Chia tài sản và quyền nuôi con khi ly hôn

Chủ đề   RSS   
  • #462149 22/07/2017

    thanhcongdt

    Sơ sinh

    Đồng Tháp, Việt Nam
    Tham gia:22/07/2017
    Tổng số bài viết (1)
    Số điểm: 20
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 0 lần


    Chia tài sản và quyền nuôi con khi ly hôn

    Kính chào luật sư !

    Em và vợ sống với nhau được gần 3 năm và 2 vợ chồng không còn tình cảm nên vợ em đã nộp đơn ra tòa.

    Vợ em có 1 đứa con gái riêng bây giờ đã được 4 tuổi, nó sống chung với vợ chồng em từ lúc 2 tuổi và em có làm thủ tục nhận con và thay đổi sang họ của em rồi, em cũng coi nó như con ruột của mình.

    2 vợ chồng có đứa con chung là thằng con trai được 18 tháng tuổi.

    Khi sống chung mọi chí phí em đều lo, kể cả thủ tục giấy tờ,và việc học hành của con gái.

    Em có cơ sở kinh doanh mua bán.còn vợ em chỉ làm nội trợ.vợ em trình độ học vấn không hết lớp 1. vợ em không có công ăn việc làm và nhà vợ em lại rất nghèo. Nhưng cô ấy quyết bắt con cho bằng được, kể cả con ruột của em cũng không được dẫn nó đi chơi hay về nhà thăm nội.

    Khi ra đi cô ấy lấy hết vàng. Vàng thì em có giữ giấy tờ,

    Em xin hỏi luật sư là nếu ra tòa ly dị thì về phần con cái tòa sẽ giải quyết như thế nào? vàng có được chia khi ly dị không vì cô ta đã lấy hết.

     
    12540 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #463544   03/08/2017

    Ls.NguyenHuyLong
    Ls.NguyenHuyLong
    Top 25
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:25/04/2011
    Tổng số bài viết (3177)
    Số điểm: 24074
    Cảm ơn: 227
    Được cảm ơn 1267 lần
    Lawyer

    Chào bạn!

    Với trường hợp của bạn thì Luật Nam Long chúng tôi xin tư vấn như sau:

    Thứ nhất về việc giành quyền nuôi con:  

    -Theo điều 81 luật hôn nhân và gia đình:

    1. Sau khi ly hôn, cha mẹ vẫn có quyền, nghĩa vụ trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình theo quy định của Luật này, Bộ luật dân sự và các luật khác có liên quan.

    2. Vợ, chồng thỏa thuận về người trực tiếp nuôi con, nghĩa vụ, quyền của mỗi bên sau khi ly hôn đối với con; trường hợp không thỏa thuận được thì Tòa án quyết định giao con cho một bên trực tiếp nuôi căn cứ vào quyền lợi về mọi mặt của con; nếu con từ đủ 07 tuổi trở lên thì phải xem xét nguyện vọng của con.

    3. Con dưới 36 tháng tuổi được giao cho mẹ trực tiếp nuôi, trừ trường hợp người mẹ không đủ điều kiện để trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con hoặc cha mẹ có thỏa thuận khác phù hợp với lợi ích của con." 

    Như vậy trong trường hợp của bạn:

    1- Về nguyên tắc thì con nhỏ hơn 36 tháng tuổi sẽ được mẹ trực tiếp nuôi con trừ trường hợp người mẹ không có đủ điều kiện để trực tiếp chăm nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con hoặc cha mẹ có thỏa thuận khác. 

    2- Việc tranh chấp quyền nuôi con chỉ xảy ra giữa con chung của 2 vợ chồng, Như vậy sau khi ly hôn anh sẽ không có quyền yêu cầu tranh chấp đối với cháu gái là con riêng của vợ anh

    Thứ hai, về số vàng đã được vợ anh lấy đi:

    -Theo quy định của luật hôn nhân và gia đình thì tài sản chung giữa 2 anh chị sẽ được chia đều dù vợ anh chỉ ở nhà làm nội trợ. Tài sản chung là tài sản được tạo ra trong thời kì hôn nhân(Điều 33 luật hôn nhân và gia đình 2014). 

    -Lưu ý việc chia tài sản chỉ diễn ra đối với tài sản chung. Còn tài sản riêng của anh sẽ thuộc quyền sở hữu của anh. (Quy định tại điều 43 Luật hôn nhân và gia đình 2014)

    Để được tư vấn chi tiết xin liên hệ:

    CÔNG TY LUẬT TNHH VILOB NAM LONG chuyên:

    - Tư vấn doanh nghiệp

    - Tư vấn sở hữu trí tuệ

    - Tư vấn đầu tư

    Website: www.nllaw.vn

    Địa chỉ : Tầng 11, Tòa B, Vinaconex Building, Số 57 Vũ Trọng Phụng, Thanh Xuân, Hà Nội

    Điện thoại: 02432 060 333

    Hotline: 0914 66 86 85 hoặc 0989.888.227

    Email: namlonglaw@gmail.com

     
    Báo quản trị |  
  • #463659   04/08/2017

    TranTamDuc.1973
    TranTamDuc.1973
    Top 50
    Male
    Lớp 8

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:26/03/2016
    Tổng số bài viết (1355)
    Số điểm: 10622
    Cảm ơn: 178
    Được cảm ơn 1120 lần
    Moderator

    Ls.NguyenHuyLong viết:

     ..................................................................................

    Như vậy trong trường hợp của bạn:

    ....................................................................................

    2- Việc tranh chấp quyền nuôi con chỉ xảy ra giữa con chung của 2 vợ chồng, Như vậy sau khi ly hôn anh sẽ không có quyền yêu cầu tranh chấp đối với cháu gái là con riêng của vợ anh

    Thứ hai, về số vàng đã được vợ anh lấy đi:

    -Theo quy định của luật hôn nhân và gia đình thì tài sản chung giữa 2 anh chị sẽ được chia đều dù vợ anh chỉ ở nhà làm nội trợ. Tài sản chung là tài sản được tạo ra trong thời kì hôn nhân(Điều 33 luật hôn nhân và gia đình 2014). 

    Chào Ls.NguyenHuyLong,

    Mặc dù cháu gái là con riêng của Vợ nhưng người Chồng đã làm thủ tục nhận con và cháu gái cũng đã mang họ của người Chồng như vậy về mặt pháp lý cả 2 đứa con đều là con chung nên khi ly hôn người chồng vẫn có quyền tranh chấp về việc nuôi con đối với đứa con gái "pháp lý" của mình.

    Theo qui định tại khoản 2 điều 59 Luật hôn nhân - gia đình 2014 thì "Tài sản chung của vợ chồng được chia đôi nhưng có tính đến các yếu tố sau đây:

    a) Hoàn cảnh của gia đình và của vợ, chồng;

    b) Công sức đóng góp của vợ, chồng vào việc tạo lập, duy trì và phát triển khối tài sản chung. Lao động của vợ, chồng trong gia đình được coi như lao động có thu nhập;

    c) Bảo vệ lợi ích chính đáng của mỗi bên trong sản xuất, kinh doanh và nghề nghiệp để các bên có điều kiện tiếp tục lao động tạo thu nhập;
     
    d) Lỗi của mỗi bên trong vi phạm quyền, nghĩa vụ của vợ chồng."
     
    Như vậy nếu người vợ chỉ ở nhà làm nội trợ thì chắc chắn sẽ không được chia đều tài sản chung khi ly hôn.
     
    Trân trọng.

    VĂN PHÒNG LUẬT SƯ QUANG THƯỢNG - 0907 829 557

    231/3A đường Chiến Lược, KP 18, Phường Bình Trị Đông, Quận Bình Tân, TPHCM

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn TranTamDuc.1973 vì bài viết hữu ích
    nguoinhaque009 (07/08/2017)
  • #468514   23/09/2017

    luatvichanly
    luatvichanly
    Top 150
    Lớp 2

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:19/08/2015
    Tổng số bài viết (625)
    Số điểm: 3445
    Cảm ơn: 9
    Được cảm ơn 116 lần


    Xin chào bạn.

    Theo như bạn đã trình bày, vợ bạn có một người con gái riêng 4 tuổi, bạn đã làm thủ tục nhận con và chuyển họ cho người con gái đó và vợ chồng bạn có một người con trai chung được 18 tháng tuổi, hiện nay vợ bạn muốn ly hôn và đã nộp đơn ra tòa.

    Trường hợp của bạn thì cần giải quyết như sau:

    - Con chung của vợ chồng bạn được 18 tháng tuổi: về nguyên tắc, con dưới 36 tháng tuổi sẽ được giao cho mẹ trực tiếp nuôi, trừ trường hợp người mẹ không có đủ điều kiện để trực tiếp chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con hoặc cha mẹ có thỏa thuận khác. Đồng thời, sau khi ly hôn thì anh và gia đình nội đều có quyền được thăm nom con.

    Căn cứ vào quy định tại Điều 81 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 quy định:

    “1. Sau khi ly hôn, cha mẹ vẫn có quyền, nghĩa vụ trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình theo quy định của Luật này, Bộ luật dân sự và các luật khác có liên quan.

    2. Vợ, chồng thỏa thuận về người trực tiếp nuôi con, nghĩa vụ, quyền của mỗi bên sau khi ly hôn đối với con; trường hợp không thỏa thuận được thì Tòa án quyết định giao con cho một bên trực tiếp nuôi căn cứ vào quyền lợi về mọi mặt của con; nếu con từ đủ 07 tuổi trở lên thì phải xem xét nguyện vọng của con.

