Chế độ thai sản

Chủ đề   RSS   
  • #458123 20/06/2017

    kimanhqb

    Sơ sinh

    Quảng Trị, Việt Nam
    Tham gia:07/10/2016
    Tổng số bài viết (2)
    Số điểm: 100
    Cảm ơn: 5
    Được cảm ơn 0 lần


    Chế độ thai sản

    Chào Luật sư! Mình muốn nhờ bạn tư vấn cho mình về chế độ Thai sản của mình xem mình có được hưởng không ạ. mình vào làm việc tại cty là tháng 8/2015 đến tháng 15/5/2016 mình mới được vào chính thức và nộp bảo hiểm. Mình sinh em bé ngày 31/10/2016. Vì lí do sức khỏe ngày 1/9/2016 mình đã xin nghỉ chế độ thai sản. Tháng 3/2016 mình đi làm lại, mình xin hỏi luật sư theo chế độ mới của năm 2016 thì trường hợp của mình có được hưởng chế độ thai sản không? theo luật mới thì nộp đủ 3 tháng được hiểu như thế nào ạ, trường hợp mình có được áp dụng ko ạ? Mình có được hưởng trợ cấp 2 tháng lương cơ bản không? Chồng mình cũng tham gia bảo hiểm nhiều năm rồi vậy trường hợp mình có được hưởng bên công ty chồng không ?. Rất mong sớm nhận được hồi âm của bạn. Chúc bạn sức khỏe và thành công trong công việc ạ. Thanks!

     
    8620 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #458186   20/06/2017
    Được đánh dấu trả lời

    NguyenNhatTuan
    NguyenNhatTuan
    Top 10
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:17/11/2009
    Tổng số bài viết (10492)
    Số điểm: 58139
    Cảm ơn: 1
    Được cảm ơn 4572 lần
    Lawyer

    Chào bạn, 

    1/ Theo quy định tại Khoản 2 Điều 31 Luật BHXH thì người lao động nữ phải đóng BHXH từ đủ 06 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng trước khi sinh hoặc lao động nam đang đóng bảo hiểm xã hội có vợ sinh con thì được hưởng chế độ thai sản. 

    Do vậy, bạn cần kiểm tra tại công ty bạn về thời gian tham gia BHXH bắt buộc trước khi sinh có đủ 06 tháng hay chưa nhé (chứ không phải 3 tháng)

    2/ Theo quy định tại Khoản 2 Điều 34 Luật BHXH thì: 

    Lao động nam đang đóng bảo hiểm xã hội khi vợ sinh con được nghỉ việc hưởng chế độ thai sản như sau:

    a) 05 ngày làm việc;

    b) 07 ngày làm việc khi vợ sinh con phải phẫu thuật, sinh con dưới 32 tuần tuổi;

    c) Trường hợp vợ sinh đôi thì được nghỉ 10 ngày làm việc, từ sinh ba trở lên thì cứ thêm mỗi con được nghỉ thêm 03 ngày làm việc;

    d) Trường hợp vợ sinh đôi trở lên mà phải phẫu thuật thì được nghỉ 14 ngày làm việc.

    Thời gian nghỉ việc hưởng chế độ thai sản quy định tại khoản này được tính trong khoảng thời gian 30 ngày đầu kể từ ngày vợ sinh con.

    ThÂn mẾn

    Luật sư, Thạc sỹ Luật học NGUYỄN NHẬT TUẤN

    Trưởng văn phòng Luật sư PHÚ VINH - Đoàn Luật sư Tp. Hồ Chí Minh

    Địa chỉ: 332/42i Phan Văn Trị, P.11, Q.Bình Thạnh, TP.HCM

    ĐT liên hệ: 028.35160119; Di động: 0913.623.699

    Website: www.luatsuphuvinh.com;

    Email: nguyennhattuan71@yahoo.com

    nguyennhattuan040671@gmail.com

    Các lĩnh vực, công việc đảm nhận:

    - Tư vấn pháp luật, trợ giúp pháp lý trong mọi lĩnh vực pháp luật;

    - Luật sư bào chữa, bảo vệ trong các vụ án hình sự, dân sự, hành chính, lao động, thương mại, hôn nhân gia đình, thừa kế, tranh chấp đất đai, tài sản...;

    - Luật sư đại diện theo ủy quyền trong tố tụng, đại diện theo ủy quyền ngoài tố tụng liên quan đến pháp luật;

    - Thực hiện các dịch vụ pháp lý như: dự thảo đơn từ, văn bản, hợp đồng, di chúc, thỏa thuận...

    - Thực hiện các dịch vụ pháp luật khác...

