đỏ để làm tin. Tôi muốn lập thành hợp đồng vay có thế chấp. ra phòng công chứng nhưng bị từ chối công chứng hợp đồng vay, lý do là cá nhân không được nhận  thế cấp quyền sử dụng đất. Vậy cho hỏi ý kiến về việc này. có công chứng được không? căn cứ nào theo phap luật để trả lời có hoặc không?

     
    110510 | Báo quản trị |  
    4 thành viên cảm ơn hieulaw1986 vì bài viết hữu ích
    admin (22/05/2021) fanfuong (28/03/2020) lemi (22/02/2018) thanhdung112 (02/10/2013)

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

2 Trang 12>
Thảo luận
  • #204883   02/08/2012
    Được đánh dấu trả lời

    luatsudoviethai
    luatsudoviethai
    Top 150
    Male
    Lớp 2

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:29/03/2012
    Tổng số bài viết (598)
    Số điểm: 3242
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 202 lần


     

    Chào bạn

    Theo quy định của Bộ luật Dân sự năm 2005 và các quy định có liên quan đến vấn đề cầm cố, thế chấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất thì không có quy định rõ về chủ thể nào được quyền nhận thế chấp, cầm cố. Cụ thể:

    Theo quy định của Bộ luật Dân sự năm 2005, thì thế chấp được hiểu là việc một bên (gọi là bên thế chấp) dùng tài sản của mình để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự đối với bên kia (gọi là bên nhận thế chấp) và không chuyển giao tài sản đó cho bên nhận thế chấp. Việc thế chấp phải được lập thành văn bản, có thể lập thành văn bản riêng hoặc ghi trong hợp đồng chính. Trong trường hợp pháp luật có quy định thì văn bản thế chấp phải được công chứng, chứng thực hoặc đăng ký.

    Như vậy, việc phòng công chứng từ chối công chứng hợp đồng vay có thế chấp bằng QSD đất với lý do cá nhân không được nhận thế chấp QSD đất là không phù hợp quy định pháp luật.

     

    ĐOÀN LUẬT SƯ THÀNH PHỐ HÀ NỘI

    CÔNG TY LUẬT HỢP DANH SƯ SỰ THẬT

    Chủ tịch Hội đồng thành viên

    Luật sư ĐỖ VIẾT HẢI

    ĐT: 0913233631 Email: Luatsuviethai@gmail.com

    Website: www.luatsuthat.vn

    Đ/c: số 12 ngõ 71, phố Nguyên Hồng, Đống Đa, Hà Nội.

    ĐT: 04. 62753561 Fax: 04. 62753591

     
    Báo quản trị |  
    2 thành viên cảm ơn luatsudoviethai vì bài viết hữu ích
    thanhdung112 (02/10/2013) phuongland (11/03/2015)
  • #206497   10/08/2012

    hieulaw1986
    hieulaw1986

    Male
    Sơ sinh

    Hải Dương, Việt Nam
    Tham gia:24/08/2010
    Tổng số bài viết (6)
    Số điểm: 330
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 4 lần


    nhưng theo như trả lời của Công chứng viên thì bên nhận thế chấp trong hợp đồng vay phải là tổ chức tín dụng, ngân hàng; còn tôi cho vay nhưng là cá nhân nên ko được. cho tôi 1 căn cứ rõ ràng để nói với công chứng viên đó được ko?

     
    Báo quản trị |  
  • #211893   06/09/2012

    luatsudoviethai
    luatsudoviethai
    Top 150
    Male
    Lớp 2

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:29/03/2012
    Tổng số bài viết (598)
    Số điểm: 3242
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 202 lần


    Chào bạn

    Câu hỏi này luật sư đẫ trả lời bạn cụ thể rồi.

    ĐOÀN LUẬT SƯ THÀNH PHỐ HÀ NỘI

    CÔNG TY LUẬT HỢP DANH SƯ SỰ THẬT

    Chủ tịch Hội đồng thành viên

    Luật sư ĐỖ VIẾT HẢI

    ĐT: 0913233631 Email: Luatsuviethai@gmail.com

    Website: www.luatsuthat.vn

    Đ/c: số 12 ngõ 71, phố Nguyên Hồng, Đống Đa, Hà Nội.

