Chết rồi cũng không yên...Do ai!?

Chủ đề   RSS   
  • #52215 24/05/2010

    duyenlaw2208

    Male
    Mầm

    Phú Yên, Việt Nam
    Tham gia:21/05/2010
    Tổng số bài viết (34)
    Số điểm: 764
    Cảm ơn: 24
    Được cảm ơn 0 lần


    Chết rồi cũng không yên...Do ai!?

    Giả sử người mua (Bên A) nếu có ký kết đồng ý đề nghị giao kết với một công ty nước ngoài X nào đó vào ngày 10/5/2009. Và thỏa thuận là ngày 20/5/2009 nhận hàng và thanh toán tại địa điểm nhận hàng. Nhưng không may ngày 19/5/2009 người A đi đường và bị tai nạn chết. Ngày 20/5/2009 hàng tới không ai nhận hàng nên công ty X đã yêu cầu A bồi thường và giải quyết. Sau đó 15/10/2009, Tòa yêu cầu hai bên hòa giải thương lượng.
        Đại diện Bên A là vợ ông A đưa ra khoản 3 Điều 424 Bộ LDS/2005 nên không phải thưc nghĩa vụ gì cả vì ông A đã chết???
        Đại diện Bên B Đưa ra Điều 399 BLDS/ 2005 thì yêu cầu A thực nghĩa vụ và bồi thường thiệt hại do không thực hiện sự chấp nhận lời đề nghị giao kết hợp đồng. Nếu không họ yêu cầu ra Trọng tài Quốc tế???
    Vậy ai đúng, ai sai??? Xin mấy người giúp tui thảo luận nha!
    Cập nhật bởi duyenlaw2208 ngày 24/05/2010 04:31:50 PM
     
    6652 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #52230   24/05/2010

    BachThanhDC
    BachThanhDC
    Top 10
    Cao học

    Nghệ An, Việt Nam
    Tham gia:01/12/2009
    Tổng số bài viết (5291)
    Số điểm: 50883
    Cảm ơn: 1843
    Được cảm ơn 3561 lần
    ContentAdministrators
    SMod

    Chào bạn duyenlaw2208!
    Điều 399 và khoản 3 điều 424 BLDS là hai quy định hoàn toàn khác nhau. Điều 399 quy định về giá trị của việc của việc  "trả lời chấp nhận giao kết hợp đồng" khi bên được đề nghị giao kết hợp đồng chết. Còn khoản 3 điều 424 quy định về chấm dứt hợp đồng dân sự khi "cá nhân giao kết hợp đồng" chết (có nghĩa là HĐ đã được giao kết).
    Vậy để xác định ai đúng, ai sai trong trường hợp trên không phải là căn cứ vào các điều khoản mà hai bên đã đưa ra. Mà cơ sở pháp lý của nó phải là các điều luật quy định về chấm dứt nghĩa vụ dân sự.
    Trong tình huống bạn nêu, HĐ giữa A và công ty X là HĐ song vụ, nên A vừa có quyền, vừa có nghĩa vụ. Do bạn không nói rõ A ký hợp đồng với công ty X với tư cách gì nên có thể xảy ra các trường hợp sau:
    1. Nếu A ký kết HĐ với tư cách cá nhân và theo HĐ, nghĩa vụ phải do chính A thực hiện. Thì khi A chết, nghĩa vụ được chấm dứt.
    2. Nếu A ký kết HĐ với tư cách đại diện cho một pháp nhân và theo HĐ, nghĩa vụ phải do chính pháp nhân đó thực hiện. Thì khi A chết mà dẫn đến pháp nhân chấm dứt, nghĩa vụ cũng được chấm dứt.
    3. Nếu A ký kết HĐ với tư cách đại diện cho một pháp nhân và theo HĐ, nghĩa vụ phải do chính pháp nhân đó thực hiện. Thì khi A chết mà không dẫn đến pháp nhân do đại A diện chấm dứt, hoặc quyền yêu cầu được chuyển giao cho pháp nhân khác, thì nghĩa vụ tiếp tục được thực hiện. Trong trường hợp này nghĩa vụ phải do chính pháp nhân mà A đại diện hoặc pháp nhân được chuyển giao quyền thực hiện chứ không phải là vợ của A.
    Cơ sở pháp lý: khoản 8, khoản 9 điều 374; điều 384; điều 385 BLDS.

    Cập nhật bởi BachThanhDC ngày 25/05/2010 02:41:13 AM

    Hãy làm tất cả những gì trong phạm vi cho phép và khả năng có thể!

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn BachThanhDC vì bài viết hữu ích
    duyenlaw2208 (04/10/2011)
  • #52269   25/05/2010

    nguyenbuibahuy
    nguyenbuibahuy
    Top 200
    Male
    Lớp 2

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:12/07/2008
    Tổng số bài viết (469)
    Số điểm: 3185
    Cảm ơn: 72
    Được cảm ơn 67 lần


    Theo tôi, trong trường hợp này chúng ta cần giải quyết như sau:

    Theo quy định của điều 399 BLDS thì việc trả lời chấp nhận giao kết hợp đồng của bên A vào ngày 10/05/2009 vẫn có giá trị. Do đó hợp đồng Giữa bên A và bên B vẫn coi như đã được giao kết. Điều 399 chỉ quy định việc chấp nhận giao kết họp đồng có giá trị từ đó cho thấy hợp đồng đã được giao kết. tuy nhiên, hợp đồng có thể được thực hiện hay không có bị chấm dứt hay không thì cần xem lại quy định từ điều 412 đến điều 427 BLDS.

    Khoản 3 Điều 424 quy định “cá nhân giao kết hợp đồng chết mà hợp đồng phải do chính cá nhân đó thực hiện” thì hợp đồng mới chấm dứt. Do đó, ta cần xem xét cụ thể hợp đồng mới có thể khẳng định được hợp đồng giữa A và B có bị chấm dứt không. Nếu hợp đồng phải do chính Ông A thực hiện thì hợp đồng chấm dứt, nếu Ông A kí hợp đồng là đại diện của hộ gia đình, cá nhân khác, tổ chức khác thì hợp đồng không bị chấm dứt và vẫn có hiệu lực. Nên ai thực hiện hợp đồng phải thực hiện nghĩa vụ bồi thường cho bên B.

    Theo tôi câu trả lời của bạn  BachThanhDC  không sai nhưng vẫn căn cứ vào hai điều trên chứ không phải căn cứ vào phần chấm dứt nghĩa vụ dân sự như bạn nói. Bạn BachThanhDC  có trình bày Thì khi A chết mà dẫn đến pháp nhân chấm dứt” theo tôi, không thể có trường hợp này.

    Nguyễn Bùi Bá Huy - nguyenbuibahuy@gmail.com

    Công Ty Luật TNHH Sài Gòn Á Châu - www.saigon-asialaw.com

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn nguyenbuibahuy vì bài viết hữu ích
    duyenlaw2208 (04/10/2011)
  • #52294   25/05/2010

    hongoctu
    hongoctu

    Sơ sinh

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:15/05/2009
    Tổng số bài viết (29)
    Số điểm: 160
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 0 lần


    Sau khi tham khảo 2 câu trả lời của bạn#ff0000;"> #0072bc;">#ff0000;">BachThanhDC#ff0000;">, #ff0000;">nguyenbuibahuy tôi có vài suy nghỉ như sau:
    1. Về cách lý giải vấn đề bạn BachThanhDC đã lý giải logic và hợp lý.
    2. Tuy nhiên về phần cơ sở pháp lý thì tôi lại đồng quan điểm của bạn nguyenbuiquanhuy. Trong trường hợp này về việc Chấm dứt hợp đồng dân sự theo khoản 3 điều 424 BLDS2005 là đủ để giải quyết vấn đề mâu thuẩn về hợp đồng nói trên.
    Trân trọng


    Cập nhật bởi hongoctu ngày 25/05/2010 02:58:36 PM

    Ta có thể đứng yên giữa dòng nước chảy xiết, nhưng không thể đứng yên giữa dòng đời xuôi ngược

     
    Báo quản trị |  
  • #52332   25/05/2010

    nguyenbuibahuy
    nguyenbuibahuy
    Top 200
    Male
    Lớp 2

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:12/07/2008
    Tổng số bài viết (469)
    Số điểm: 3185
    Cảm ơn: 72
    Được cảm ơn 67 lần


    ok. tôi thống nhất.
    nhưng theo tôi nghĩ thì chỉ nên phân hai trường hợp:
    1. hợp đòng do chính A thực hiện.
    2. hợp đồng không do chính A thực hiện.
    chứ không nên phân ra 3 trường hợp như bạn BachThanhDC.

    Nguyễn Bùi Bá Huy - nguyenbuibahuy@gmail.com

    Công Ty Luật TNHH Sài Gòn Á Châu - www.saigon-asialaw.com

     
    Báo quản trị |  
  • #52377   26/05/2010

    navelvu
    navelvu

    Sơ sinh

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:05/10/2008
    Tổng số bài viết (25)
    Số điểm: 140
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 3 lần


    Bạn nguyenbuibahuy lý giải rất hợp lý.emoticon
     
    Báo quản trị |  
  • #52379   26/05/2010

    nguyenbuibahuy
    nguyenbuibahuy
    Top 200
    Male
    Lớp 2

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:12/07/2008
    Tổng số bài viết (469)
    Số điểm: 3185
    Cảm ơn: 72
    Được cảm ơn 67 lần


    thanks...!!!!

    Nguyễn Bùi Bá Huy - nguyenbuibahuy@gmail.com

    Công Ty Luật TNHH Sài Gòn Á Châu - www.saigon-asialaw.com

     
    Báo quản trị |