Cho em xin trợ giúp

Chủ đề   RSS   
  • #2168 07/03/2009

    thanhtralaodongkh
    Top 75
    Lớp 5

    Khánh Hoà, Việt Nam
    Tham gia:06/03/2008
    Tổng số bài viết (811)
    Số điểm: 6499
    Cảm ơn: 4
    Được cảm ơn 36 lần


    Cho em xin trợ giúp

    Trường hợp em đã đưa lên diễn đàn tra đổi nhưng chưa được tại: http://danluat.thuvienphapluat.vn/forums/?ct=TVQD&id=11889

    Cụ thể là như thế này mong được tư vấn:

    NLĐ làm đơn xin chấm dứt HĐLĐ nhưng NLĐ không cho thôi việc mà CQ quản lý nhà nước (thanh tra lao động) can thiệp bằng cách nào cho đúng luật.

    Cụ thể như thế này:

    Ông Nguyễn văn A là CN tại DN nhà nước, sau khi tiến hành cổ phần hóa anh ấy là Phó chủ tịch hội đồng quản trị. đến khi cổ nhần có 100% vốn của cổ độ (không còn vốn của NN nữa) Hội đồng quản trị chuyển anh tra xuống làm công nhân

     Anh ấy không đồng ý ngày 02/1/2007 làm đơn xin thôi việc đồng thời tiếp tục làm đơn xin nghỉ không hưởng lương (GĐ đồng ý), trong đơn có nêu rõ ngày nghỉ không hưởng lương đến 05/2008. Sau đó anh ta nghỉ việc luôn, NLĐ không ra quyết định chấm dứt HĐLĐ. NLĐ khiếu nại đến thanh tra sở. Thanh tra sở đã hướng dẫn khiếu nại lần đầu đến NSDLĐ. nhưng từ đó đến nay NSDLĐ vẫn không giải quyết

    NLĐ đã khiếu kiện tại tòa, tòa bác đơn với lý do chưa có chấm dứt HĐLĐ

    Trường hợp này em đang thụ lý nhưng chưa biết làm thế nào vừa đúng luật vừa hài hòa lợi ích của NLĐ, NSDLĐ. Mong có hồi âm
     
    5496 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #2169   07/03/2009

    DANGTHANHLIEM
    DANGTHANHLIEM
    Top 500
    Male
    Chồi

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:03/01/2007
    Tổng số bài viết (292)
    Số điểm: 1532
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 21 lần


    Lao động

    Chào bạn.

    Qua thư của bạn xin trao đổi với bạn như sau:

    Người sử dụng lao động đã “cố ý” vi phạm pháp luật lao động, không giải quyết dứt điểm việc xin nghỉ việc của người lao động, để sự việc kéo dài … bạn nên trình bày rõ điều này với Cơ quan Thanh tra Nhà nước về lao động. Vì, Thanh tra Nhà nước về lao động có nhiệm vụ: “Giải quyết các khiếu nại, tố cáo của người lao động về vi phạm pháp luật lao động” (Khoản 5 điều 186 Bộ Luật lao động).

    Bạn có thể gởi đơn đến Liên Đoàn Lao động hoặc Sở Thương binh & Xã hội để được can thiệp.

    Bạn muốn giải quyết hài hòa giữa người sử dụng lao động và người lao động bạn nên đề nghị Ban Chấp hành Công đoàn Cơ quan cùng giải quyết.

    Thân.
     
    Báo quản trị |  
  • #2197   18/03/2009

    thanhtralaodongkh
    thanhtralaodongkh
    Top 75
    Lớp 5

    Khánh Hoà, Việt Nam
    Tham gia:06/03/2008
    Tổng số bài viết (811)
    Số điểm: 6499
    Cảm ơn: 4
    Được cảm ơn 36 lần


    Cám ơn sự trả lời của anh.

    Em là thanh tra viên lao động Sở LĐ-TBXH, riêng vấn đề này vướng như thế này: NLĐ (ông A) sinh năm 1956, có thời gian công tác tại DNNN từ 1978, đến 2004 chuyển thành Cty CP trong đó 51% vốn của NN ông A được bổ nhiệm Phó chủ tịch HĐQT (lúc này điều động do cơ quan chủ quản QĐ nên không phải là thực hiện HĐLĐ) đến năm 2008 cổ phần hoá 100% vốn cổ đông ông A không còn là thành viên HĐQT lúc này Chủ tịch hội đồng điều chuyển ông A xuống công tác trực tiếp tại tổ SX, ông A không đồng ý và viết đơn xin thôi việc ngày 01/02/2008, đồng thời có đơn xin nghỉ không lương cùng ngày (được GĐ đồng ý) trong đơn có nêu nếu đến ngày 01/08/2008 mà không tìm được việc làm mới xin nghỉ luôn.