    ĐT: 04. 62753561 Fax: 04. 62753591

     
    Báo quản trị |  
  • #207023   13/08/2012

    sonlawyer
    sonlawyer

    Male
    Sơ sinh

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:13/08/2012
    Tổng số bài viết (18)
    Số điểm: 135
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 6 lần


    thông thường ở phòng công chứng hoặc văn phòng công chứng sẽ công chứng hợp đồng: hợp đồng vay có biện pháp đăm bảo tài sản. bạn  tham khảo thêm luật công chứng nhé.

    thân chào

    nguyenngocson140686@yahoo.com.vn

    0908711399

     

     
    Báo quản trị |  
  • #207268   15/08/2012

    ngothanhhai13
    ngothanhhai13

    Sơ sinh

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:26/02/2009
    Tổng số bài viết (3)
    Số điểm: 10
    Cảm ơn: 1
    Được cảm ơn 0 lần


    Kiểu này là công chứng viên đó không muốn công chứng hợp đồng của bạn nên mới lấy lý do như vậy để từ chối. 

    Theo mình thì bạn nên tìm đến phòng/văn phòng công chứng khác để yêu cầu công chứng. 

     

     

     

     

     

     
    Báo quản trị |  
  • #207482   16/08/2012

    hieulaw1986
    hieulaw1986

    Male
    Sơ sinh

    Hải Dương, Việt Nam
    Tham gia:24/08/2010
    Tổng số bài viết (6)
    Số điểm: 330
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 4 lần


    Trong luat công chứng không nói rõ, luật dân sự thì trong 7 biện pháp bảo đảm cũng không có. kiếm đâu nữa đây? hix

     
    Báo quản trị |  
  • #207668   16/08/2012

    longquochan
    longquochan
    Top 75
    Male
    Lớp 5

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:04/03/2012
    Tổng số bài viết (799)
    Số điểm: 7274
    Cảm ơn: 215
    Được cảm ơn 446 lần


    hieulaw1986 viết:

    Trong luat công chứng không nói rõ, luật dân sự thì trong 7 biện pháp bảo đảm cũng không có. kiếm đâu nữa đây? hix

     

    Đây đúng là một vấn đề đáng để bàn,theo mình được biết thì xưa nay việc thế chấp thường được thực hiện giữa 1 bên là tổ chức(ngân hàng...) và 1 bên là cá nhân,bởi các vấn đề liên quan đến việc thế chấp đều rất phức tạp,vì đây là thế chấp quyền sử dụng đất nên giả sử bên nhận thế chấp mà vi phạm nghĩa vụ của mình thì kéo theo rất nhiều hệ quả với các giao dịch dân sự khác kể cả với người thứ 3.

    Bạn có thể xem thêm điều 11 nghị định83/2010/NĐ-CP quy định về đăng ký giao dịch bảo đảm

    Điều 11:Từ chối đăng ký giao dịch bảo đảm

    1. Cơ quan đăng ký giao dịch bảo đảm từ chối đăng ký khi có một trong các căn cứ sau đây:

    a) Không thuộc thẩm quyền đăng ký;

    b) Hồ sơ đăng ký không hợp lệ;

    c) Người yêu cầu đăng ký không nộp lệ phí đăng ký hoặc không thanh toán lệ phí đúng thời hạn;

    d) Yêu cầu đăng ký thay đổi, đăng ký văn bản thông báo về việc xử lý tài sản bảo đảm, sửa chữa sai sót trong trường hợp đã xóa đăng ký giao dịch bảo đảm;

    đ) Khi phát hiện thông tin trong hồ sơ đăng ký không phù hợp với thông tin được lưu trữ tại cơ quan đăng ký;

    e) Khi phát hiện thông tin trong hồ sơ đăng ký giao dịch bảo đảm bằng tàu bay, tàu biển, quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất không đúng sự thật hoặc có giấy tờ giả mạo.

    2. Trong trường hợp từ chối đăng ký thì cơ quan đăng ký phải lập thành văn bản gửi cho người yêu cầu đăng ký, trong đó nêu rõ lý do từ chối và hướng dẫn người yêu cầu đăng ký thực hiện theo đúng quy định của pháp luật.

    3. Quy định tại điểm a khoản 1 và khoản 2 Điều này không áp dụng đối với các trường hợp đăng ký giao dịch bảo đảm trực tuyến tại Trung tâm Đăng ký giao dịch, tài sản của Cục Đăng ký quốc gia giao dịch bảo đảm thuộc Bộ Tư pháp.

    Tư vấn pháp luật miễn phí qua gmail: hoangtunglkd.neu@gmail.com.

    Hãy nhớ rằng những gì bạn biết chỉ là một hạt cát, còn những điều bạn chưa biết mới đúng là một đại dương.

    Không phải lúc nào bạn cố gắng cũng thành công,nhưng phải luôn cố gắng để không hối tiếc khi thất bại !!!

     
    Báo quản trị |  
  • #207664   16/08/2012

    longquochan
    longquochan
    Top 75
    Male
    Lớp 5

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:04/03/2012
    Tổng số bài viết (799)
    Số điểm: 7274
    Cảm ơn: 215
    Được cảm ơn 446 lần


    Đây đúng là một vấn đề đáng để bàn,theo mình được biết thì xưa nay việc thế chấp thường được thực hiện giữa 1 bên là tổ chức(ngân hàng...) và 1 bên là cá nhân,bởi các vấn đề liên quan đến việc thế chấp đều rất phức tạp,vì đây là thế chấp quyền sử dụng đất nên giả sử bên nhận thế chấp mà vi phạm nghĩa vụ của mình thì kéo theo rất nhiều hệ quả với các giao dịch dân sự khác kể cả với người thứ 3.

    Bạn có thể xem thêm điều 11 nghị định 83/2010/NĐ-CP quy định về đăng ký giao dịch bảo đảm

    Điều 11:Từ chối đăng ký giao dịch bảo đảm

    1. Cơ quan đăng ký giao dịch bảo đảm từ chối đăng ký khi có một trong các căn cứ sau đây:

    a) Không thuộc thẩm quyền đăng ký;

    b) Hồ sơ đăng ký không hợp lệ;

    c) Người yêu cầu đăng ký không nộp lệ phí đăng ký hoặc không thanh toán lệ phí đúng thời hạn;

    d) Yêu cầu đăng ký thay đổi, đăng ký văn bản thông báo về việc xử lý tài sản bảo đảm, sửa chữa sai sót trong trường hợp đã xóa đăng ký giao dịch bảo đảm;

    đ) Khi phát hiện thông tin trong hồ sơ đăng ký không phù hợp với thông tin được lưu trữ tại cơ quan đăng ký;

    e) Khi phát hiện thông tin trong hồ sơ đăng ký giao dịch bảo đảm bằng tàu bay, tàu biển, quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất không đúng sự thật hoặc có giấy tờ giả mạo.

    2. Trong trường hợp từ chối đăng ký thì cơ quan đăng ký phải lập thành văn bản gửi cho người yêu cầu đăng ký, trong đó nêu rõ lý do từ chối và hướng dẫn người yêu cầu đăng ký thực hiện theo đúng quy định của pháp luật.

    3. Quy định tại điểm a khoản 1 và khoản 2 Điều này không áp dụng đối với các trường hợp đăng ký giao dịch bảo đảm trực tuyến tại Trung tâm Đăng ký giao dịch, tài sản của Cục Đăng ký quốc gia giao dịch bảo đảm thuộc Bộ Tư pháp.

    Tư vấn pháp luật miễn phí qua gmail: hoangtunglkd.neu@gmail.com.

    Hãy nhớ rằng những gì bạn biết chỉ là một hạt cát, còn những điều bạn chưa biết mới đúng là một đại dương.

    Không phải lúc nào bạn cố gắng cũng thành công,nhưng phải luôn cố gắng để không hối tiếc khi thất bại !!!

     
    Báo quản trị |  
  • #207696   16/08/2012

    Libra_L
    Libra_L
    Top 500
    Male
    Chồi

    Phú Thọ, Việt Nam
    Tham gia:03/08/2012
    Tổng số bài viết (156)
    Số điểm: 1423
    Cảm ơn: 6
    Được cảm ơn 65 lần


    Chào HieuLaw1986,

    Theo những gì bạn đã trình bay, mình xin tư vấn cho bạn như sau:

    Tôi gọi bạn của bạn là A.

    Thứ nhất:

    Bạn nên chắc rằng sổ đỏ đó thuộc quyền sở hữu của A, đất ghi trong sổ đỏ của A có đang bị tranh chấp không? hoặc đang dùng để thực hiện một nghĩa vụ khác? Quyền sử dụng đất không bị kê biên để bảo đảm thi hành án?Trong thời hạn sử dụng đất?

    bạn nên đọc quy định tại khoản 1 điều 106, khoản 7 điều 113 Luật đất đai 2003.

    Thứ hai:

    Hợp đồng giữa bạn và A là hợp đồng vay tài sản (hợp đồng chính)có bảo đảm.

    - Theo quy định tại điều 343 BLDS: việc thế chấp tài sản phải được lập thành văn bản, có thể lập thành văn bản riêng hoặc ghi trong hợp đồng chính. Trong trường hợp pháp luật có quy định thì văn bản thế chấp phải được công chứng, chứng thực hoặc đăng ký.

    nếu thành văn bản riêng thì văn bản đó có tên là Hợp đồng thế chấp quyền sử dụng đất.

    - Theo quy định tại điểm c khoản 1 Điều 10, Nghị định 163: Hiệu lực của giao dịch bảo đảm:

    Việc thế chấp quyền sử dụng đất, quyền sử dụng rừng, quyền sở hữu rừng sản xuất là rừng trồng, tàu bay, tàu biển có hiệu lực kể từ thời điểm đăng ký thế chấp.

    - Thế chấp quyền sử dụng đất thuộc đối tượng phải đăng ký giao dịch bảo đảm nếu quyền sử dụng đất dùng để thế chấp (điểm a khoản 1 Điều 3 NĐ 83/20120 về đăng ký giao dịch bảo đảm)

    Thứ ba: Trình tự thủ tục.

    - Điểu 53 khoản 2 Nghị định 83 năm 2010 về đăng ký giao dịch bảo đảm:

    Hộ gia đình, cá nhân có Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất hoặc Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất được cấp qua các thời kỳ và cư trú tại các xã, thị trấn ở xa huyện lỵ thì được lựa chọn đăng ký thế chấp tại Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất cấp huyện hoặc đăng ký thế chấp tại Ủy ban nhân dân xã, nếu Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất cấp huyện uỷ quyền đăng ký thế chấp.

    Trình tự, thủ tục đăng ký thế chấp tại xã được thực hiện theo hướng dẫn của Bộ Tư pháp và Bộ Tài nguyên và Môi trường.

    - Điều 28. Hồ sơ, thủ tục đăng ký giao dịch bảo đảm bằng quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất (NĐ 83/2010 về đăng ký giao dịch bảo đảm)

    1. Hồ sơ đăng ký giao dịch bảo đảm bằng quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất gồm có:

    a) Đơn yêu cầu đăng ký giao dịch bảo đảm;

    b) Hợp đồng bảo đảm hoặc hợp đồng bảo đảm có công chứng hoặc chứng thực theo quy định của pháp luật;

    c) Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất hoặc các Giấy chứng nhận đã cấp qua các thời kỳ;

    d) Bản sao có chứng thực giấy tờ chứng minh tư cách pháp lý của người yêu cầu đăng ký; trường hợp người yêu cầu đăng ký là người được ủy quyền thì phải có Văn bản ủy quyền.

    Bạn muốn chi tiết và đầy đủ hơn về trình tự, thủ tục thì bạn nên đọc NĐ 83/2012 về đăng ký giao dịch bảo đảm, NĐ 11/2012 sửa đổi nghị định 163/2006 về giao dịch bảo đảm.

    Nếu thông tin cụ thể hơn nữa thì mình có thể tư vấn cụ thể hơn cho bạn.

    Chúc bạn thành công.

    Các bạn có nhu cầu tư vấn trực tiếp xin hãy liên hệ để kịp thời giải quyết thắc mắc pháp lý vướng phải

    Điện thoại: 0962976053

     
    Báo quản trị |  
    2 thành viên cảm ơn Libra_L vì bài viết hữu ích
    ozakisama (11/09/2012) sotuphaptinhsonla (15/08/2018)
  • #207899   17/08/2012

    hoangngoc190589
    hoangngoc190589

    Male
    Sơ sinh

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:06/04/2011
    Tổng số bài viết (4)
    Số điểm: 20
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 1 lần


     

     Theo quy định tại Điều 342 Bộ luật dân sự năm 2005 thì thế chấp tài sản là việc một bên dùng tài sản thuộc sở hữu của mình để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự đối với bên kia và không chuyển giao tài sản đó cho bên nhận thế chấp. Tài sản thế chấp do bên thế chấp giữ. Các bên cũng có thể thoả thuận giao cho người thứ ba giữ tài sản thế chấp.

    Tài sản thế chấp là tài sản có thực và cũng có thể là tài sản hình thành trong tương lai. 

    Trong trường hợp thế chấp toàn bộ bất động sản, động sản có vật phụ thì vật phụ của động sản, bất động sản đó cũng thuộc tài sản thế chấp. Trong tường hợp thế chấp một phần bất động sản, động sản có vật phụ mà các bên không có thoả thuận về tài sản phụ đó thì tài sản phụ đó cũng thuộc tài sản thế chấp. 

    Việc thế chấp quyền sử dụng đất phải thực hiện theo quy định tại Điều 715 đến Điều 721 Bộ luật dân sự năm 2005 và các quy định khác của pháp luật có liên quan.

    Như vậy, thế chấp tài sản khác cầm cố tài sản ở chỗ, trong trường hợp cầm cố, bên cầm cố phải chuyển giao tài sản cho bên nhận cầm cố giữ; trong trường hợp thế chấp, bên thế chấp được giữ tài sản thế chấp để tiếp tục khai thác, sử dụng.

    Về hình thức thế chấp tài sản: Việc thế chấp tài sản phải được lập thành văn bản, có thể lập thành văn bản riêng hoặc ghi trong hợp đồng chính. Trong một số trường hợp pháp luật có quy định văn bản thế chấp phải được công chứng, chứng thực hoặc đăng ký thì việc thế chấp tài sản phải tuân thủ các hình thức đó. (Điều 343 Bộ luật dân sự năm 2005)

    Về thời hạn thế chấp: thời hạn thế chấp do các bên thoả thuận, nếu không có thoả thuận thì việc thế chấp có thời hạn cho đến khi chấm dứt nghĩa vụ được bảo đảm bằng thế chấp. (Điều 344 Bộ luật dân sự năm 2005).

    Bạn và tôi cùng đồng hành./.

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn hoangngoc190589 vì bài viết hữu ích
    phuongland (16/01/2014)
  • #207903   17/08/2012

    hoangngoc190589
    hoangngoc190589

    Male
    Sơ sinh

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:06/04/2011
    Tổng số bài viết (4)
    Số điểm: 20
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 1 lần


     

    Theo quy định tại Điều 342 Bộ luật dân sự năm 2005 thì thế chấp tài sản là việc một bên dùng tài sản thuộc sở hữu của mình để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự đối với bên kia và không chuyển giao tài sản đó cho bên nhận thế chấp. Tài sản thế chấp do bên thế chấp giữ. Các bên cũng có thể thoả thuận giao cho người thứ ba giữ tài sản thế chấp.

    Tài sản thế chấp là tài sản có thực và cũng có thể là tài sản hình thành trong tương lai.

      Trong trường hợp thế chấp toàn bộ bất động sản, động sản có vật phụ thì vật phụ của động sản, bất động sản đó cũng thuộc tài sản thế chấp. Trong tường hợp thế chấp một phần bất động sản, động sản có vật phụ mà các bên không có thoả thuận về tài sản phụ đó thì tài sản phụ đó cũng thuộc tài sản thế chấp. 

    Việc thế chấp quyền sử dụng đất phải thực hiện theo quy định tại Điều 715 đến Điều 721 Bộ luật dân sự năm 2005 và các quy định khác của pháp luật có liên quan.

    Về hình thức thế chấp tài sản: Việc thế chấp tài sản phải được lập thành văn bản, có thể lập thành văn bản riêng hoặc ghi trong hợp đồng chính. Trong một số trường hợp pháp luật có quy định văn bản thế chấp phải được công chứng, chứng thực hoặc đăng ký thì việc thế chấp tài sản phải tuân thủ các hình thức đó. (Điều 343 Bộ luật dân sự năm 2005. như trường hợp bạn nói thì văn phòng Công chưng đưa ra lý giải vậy là chưa được, bạn nên xem thêm tại nghị định 83/2010 về đăng ký giao dịch đảm bảo. và nghị định 163/2006 về giao dịch đảm bảo.

    Bạn và tôi cùng đồng hành./.

     
    Báo quản trị |  
  • #208492   21/08/2012

    hieulaw1986
    hieulaw1986

    Male
    Sơ sinh

    Hải Dương, Việt Nam
    Tham gia:24/08/2010
    Tổng số bài viết (6)
    Số điểm: 330
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 4 lần


    Những gì các bạn nói mình biết rồi. Nhưng ý mình muốn hỏi là căn cứ rõ ràng để biết rằng cá nhân với cá nhân có thế chấp sổ đỏ với nhau được ko?

    Theo mình được biết thì như BLDS có nói về việc thế chấp ts có đăng ký giao dịch bảo đảm, 7 biện pháp bảo đảm (trong đó ko có vay có tài sản bảo đảm). Theo mình hiểu thì luật ko cấm hình thức vay có tài sản bảo đảm. mình muốn biết thêm về quan điểm của mọi người về vấn đề này. Mình nghĩ rằng nếu ko công cứng loại hợp đồng này cũng ko trách công chứng viên được và ngược lại.

     
    Báo quản trị |  
  • #211957   06/09/2012

    longquochan
    longquochan
    Top 75
    Male
    Lớp 5

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:04/03/2012
    Tổng số bài viết (799)
    Số điểm: 7274
    Cảm ơn: 215
    Được cảm ơn 446 lần


    Mọi người đang phân vẫn giữa giao dịch bảo đảm giữa cá nhân với cá nhân bởi vì xưa nay nó hiếm gặp và cũng đang phân vân là liệu nó có bị vô hiệu hay không.

    Tại điều 342 BLDS có quy định về Thế chấp tài sản

     

    Ðiều 342. Thế chấp tài sản

    1. Thế chấp tài sản là việc một bên (sau đây gọi là bên thế chấp) dùng tài sản thuộc sở hữu của mình để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự đối với bên kia (sau đây gọi là bên nhận thế chấp) và không chuyển giao tài sản đó cho bên nhận thế chấp.

      Trong trường hợp thế chấp toàn bộ bất động sản, động sản có vật phụ thì vật phụ của bất động sản, động sản đó cũng thuộc tài sản thế chấp.

