Chính phủ ban hành giải pháp hoàn thiện chính sách bảo vệ người lao động

Chủ đề   RSS   
  • #604024 14/07/2023

    nguyenhoaibao12061999
    Top 25
    Dân Luật bậc 1

    Vietnam --> Hồ Chí Minh
    Tham gia:03/08/2022
    Tổng số bài viết (2261)
    Số điểm: 78451
    Cảm ơn: 100
    Được cảm ơn 2003 lần
    ContentAdministrators
    SMod

    Chính phủ ban hành giải pháp hoàn thiện chính sách bảo vệ người lao động

    Ngày 17/7/2023 Thủ tướng Chính phủ vừa có Quyết định 843/QĐ-TTg năm 2023 ban hành chương trình hành động quốc gia hoàn thiện chính sách và pháp luật nhằm thúc đẩy thực hành kinh doanh có trách nhiệm tại Việt Nam giai đoạn 2023 - 2027.
     
    Theo đó, Thủ tướng Chính phủ ban hành một số giải pháp hoàn thiện chính sách bảo vệ người lao động như sau:
     
    chinh-phu-ban-hanh-giai-phap-hoan-thien-chinh-sach-bao-ve-nguoi-lao-dong
     
    (1) Hoàn thiện các văn bản trong lĩnh vực lao động
     
    - Rà soát, đề xuất sửa đổi, bổ sung và ban hành mới các luật, quy định liên quan đến việc thúc đẩy và bảo vệ quyền lao động, phúc lợi của người lao động trong quan hệ lao động, việc làm đảm bảo tương thích với các tiêu chuẩn lao động quốc tế mà Việt Nam đã tham gia (gồm: Luật An toàn, vệ sinh lao động 2015, Luật Bảo hiểm xã hội 2014, Luật Việc làm 2013 và các văn bản hướng dẫn thi hành)
     
    + Cơ quan chủ trì: Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội;
     
    + Cơ quan phối hợp: Các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ và các cơ quan có liên quan;
     
    + Kết quả đầu ra: Báo cáo kết quả rà soát và đề xuất, kiến nghị (nếu có);
     
    + Thời hạn hoàn thành: Năm 2025.
     
    - Nghiên cứu xây dựng chính sách về bảo vệ việc làm, đào tạo lại người lao động và bảo vệ quyền lợi của người lao động trong mối quan hệ với các công ty nền tảng trong bối cảnh chuyển đổi số
     
    + Cơ quan chủ trì: Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội;
     
    + Cơ quan phối hợp: Các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ và các cơ quan có liên quan;
     
    + Kết quả đầu ra: Báo cáo rà soát, nghiên cứu và đề xuất, kiến nghị (nếu có);
     
    + Thời hạn hoàn thành: Năm 2025.
     
    - Nghiên cứu, sửa đổi, bổ sung hoặc ban hành mới Luật Công đoàn và các văn bản quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành
     
    + Cơ quan chủ trì: Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam;
     
    + Cơ quan phối hợp: Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ và các cơ quan có liên quan;
     
    + Kết quả đầu ra: Luật Công đoàn (sửa đổi) và các văn bản quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành (nếu có);
     
    + Thời hạn hoàn thành: Năm 2027.
     
    - Phòng ngừa và ngăn chặn các hành vi bạo lực về giới trên môi trường mạng
     
    + Cơ quan chủ trì: Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội;
     
    + Cơ quan phối hợp: Bộ Thông tin và Truyền thông, các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ và các cơ quan có liên quan;
     
    + Kết quả đầu ra: Báo cáo rà soát, nghiên cứu và đề xuất, kiến nghị (nếu có);
     
    + Thời hạn hoàn thành: Năm 2025.
     
    (2) Trong lĩnh vực bảo vệ quyền của nhóm dễ bị tổn thương
     
    - Nghiên cứu, rà soát, đề xuất sửa đổi, bổ sung hoặc ban hành mới các văn bản quy phạm pháp luật liên quan bình đẳng giới; chống phân biệt đối xử và bảo vệ quyền của nhóm dễ bị tổn thương trong hoạt động kinh doanh để đảm bảo tính khả thi và phù hợp với các tiêu chuẩn quốc tế, gồm: Luật Bình đẳng giới 2006, Luật Người khuyết tật 2010, Luật Trẻ em 2016… và các văn bản hướng dẫn thi hành
     
    + Cơ quan chủ trì: Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội;
     
    + Cơ quan phối hợp: Các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ và các cơ quan có liên quan; Mặt trận Tổ quốc Việt Nam; Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam; Hội Bảo vệ quyền trẻ em Việt Nam; Hội Bảo trợ người khuyết tật và trẻ mồ côi Việt Nam và các tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội có liên quan;
     
    + Kết quả đầu ra: Các báo cáo nghiên cứu, rà soát và đề xuất, kiến nghị liên quan trình cơ quan có thẩm quyền;
     
    + Thời hạn hoàn thành: Năm 2025.
     
    - Xây dựng Luật Chuyển đổi giới tính để triển khai thi hành Điều 37 Bộ luật Dân sự
     
    + Cơ quan trình: Đại biểu Quốc hội Nguyễn Anh Trí;
     
    + Cơ quan phối hợp: Bộ Tư pháp, Bộ Y tế, các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ và các cơ quan có liên quan; các tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội có liên quan;
     
    + Kết quả đầu ra: Luật Chuyển đổi giới tính;
     
    + Thời hạn hoàn thành: Năm 2025.
     
    (3) Trong lĩnh vực bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng
     
    - Rà soát, nghiên cứu, đề xuất hoàn thiện các văn bản hướng dẫn thi hành Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng (sửa đổi) nhằm thúc đẩy thực hành kinh doanh có trách nhiệm
     
    + Cơ quan chủ trì: Bộ Công Thương;
     
    + Cơ quan phối hợp: các bộ, cơ quan ngang bộ, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội và các cơ quan có liên quan;
     
    + Kết quả đầu ra: Các văn bản quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng (sửa đổi);
     
    + Thời hạn hoàn thành: Năm 2024.
     
    - Nghiên cứu, lập đề nghị xây dựng Luật về bảo vệ dữ liệu cá nhân
     
    + Cơ quan chủ trì: Bộ Công an;
     
    + Cơ quan phối hợp: Các bộ, cơ quan ngang bộ và các cơ quan có liên quan;
     
    + Kết quả đầu ra: Đề nghị xây dựng Luật về bảo vệ dữ liệu cá nhân;
     
    + Thời hạn hoàn thành: Năm 2026.
     
    Xem thêm Quyết định 843/QĐ-TTg năm 2023 có hiệu lực từ ngày ban hành.
     
    318 | Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn nguyenhoaibao12061999 vì bài viết hữu ích
    admin (28/07/2023)

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận