-Trước tiên, cần xác định tổng giá trị di sản mà ông A để lại sau khi qua đời. Bởi về nguyên tắc, nếu như di sản không thể phân chia bằng hiện vật sẽ được quy ra giá trị bằng tiền để chia.
Di sản của ông A = (720 triệu :2) + (960 triệu :2) = 840 triệu
-Trong tình huống này, không có chi tiết nào cho thấy di chúc không hợp pháp, do đó, chúng ta mặc nhiên coi nó là hợp pháp. Khi người lập di chúc chết, sẽ ưu tiên chia di sản theo di chúc trước.
-Ông A có tất cả 7 người con, và tính ra đến 2007 thì tất cả đều đã thành niên và không có chi tiết nào cho thấy, bất cứ ai trong 7 người con này bị mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động. Do đó, ta có thể loại họ ra khỏi đối tượng là người thừa kế di sản không phụ thuộc vào nội dung di chúc.
-Việc xác định Bà B hay bà T có phải là người thừa kế di sản không phụ thuộc vào nội dung di chúc hay không, điều này không còn quan trọng bởi nội dung di chúc của ông A. Theo di chúc, bà B = bà T = 1/4 di sản của ông A, mức hưởng này đã lớn hơn so với mức mà một đồng thừa kế của ông A được hưởng nếu toàn bộ di sản được chia theo pháp luật (mỗi đồng thừa kế sẽ chỉ được nhận 1/8 di sản)
Theo nội dung di chúc, di sản bà B và bà T nhận được: B = T = 1/4 x 840 triệu = 210 triệu
Tuy nhiên, do anh C chết cùng thời điểm với ông A, vì thế phần di chúc định đoạt di sản cho anh C bị vô hiệu, và phần di sản này được chia theo pháp luật.
Phần di sản đuợc định đoạt theo pháp luật = 840 triệu : 2 = 420 triệu
Đến lúc này, việc xác định bà B hay bà T là vợ hợp pháp của ông A là rất cần thiết. Tuy nhiên, tình huống có nhiều điểm không rõ, nên chỉ có thể suy đoán. Có thể thấy, hôn nhân giữa ông A và bà B với hôn nhân giữa ông A và bà T là hôn nhân thực tế. Trước khi phân tích tiếp, chúng ta sẽ cùng phân tích một quy định của pháp luật để làm cơ sở cho những nhận định tiếp theo:
Nghị quyết số 35/2000/NQ-QH10 viết:3. Việc áp dụng quy định tại khoản 1 Điều 11 của Luật này được thực hiện như sau:
a) Trong trường hợp quan hệ vợ chồng được xác lập trước ngày 03 tháng 01 năm 1987, ngày Luật hôn nhân và gia đình năm 1986 có hiệu lực mà chưa đăng ký kết hôn thì được khuyến khích đăng ký kết hôn; trong trường hợp có yêu cầu ly hôn thì được Toà án thụ lý giải quyết theo quy định về ly hôn của Luật hôn nhân và gia đình năm 2000;
Lấy ngay ví dụ về mối quan hệ giữa A, B và T trong tình huống. Năm 1950, ông A kết hôn với bà B. Năm 1957, ông A kết hôn với bà T.
Nếu như sau khi kết hôn với bà T, ông A không còn chung sống với bà B nữa thì chỉ bà T mới được coi là người vợ hợp pháp hiện tại của ông A.
Nếu như sau khi kết hôn với bà T, ông A vẫn chung sống với bà B như vợ chồng, vấn đề sẽ rắc rối hơn bởi có 2 luồng quan điểm đối với trường hợp này:
+Quan điểm thứ nhất, theo tinh thần của
điểm a, khoản 3, Nghị quyết số 35/2000/NQ-QH10 thì ông A và bà T là vợ chồng (hôn nhân thực tế) mặc dù ông A và bà B vẫn chung số như vợ chồng (hôn nhân thực tế).
Bà B và bà T được coi là 2 người vợ hợp pháp của ông A.
+ Quan điểm thứ hai, theo tinh thần của
điểm a, khoản 3, Nghị quyết số 35/2000/NQ-QH10 thì
ông A và bà T không được coi là vợ chồng hợp pháp, bởi ông A và bà B đang vẫn đang chung sống như vợ chồng. Việc ông A kết hôn với bà T khi mà chưa chấm dứt quan hệ hôn nhân với bà B là vi phạm về điều kiện kết hôn. Quy định của điểm a, khoản 3, Nghị quyết số 35/2000/NQ-QH10 chỉ áp dụng đối với trường hợp vi phạm về hình thức (chưa đăng ký kết hôn) khi mà nó không vi phạm nội dung (thỏa mãn điều kiện kết hôn). Như vậy,
chỉ có bà B mới là vợ hợp pháp của ông A. Tôi nghiêng về quan điểm thứ 2, và mọi người có thể tham khảo thêm ở đây:
http://phapluattp.vn/20100808111245718p0c1063/chung-song-truoc-ngay-311987-la-hon-nhan-thuc-te.htm Như vậy, đối với phần di sản chia theo pháp luật, chúng ta cần xác định xem bà B hay bà T là thuộc hàng thừa kế thứ nhất.
+TH1:
sau khi kết hôn với bà T, ông A không còn chung sống với bà B nữa thì chỉ bà T mới được coi là người vợ hợp pháp hiện tại của ông A. Như vậy, hàng thừa kế thứ nhất của ông A có tất cả 7 người là D, E, F, H, K, P và
bà T. +TH2:sau khi kết hôn với bà T, ông A vẫn chung sống với bà B như vợ chồng
thì chỉ bà B mới được coi là người vợ hợp pháp hiện tại của ông A. Như vậy, hàng thừa kế thứ nhất của ông A có tất cả 7 người là D, E, F, H, K, P và
bà B. Đời người ngắn hay dài há do ý muốn. Đã biết như thế mà còn tham sống, há không phải là u mê. Đã biết như thế, mà còn sợ chết há không phải là tuổi trẻ lưu lạc tha hương đến nỗi quên cả đường về. Đã biết như thế người chết đi có khi lại hối hận là từng tham sống cũng nên - Trang Tử
Dịch nghĩa:
Sống chắc gì đã sướng mà chết chắc gì đã khổ. Sống chết thật ra không khác nhau bao nhiêu. Con người ta khi sống chẳng qua là một giấc mộng lớn. Khi chết đi chính là tỉnh mộng. Không chừng sau khi chết, lại thấy rằng trước đó mình cứ ham sống thật là ngu xuẩn. Sao không chết sớm hơn. Hệt như sau khi chúng ta trải qua một cơn ác mộng đáng sợ, tỉnh lại cảm thấy giấc mộng vừa qua thật quá dài.