      Trong trường hợp thế chấp một phần bất động sản, động sản có vật phụ thì vật phụ thuộc tài sản thế chấp, trừ trường hợp các bên có thoả thuận khác.

      Tài sản thế chấp cũng có thể là tài sản được hình thành trong tương lai.

    2. . Tài sản thế chấp do bên thế chấp giữ. Các bên có thể thỏa thuận giao cho người thứ ba giữ tài sản thế chấp.
    3. . Việc thế chấp quyền sử dụng đất được thực hiện theo quy định tại các điều từ Ðiều 715 đến Ðiều 721 của Bộ luật này và các quy định khác của pháp luật có liên quan.

    Trong luật và các văn bản có liên quan không có quy định rõ bên thế chấp và bên nhận thế chấp bắt buộc phải là cá nhân hay tổ chức vì vậy việc xác lập giao dịch bảo đảm thế chấp có thể xảy ra giữa cá nhân với cá nhân

    ý thứ 2 của bạn hỏi đó là việc công chứng,chứng thực.

    Tại điều 343 có quy định về Hình thức thế chấp tài sản

     

    Ðiều 343. Hình thức thế chấp tài sản

    Việc thế chấp tài sản phải được lập thành văn bản, có thể lập thành văn bản riêng hoặc ghi trong hợp đồng chính. Trong trường hợp pháp luật có quy định thì văn bản thế chấp phải được công chứng, chứng thực hoặc đăng ký.

    Việc không chấp hành theo đúng hình thức của một giao dịch sẽ vi phạm điều 134 BLDS.Giao dịch vô hiệu do không tuân thủ quy định về hình thức

     

    Điều 134. Giao dịch dân sự vô hiệu do không tuân thủ quy định về hình thức

    Trong trường hợp pháp luật quy định hình thức giao dịch dân sự là điều kiện có hiệu lực của giao dịch mà các bên không tuân theo thì theo yêu cầu của một hoặc các bên, Toà án, cơ quan nhà nước có thẩm quyền khác quyết định buộc các bên thực hiện quy định về hình thức của giao dịch trong một thời hạn; quá thời hạn đó mà không thực hiện thì giao dịch vô hiệu.

    Tư vấn pháp luật miễn phí qua gmail: hoangtunglkd.neu@gmail.com.

    Hãy nhớ rằng những gì bạn biết chỉ là một hạt cát, còn những điều bạn chưa biết mới đúng là một đại dương.

    Không phải lúc nào bạn cố gắng cũng thành công,nhưng phải luôn cố gắng để không hối tiếc khi thất bại !!!

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn longquochan vì bài viết hữu ích
    asdasasdas (18/01/2013)
  • #288999   30/09/2013

    boyluat
    boyluat
    Top 50
    Male
    Lớp 12

    Thái Nguyên, Việt Nam
    Tham gia:19/04/2010
    Tổng số bài viết (1808)
    Số điểm: 19520
    Cảm ơn: 358
    Được cảm ơn 810 lần


    Cả nhà nên xem lại điều 106 và điều 110 luật đất đai 2003.

    Đúng là không có quy định cấm là cá nhân không được phép nhận thế chấp quyền sử dụng đất.

    Nhưng lại có quy định là cá nhân, tổ chức chỉ được thế chấp, bảo lãnh bằng quyền sử dụng đất của mình cho tổ chức tín dụng được phép hoạt động tại VN đấy.

    Với luật sư, nói phải có căn cứ, có lý, có tình thì hãng nói. Nói chung chung, nói vu vơ, nói tránh đụng chạm thì tốt nhất là đừng nói.

    Làm thì làm làm dứt khoát, làm cẩn thận. Làm mà sợ đầu sợ đuôi, làm không đến đầu đến đũa thì tốt nhất là đừng làm.

    Còn luật sư mà nghĩ cái này, nói cái kia; nói một đằng, làm một nẻo thì tốt nhất là nên về quê chăn vịt.

    Vinh Quang l Trợ lý Luật sư - CÔNG TY LUẬT VIỆT KIM (www.luatvietkim.com)

    M: 0934.666.282 - E: vinhquang@luatvietkim.com - Ad: P1705 - Đ3, 15 Ngọc Khánh, Ba Đình, Hà Nội.