    3. Con dưới 36 tháng tuổi được giao cho mẹ trực tiếp nuôi, trừ trường hợp người mẹ không đủ điều kiện để trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con hoặc cha mẹ có thỏa thuận khác phù hợp với lợi ích của con.”

    - Người con gái riêng của vợ bạn: Mặc dù bạn đã làm thủ tục nhận con và sang tên họ của bạn nhưng trên thực tế thì đó vẫn là con riêng của vợ bạn, mà việc tranh chấp quyền nuôi con chỉ xảy ra giữa con chung của hai vợ chồng. Chính vì thế mà sau khi ly hôn anh sẽ không có quyền yêu cầu tranh chấp đối với người con riêng của vợ bạn.

    - Về số vàng mà vợ bạn đã lấy đi:

    Do thông tin của bạn cung cấp chưa đầy đủ nên có thể giải quyết theo các trường hợp sau:

    + Số vàng đó là tài sản chung của hai vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân thì khi ly hôn số vàng đó phải được chia đôi cho cả hai vợ chồng.

    Để xác định tài sản sản chung của vợ chồng thì dựa vào Điều 33 của Luật hôn nhân và gia đình 2014 quy định:

    “1. Tài sản chung của vợ chồng gồm tài sản do vợ, chồng tạo ra, thu nhập do lao động, hoạt động sản xuất, kinh doanh, hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản riêng và thu nhập hợp pháp khác trong thời kỳ hôn nhân, trừ trường hợp được quy định tại khoản 1 Điều 40 của Luật này; tài sản mà vợ chồng được thừa kế chung hoặc được tặng cho chung và tài sản khác mà vợ chồng thỏa thuận là tài sản chung.

    Quyền sử dụng đất mà vợ, chồng có được sau khi kết hôn là tài sản chung của vợ chồng, trừ trường hợp vợ hoặc chồng được thừa kế riêng, được tặng cho riêng hoặc có được thông qua giao dịch bằng tài sản riêng.

    2. Tài sản chung của vợ chồng thuộc sở hữu chung hợp nhất, được dùng để bảo đảm nhu cầu của gia đình, thực hiện nghĩa vụ chung của vợ chồng.

    3. Trong trường hợp không có căn cứ để chứng minh tài sản mà vợ, chồng đang có tranh chấp là tài sản riêng của mỗi bên thì tài sản đó được coi là tài sản chung.”

    + Còn nếu số vàng đó thuộc tài sản riêng của vợ bạn hoặc của bạn thì khi ly hôn sẽ thuộc về tài sản riêng của người đó.

    Để xác định tài sản riêng của vợ, chồng thì căn cứ vào Điều 43 Luật hôn nhân và gia đình năm 2014 quy định:

    “1. Tài sản riêng của vợ, chồng gồm tài sản mà mỗi người có trước khi kết hôn; tài sản được thừa kế riêng, được tặng cho riêng trong thời kỳ hôn nhân; tài sản được chia riêng cho vợ, chồng theo quy định tại các điều 38, 39 và 40 của Luật này; tài sản phục vụ nhu cầu thiết yếu của vợ, chồng và tài sản khác mà theo quy định của pháp luật thuộc sở hữu riêng của vợ, chồng.

    2. Tài sản được hình thành từ tài sản riêng của vợ, chồng cũng là tài sản riêng của vợ, chồng. Hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản riêng trong thời kỳ hôn nhân được thực hiện theo quy định tại khoản 1 Điều 33 và khoản 1 Điều 40 của Luật này.”

    Xin cảm ơn.

     
    Báo quản trị |  
  • #468689   25/09/2017

    longnguyen729
    longnguyen729

    Male
    Sơ sinh

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:23/08/2017
    Tổng số bài viết (40)
    Số điểm: 195
    Cảm ơn: 4
    Được cảm ơn 7 lần


    chào bạn,

    Trong trường hợp của bạn, về con cái, vì đứa con riêng bạn đã làm thủ tục nhận con nên được xem là con chung trong thời kì hôn nhân, và không phân biệt con chung và con riêng nữa. 

    Điều 81. Việc trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con sau khi ly hôn

    1. Sau khi ly hôn, cha mẹ vẫn có quyền, nghĩa vụ trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình theo quy định của Luật này, Bộ luật dân sự và các luật khác có liên quan.

    2. Vợ, chồng thỏa thuận về người trực tiếp nuôi con, nghĩa vụ, quyền của mỗi bên sau khi ly hôn đối với con; trường hợp không thỏa thuận được thì Tòa án quyết định giao con cho một bên trực tiếp nuôi căn cứ vào quyền lợi về mọi mặt của con; nếu con từ đủ 07 tuổi trở lên thì phải xem xét nguyện vọng của con.