    Chất lượng uy tín, chi phí hợp lý

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn NguyenNhatTuan vì bài viết hữu ích
    kimanhqb (05/05/2018)
  • #458261   21/06/2017

    hvquyen1
    hvquyen1
    Top 50
    Lớp 9

    Bắc Ninh, Việt Nam
    Tham gia:20/09/2012
    Tổng số bài viết (1605)
    Số điểm: 11550
    Cảm ơn: 167
    Được cảm ơn 812 lần


    Chào bạn kimanhqb.

    1, Bạn không đủ điều kiện hưởng chế độ thai sản, bởi bạn đóng chưa đủ 6 tháng.

    Luật mới quy định đóng 3 tháng trước sinh được hưởng là trường hợp trước thai sản đã đóng đủ 12 tháng trở lên (không hạn định quãng thời gian đóng), sau đó trong khoảng thời gian 12 tháng trước sinh thì đóng được 3 tháng rồi nghỉ dưỡng thai theo yêu cầu của cơ sở y tế.

    2, Theo bạn nói, nếu chồng bạn đã đóng liên tục nhiều năm rồi, thì chồng bạn đủ điều kiện hưởng trợ cấp 1 lần (bằng 2 tháng lương cơ sở tại thời điểm bạn nghỉ thai sản = 2.420.000đ). Công ty chồng bạn chịu trách nhiệm làm chế độ này.

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn hvquyen1 vì bài viết hữu ích
    kimanhqb (05/05/2018)
  • #458280   21/06/2017

    anhhunguyen
    anhhunguyen

    Sơ sinh

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:07/06/2017
    Tổng số bài viết (54)
    Số điểm: 355
    Cảm ơn: 3
    Được cảm ơn 13 lần


    Theo Điều 38 Luật BHXH, điều kiện hưởng trợ cấp một lần khi "Trường hợp sinh con nhưng chỉ có cha tham gia bảo hiểm xã hội thì cha được trợ cấp một lần bằng 02 lần mức lương cơ sở tại tháng sinh con cho mỗi con" nhưng ở đây mẹ vẫn tham gia BHXH thì cha không được hưởng trợ cấp

    hanguyent1112@gmail.com

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn anhhunguyen vì bài viết hữu ích
    kimanhqb (09/05/2018)
  • #458298   21/06/2017

    hvquyen1
    hvquyen1
    Top 50
    Lớp 9

    Bắc Ninh, Việt Nam
    Tham gia:20/09/2012
    Tổng số bài viết (1605)
    Số điểm: 11550
    Cảm ơn: 167
    Được cảm ơn 812 lần


    Cảm ơn bạn anhhunguyen

    Thực ra sáng nay viết bài, khi đọc kỹ thì tôi cũng đang phân vân điều này:

    * Tại điều 31 luật BHXH quy định:

    1. Người lao động được hưởng chế độ thai sản khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:

    b) Lao động nữ sinh con;

    2. Người lao động quy định tại các điểm b, c và d khoản 1 Điều này phải đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 06 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng trước khi sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi.

    * Tại điều 38 quy định:

    Điều 38. Trợ cấp một lần khi sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi

    Lao động nữ sinh con hoặc người lao động nhận nuôi con nuôi dưới 06 tháng tuổi thì được trợ cấp một lần cho mỗi con bằng 02 lần mức lương cơ sở tại tháng lao động nữ sinh con hoặc tháng người lao động nhận nuôi con nuôi.

    Trường hợp sinh con nhưng chỉ có cha tham gia bảo hiểm xã hội thì cha được trợ cấp một lần bằng 02 lần mức lương cơ sở tại tháng sinh con cho mỗi con.

    ** Như vậy điều 38 chỉ quy định lao động nữ sinh con mà không kèm điều kiện. Tôi cũng đã nghĩ như vậy. Song vì chỗ tôi chưa gập trường hợp nào như chủ topic hỏi, và lâu nay tôi cũng không phụ trách việc này nữa, nên phân vân không biết cơ quan BHXH có giải quyết như vậy không? hay vẫn áp dụng điều kiện kèm theo tại điều 31, nên quy sang cho chồng hưởng. Nếu cơ quan chồng trả lời không làm được thì đồng nghĩa với vợ được hưởng.

    Không biết chỗ bạn đã giải quyết trường hợp nào như này chưa?

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn hvquyen1 vì bài viết hữu ích
    kimanhqb (05/05/2018)
  • #458402   22/06/2017
    Được đánh dấu trả lời

    Anlhk33-DLU
    Anlhk33-DLU
    Top 75
    Male
    Lớp 6

    Nghệ An, Việt Nam
    Tham gia:10/05/2011
    Tổng số bài viết (834)
    Số điểm: 7872
    Cảm ơn: 215
    Được cảm ơn 338 lần


    Chào bạn,

    Trường hợp của bạn, tôi có góp ý:

    1. Bạn không đủ điều kiện để hưởng chế độ thai sản theo quy định của Luật bảo hiểm xã hội 2014

    "Điều 31 Luật bảo hiểm xã hội 2014 quy định:

    1. Người lao động được hưởng chế độ thai sản khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:

    b) Lao động nữ sinh con;

    2. Người lao động quy định tại các điểm b, c và d khoản 1 Điều này phải đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 06 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng trước khi sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi"

    Bạn đóng bảo hiểm xã hội chưa đủ 6 tháng (5 tháng rưỡi) nên không đủ điều kiện.