     
    Báo quản trị |  
    2 thành viên cảm ơn boyluat vì bài viết hữu ích
    HocVienTuPhap (31/01/2018) HelenNghiem (23/08/2020)
  • #290253   08/10/2013

    tuankhanh28
    tuankhanh28

    Male
    Sơ sinh

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:18/03/2013
    Tổng số bài viết (31)
    Số điểm: 195
    Cảm ơn: 3
    Được cảm ơn 10 lần


    Chào các bác

    Ở phần trên các bác đã đưa ra rất nhiều căn cứ pháp lý liên quan tới vấn đề này nên em xin trao đổi thêm

    Thực ra vấn đề này cũng đang có nhiều quan điểm trong giới công chứng, việc thế chấp tài sản để thực hiện nghĩa vụ trả nợ giữa cá nhân với cá nhân thực tế thì không trái luật, nhưng khó khăn trong việc đăng ký thế chấp, bởi vì trên thực tế thì cơ quan đăng ký đã từ chối đăng ký giao dịch bảo đảm trong trường hợp này vì thế mục đích thế chấp không đạt được, nên công chứng viên từ chối công chứng hợp đồng kiểu này, mặt khác có công chứng viên đồng ý công chứng loại hợp đồng này nhưng việc thế chấp chỉ thể hiện ở chỗ bên vay đồng ý cho bên cho vay cầm sổ đỏ để làm tin (hơi giống với cầm cố).

     
    Báo quản trị |  
  • #307128   16/01/2014

    Tôi đồng tình với bạn!

     
    Báo quản trị |  
  • #373392   10/03/2015

    danhvacongsu
    danhvacongsu

    Sơ sinh

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:19/12/2008
    Tổng số bài viết (3)
    Số điểm: 30
    Cảm ơn: 2
    Được cảm ơn 2 lần


    Chào các bạn,

    Mời các bạn tham khảo lý do vì sao công chứng viên không công chứng hợp đồng thế chấp quyền sử dụng đất (và quyền sở hữu nhà ở) giữa cá nhân với cá nhân: 

    Khoản 7 Điều 113  (Luật ĐĐ 2003)

    Điều 113. Quyền và nghĩa vụ của hộ gia đình, cá nhân sử dụng đất không phải là đất thuê

    Hộ gia đình, cá nhân sử dụng đất không phải là đất thuê có các quyền và nghĩa vụ sau đây:

    7. Thế chấp, bảo lãnh bằng quyền sử dụng đất tại tổ chức tín dụng được phép hoạt động tại Việt Nam, tại tổ chức kinh tế hoặc cá nhân để vay vốn sản xuất, kinh doanh;

     

    Điểm g khoản 1 Điều 179  (Luật ĐĐ 2013)

    Điều 179. Quyền và nghĩa vụ của hộ gia đình, cá nhân sử dụng đất

    1. Hộ gia đình, cá nhân sử dụng đất nông nghiệp được Nhà nước giao trong hạn mức; đất được Nhà nước giao có thu tiền sử dụng đất, cho thuê đất trả tiền thuê đất một lần cho cả thời gian thuê, được Nhà nước công nhận quyền sử dụng đất; đất nhận chuyển đổi, nhận chuyển nhượng, nhận tặng cho, nhận thừa kế thì có các quyền và nghĩa vụ sau đây:

    g) Thế chấp quyền sử dụng đất tại tổ chức tín dụng được phép hoạt động tại Việt Nam, tại tổ chức kinh tế khác hoặc cá nhân theo quy định của pháp luật;

     

    Điều 114. Điều kiện thế chấp nhà ở  (Luật Nhà ở 2005)

    Chủ sở hữu nhà ở được thế chấp nhà ở để bảo đảm thực hiện một hoặc nhiều nghĩa vụ nếu giá trị của nhà ở đó lớn hơn tổng giá trị các nghĩa vụ nhưng chỉ được thế chấp tại một tổ chức tín dụng.

    Thân mến.

    TVT

    TB: Lần sau gặp trường hợp tương tự, tế nhị đề nghị họ nói rõ lý do/cơ sởhoặc quy định nào mà từ chối để tránh bị ấm ức và mất thời gian.

     

     

     
    Báo quản trị |  
    2 thành viên cảm ơn danhvacongsu vì bài viết hữu ích
    nguyenthithangnt2 (14/06/2015) HocVienTuPhap (31/01/2018)
  • #387803   14/06/2015

    nguyenthithangnt2
    nguyenthithangnt2

    Female
    Sơ sinh

    Hải Dương, Việt Nam
    Tham gia:09/05/2014
    Tổng số bài viết (6)
    Số điểm: 60
    Cảm ơn: 2
    Được cảm ơn 0 lần


    cho vay có tsbd giữa 2 cá nhân

    Theo trả lời của luật sư thì tsbd là qsd đất theo luật đất đai thì cá nhân và tổ chức chỉ được thế chấp tại tổ chức tín dụng. Vậy với tsbd là loại khác thì sao ah? Do vậy theo cách e hiểu thì cho vay là loại hình kinh doanh dịch vụ phải được đăng ký kinh doanh và loại hình kinh doanh có điều kiện. Do vậy việc cho vay giữa cá nhân với cá nhân không được pháp luạt thừa nhận. Nên ngjiax bụ phát sinh liên quan đến nó cung không được thừa nhận. Hiện nay văn bản luật nào quy định cho vay phải đăng ký kinh doanh và là loại hình kinh doanh có điều kiện ah? Anh chị hỗ trợ giúp e ah
     
    Báo quản trị |  
  • #387946   15/06/2015

    LuatSuDuongVanMai
    LuatSuDuongVanMai
    Top 10
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:14/10/2010
    Tổng số bài viết (4957)
    Số điểm: 28005
    Cảm ơn: 20
    Được cảm ơn 1841 lần
    Lawyer

    Chào bạn!

