Chính phủ sẽ cho UBND cấp tỉnh vay lại từ nguồn vốn ODA

Chủ đề   RSS   
  • #386244 03/06/2015

    nguyenanh1292
    Top 25
    Female
    Dân Luật bậc 1

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:23/04/2014
    Tổng số bài viết (3079)
    Số điểm: 68071
    Cảm ơn: 576
    Được cảm ơn 4260 lần


    Chính phủ sẽ cho UBND cấp tỉnh vay lại từ nguồn vốn ODA

    Đó là thông tin mới nhất từ Chính phủ, theo Nghị định về việc quản lý cho vay lại với UBND tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương từ nguồn vốn ODA và vay ưu đãi của Chính phủ.

    Tại Nghị định này, có một số lưu ý sau:

    Để được cho vay lại từ nguồn vốn ODA, UBND cấp tỉnh phải đáp ứng các điều kiện

    - Nhằm mục đích thực hiện các chương trình, dự án không có khả năng thu hồi vốn trực tiếp, thuộc nhiệm vụ chi của ngân sách địa phương theo quy định của Luật Ngân sách Nhà nước.

    - Thuộc quy hoạch đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt hoặc thuộc danh mục huy động vốn đầu tư trong kế hoạch đầu tư công trung hạn đã được Hội đồng Nhân dân cấp tỉnh quyết định.

    - Địa phương không có nợ vay lại của Chính phủ quá hạn trên 180 ngày.

    Cho vay phải nhằm thực hiện một trong các lĩnh vực sau:

    - Cấp nước nông thôn.

    - Cơ sở hạ tầng giao thông, thủy lợi; nâng cấp và phát triển cơ sở hạ tầng đô thị (giao thông đô thị, đường sắt đô thị, thoát nước, vệ sinh môi trường đô thị và hạ tầng đô thị khác).

    - Đầu tư bệnh viện, hạ tầng du lịch và dự án thuộc các lĩnh vực khác có đóng góp vào phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.

    UBND cần chuẩn bị những hồ sơ gì cho việc vay vốn

    - Văn bản của UBND cấp tỉnh đề nghị được vay lại vốn vay ODA, vốn vay ưu đãi của Chính phủ để tài trợ dự án kèm theo Văn kiện chương trình/dự án; văn bản của Hội đồng Nhân dân cấp tỉnh phê duyệt chủ trương huy động vốn để đầu tư theo phương án vay lại nguồn vốn vay nước ngoài của Chính phủ.

    - Dự toán ngân sách địa phương của năm phát sinh vay lại được cấp có thẩm quyền phê duyệt.

    - Phương án sử dụng vốn vay lại và trả nợ được UBND cấp tỉnh phê duyệt. Phương án trả nợ cần chi tiết theo nguồn vốn thu hồi từ chính dự án đầu tư, vốn bố trí từ ngân sách địa phương và các nguồn vốn hợp lệ khác.

    - Báo cáo tình hình vay, trả nợ của địa phương.

    - Tài liệu khác có liên quan hỗ trợ chứng minh khả năng trả nợ của tỉnh (nếu có).

    Sau khi chuẩn bị đầy đủ hồ sơ trên, UBND cấp tỉnh gửi Bộ Tài Chính để thẩm định việc cho vay.

    Xem chi tiết dự thảo Nghị định tại file đính kèm

    Cập nhật bởi nguyenanh1292 ngày 03/06/2015 01:36:54 CH
     
    5084 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #386326   04/06/2015

    nguoitruongphu
    nguoitruongphu
    Top 75
    Male
    Lớp 7

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:09/09/2014
    Tổng số bài viết (1087)
    Số điểm: 9134
    Cảm ơn: 87
    Được cảm ơn 301 lần


    "Chình độ" cấp Tỉnh vay vốn ODA thì mất trắng cả chì lẩn chài....

    Vốn ODA là vốn  vay theo hình thức  : Xây dụng + Quản lý + Chuyển giao

      Có nghĩa là : Vay tiền Xây dụng + Thu Phí hoàn vốn + giao nhà nước quản lý( chưa giao thì hư rồi)

    ODA, viết tắt của cụm từ Official Development Assistance), là một hình thức đầu tư nước ngoài. Gọi là Hỗ trợ bởi vì các khoản đầu tư này thường là các khoản cho vay không lãi suất hoặc lãi suất thấp với thời gian vay dài. Đôi khi còn gọi là viện trợ. Gọi là Phát triển vì mục tiêu danh nghĩa của các khoản đầu tư này là phát triển kinh tế và nâng cao phúc lợi ở nước được đầu tư. Gọi là Chính thức, vì nó thường là cho Nhà nước vay.

    Vai trò của ODA
    Nguồn vốn ODA được đánh giá là nguồn ngoại lực quan trọng giúp các nước ĐPT thực hiện các chiến lược phát triển KTXH của mình. Vai trò của ODA thể hiện trên các giác độ cơ bản như:
    - ODA là nguồn vốn bổ sung giúp cho các nước nghèo đảm bảo chi đầu tư phát triển, giảm gánh nặng cho ngân sách nhà nước. Vốn ODA với đặc tính ưu việt là thời hạn cho vay dài thường là 10 - 30 năm, lãi suất thấp khoảng từ 0,25% đến 2%/năm. Chỉ có nguồn vốn lớn với điều kiện cho vay ưu đãi như vậy Chính phủ các nước ĐPT mới có thể tập trung đầu tư cho các dự án xây dựng cơ sở hạ tầng kinh tế như đường sá, điện, nước, thuỷ lợi và các hạ tầng xã hội như giáo dục, y tế. Những cơ sở hạ tầng KTXH được xây dựng mới hoặc cải tạo nhờ nguồn vốn ODA là điều kiện quan trọng thúc đẩy tăng trưởng nền kinh tế của các nước nghèo. Theo tính toán của các chuyên gia của WB, đối với các nước ĐPT có thể chế và chính sách tốt, khi ODA tăng lên 1% GDP thì tốc độ tăng trưởng tăng thêm 0,5%.
    - ODA giúp các nước ĐPT phát triển nguồn nhân lực, bảo vệ môi trường. Một lượng ODA lớn được các nhà tài trợ và các nước tiếp nhận ưu tiên dành cho đầu tư phát triển giáo dục, đào tạo, nhằm nâng cao chất lượng và hiệu quả của lĩnh vực này, tăng cường một bước cơ sở vật chất kỹ thuật cho việc dạy và học của các nước ĐPT. Bên cạnh đó, một lượng ODA khá lớn cũng được dành cho các chương trình hỗ trợ lĩnh vực y tế, đảm bảo sức khoẻ cộng đồng. Nhờ có sự tài trợ của cộng đồng quốc tế, các nước ĐPT đã gia tăng đáng kể chỉ số phát triển con người của quốc gia mình. 
    - ODA giúp các nước ĐPT xoá đói, giảm nghèo. Xoá đói nghèo là một trong những tôn chỉ đầu tiên được các nhà tài trợ quốc tế đưa ra khi hình thành phương thức hỗ trợ phát triển chính thức. Mục tiêu này biểu hiện tính nhân đạo của ODA. Trong bối cảnh sử dụng có hiệu quả, tăng ODA một lượng bằng 1% GDP sẽ làm giảm 1% nghèo khổ, và giảm 0,9% tỷ lệ tỷ vong ở trẻ sơ sinh. Và nếu như các nước giầu tăng 10 tỷ USD viện trợ hằng năm sẽ cứu được 25 triệu người thoát khỏi cảnh đói nghèo. 
    - ODA là nguồn bổ sung ngoại tệ và làm lành mạnh cán cân thanh toán quốc tế của các nước ĐPT. Đa phần các nước ĐPT rơi vào tình trạng thâm hụt cán cân vãng lai, gây bất lợi cho cán cân thanh toán quốc tế của các quốc gia này. ODA, đặc biệt các khoản trợ giúp của IMF có chức năng làm lành mạnh hoá cán cân vãng lai cho các nước tiếp nhận, từ đó ổn định đồng bản tệ.
    - ODA được sử dụng có hiệu quả sẽ trở thành nguồn lực bổ sung cho đầu tư tư nhân. Ở những quốc gia có cơ chế quản lý kinh tế tốt, ODA đóng vai trò như nam châm “hút” đầu tư tư nhân theo tỷ lệ xấp xỉ 2 USD trên 1 USD viện trợ. Đối với những nước đang trong tiến trình cải cách thể chế, ODA còn góp phần củng cố niềm tin của khu vực tư nhân vào công cuộc đổi mới của Chính phủ. Tuy nhiên, không phải lúc nào ODA cũng phát huy tác dụng đối với đầu tư tư nhân. Ở những nền kinh tế có môi trường bị bóp méo nghiêm trọng thì viện trợ không những không bổ sung mà còn “loại trừ” đầu tư tư nhân. Điều này giải thích tại sao các nước ĐPT mắc nợ nhiều, mặc dù nhận được một lượng ODA lớn của cộng đồng quốc tế song lại không hoặc tiếp nhận được rất ít vốn FDI.
    - ODA giúp các nước ĐPT tăng cường năng lực và thể chế thông qua các chương trình, dự án hỗ trợ công cuộc cải cách pháp luật, cải cách hành chính và xây dựng chính sách quản lý kinh tế phù hợp với thông lệ quốc tế.

     Vấn đề đáng quan tâm là đây...

     

    Tuy nhiên, nguồn vốn ODA cũng tiềm ẩn nhiều hậu quả bất lợi đối với các nước tiếp nhận nếu ODA không được sử dụng hiệu quả, như làm tăng gánh nặng nợ quốc gia, lệ thuộc chính trị vào nhà tài trợ,….

    Cập nhật bởi nguoitruongphu ngày 04/06/2015 06:13:41 SA

    Cho dù em có xem anh là kẻ thù !Anh vẫn xem em là bạn ,bởi vì nếu không có em ( tức kẻ thù) ,thì lấy ai đâu ...để anh vượt qua thử thách?

    nguoitruongphu

     
    Báo quản trị |