Chia tài sản chung trong trường hợp hết thời hiệu khởi kiện về thừa kế

Chủ đề   RSS   
  • #230170 30/11/2012

    tamhd13

    Sơ sinh

    Hải Dương, Việt Nam
    Tham gia:30/10/2012
    Tổng số bài viết (11)
    Số điểm: 130
    Cảm ơn: 4
    Được cảm ơn 1 lần


    Chia tài sản chung trong trường hợp hết thời hiệu khởi kiện về thừa kế

    Thưa Danluat!

    Chia tài sản chung trong trường hợp hết thời hiệu khởi kiện về thừa kế.

    Tôi đang cần những văn bản quy định về vấn đề này, mong Danluat chỉ giáo cho tôi!

     
    54278 | Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn tamhd13 vì bài viết hữu ích
    phandung5192 (02/12/2016)

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

2 Trang 12>
Thảo luận
  • #230179   30/11/2012

    lawcao
    lawcao

    Male
    Chồi

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:22/07/2010
    Tổng số bài viết (65)
    Số điểm: 1058
    Cảm ơn: 15
    Được cảm ơn 63 lần


    Bạn có thể tham khảo trưởng hợp trả lời này của chúng tôi:



    Hỏi: Cha, mẹ chúng tôi mất năm 1995, để lại ngôi nhà trên thửa đất 200m2 trong đó 100m2 làm phòng cho thuê. Cha, mẹ tôi có hai người con là tôi và anh trai tôi cùng ở chung ngôi nhà do cha mẹ để lại từ trước đến nay. Nay tôi đã có gia đình, không có chổ ở, muốn chia di sản của cha mẹ để lại. Tuy nhiên tôi có tìm hiểu thì nếu cha, mẹ tôi chết hơn mười năm rồi thì không được yêu cầu chia di sản thừa kế nữa có đúng không?  (Trần Công Hoàng, Hương Trà, Thừa Thiên Huế)

     

    Đáp: Cha, mẹ bạn mất năm 1995, nay đã là năm 2012 nên theo quy định tại Điều 645 Bộ luật dân sự năm 2005 thì thời hiệu để bạn khởi kiện yêu cầu chia di sản thừa kế đã hết do đã quá mười năm. Tuy nhiên, Theo mục 2.4 Mục I Nghị quyết số02/2004/NQ-HĐTP ngày 10/8/2004 của Tòa án nhân dân tối cao hướng dẫn việc không áp dụng thời hiệu khởi kiện về quyền thừa kế thì có những trường hợp cụ thể không áp dụng thời hiệu khởi kiện về quyền thừa kế, cụ thể như sau:

     

    a. Trường hợp trong thời hạn mười năm, kể từ thời điểm mở thừa kế mà các đồng thừa kế không có tranh chấp về quyền thừa kế và có văn bản cùng xác nhận là đồng thừa kế hoặc sau khi kết thúc thời hạn mười năm mà các đồng thừa kế không có tranh chấp về hàng thừa kế và đều thừa nhận di sản do người chết để lại chưa chia thì di sản đó chuyển thành tài sản chung của các thừa kế.

     

    Khi có tranh chấp và yêu cầu Toà án giải quyết thì không áp dụng thời hiệu khởi kiện về quyền thừa kế, mà áp dụng các quy định của pháp luật về chia tài sản chung để giải quyết và cần phân biệt như sau: “a.1. Trường hợp có di chúc mà các đồng thừa kế không có tranh chấp và thoả thuận việc chia tài sản sẽ được thực hiện theo di chúc khi có nhu cầu chia tài sản, thì việc chia tài sản chung đó được thực hiện theo di chúc. a.2. Trường hợp không có di chúc mà các đồng thừa kế thảo thuận về phần mỗi người được hưởng khi có nhu cầu chia tài sản, thì việc chia tài sản chung đó được thực hiện theo thoả thuận của họ. a.3. Trường hợp không có di chúc và các đồng thừa kế không có thoả thuận về phần mỗi người được hưởng khi có nhu cầu chia tài sản, thì việc chia tài sản chung đó được thực hiện theo quy định của pháp luật về chia tài sản chung. b. Trường hợp người chết để lại di sản cho các thừa kế nhưng các thừa kế không trực tiếp quản lý, sử dụng mà di sản đó đang do người khác chiếm hữu bất hợp pháp hoặc thuê, mượn, quản lý theo uỷ quyền... thì các thừa kế có quyền khởi kiện người khác đó để đòi lại di sản.”

     

    Như vậy, trong trường hợp này nếu bạn muốn yêu cầu được chia tài sản chung mà cha, mẹ bạn để lại cho hai anh em bạn thì bạn có thể làm đơn yêu cầu Tòa án nhân dân cấp huyện nơi có tài sản là nhà và đất nói trên để yêu cầu chia tài sản chung. Trường hợp này không áp dụng thời hiệu về thừa kế là mười năm theo Điều 645 Bộ luật dân sự 2005.

    Luật sư Lê Cao - Công ty Luật hợp danh FDVN,

    193 Nguyễn Tri Phương, Đà Nẵng,

    www.fdvn.vn ĐT: 05113. 890 568

    ..................................................Chơi với phù phiếm!......................

     
    Báo quản trị |  
    2 thành viên cảm ơn lawcao vì bài viết hữu ích
    tamhd13 (30/11/2012) invalid5419941513 (30/11/2012)
  • #428758   22/06/2016

    duongxu
    duongxu

    Female
    Sơ sinh

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:18/11/2015
    Tổng số bài viết (3)
    Số điểm: 60
    Cảm ơn: 1
    Được cảm ơn 0 lần


    vậy việc chia tài sản chung được tiến hành như nào và luật cụ thể áp dụng?

    nothing is impossible

     
    Báo quản trị |  
  • #437532   04/10/2016

    hungmaiusa
    hungmaiusa
    Top 10
    Cao Đẳng

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:22/06/2013
    Tổng số bài viết (4119)
    Số điểm: 30115
    Cảm ơn: 963
    Được cảm ơn 1985 lần


    duongxu viết:

    vậy việc chia tài sản chung được tiến hành như nào và luật cụ thể áp dụng?

    Chào bạn nguyenkhanhchinh.

    Ý kiến tôi với bạn TranTamDuc là liên quan đến câu hỏi khác (trên) trong chủ đề; câu hỏi của bạn  từ năm 2012 là đã được trả lời từ lâu.

     

     
    Báo quản trị |  
  • #428866   23/06/2016

    TranTamDuc.1973
    TranTamDuc.1973
    Top 50
    Male
    Lớp 8

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:26/03/2016
    Tổng số bài viết (1355)
    Số điểm: 10622
    Cảm ơn: 178
    Được cảm ơn 1122 lần
    Moderator

    Muốn nộp đơn yêu cầu Tòa án chia tài sản chung theo Tiểu mục 2.4 Mục I Nghị quyết 02/2004/NQ-HĐTP thì phải có 1 trong 2 điều kiện :

    1/- "Các đồng thừa kế không có tranh chấp về quyền thừa kế và có văn bản cùng xác nhận là đồng thừa kế", hiểu là tất cả các đồng thừa kế phải cùng ký tên đồng ý vào Văn bản cùng xác nhận tất cả là đồng thừa kế và không có ai tranh chấp về quyền thừa kế. Ví dụ ông A mất năm 2003 để lại di sản là thửa đất 1000m2, hàng thừa kế thứ 1 của ông A hiện còn vợ và 3 đứa con, vậy vợ và 3 đứa con phải lập 1 Văn bản cùng xác nhận 4 người là đồng thừa kế và không có ai tranh chấp gì về quyền thừa kế thì mới nộp đơn yêu cầu Tòa án giải quyết được.

    2/- "Các đồng thừa kế không có tranh chấp về hàng thừa kế và đều thừa nhận di sản do người chết để lại chưa chia", hiểu là, vẫn ví dụ nêu trên thì vợ cùng 3 người con phải cùng ký tên vào 1 Văn bản thừa nhận thửa đất 1000m2 của ông A để lại chưa được chia và không có ai tranh chấp về hàng thừa kế thì mới nộp đơn yêu cầu Tòa án giải quyết được.

     

    VĂN PHÒNG LUẬT SƯ QUANG THƯỢNG - 0907 829 557

    231/3A đường Chiến Lược, KP 18, Phường Bình Trị Đông, Quận Bình Tân, TPHCM

     
    Báo quản trị |  
  • #428954   24/06/2016

    hungmaiusa
    hungmaiusa
    Top 10
    Cao Đẳng

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:22/06/2013
    Tổng số bài viết (4119)
    Số điểm: 30115
    Cảm ơn: 963
    Được cảm ơn 1985 lần


    Chào bạn TranTamDuc.1973

    Câu hỏi của bạn duongxu chỉ liên quan đến chia tài sản chung chứ không hỏi gì đến tài sản thừa kế hết thời hiệu.

     

     
    Báo quản trị |  
  • #428988   24/06/2016

    TranTamDuc.1973
    TranTamDuc.1973
    Top 50
    Male
    Lớp 8

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:26/03/2016
    Tổng số bài viết (1355)
    Số điểm: 10622
    Cảm ơn: 178
    Được cảm ơn 1122 lần
    Moderator

    Gởi bạn maihungusa,

    Nguyên văn câu hỏi : "Chia tài sản chung trong trường hợp hết thời hiệu khởi kiện về thừa kế." do đó việc hiểu bạn duongxu muốn hỏi trong trường hợp hết thời hiệu khởi kiện về thừa kế, tức khi di sản chuyển hóa thành tài sản chung chưa chia thì cách chia tài sản chung đó như thế nào là hoàn toàn chính xác, đúng tinh thần của qui phạm pháp luật. Xin lập lại, tài sản chung trong trường hợp này là do di sản chuyển hóa thành sau khi đã hết thời hiệu khởi kiện yêu cầu về thừa kế như qui định của Nghị quyết 02/2004/NQ-HĐTP mà tôi và bạn lawcao đã viện dẫn.

    VĂN PHÒNG LUẬT SƯ QUANG THƯỢNG - 0907 829 557

    231/3A đường Chiến Lược, KP 18, Phường Bình Trị Đông, Quận Bình Tân, TPHCM

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn TranTamDuc.1973 vì bài viết hữu ích
    HaiVIB (27/06/2016)
  • #429016   24/06/2016

    hungmaiusa
    hungmaiusa
    Top 10
    Cao Đẳng

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:22/06/2013
    Tổng số bài viết (4119)
    Số điểm: 30115
    Cảm ơn: 963
    Được cảm ơn 1985 lần


    Chào bạn TranTamDuc.1973.

    Tôi chỉ góp ý để giúp bạn tiến bộ khi hoạt động trong ngành luật chứ không có ý gì khác. Nếu bạn không thích thì cứ nói tôi sẽ nhờ Ban Quản Trị xóa bài trên.

    Trân trọng.

     

     
    Báo quản trị |  
  • #429087   25/06/2016

    TranTamDuc.1973
    TranTamDuc.1973
    Top 50
    Male
    Lớp 8

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:26/03/2016
    Tổng số bài viết (1355)
    Số điểm: 10622
    Cảm ơn: 178
    Được cảm ơn 1122 lần
    Moderator

    Bạn maihungusa có nhã ý tốt và tôi rất thích nhã ý đó của bạn nên bạn đừng nhờ BQT xóa bài. Tuy nhiên, tôi chưa thể gởi lời cảm ơn bạn, bởi trong trường hợp này, theo Luật thì tôi đúng, còn bạn rất tiếc là không hiểu sao lại không hiểu được câu hỏi của chủ topic. Mong tiếp tục nhận được sự góp ý của bạn để tôi tiến bộ khi hoạt động trong ngành Luật.

