Mình rất đồng tình với những trích dẫn luật của bạn KhacDuy25, rất tiện lợi, dễ hiểu và đúng đắn. Tuy nhiên, mình lại không rõ kết luận cuối cùng của bạn mang ý bạn Kemyeast mất tiền đặt cọc là toàn bộ hay một phần?
KhacDuy25 viết:
Việc xử lý tiền đặt cọc căn cứ khoản 2 điều 358 Bộ luật dân sự:
Điều 358. Đặt cọc
1.. .
2. Trong trường hợp hợp đồng dân sự được giao kết, thực hiện thì tài sản đặt cọc được trả lại cho bên đặt cọc hoặc được trừ để thực hiện nghĩa vụ trả tiền; nếu bên đặt cọc từ chối việc giao kết, thực hiện hợp đồng dân sự thì tài sản đặt cọc thuộc về bên nhận đặt cọc; nếu bên nhận đặt cọc từ chối việc giao kết, thực hiện hợp đồng dân sự thì phải trả cho bên đặt cọc tài sản đặt cọc và một khoản tiền tương đương giá trị tài sản đặt cọc, trừ trường hợp có thoả thuận khác.
Như vậy, việc bạn chấm dứt hợp đồng thuê nhà, thì bạn vẫn phải mất tiền cọc nếu hai bên có thỏa thuận đặt cọc bằng văn bản.
Trân trọng!
Theo quan điểm của mình, bạn Kemyeast chỉ mất 1 phần tiền đặt cọc, tiền đã đặt cọc cũng có thể được dùng để trả cho tiền thuê nhà tháng thứ 7 như bạn ý muốn.
Cụ thể, Điều 358 trên nêu rõ: "nếu bên đặt cọc từ chối việc giao kết, thực hiện hợp đồng dân sự thì tài sản đặt cọc thuộc về bên nhận đặt cọc", như vậy, 1 trong những mục đích của tài sản đặt cọc theo quy định này là nhằm đảm bảo việc giao kết hợp đồng, thực hiện hợp đồng - mà không nói thực hiện toàn bộ hợp đồng; nếu không bên nhận đặt cọc sẽ nhận được toàn bộ tài sản đặt cọc.
Bên cạnh đó, nếu hợp đồng được thực hiện 1 phần, hợp đồng đặt cọc vẫn còn giá trị (trừ trường hợp có thỏa thuận khác), thậm chí nếu bên đặt cọc không thực hiện nghĩa vụ trả tiền thuê tháng 7, bên nhận đặt cọc có thể dùng tiền đặt cọc để thanh toán cho khoản tiền thuê này. Cơ sở pháp lý là Điều 15 Nghị định số 163/2006/NĐ-CP về giao dịch bảo đảm:
"Điều 15. Quan hệ giữa giao dịch bảo đảm và hợp đồng có nghĩa vụ được bảo đảm
1. Hợp đồng có nghĩa vụ được bảo đảm bị vô hiệu mà các bên chưa thực hiện hợp đồng đó thì giao dịch bảo đảm chấm dứt; nếu đã thực hiện một phần hoặc toàn bộ hợp đồng có nghĩa vụ được bảo đảm thì giao dịch bảo đảm không chấm dứt, trừ trường hợp có thoả thuận khác.
2. Giao dịch bảo đảm vô hiệu không làm chấm dứt hợp đồng có nghĩa vụ được bảo đảm, trừ trường hợp có thoả thuận khác.
3. Hợp đồng có nghĩa vụ được bảo đảm bị huỷ bỏ hoặc đơn phương chấm dứt thực hiện mà các bên chưa thực hiện hợp đồng đó thì giao dịch bảo đảm chấm dứt; nếu đã thực hiện một phần hoặc toàn bộ hợp đồng có nghĩa vụ được bảo đảm thì giao dịch bảo đảm không chấm dứt, trừ trường hợp có thoả thuận khác.
4. Giao dịch bảo đảm bị huỷ bỏ hoặc đơn phương chấm dứt thực hiện không làm chấm dứt hợp đồng có nghĩa vụ được bảo đảm, trừ trường hợp có thoả thuận khác.
5. Trong trường hợp giao dịch bảo đảm không chấm dứt theo quy định tại khoản 1 và khoản 3 Điều này thì bên nhận bảo đảm có quyền xử lý tài sản bảo đảm để thanh toán nghĩa vụ hoàn trả của bên có nghĩa vụ đối với mình."
Trên đây chỉ là quy định của pháp luật trong trường hợp các bên không có thỏa thuận khác với quy định pháp luật, bạn Kemyeast cần xem lại điều khoản đặt cọc trong hợp đồng đã ký kết cụ thể về mục đích đặt cọc, xử lý tài sản đặt cọc (nếu có), xem đặt cọc để bù trừ những thiệt hại phát sinh trong quá trình thuê nhà hay đặt cọc để đảm bảo thực hiện đúng 1 năm thuê nhà... Nếu không thỏa thuận cụ thể thì thực hiện theo quy định của pháp luật như trên.
(Mặc định rằng, đặt cọc được lập thành văn bản, không bị ép buộc...., nói cách khác là có hiệu lực pháp luật!)
Theo mình, bạn có thể thỏa thuận (cho phải phép) với người cho thuê về việc tiền tháng 7 hãy trừ vào tiền đặt cọc, trước sau gì người cho thuê cũng phải trả lại tiền đặt cọc sau khi trừ thiệt hại... (nếu còn). Kể cả bạn không trả tiền tháng 7, thì như trên đã nói, tiền này cũng sẽ được trừ vào tiền đặt cọc (nhưng như thế sẽ dễ gây căng thẳng cho 2 bên, mà bạn rất khó có thể lấy lại phần tiền đặt cọc còn lại - nếu còn).
Cập nhật bởi hoada921 ngày 29/06/2013 05:11:42 CH
them highlight
“Tôi không có sự thông minh đặc biệt nào, tôi chỉ tò mò một cách đam mê.”
_Albert Einstein_