Chi phí khấu hao TSCĐ:Sự khác biệt giữa quy định của thuế và kế toán.

Chủ đề   RSS   
  • #87241 09/03/2011

    tranthibichvan_tax06
    Top 25
    Female
    Dân Luật bậc 1

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:31/08/2010
    Tổng số bài viết (3405)
    Số điểm: 82389
    Cảm ơn: 1341
    Được cảm ơn 2744 lần


    Chi phí khấu hao TSCĐ:Sự khác biệt giữa quy định của thuế và kế toán.

    #00b0f0; font-family: arial;">Chi phí khấu hao TSCĐ:Sự khác biệt giữa quy định của thuế và kế toán.

    Mặc dù chi phí khấu hao TSCĐ là một trong những yếu tố quan trọng cấu thành nên chi phí của DN, nhưng sự khác biệt giữa kế toán và thuế đang khiến cho các DN lung túng trong vấn đề ghi nhận chi phí khấu hao TSCĐ.

    Chi phí khấu hao TSCĐ không sử dụng cho hoạt động SXKD hàng hóa, dịch vụ.


    Theo chuẩn mực và chế độ kế toán hiện hành, mọi TSCĐ hiện có của DN có liên quan đến hoạt động sản xuất, kinh doanh (gồm cả tài sản chưa dùng, không cần dùng, chờ thanh lý) đều phải trích khấu hao theo quy định hiện hành. Khấu hao TSCĐ dùng trong sản xuất, kinh doanh trong kỳ; khấu hao TSCĐ chưa dùng, không cần dùng, chờ thanh lý hạch toán vào chi phí khác.


    Theo quy định của thuế, tại Khoản 2, Điều 9, Phần C, Thông tư số 203/2009TT-BTC ngày 20/10/2009 của Bộ Tài chính về hướng dẫn chế độ quản lý, sử dụng và trích khấu hao TSCĐ, "2. Các khoản chi phí khấu hao TSCĐ quy định tại Điểm 2.2, Mục IV, Phần C Thông tư số 130/2008/TT-BTC ngày 26/12/2008 của Bộ Tài chính hướng dẫn thi hành một số điều Luật thuế thu nhập doanh nghiệp số 14/2008/QH12 và hướng dẫn thi hành Nghị định số 124/2008/NĐ-CP ngày 11/12/2008 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều Luật thuế thu nhập doanh nghiệp thì không được tính vào chi phí hợp lý khi tính thuế thu nhập doanh nghiệp."


    Tại điểm 2.2, Mục IV, Phần C- Thông tư số 130/2008/TT-BTC ngày 26/12/2008 của Bộ Tài chính hướng dẫn các khoản chi khấu hao TSCĐ không được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế như sau:


    "2.2. Chi khấu hao TSCĐ thuộc một trong các trường hợp sau:


    a) Chi khấu hao đối với TSCĐ không sử dụng cho hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ.


    Riêng TSCĐ phục vụ cho người lao động làm việc tại DN như: nhà nghỉ giữa ca, nhà ăn giữa ca, nhà thay quần áo, nhà vệ sinh, bể chứa nước sạch, nhà để xe, phòng hoặc trạm y tế để khám chữa bệnh, xe đưa đón người lao động, cơ sở đào tạo, dạy nghề, nhà ở cho người lao động do DN đầu tư xây dựng được trích khấu hao tính vào chi phí được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế."


    Chi phí KH TSCĐ chưa đứng tên sở hữu của DN.


    Theo quy định của thuế, Phần C, Mục IV Thông tư 130, điểm b): Chi phí khấu hao đối với TSCĐ không có giấy tờ chứng minh được thuộc quyền sở hữu của DN (trừ TSCĐ thuê mua tài chính) thì không được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế.


    Theo chuẩn mực và chế độ kế toán hiện hành, chi phí khấu hao đối với TSCĐ không có giấy tờ chứng minh được thuộc quyền sở hữu của DN trong một số trường hợp cụ thể vẫn được ghi nhận vào chi phí của DN.


    Ví dụ 1: DN X mua căn hộ để làm văn phòng, nhưng vì lý do nào đó chưa chuyển được tên trong sổ đỏ theo tên DN, nghĩa là DN chưa chứng minh được văn phòng làm việc đã mua thuộc quyền sở hữu của mình. Theo quy định của thuế, chi phí khấu hao văn phòng làm việc đó sẽ không được tính vào chi phí hợp lý của DN. Nhưng trên thực tế, rõ ràng, văn phòng làm việc là thuộc quyền sở hữu của DN, nên theo quy định của kế toán chi phí khấu hao, văn phòng làm việc vẫn được ghi nhận vào chi phí của DN.


    Chi phí khấu hao TSCĐ là ô tô 9 chỗ ngồi trở xuống ứng với nguyên giá trên 1.6 tỷ và TSCĐ là du thuyền, máy bay.


    Theo quy định của thuế, Phần C, Mục IV, Thông tư 130, Điểm e, phần trích khấu hao tương ứng với phần nguyên giá vượt trên 1.6 tỷ đồng/xe đối với ô tô chờ người từ 9 chỗ ngồi trở xuống mới đăng ký sử dụng và hạch toán trích khấu hao TSCĐ từ ngày 1/1/2009 (trừ ô tô chuyên kinh doanh vận tải hành khách, du lịch và khách sạn); phần trích khấu hao đối với TSCĐ là tàu bay dân dụng và du thuyền không sử dụng cho mục đích kinh doanh vận chuyển hàng hóa, hành khách, khách du lịch.


    Ô tô chở khách từ 9 chỗ ngồi trở xuống chuyên kinh doanh vận tải hành khách, du lịch và khách sạn là các ô tô được đăng ký kinh doanh có đăng ký một trong các ngành nghề: vận tải hành khách, du lịch, kinh doanh khách sạn.


    Tàu bay dân dụng và du thuyền không sử dụng cho mục đích kinh doanh vận chuyển hàng hóa, hành khách, khách du lịch là tàu bay dân dụng, du thuyền của các DN đăng ký và hạch toán trích khấu hao TSCĐ nhưng trong Giấy chứng nhận ĐKKD của DN không đăng ký ngành nghề vận tải hàng hóa, vận tải hành khách, du lịch.


    Theo chuẩn mực và chế độ kế toán hiện hành, chí phí khấu hao TSCĐ là ô tô vẫn được tính vào chi phí sản xuất kinh doanh trong kỳ để xác định chi phí kế toán, dù tài sản ấy có trị giá là 2-3 tỷ hay hơn nữa vẫn tính khấu hao cho đối tượng và bộ phận sử dụng tài sản đó.


    Đồng thời, tàu bay, du thuyền nếu là tài sản hiện có của DN đều phải trích khấu hao và chi phí khấu hao được ghi nhận bình thường.


    Ví dụ 2: Tháng 3/2009, Công ty A mua một chiếc xe 5 chỗ ngồi, trị giá 2,3 tỷ đồng. Thời hạn sử dụng khấu hao TSCĐ do Bộ Tài chính quy định đối với thiết bị phương tiện vận tải đường bộ là 10 năm. Theo đó, mức trích khấu hao trung bình hàng năm là 230 triệu đồng/năm. Tuy nhiên, theo quy định của Luật thuế TNDN và các văn bản hướng dẫn thì nguyên giá làm cơ sở tính trích khấu hao TSCĐ được trừ chỉ là 1.6 tỷ đồng. Như vậy, DN chỉ được trừ chi phí KHTSCĐ là 160 triệu đồng/năm thay vì 230 triệu đồng/năm. Khoản chi phí chênh lệch 70 triệu đồng phải hạch toán vào thu nhập sau thuế TNDN.


    Ví dụ 3: DN B trong năm 2009 có mua 01 chiếc xe ô tô 7 chỗ ngồi giá trị xe là 1,5 tỷ đồng, thuế GTGT là 75 triệu đồng, lệ phí trước bạ và lệ phí đăng ký xe là 100 triệu đồng. Do DN B mua chiếc xe ô tô này bằng tiền mặt mà không thực hiện thanh toán qua ngân hàng nên không được khấu trừ thuế GTGT đầu vào mà thuế GTGT đầu vào được tính vào nguyên giá TSCĐ. Như vậy, tổng nguyên giá TSCĐ của chiếc xe ô tô lúc này sẽ là 1,675 tỷ đồng (1,5 + 0,075 + 0,1). Vậy, DN B chỉ được trích khấu hao TSCĐ vào chi phí khi xác định thu nhập chịu thuế theo nguyên giá của xe với mức khống chế là 1,6 tỷ đồng.