    Nhưng đến ngày 01/08/2008 CTy không ra QĐ chấm dứt HĐLĐ mà ra QĐ kỷ luật lao động lý do vi phạm thời gian báo trước của đơn xin thôi việc ngày 01/02/2008 và không thực hiện chi trả chế độ thôi việc (Cty viện dẫn rằng ông A làm việc từ trước (1978) đến nay mà không ký HĐLĐ thì được xem HĐLĐ không xác định thời hạn từ năm 1978 đến nay và NLĐ vi phạm HĐLĐ này nên không được chi trả trợ cấp thôi việc).

    Thanh tra Sở đang lúng túng không biết giải quyết ntn? nhất là vấn đế HĐLĐ của ông A tính từ thời gian nào. Kính mong giúp đỡ, xin chân thành cám ơn! Nếu có thể chi tiết các loại VB liên quan giải quyết để em nghiên cứu càng tốt vì dù em làm công tác thanh tra ATLĐ từ năm 1994 nhưng đến năm 2000 mới phụ trách công tác thanh tra tất cả các lĩnh vực của ngành (giải quyết KN-TC về chính sách lao đ���ng)
     
    Báo quản trị |  
  • #2198   18/03/2009

    DANGTHANHLIEM
    DANGTHANHLIEM
    Top 500
    Male
    Chồi

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:03/01/2007
    Tổng số bài viết (292)
    Số điểm: 1532
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 21 lần


    Lao động

    Chào bạn.

    Một số ý trao đổi cùng bạn như sau:

    1. Qua thư của bạn, tôi vẫn chưa rõ tại sao: ông A đã có “đơn xin thôi việc ngày 01/02/2008, đồng thời có đơn xin nghỉ không lương cùng ngày … nếu đến ngày 01/08/2008 mà không tìm được việc làm mới xin nghỉ luôn (được GĐ đồng ý)” mà cơ quan lại “ra QĐ kỷ luật lao động lý do vi phạm thời gian báo trước của đơn xin thôi việc ngày 01/02/2008”.

    2. Theo điểm a, c, d khoản 1 mục II Thông tư 20/2007/TT-BLĐTBXH ngày 04/10/2007 của Bộ Lao động Thương binh Xã hội thì Doanh nghiệp cổ phần hoá phải lập phương án sử dụng lao động cho các đối tượng:

    - Lao động không thuộc đối tượng ký hợp đồng lao động (Thành viên Hội đồng quản trị, Thành viên chuyên trách Ban kiểm soát, Giám đốc, Phó giám đốc, Kế toán trưởng công ty nhà nước; Thành viên Hội đồng thành viên, Chủ tịch công ty, Giám đốc, Phó giám đốc, Kế toán trưởng công ty trách nhiệm hữu hạn do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ);

    - Lao động làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn (bao gồm cả lao động tuyển dụng trước ngày 30/8/1990 nhưng chưa chuyển sang ký hợp đồng lao động) …

    Và:

    - Lập danh sách lao động sẽ chấm dứt hợp đồng lao động, bao gồm: hết hạn hợp đồng lao động; tự nguyện chấm dứt hợp đồng lao động hoặc lý do khác theo quy định của pháp luật (điểm c khoản 1 mục II Thông tư 20/2007/TT-BLĐTBXH);

    - Lập danh sách lao động không bố trí được việc làm ở công ty cổ phần (điểm d khoản 1 mục II Thông tư 20/2007/TT-BLĐTBXH) …

    Các trường hợp chấm dứt hợp đồng lao động theo điểm c nói trên thì Giám đốc doanh nghiệp cổ phần hoá giải quyết chế độ trợ cấp thôi việc cho người lao động theo quy định tại Điều 42 Bộ luật Lao động (nguồn kinh phí lấy từ quỹ dự phòng trợ cấp mất việc làm của doanh nghiệp 100% vốn nhà nước, nếu còn thiếu thì doanh nghiệp đề nghị Nhà nước hỗ trợ theo hướng dẫn của Bộ Tài chính) và có trách nhiệm làm đầy đủ các thủ tục để cơ quan Bảo hiểm xã hội giải quyết quyền lợi về bảo hiểm xã hội đối với người lao động theo quy định của pháp luật.

    Đối với số lao động không bố trí được việc làm theo điểm d nói trên thì giải quyết như sau:

    - Người lao động thuộc đối tượng của Nghị định số 110/2007/NĐ-CP ngày 26 tháng 6 năm 2007 của Chính phủ về chính sách đối với người lao động dôi dư thì giải quyết theo quy định tại Nghị định số 110/2007/NĐ-CP và Thông tư số 18/2007/TT-BLĐTBXH ngày 10 tháng 9 năm 2007 của Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội hướng dẫn thi hành một số điều của Nghị định số 110/2007/NĐ-CP ngày 26 tháng 6 năm 2007 của Chính phủ về chính sách đối với người lao động dôi dư do sắp xếp lại công ty nhà nước.

    - Người lao động không thuộc đối tượng của Nghị định số 110/2007/NĐ-CP thì được hưởng chế độ trợ cấp mất việc làm theo quy định của Bộ luật Lao động (Điều 17 Bộ luật Lao động). Nguồn kinh phí lấy từ quỹ dự phòng trợ cấp mất việc làm của doanh nghiệp 100% vốn nhà nước, nếu còn thiếu thì đề nghị Nhà nước hỗ trợ theo hướng dẫn của Bộ Tài chính.

    (điểm b, c khoản 2 mục II Thông tư 20/2007/TT-BLĐTBXH)

    Như vậy, nếu ông A nghỉ việc do tự nguyện chấm dứt hợp đồng lao động hoặc lý do khác theo quy định của pháp luật hay Doanh nghiệp không bố trí được việc làm thì đều được hưởng chính sách (nếu không bị kỷ luật sa thải) và thời gian lao động của ông A phải được tính từ năm 1978.

    Người lao động đã có thời gian gắn bó cùng Doanh nghiệp Nhà nước từ năm 1978 cho đến nay, khi thực hiện chính sách cổ phần hoá và phải sắp xếp lại lao động chắc chắn sẽ có một số người không phù hợp với công việc mới. Doanh nghiệp nên tạo điều kiện để người lao động được hưởng các chính sách, chế độ đúng theo pháp luật của nhà nước.

    Bạn có thể vào Thuvienphapluat để tra cứu Thông tư nói trên.

    Một số ý trao đổi cùng bạn.

    Thân.

     
    Báo quản trị |  
  • #44284   19/03/2009

    thanhtralaodongkh
    thanhtralaodongkh
    Top 75
    Lớp 5

    Khánh Hoà, Việt Nam
    Tham gia:06/03/2008
    Tổng số bài viết (811)
    Số điểm: 6499
    Cảm ơn: 4
    Được cảm ơn 36 lần


    - Vấn đề ở chổ Cty này đã được cổ phần hóa từ Cty NN 100% vốn nhà nước sang 51% vốNN năm 2004 và đã giải quyết chế độ dôi dư rồi, đến năm 2008 Nhà nước bán toàn bộ phần 51% cho NLĐ nên không thể áp dụng thông tư số 20/2007.

    - Hiện cty có QĐ sa thải với lý do nghỉ không lý do vi phạm thời gian báo trước (45 ngày) vì theo Cty sau khi viết đơn NLĐ không làm việc tại Cty đủ 45 ngày còn những ngày nghỉ kia là thỏa thận nghỉ không hưởng lương được GĐ đồng ý

    Em mong anh tư vấn tiếp. Cám ơn!
     
    Báo quản trị |  
  • #44285   19/03/2009

    DANGTHANHLIEM
    DANGTHANHLIEM
    Top 500
    Male
    Chồi

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:03/01/2007
    Tổng số bài viết (292)
    Số điểm: 1532
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 21 lần


    lao động

    Chào bạn.

    Năm 2004 khi chuyển doanh nghiệp 100% vốn nhà nước thành công ty cổ phần phải áp dụng Nghị định 187/2004/NĐ-CP, Nghị định này đã được thay thế bởi Nghị định 109/2007/NĐ- CP ngày 26/06/2007 và Thông tư số 20/2007/TT-BLĐTBXH ngày 04/10/2007 thay thế Thông tư số 13/2005/TT-BLĐTBXH ngày 25/02/2005 nhằm hướng dẫn thực hiện chính sách đối với người lao động khi thực hiện cổ phần hoá.

    Nguyên tắc chung, trong các trường hợp chuyển quyền sở hữu Doanh nghiệp (cổ phần hoá) thì người sử dụng lao động kế tiếp phải chịu trách nhiệm tiếp tục thực hiện hợp đồng lao động với người lao động (Điều 31 Bộ Luật Lao động).

    Để áp dụng hình thức xử lý kỷ luật sa thải nên ghi lý do là: “tự ý bỏ việc không có lý do chính đáng” (quá 20 ngày cộng dồn trong một năm) không nên lấy “lý do nghỉ không lý do vi phạm thời gian báo trước”.

    Một số ý trao đổi cùng bạn.

    Thân.

     
    Báo quản trị |  

Tư vấn của Luật sư có tính chất tham khảo, bạn có thể liên hệ trực tiếp với Luật sư theo thông tin sau: