Chia di sản thừa kế

Chủ đề   RSS   
  • #76050 30/12/2010

    thienlong13892

    Sơ sinh

    Đồng Tháp, Việt Nam
    Tham gia:30/12/2010
    Tổng số bài viết (1)
    Số điểm: 110
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 0 lần


    Chia di sản thừa kế

    Xin cho em hỏi trường hợp này chia di sản như thế nào, hơi rắc rối đối với em:

    Anh A và chị B kết hôn vào năm 1996,sau đó sinh được 2 cháu là C và D. Trước khi kết hôn với Chị B anh A có mua được căn nhà rộng 26 mét vuông nhưng không nhập vào khối tài sản chung. Tháng 9 năm 2004 anh A bị tai nạn lao động qua đời, Chị B kết hôn với anh E và sinh được cháu F.

    Vợ chồng chị B vẫn sống trong ngôi nhà của anh A để lại. Nhiều lần bố mẹ anh A đến đuổi chị B đi nhưng chị B không chấp nhận vì lí do chưa có nơi ở. Năm 2006 mẹ Anh A khởi kiện đòi chia di sản anh A để lại.

    Vậy trường hơp này mong giúp em phân chia di sản thừa kế. Bởi lẽ em thấy trường hợp này có liên quan đến Nghi định 70/NĐCP ngày 3/10/2001, hơi rắc rối.emoticon

     
    5943 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #76238   31/12/2010

    tinhvan259
    tinhvan259

    Male
    Mầm

    Nghệ An, Việt Nam
    Tham gia:08/11/2010
    Tổng số bài viết (63)
    Số điểm: 885
    Cảm ơn: 1
    Được cảm ơn 4 lần


    trong tình huống này theo mình nghĩ!
    bạn nên xác định những người được thừa kế di sản của anh A là: cha, mẹ A, chị B và hai con là C, D. Vì anh A chết không có di chúc nên chia theo pháp luật. Còn việc chia di sản như thế nào thì còn căn cứ vào tình hình của các bên có quyền hưởng di sản.
     
    Báo quản trị |  
  • #76241   31/12/2010

    maidieuthuyk09
    maidieuthuyk09

    Chồi

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:29/12/2010
    Tổng số bài viết (40)
    Số điểm: 1100
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 1 lần


    Theo mình thì trong tình huống này, di sản sẽ được chia theo pháp luật cho 5 người là: cha, mẹ của anh A, chị B và 2 con. Do chị B chưa tìm được nơi ở mới, nếu thỏa thuận được thì chị phải đưa cho cha mẹ anh A một khoảng tiền đúng với phần họ được nhận thừa kế. Việc này do các bên tự thỏa thuận với nhau.
    Cập nhật bởi BachThanhDC ngày 31/12/2010 10:45:20 AM

    Những công việc ở ngày trước mặt ta phải coi là quan trọng nhất, và đừng bận tâm tới những công việc còn mờ mờ từ xa

    Cuộc sống là không chờ đợi!

     
    Báo quản trị |  
  • #76455   01/01/2011

    liemluat_hue
    liemluat_hue

    Sơ sinh

    Thừa Thiên Huế, Việt Nam
    Tham gia:28/12/2010
    Tổng số bài viết (51)
    Số điểm: 450
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 0 lần


    Trong tình huống trên, ngôi nhà thuộc sở hữu của A trước khi quan hệ hôn nhân giữa A và B được xác lập và nó cũng không được sát nhập vào khối tài sản chung của A và B trong thời kỳ hôn nhân nên nó thuộc sở hữu riêng của A. Do trước khi chết A không để lại di chúc nên ngôi nhà được chia theo pháp luật (trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác).

    Áp dụng điểm a, K1, D 676 - BLDS, những người sau đây được hưởng thừa kế, gồm: Vợ (B), hai con( C và D), bố mẹ của A. Ngôi nhà được chia làm 5 phần, mỗi người được hưởng một phần bằng nhau.
     
    Tuy nhiên, trong tình huống trên cần thẩm định được giá trị của ngôi nhà thì mới chia được.
    Cập nhật bởi liemluat_hue ngày 01/01/2011 01:00:30 AM Cập nhật bởi liemluat_hue ngày 01/01/2011 12:56:32 AM Cập nhật bởi liemluat_hue ngày 01/01/2011 12:54:50 AM Cập nhật bởi liemluat_hue ngày 01/01/2011 12:52:04 AM

    Cái gì không mua được bằng tiền sẽ mua được bằng rất nhiều tiền!

    mail: nguyenliemluat@gmail.com

    phone: 0935605790

    Faculty of Law - Hue University

     
    Báo quản trị |  
  • #76488   01/01/2011

    QuyetQuyen945
    QuyetQuyen945
    Top 50
    Male
    Lớp 11

    Quảng Trị, Việt Nam
    Tham gia:28/10/2010
    Tổng số bài viết (1229)
    Số điểm: 15298
    Cảm ơn: 371
    Được cảm ơn 490 lần


    Chào cả nhà!
    @tinhvan259 &maidieuthuyk09 mình học luật nên không nên sài cụm từ " theo mình nghĩ" QQ thấy không hợp cho lắm, người ta bảo là "nói có sách mách có chứng" mà, dân luật là phải rõ ràng dứt khoát chứ(trừ những trường hợp pháp luật có quy định khác)

    @liemluat_hue
    Bạn có vẻ tự tin trong tình huống này đây lần đầu tiên bạn đưa ra căn cứ để giải quyết tình huống
    QQ rất hoan nghên 
    Nhưng căn cứ của bạn áp dụng là không chín xác rồi bạn có để ý dữ kiện  Tháng 9 năm 2004 anh A bị tai nạn lao động qua đời không? như vậy luật áp dụng phải là BLDS 1995 chứ không phải BLDS 2005 đâu

    Như thế phải là điều luật này mới chính xác nè

    Điều 679. Người thừa kế theo pháp luật

    1- Những người thừa kế theo pháp luật được quy định theo thứ tự sau đây:

    a) Hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết;

    b) Hàng thừa kế thứ hai gồm: ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị ruột, em ruột của người chết;

    c) Hàng thừa kế thứ ba gồm: cụ nội, cụ ngoại của người chết; bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột.

    2- Những người thừa kế cùng hàng được hưởng phần di sản bằng nhau.

    3- Những người ở hàng thừa kế sau chỉ được hưởng thừa kế, nếu không còn ai ở hàng thừa kế trước do đã chết, không có quyền hưởng di sản, bị truất quyền hưởng thừa kế hoặc từ chối nhận di sản.



    @thienlong13892 tình huống này không phải liên quan đến nghị định số 70/2001/ND-CP đâu mà có liên quan đến điều 31 luật HNGD và nghị quyết số 02 về vấn đề hạn chế phân chia di sản,

    khoản 3 Điều 31  quy định:

    "Trong trường hợp yêu cầu chia tài sản thừa kế mà việc chia di sản ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống của bên vợ hoặc chồng còn sống và gia đình thì bên còn sống có quyền yêu cầu Toà án xác định phần di sản mà những người thừa kế được hưởng nhưng chưa cho chia di sản trong một thời hạn nhất định; nếu hết thời hạn do Toà án xác định hoặc bên còn sống đã kết hôn với người khác thì những người thừa kế khác có quyền yêu cầu Toà án cho chia di sản thừa kế".

    Theo quy định tại khoản 4 điểm c nghị quyết 02 thì

    c. Toà án thụ lý yêu cầu chia di sản thừa kế đối với trường hợp được nêu tại điểm a mục 4 này khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:

    c.1. Hết thời hạn do Toà án xác định;

    c.2. Bên còn sống đã kết hôn với người khác

    Như vậy là trong tình huống trên mẹ anh A yêu cầu Tòa chia thừa kế là có căn cứ vì ta dựa vào dữ kiện Chị B kết hôn với anh E và sinh được cháu F. (lưu ý việc kết hôn này phải là kết hôn hợp pháp)


    Và việc chia di sản thì chắc bạn đã chia được rồi chứ?