    Trân trọng.

    VĂN PHÒNG LUẬT SƯ QUANG THƯỢNG - 0907 829 557

    231/3A đường Chiến Lược, KP 18, Phường Bình Trị Đông, Quận Bình Tân, TPHCM

     
    Báo quản trị |  
  • #437111   29/09/2016

    cháu cũng có câu hỏi giống duongxu đó là "chia tài sản chung như thế nào theo quy định của pháp luật", cụ thể đó là trong trường hợp sau ạ:

    "Trường hợp không có di chúc và các đồng thừa kế không có thoả thuận về phần mỗi người được hưởng khi có nhu cầu chia tài sản, thì việc chia tài sản chung đó được thực hiện theo quy định của pháp luật về chia tài sản chung"

    cháu cũng có câu hỏi giống duongxu đó là " chia tài sản chung như thế nào theo quy định của pháp luật", cụ thể đó là trong trường hợp sau ạ:

    "Trường hợp không có di chúc và các đồng thừa kế không có thoả thuận về phần mỗi người được hưởng khi có nhu cầu chia tài sản, thì việc chia tài sản chung đó được thực hiện theo quy định của pháp luật về chia tài sản chung"

    Cập nhật bởi thao174_hp ngày 29/09/2016 09:50:22 SA
     
    Báo quản trị |  
  • #437286   30/09/2016

    hungmaiusa
    hungmaiusa
    Top 10
    Cao Đẳng

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:22/06/2013
    Tổng số bài viết (4119)
    Số điểm: 30115
    Cảm ơn: 963
    Được cảm ơn 1985 lần


    thao174_hp viết:

    cháu cũng có câu hỏi giống duongxu đó là "chia tài sản chung như thế nào theo quy định của pháp luật", cụ thể đó là trong trường hợp sau ạ:

    "Trường hợp không có di chúc và các đồng thừa kế không có thoả thuận về phần mỗi người được hưởng khi có nhu cầu chia tài sản, thì việc chia tài sản chung đó được thực hiện theo quy định của pháp luật về chia tài sản chung"

    cháu cũng có câu hỏi giống duongxu đó là " chia tài sản chung như thế nào theo quy định của pháp luật", cụ thể đó là trong trường hợp sau ạ:

    "Trường hợp không có di chúc và các đồng thừa kế không có thoả thuận về phần mỗi người được hưởng khi có nhu cầu chia tài sản, thì việc chia tài sản chung đó được thực hiện theo quy định của pháp luật về chia tài sản chung"

    Chào bạn.

    Theo quy định của bộ luật dân sự 2005:

    Điều 214. Sở hữu chung

    Sở hữu chung là sở hữu của nhiều chủ sở hữu đối với tài sản.

    Sở hữu chung bao gồm sở hữu chung theo phần và sở hữu chung hợp nhất.

    Tài sản thuộc hình thức sở hữu chung là tài sản chung.

    Như vậy nếu "không có thoả thuận về phần mỗi người được hưởng" thì đó là tài sản chung hợp nhất.

    Theo quy định của bộ luật dân sự 2005:

    Điều 217. Sở hữu chung hợp nhất

    2. Các chủ sở hữu chung hợp nhất có quyền, nghĩa vụ ngang nhau đối với tài sản thuộc sở hữu chung.

    Chia đều.

     
    Báo quản trị |  
  • #437508   04/10/2016

    nguyenkhanhchinh
    nguyenkhanhchinh
    Top 10
    Male
    Dân Luật bậc 1

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:12/09/2011
    Tổng số bài viết (6840)
    Số điểm: 79446
    Cảm ơn: 1955
    Được cảm ơn 3777 lần


    Câu hỏi của các bạn nó phức tạp hơn cách giải quyết của bác hungmaiusa trên thực tế.

    Việc hướng dẫn như bác TranTamDuc là tương đối sát với câu hỏi, nhưng chưa giải thích được việc "nếu không có văn bản thỏa thuận đồng thừa kế" thì phải làm sao?

    Chỉ cần các bạn đọc kỹ điểm a (đoạn đầu) và tiểu điểm a.3 sẽ rõ. Chưa nói đến việc giải quyết thế nào, riêng việc tòa án có thụ lý giải quyết hay không là cả một vấn đề. 

    0917 313 339

     
    Báo quản trị |  
  • #437539   04/10/2016

    TranTamDuc.1973
    TranTamDuc.1973
    Top 50
    Male
    Lớp 8

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:26/03/2016
    Tổng số bài viết (1355)
    Số điểm: 10622
    Cảm ơn: 178
    Được cảm ơn 1122 lần
    Moderator

    Chào các bạn,

    Bài trước tôi đã tư vấn rõ là muốn được tòa thụ lý giải quyết thì phải có 1 trong 2 điều kiện Luật định tại Tiểu mục 2.4 Mục I Nghị quyết 02/2004/NQ-HĐTP, nghĩa là không đủ điều kiện thì Tòa không thụ lý. Với tình hình thực tế hiện nay, ngay cả những vụ án có đầy đủ căn cứ để khởi kiện mà Tòa còn tìm cách "đẩy ra" thì những vụ án có điều kiện vừa oái oăm, vừa mập mờ này Tòa đâu dễ dàng thụ lý ! Nói thật là cả đời tôi cho tới thời điểm này chỉ mới có 2 hồ sơ khởi kiện yêu cầu chia tài sản chung khi hết thời hiệu yêu cầu thừa kế, trong đó có 1 lần tôi đã thành công trong việc giúp cho các bên hòa giải thành trước khi Tòa đưa vụ án ra xét xử. Tại sao mọi vấn đề quan trọng đều đã thỏa thuận được, chỉ còn mỗi việc phần của ai bao nhiêu mà không tự giải quyết lại phải nhờ Tòa cho tốn hao án phí và phí thi hành án ?

    Chính xác là tôi không muốn công khai vì chưa chắc đã có lợi chứ không phải chưa giải thích được việc "nếu không có văn bản thỏa thuận đồng thừa kế" thì phải làm sao ? nguyenkhanhchinh à !

    Trân trọng.

     

    VĂN PHÒNG LUẬT SƯ QUANG THƯỢNG - 0907 829 557

    231/3A đường Chiến Lược, KP 18, Phường Bình Trị Đông, Quận Bình Tân, TPHCM

     
    Báo quản trị |  
  • #437541   04/10/2016

    TranTamDuc.1973
    TranTamDuc.1973
    Top 50
    Male
    Lớp 8

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:26/03/2016
    Tổng số bài viết (1355)
    Số điểm: 10622
    Cảm ơn: 178
    Được cảm ơn 1122 lần
    Moderator

    Chào bạn hungmaiusa,

    Không phải tài sản chung hợp nhất thì luôn được chia đều đâu bạn ạ. Điển hình của tài sản chung hợp nhất là tài sản chung của vợ chồng, tại khoản 2 điều 59 Luật hôn nhân - gia đình hiện hành qui định nguyên tắc chia tài sản chung của vợ chồng khi ly hôn là chia đôi nhưng có tính đến nhiều yếu tố như hoàn cảnh gia đình, công sức đóng góp, lỗi... của từng bên, ví dụ chồng hoặc vợ có lỗi ngoại tình dẫn tới ly hôn thì có thể không được chia đều hay vợ chứng minh được sự đóng góp của mình nhiều hơn cho khối tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân thì có thể sẽ được chia nhiều hơn..v..v....

    Trân trọng.

    VĂN PHÒNG LUẬT SƯ QUANG THƯỢNG - 0907 829 557

    231/3A đường Chiến Lược, KP 18, Phường Bình Trị Đông, Quận Bình Tân, TPHCM

     
    Báo quản trị |  
  • #437611   04/10/2016

    hungmaiusa
    hungmaiusa
    Top 10
    Cao Đẳng

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:22/06/2013
    Tổng số bài viết (4119)
    Số điểm: 30115
    Cảm ơn: 963
    Được cảm ơn 1985 lần


     

    TranTamDuc.1973 viết:

     

    Chào bạn hungmaiusa,

    Không phải tài sản chung hợp nhất thì luôn được chia đều đâu bạn ạ. Điển hình của tài sản chung hợp nhất là tài sản chung của vợ chồng, tại khoản 2 điều 59 Luật hôn nhân - gia đình hiện hành qui định nguyên tắc chia tài sản chung của vợ chồng khi ly hôn là chia đôi nhưng có tính đến nhiều yếu tố như hoàn cảnh gia đình, công sức đóng góp, lỗi... của từng bên, ví dụ chồng hoặc vợ có lỗi ngoại tình dẫn tới ly hôn thì có thể không được chia đều hay vợ chứng minh được sự đóng góp của mình nhiều hơn cho khối tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân thì có thể sẽ được chia nhiều hơn..v..v....

    Trân trọng.

     

     

    Chào bạn TranTamDuc.1973.

    Ý kiến bạn là chính xác, tuy nhiên Câu hỏi của bạn thao174_hp 

    "cụ thể đó là trong trường hợp sau ạ:

    "Trường hợp không có di chúc và các đồng thừa kế không có thoả thuận về phần mỗi người được hưởng khi có nhu cầu chia tài sản, thì việc chia tài sản chung đó được thực hiện theo quy định của pháp luật về chia tài sản chung"

    Là chỉ liên quan đến vấn đề tài sản chung của các đồng thừa kế nên tôi không thể viện dẫn thêm luật HNGĐ.

    Trong thực tế xét xử thì người quản lý di sản có thể được chia nhiều hơn, nhưng viết sâu như vậy khá rối và phải viện dẫn thêm nghị quyết của HĐTP.

     

    Cập nhật bởi hungmaiusa ngày 04/10/2016 07:00:05 CH
     
    Báo quản trị |  
  • #437666   05/10/2016

    hungmaiusa
    hungmaiusa
    Top 10
    Cao Đẳng

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:22/06/2013
    Tổng số bài viết (4119)
    Số điểm: 30115
    Cảm ơn: 963
    Được cảm ơn 1985 lần


     

    TranTamDuc.1973 viết:

     

    Chào bạn hungmaiusa,

    Không phải tài sản chung hợp nhất thì luôn được chia đều đâu bạn ạ. Điển hình của tài sản chung hợp nhất là tài sản chung của vợ chồng, tại khoản 2 điều 59 Luật hôn nhân - gia đình hiện hành qui định nguyên tắc chia tài sản chung của vợ chồng khi ly hôn là chia đôi nhưng có tính đến nhiều yếu tố như hoàn cảnh gia đình, công sức đóng góp, lỗi... của từng bên, ví dụ chồng hoặc vợ có lỗi ngoại tình dẫn tới ly hôn thì có thể không được chia đều hay vợ chứng minh được sự đóng góp của mình nhiều hơn cho khối tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân thì có thể sẽ được chia nhiều hơn..v..v....

    Trân trọng.

     

     

    Chào bạn.

    Theo câu hỏi:

    "Trường hợp không có di chúc và các đồng thừa kế không có thoả thuận về phần mỗi người được hưởng khi có nhu cầu chia tài sản, thì việc chia tài sản chung đó được thực hiện theo quy định của pháp luật về chia tài sản chung"

    Như vậy, quan hệ tranh chấp này "tranh chấp tài sản chung" từ di sản được phân chia theo pháp luật (không có di chúc), các đồng thừa kế theo pháp luật là các hàng thừa kế. Những người trong hàng thừa kế theo pháp luật không thể có "vợ chồng" (dâu hoặc rể) cùng là đồng thừa kế.

    Do đó, luật nội dung áp dụng là luật dân sự. luật nhà ở, luật đất đai...