    3. Con dưới 36 tháng tuổi được giao cho mẹ trực tiếp nuôi, trừ trường hợp người mẹ không đủ điều kiện để trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con hoặc cha mẹ có thỏa thuận khác phù hợp với lợi ích của con.

    Căn cứ điều 81 Luật HN GĐ, thì con dưới 36 tháng tuổi sẽ giao cho người mẹ chăm sóc trừ trường hợp không đủ điều kiện để trực tiếp chăm nom. Các điều kiện được tính đến là:

    + Điều kiện kinh tế

    + Điều kiện môi trường sống

    + Trình độ học thức.ề

    Về tài sản, tài sản được xác lập hôn nhân là tài sản chung của vợ và chồng trừ trường hợp có thỏa thuận khác.

     

    Điều 30. Quyền, nghĩa vụ của vợ, chồng trong việc đáp ứng nhu cầu thiết yếu của gia đình

    1. Vợ, chồng có quyền, nghĩa vụ thực hiện giao dịch nhằm đáp ứng nhu cầu thiết yếu của gia đình.

    2. Trong trường hợp vợ chồng không có tài sản chung hoặc tài sản chung không đủ để đáp ứng nhu cầu thiết yếu của gia đình thì vợ, chồng có nghĩa vụ đóng góp tài sản riêng theo khả năng kinh tế của mỗi bên.

     

    Điều 33. Tài sản chung của vợ chồng

    1. Tài sản chung của vợ chồng gồm tài sản do vợ, chồng tạo ra, thu nhập do lao động, hoạt động sản xuất, kinh doanh, hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản riêng và thu nhập hợp pháp khác trong thời kỳ hôn nhân, trừ trường hợp được quy định tại khoản 1 Điều 40 của Luật này; tài sản mà vợ chồng được thừa kế chung hoặc được tặng cho chung và tài sản khác mà vợ chồng thỏa thuận là tài sản chung.

    Quyền sử dụng đất mà vợ, chồng có được sau khi kết hôn là tài sản chung của vợ chồng, trừ trường hợp vợ hoặc chồng được thừa kế riêng, được tặng cho riêng hoặc có được thông qua giao dịch bằng tài sản riêng.

    2. Tài sản chung của vợ chồng thuộc sở hữu chung hợp nhất, được dùng để bảo đảm nhu cầu của gia đình, thực hiện nghĩa vụ chung của vợ chồng.

    3. Trong trường hợp không có căn cứ để chứng minh tài sản mà vợ, chồng đang có tranh chấp là tài sản riêng của mỗi bên thì tài sản đó được coi là tài sản chung.ăn

    Căn cứ luật HN - GĐ thì vợ chồng có nghĩa vụ đóng góp để đáp ứng các nhu cầu thiết yếu của vợ chồng, trong trường hợp tài sản chung không đủ để đáp ứng thì phải sử dụng tài sản riêng.

    Bạn có cơ sở kinh doanh, nhưng chưa cho biết cụ thể cơ sở kinh doanh đó là hình thành từ trước hay trong thời kì hôn nhân. Nếu có từ trước, cơ sở kinh doanh là tài sản riêng, nhưng hoa lợi đó có được dùng để đáp ứng nhu cầu cấp thiết của gia đình hay không sẽ là căn cứ để xem xét bạn có vi phạm nghĩa vụ trong hôn nhân không hoặc công sức tạo lập trong hôn nhân của bạn là nhiều hơn vợ bạn

    Nếu cơ sở kinh doanh có trong thời kì hôn nhân, cơ sở kinh doanh đó được xem là tài sản chung của 2 vợ chồng trừ khi cơ sở kinh doanh đó là tài sản bạn được thừa kế từ cha mẹ, hoặc tặng cho riêng bạn.

    Về vàng, bạn nên cung cấp cụ thể hơn nguồn gốc vàng đó từ đâu, được 2 nhà tặng cho riêng bạn hoặc vợ bạn hay là vàng có được trong thời kì hôn nhân.

    Công ty Luật TNHH CILAW

    11B Nguyễn Bỉnh Khiêm, Bến Nghé, Quận 1, Tp. HCM

    0869.008.039 - 097.446.1998 - 090.676.9397

    website: http://cilaw.vn/

     
    Báo quản trị |  

Tư vấn của Luật sư có tính chất tham khảo, bạn có thể liên hệ trực tiếp với Luật sư theo thông tin sau:

CÔNG TY LUẬT MINH LONG VÀ CỘNG SỰ

Website: Luatminhlong.com

Địa chỉ : Số 115, ngõ 562, Đường Láng, Láng Hạ, Đống Đa, Hà Nội

Điện thoại: 04 62 54 56 58 - Fax: 04 62 75 54 95 Hotline: 0914 66 86 85

Email: info@luatminhlong.com hoặc luatminhlong@gmail.com