    Trên đây là một số điểm khác nhau trong vấn đề ghi nhận chi phí khấu hao TSCĐ giữa kế toán và thuế. Đây cũng là một trong những vấn đề vướng mắc của các DN hiện nay. Nên chăng, phần chi phí khấu hao TSCĐ được kế toán ghi nhận nhưng không được thuế coi là chi phí hợp lý thì trừ thẳng vào phần lợi nhuận sau thuế thu nhập DN. Như vậy, sẽ giúp cho kế toán vẫn xác định đúng chi phí theo quy định của kế toán, còn lợi nhuận chịu thuế thì vẫn được xác định đúng theo quy định của thuế.


    Hy vọng, Bộ Tài chính và Tổng cục Thuế sẽ xem xét vấn đề này để có những quy định phù hợp giúp cho các DN nói chung và người làm công tác kế toán nói riêng có được sự thuận lợi trong việc hạch toán nói riêng có được sự thuận lợi trong việc hạch toán chi phí, xác định lợi nhuận chịu thuế. Đồng thời, để trách việc kế toán lách luật thuế, trốn thuế đưa thêm các chi phí vào DN để bù đắp những chi phí của kế toán mà không được thuế ghi nhận. Mặt khác, sự thống nhất giữa kế toán và thuế sẽ giúp cho những người quản lý thuế được thuận lợi hơn trong vấn đề thanh tra, quyết toán thuế./.


    (Theo TC Kế toán và Kiểm toán)

    Cung cấp dịch vụ Đào tạo kế toán trưởng, dịch vụ tư vấn thuế, dịch vụ Setup hệ thống kế toán cho DN

    Dịch vụ soát xét hóa đơn, chứng từ, sổ sách trước khi Quyết toán thuế.

    Liên hệ: Ms Vân 0969.790.185/ Zalo: 0969.790.185/ Skype:van_kttc

     
    39532 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #87279   09/03/2011

    Unjustice
    Unjustice
    Top 50
    Lớp 10

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:18/06/2010
    Tổng số bài viết (1336)
    Số điểm: 14997
    Cảm ơn: 152
    Được cảm ơn 1057 lần


    Chào Bích Vân!

    Đọc bài báo trên mình thấy tư tưởng của nó là tư tưởng của thuế ở thập niên 70-80, nhất là đoạn sau.

    "Nên chăng, phần chi phí khấu hao TSCĐ được kế toán ghi nhận nhưng không được thuế coi là chi phí hợp lý thì trừ thẳng vào phần lợi nhuận sau thuế thu nhập DN. Như vậy, sẽ giúp cho kế toán vẫn xác định đúng chi phí theo quy định của kế toán, còn lợi nhuận chịu thuế thì vẫn được xác định đúng theo quy định của thuế".

    Sau bao năm cải cách, VN đã dần có được một hệ thống kế toán rõ ràng tách biệt hẳn với các tờ khai thuế. Thế mà giờ đây lại có những tư tưởng muốn trở về với quá khứ.


    Luật được sinh ra để phục vụ con người chứ không phải để cai trị.

     
    Báo quản trị |  
  • #87324   09/03/2011

    duyenbt1984
    duyenbt1984
    Top 500
    Female
    Lớp 3

    Quảng Ninh, Việt Nam
    Tham gia:26/02/2011
    Tổng số bài viết (348)
    Số điểm: 4428
    Cảm ơn: 165
    Được cảm ơn 76 lần


    "Sau bao năm cải cách, VN đã dần có được một hệ thống kế toán rõ ràng tách biệt hẳn với các tờ khai thuế. Thế mà giờ đây lại có những tư tưởng muốn trở về với quá khứ".
    Anh (chị) có thể giải thích rõ hơn giúp em được mở rộng tầm nhìn không?
    Vì thực tế khi quyết toán thuế TNDN, phần chi phí khấu hao không được coi là chi phí hợp lý, em vẫn trừ vào LNST của DN.
    Em xin cảm ơn!
     