    Viêc bạn viện dẫn luật hôn nhân gia đình vào quan hệ pháp luật này là "lấy râu ông nọ, cấm càm bà kia" :-O

    Cập nhật bởi hungmaiusa ngày 05/10/2016 10:50:03 SA
     
    Báo quản trị |  
  • #437622   04/10/2016

    TranTamDuc.1973
    TranTamDuc.1973
    Top 50
    Male
    Lớp 8

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:26/03/2016
    Tổng số bài viết (1355)
    Số điểm: 10622
    Cảm ơn: 178
    Được cảm ơn 1122 lần
    Moderator

    Bạn hungmaiusa,

    Về nguyên tắc, hễ bạn khẳng định sở hữu chung hợp nhất là phải chia đều mà tôi hoặc bất kỳ bạn nào khác đưa ra được chỉ 1 trường hợp sở hữu chung hợp nhất nhưng Luật qui định không chia đều là đã đủ để chứng minh quan điểm của bạn sai.

    Tôi chỉ có ý kiến đối với quan điểm sở hữu chung hợp nhất phải chia đều của bạn chứ không trả lời câu hỏi của bạn thao174_hp.

    Trân trọng.

    VĂN PHÒNG LUẬT SƯ QUANG THƯỢNG - 0907 829 557

    231/3A đường Chiến Lược, KP 18, Phường Bình Trị Đông, Quận Bình Tân, TPHCM

     
    Báo quản trị |  
  • #437624   04/10/2016

    hungmaiusa
    hungmaiusa
    Top 10
    Cao Đẳng

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:22/06/2013
    Tổng số bài viết (4119)
    Số điểm: 30115
    Cảm ơn: 963
    Được cảm ơn 1985 lần


    Chào bạn.

    Bạn nói đúng: Chỉ một trường hợp sai là sai nhưng là đối một luận điểm chung.

    Trường hợp cụ thể tư vấn cho bạn  thao174_hp thì bạn thử tư vấn lại xem.

    Xem xét vấn đề phải có quan điểm lịch sử, cụ thể mới phù hợp.

     
    Báo quản trị |  
  • #437633   04/10/2016

    TranTamDuc.1973
    TranTamDuc.1973
    Top 50
    Male
    Lớp 8

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:26/03/2016
    Tổng số bài viết (1355)
    Số điểm: 10622
    Cảm ơn: 178
    Được cảm ơn 1122 lần
    Moderator

    Tôi theo trường phái khi tranh luận về Luật thì chỉ xem xét vấn đề tranh luận theo Luật thôi bạn ạ, còn chuyện quan điểm Lịch sử thì khi xây dựng Luật các nhà làm Luật đã xem rồi, mình không xem lại nữa, bởi có xem lại, giả sử không đồng ý thì mình vẫn không thay đổi được Luật hiện hành.

    Giờ khuya rồi, mai tranh thủ giờ nghĩ tôi sẽ trả lời câu hỏi của thao174_hp.

    VĂN PHÒNG LUẬT SƯ QUANG THƯỢNG - 0907 829 557

    231/3A đường Chiến Lược, KP 18, Phường Bình Trị Đông, Quận Bình Tân, TPHCM

     
    Báo quản trị |  
  • #437685   05/10/2016

    TranTamDuc.1973
    TranTamDuc.1973
    Top 50
    Male
    Lớp 8

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:26/03/2016
    Tổng số bài viết (1355)
    Số điểm: 10622
    Cảm ơn: 178
    Được cảm ơn 1122 lần
    Moderator

    Ngày 30/9/2016 bạn có quan điểm cho rằng tài sản chung hợp nhất thì được chia đều, do bạn không nói rõ đó là tài sản chung hợp nhất của ai nên người đọc nói chung và tôi nói riêng bắt buộc chỉ có 1 cách hiểu là bạn nói tất cả các trường hợp có tài sản chung hợp nhất. Trên cơ sở đó tôi viện dẫn Luật hôn nhân - Gia đình để chứng minh trường hợp tài sản chung hợp nhất của vợ chồng thì có thể không được chia đều. Như vậy phản biện của tôi là hoàn toàn chính xác.