    Hi vọng #4f81bd;">thienlong13892 sẻ hài lòng

    thân@

     
    Báo quản trị |  
  • #76514   01/01/2011

    tinhvan259
    tinhvan259

    Male
    Mầm

    Nghệ An, Việt Nam
    Tham gia:08/11/2010
    Tổng số bài viết (63)
    Số điểm: 885
    Cảm ơn: 1
    Được cảm ơn 4 lần


    Cảm ơn QQ945, điều đó, không phải mình không biết nhưng mỗi vân đề đều có nhiều góc cạnh, ở mỗi góc nhìn khác nhau, mỗi người khác nhau thì sẽ đưa ra một quan điểm khác nhau. Đó là quan điểm của cá nhân mình thi mình hay maidieuthuy09 nên dùng như vậy. Hỏi bạn thế thì tại sao cùng một vụ việc mà Tòa án cấp này thì xử thế này, còn Tòa án cấp kia thì xử khác? rồi tại sao một ĐBQH, người trong cơ quan lập pháp mà có thể nói là luật dân sự xử sao cũng được....?
     
    Báo quản trị |  
  • #76523   01/01/2011

    QuyetQuyen945
    QuyetQuyen945
    Top 50
    Male
    Lớp 11

    Quảng Trị, Việt Nam
    Tham gia:28/10/2010
    Tổng số bài viết (1229)
    Số điểm: 15298
    Cảm ơn: 371
    Được cảm ơn 490 lần


    Chào bạn Tinhvan259

    Mình đâu có khắt khe cái vấn đề đó đâu, mình vẫn mở ngoặc là trừ trường hợp pháp luật có quy định khác cơ mà.  Theo mình cái gì pháp luật đã quy định rõ thì chúng ta nên dùng cụm từ "theo quy định của luât..điều..khoản..điểm.. như thế sẻ thuyết phục được người khác hơn, còn trong trường hợp nào mà những quy định của luật tạo cho chúng ta những cách hiểu khác nhau thì mới hãy dùng đến cụm từ"theo mình nghĩ" vì điều đó là không chắc chắn...

    Còn bạn hỏi tại sao cùng một vụ việc mà Tòa án cấp này thì xử thế này, còn Tòa án cấp kia thì xử khác?

    QQ xin trả lời bạn rằng, có rất nhiều nguyên nhân khách quan có chủ quan có, ví như là chứng cứ của vụ án, thông tin, tác động của tình và tiền hay cũng có thể là do cách hiểu luật khác nhau của Tòa án 2 cấp...

    Còn mình xin đính chính lại câu nói của một vị ĐBQH, câu nói của vị này là "có một số vụ án dân sự muốn xử sao cũng được", mình đồng ý với câu nói này, bởi lẻ rằng có nhiều tình huống dân sự rất éo le, cùng với những quy định của pháp luật dân sự nước ta đang còn lỏng thì các vị Thẩm phán có quyền phát xét A đúng hoặc B  đúng...

    Chính vì thế đòi hỏi những người nghiên cứu về luật như chúng ta cần phải tìm ra những cái đó để hoàn thiện nó có như vậy thì pháp luật mới thật sự có nhiều ý nghĩa trong cuộc sống.

    Thân@
     
    Báo quản trị |  
  • #76533   01/01/2011

    liemluat_hue
    liemluat_hue

    Sơ sinh

    Thừa Thiên Huế, Việt Nam
    Tham gia:28/12/2010
    Tổng số bài viết (51)
    Số điểm: 450
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 0 lần


    Rất chuẩn. Không có ý kiến gì thêm.
    Cập nhật bởi liemluat_hue ngày 01/01/2011 11:31:25 AM

    Cái gì không mua được bằng tiền sẽ mua được bằng rất nhiều tiền!

    mail: nguyenliemluat@gmail.com

    phone: 0935605790

    Faculty of Law - Hue University

     
    Báo quản trị |