    Báo quản trị |  
  • #87339   09/03/2011

    tathith0
    tathith0

    Female
    Mầm

    Ninh Bình, Việt Nam
    Tham gia:21/02/2011
    Tổng số bài viết (64)
    Số điểm: 990
    Cảm ơn: 39
    Được cảm ơn 10 lần


    Chị Bích Vân đưa ra sự khác nhau đó để tìm ra hướng giải quyết cho các chi phí đó như thế nào. Nếu như đó thực sự là chi phí của doanh nghiệp theo kế toán là chi phí hợp lý, thuế là chi phí không hợp lý đứng trên góc độ là người quản lý doanh nghiệp hoặc kế toán thì Unjustice sẽ không muốn nó được trừ vào Lợi nhuận sau thuế. Đó không phải là "Tư tưởng muốn trở về quá khứ" mà là câu hỏi để hoàn thiện hơn nữa hệ thống pháp luật của Việt Nam.
    Hệ thống kế toán không "tách biệt với hẳn với các tờ khai thuế" mà nó chỉ độc lập và đựơc xây dựng trên cơ sở của luật.Hệ thống Kế toán và các tờ khai thuế có luôn luôn có mối quan hệ với nhau.

    Đời người bạc nghĩa dậy ta khôn

     
    Báo quản trị |  
  • #87378   09/03/2011

    tranthibichvan_tax06
    tranthibichvan_tax06
    Top 25
    Female
    Dân Luật bậc 1

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:31/08/2010
    Tổng số bài viết (3405)
    Số điểm: 82389
    Cảm ơn: 1341
    Được cảm ơn 2744 lần


    Duyenbt84 nhầm hay sao đấy chứ.

    Vì thực tế khi quyết toán thuế TNDN, phần chi phí khấu hao không được coi là chi phí hợp lý, em vẫn trừ vào LNST của DN.
    => Điều chỉnh tăng LN trước thuế.

    Cái phần anh Hải copy đó ý anh có phải là : Làm như vậy là liên quan tới thiết lập hệ thống sổ sách kế toán?sskt nội bộ?và ssketoan thuế?

    Ví dụ 3: DN B trong năm 2009 có mua 01 chiếc xe ô tô 7 chỗ ngồi giá trị xe là 1,5 tỷ đồng, thuế GTGT là 75 triệu đồng, lệ phí trước bạ và lệ phí đăng ký xe là 100 triệu đồng. Do DN B mua chiếc xe ô tô này bằng tiền mặt mà không thực hiện thanh toán qua ngân hàng nên không được khấu trừ thuế GTGT đầu vào mà thuế GTGT đầu vào được tính vào nguyên giá TSCĐ. Như vậy, tổng nguyên giá TSCĐ của chiếc xe ô tô lúc này sẽ là 1,675 tỷ đồng (1,5 + 0,075 + 0,1). Vậy, DN B chỉ được trích khấu hao TSCĐ vào chi phí khi xác định thu nhập chịu thuế theo nguyên giá của xe với mức khống chế là 1,6 tỷ đồng.

    Anh Unj có nhận ra vấn đề gì ở ví dụ 3 này không?

    Cung cấp dịch vụ Đào tạo kế toán trưởng, dịch vụ tư vấn thuế, dịch vụ Setup hệ thống kế toán cho DN

    Dịch vụ soát xét hóa đơn, chứng từ, sổ sách trước khi Quyết toán thuế.

    Liên hệ: Ms Vân 0969.790.185/ Zalo: 0969.790.185/ Skype:van_kttc

     
    Báo quản trị |  
  • #491616   13/05/2018

    Định khoản khấu hao

    Khấu hao tác dùng cho bộ phận văn phòng theo kế toán là 10.000.000 theo thiếu là 20.000.000

    vậy ta định khoản ntn ạ

    Định khoản ntn ạ

     
    Báo quản trị |