    Đọc bài của tôi không khó để hiểu tôi chỉ phản biện quan điểm "cứ tài sản chung hợp nhất thì được chia đều" của bạn, chứ tôi không trả lời câu hỏi của thao174_hp, tôi cũng đã 1 lần lưu ý với bạn về điều đó, đáng tiếc là bạn không hiểu hoặc bạn cố tình "đánh tráo khái niệm" từ việc tôi phản biện quan điểm của bạn thành tôi trả lời cho câu hỏi của thao174_hp để cho rằng tôi "lấy râu ông nọ cắm cằm bà kia".

    Tôi từng góp ý với bạn rằng khi tranh luận phải thật bình tĩnh, nếu không càng tranh luận lại càng sai. Một lần nữa tôi tiếp tục góp ý với bạn về điều đó vì quan điểm ngày 30/9/2016 của bạn còn 1 cái sai mà tôi chưa có thì giờ phản biện.

    VĂN PHÒNG LUẬT SƯ QUANG THƯỢNG - 0907 829 557

    231/3A đường Chiến Lược, KP 18, Phường Bình Trị Đông, Quận Bình Tân, TPHCM

     
    Báo quản trị |  
  • #437747   05/10/2016

    hungmaiusa
    hungmaiusa
    Top 10
    Cao Đẳng

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:22/06/2013
    Tổng số bài viết (4119)
    Số điểm: 30115
    Cảm ơn: 963
    Được cảm ơn 1985 lần


    TranTamDuc.1973 viết:

    Ngày 30/9/2016 bạn có quan điểm cho rằng tài sản chung hợp nhất thì được chia đều, do bạn không nói rõ đó là tài sản chung hợp nhất của ai nên người đọc nói chung và tôi nói riêng bắt buộc chỉ có 1 cách hiểu là bạn nói tất cả các trường hợp có tài sản chung hợp nhất. Trên cơ sở đó tôi viện dẫn Luật hôn nhân - Gia đình để chứng minh trường hợp tài sản chung hợp nhất của vợ chồng thì có thể không được chia đều. Như vậy phản biện của tôi là hoàn toàn chính xác.

    Chào bạn.

    Bài viết ngày 30/9/2016  tôi có quan điểm cho rằng tài sản chung hợp nhất thì được chia đều nhưng phần trên là đã trích dẫn toàn văn câu hỏi của bạn thao174_hp mà qua việc đọc câu hỏi thì sẽ biết tài sản chung đó là di sản do các đồng thừa kế được hưởng theo pháp luật và thời hiệu khởi kiện tranh chấp thừa kế đã hết, không có liên quan gì đ61n tài sản chung của vợ chồng mà phải áp dụng luật HNGĐ.

    Việc bạn cho là "người đọc nói chung và tôi nói riêng bắt buộc chỉ có 1 cách hiểu là bạn nói tất cả các trường hợp có tài sản chung hợp nhất." thì đó không phải là lỗi của tôi vì tôi đang nói đến một tình huống cụ thể.

    Tôi không hề nóng nãy khi thảo luận, đồng thời rất quý và tôn trọng các ý kiến quý giá của bạn, nên hàng loạt bài viết tôi đã nói "Xem xét vấn đề phải có quan điểm lịch sử, cụ thể mới phù hợp." nhưng bạn lại có vẽ xem thường ý kiến của tôi khi cho rằng "Tôi theo trường phái khi tranh luận về Luật thì chỉ xem xét vấn đề tranh luận theo Luật thôi bạn ạ, còn chuyện quan điểm Lịch sử thì khi xây dựng Luật các nhà làm Luật đã xem rồi, mình không xem lại nữa, bởi có xem lại, giả sử không đồng ý thì mình vẫn không thay đổi được Luật hiện hành."  nếu bạn thích thì tôi phải chiều thôi. dù bạn cho mình có quyền phán xét là tôi "càng tranh luận lại càng sai"

     
    Báo quản trị |