-Có thể hiểu tài sản ở đây là quyền kinh doanh điện ở xã A. (
tài sản vô hình).
-Có hai biên bảo chuyển giao tài sản trong trường hợp của anh là biên bản chuyển giao của xã A cho ông B (định giá tài sản 200 triệu) và biên bản chuyển giao tài sản của ông B cho ngành điện quản lý lại ( định giá tài sản 60 triệu).
-Các biên bản chuyển giao trên có thể coi như hợp đồng mua bán tài sản, bởi ở biên bản giữa ông B và ngành điện, ông B được thanh toán số tiền 60 triệu đồng tương đương với giá trị tài sản được định giá vào thời điểm đó.
-Có nhiều vấn đề trong trường hợp của bạn vẫn rất mù mờ:
Tại sao HTX xã A sở hữu tài sản mà UBND xã lại được quyền chuyển giao tài sản đó ? Trong biên bản giữa UBND xã và ông B có định giá tài sản, tài sao UBND xã không đòi tiền ông ta lúc đó? Rồi lợi nhuận từ việc kinh doanh từ lúc ông B nhận chuyển giao cho đến lúc giao lại cho ngành điện thì ai hưởng? Nếu ông B đang kiếm lợi trên tài sản của người khác, thì tại sao chủ sở hữu không lên tiếng đòi lại quyền lợi của mình suốt từ năm 2006 đến năm 2010 ??
-Bạn đưa vụ việc lên nhờ mọi người giải quyết, nhưng lại không cung cấp những tài liệu cần thiết như biên bản bàn giao tài sản,... nếu như cứ suy đoán thế này thế nọ thì làm được gì. Nếu không có chứng cứ chứng minh thì làm sao đòi lại quyền lợi của mình được !
Cập nhật bởi Im_lawyerx0 ngày 06/04/2011 02:55:59 PM
Đời người ngắn hay dài há do ý muốn. Đã biết như thế mà còn tham sống, há không phải là u mê. Đã biết như thế, mà còn sợ chết há không phải là tuổi trẻ lưu lạc tha hương đến nỗi quên cả đường về. Đã biết như thế người chết đi có khi lại hối hận là từng tham sống cũng nên - Trang Tử
Dịch nghĩa:
Sống chắc gì đã sướng mà chết chắc gì đã khổ. Sống chết thật ra không khác nhau bao nhiêu. Con người ta khi sống chẳng qua là một giấc mộng lớn. Khi chết đi chính là tỉnh mộng. Không chừng sau khi chết, lại thấy rằng trước đó mình cứ ham sống thật là ngu xuẩn. Sao không chết sớm hơn. Hệt như sau khi chúng ta trải qua một cơn ác mộng đáng sợ, tỉnh lại cảm thấy giấc mộng vừa qua thật quá dài.