    Việc vay tài sản giữa cá nhân với cá nhân không bắt buộc người cho vay phải đăng ký kinh doanh. Ví dụ cha mẹ bạn cho chú ruột của bạn vay tiền để lo việc riêng của gia  đình chú bạn thì không phải thực hiện đăng ký kinh doanh.

    Đối với trường hợp vay tài sản giữa cá nhân với cá nhân mà có tài sản bảo đảm, tài sản thế chấp để bảo lãnh cho khoản vay đó là bất động sản thì cần phải công chứng hợp đồng thế chấp, công chứng viên từ chối việc công chứng là không đúng quy định của pháp luật - các điều luật liên quan bạn đã được các luật sư cung cấp tôi không nhắc lại nữa.

    Trường hợp này bạn với tư cách là người đang có nhu cầu công chứng lại không được công chứng - bị từ chối thì bạn có quyền khiếu nại việc này tới Sở tư pháp để được giải quyết.

     

    Luật sư: DƯƠNG VĂN MAI - CÔNG TY LUẬT BÁCH DƯƠNG - TƯ VẤN LUẬT GỌI 1900 6280

    Địa chỉ: Tổ dân phố Quang Minh, phường Dương Nội, quận Hà Đông, thành phố Hà Nội

    Email: Lsduongmai@gmail.com - http://www.luatbachduong.vn

    Lĩnh vực hoạt động:

    1. Tư vấn pháp luật http://luatbachduong.vn/luat-su-tu-van

    2. Luật sư giải quyết các vụ án hình sự, tranh chấp: dân sự, kinh tế, thương mại, đất đai, thừa kế di chúc,Ly hôn... http://luatbachduong.vn/dich-vu-phap-ly/luat-su-tham-gia-to-tung

    3. Luật sư đại diện ngoài tố tụng http://luatbachduong.vn/dich-vu-phap-ly/luat-su-dai-dien-ngoai-to-tung

    4. Dịch vụ pháp lý khác - http://luatbachduong.vn/dich-vu-phap-ly/cac-dich-vu-phap-ly-khac

     
    Báo quản trị |  
  • #385040   25/05/2015

    trililom
    trililom

    Sơ sinh

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:25/05/2015
    Tổng số bài viết (1)
    Số điểm: 5
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 0 lần


    Xin hỏi luật sư! Hiện mình đang định đi công chứng giao dịch bảo đảm có thế chấp nhà ở chung cư: 

    Theo điều 114 luật 2005 nhiều tổ chức hiểu say là cá nhân ko được nhận thế chấp nhà ở 

    Nhưng Khoản 2.a Điều 119 luật 2014 :

    2. Bên mua, thuê, thuê mua nhà ở, bên nhận chuyển nhượng hợp đồng mua bán nhà ở thương mại, nhận đổi, nhận tặng cho, nhận thừa kế, nhận góp vốn, nhận thế chấp, mượn, ở nhờ, được uỷ quyền quản lý nhà ở là cá nhân thì phải đáp ứng các điều kiện sau đây:

    a) Nếu là cá nhân trong nước thì phải có đủ năng lực hành vi dân sự để thực hiện các giao dịch về nhà ở theo quy định của pháp luật dân sự và không bắt buộc phải có đăng ký thường trú tại nơi có nhà ở được giao dịch;

    Vậy cuối cùng mình có được công chứng giao dịch bảo đảm được không?? Và tính pháp lý hay tòa án có công nhận hợp đồng này không? Xin cám ơn luật sư

     
    Báo quản trị |  

Tư vấn của Luật sư có tính chất tham khảo, bạn có thể liên hệ trực tiếp với Luật sư theo thông tin sau:

Luật sư ĐỖ VIẾT HẢI - Trưởng văn phòng Luật sư Sự Thật - Đoàn Luật sư thành phố Hà Nộ

Địa chỉ: Số 12 Ngõ 71, Phố Nguyên Hồng, Đống Đa, Hà Nội - ĐT: 04. 62753561 - Fax: 04. 62753591

ĐT: 0913233631 - Email: Luatsuthat.vn@gmail.com