    2. Chồng bạn được hưởng chế độ thai sản

    Bao gồm:

    - Thời gian hưởng chế độ thai sản theo khaonr 2 Điều 34 Luật BHXH 2014:

    Lao động nam đang đóng bảo hiểm xã hội khi vợ sinh con được nghỉ việc hưởng chế độ thai sản như sau:

    a) 05 ngày làm việc;

    b) 07 ngày làm việc khi vợ sinh con phải phẫu thuật, sinh con dưới 32 tuần tuổi;

    c) Trường hợp vợ sinh đôi thì được nghỉ 10 ngày làm việc, từ sinh ba trở lên thì cứ thêm mỗi con được nghỉ thêm 03 ngày làm việc;

    d) Trường hợp vợ sinh đôi trở lên mà phải phẫu thuật thì được nghỉ 14 ngày làm việc.

    Thời gian nghỉ việc hưởng chế độ thai sản quy định tại khoản này được tính trong khoảng thời gian 30 ngày đầu kể từ ngày vợ sinh con.

    - Hưởng trợ cấp một lần khi sinh con do đủ điều kiện hưởng:

    Điều kiện hưởng trợ cấp một lần khi sinh con được hướng dẫn theo Khoản 2 Điều 9 Thông tư 59/2015/TT-BLĐTBXH:

    a) Đối với trường hợp chỉ có cha tham gia bảo hiểm xã hội thì cha phải đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 06 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng trước khi sinh con.

    Điểm c Mục 2 Công văn 3432/LĐTBXH-BHXH hướng dẫn quy định trên như sau:

    “c) Trợ cấp một lần khi sinh con trong trường hợp chỉ có cha tham gia bảo hiểm xã hội theo Điều 38 của Luật bảo hiểm xã hội cũng được thực hiện đối với cả trường hợp người mẹ không đủ điều kiện hưởng chế độ thai sản khi sinh con mà người cha đủ điều kiện quy định tại khoản 2 Điều 9 của Thông tư số 59/2015/TT-BLĐTBXH ngày 29/12/2015 của Bộ Lao động -Thương binh và Xã hội”.

    Mức trợ cấp hiện nay là: 02 lần lương cơ sở cho mỗi con (lương cơ sở: 1.210.000 đồng).

    * Về vấn đề 3 tháng mà bạn hỏi thì bạn đã đóng bảo hiểm xã hội đủ 12 tháng trở lên mà khi mang thai phải nghỉ việc để dưỡng thai theo chỉ định của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền thì phải đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 03 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng trước khi sinh con.

    Trân trọng!

     

    Hãy theo đuổi đam mê, thành công sẽ đến với bạn.

    Hotline: 0989.422.798. Luật sư - Hãng luật Hai Nguyen & Cộng Sự. Lya BuilDing, phòng 12 A, Chung cư Viện chiến lược Bộ Công An, Nguyễn Chánh, Cầu Giấy, Hà Nội.

    Website: http://lamchuphapluat.vn/

    Tư vấn luật miễn phí: http: http://duongleuocan.blogspot.com/

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn Anlhk33-DLU vì bài viết hữu ích
    kimanhqb (05/05/2018)
  • #491131   05/05/2018

    kimanhqb
    kimanhqb

    Sơ sinh

    Quảng Trị, Việt Nam
    Tham gia:07/10/2016
    Tổng số bài viết (2)
    Số điểm: 100
    Cảm ơn: 5
    Được cảm ơn 0 lần


    Bạn ơi,Cty mình trả lời là mình không được hưởng chế độ, còn bên công ty chồng thì trả lời là trường hợp vợ không tham gia lao động, không có BHXH thì chồng mới được. mình không biết đi hỏi đâu nữa à.

     
    Báo quản trị |  
  • #492552   25/05/2018

    hvquyen1
    hvquyen1
    Top 50
    Lớp 9

    Bắc Ninh, Việt Nam
    Tham gia:20/09/2012
    Tổng số bài viết (1605)
    Số điểm: 11550
    Cảm ơn: 167
    Được cảm ơn 812 lần


    Bạn kimanhqb hãy tìm văn bản mà bạn Anlhk33-DLU đã trích dẫn để chồng bạn làm căn cứ yêu cầu cơ quan chồng bạn giải quyết. Văn bản đã nói rõ như vậy rồi sao còn bảo là không được hưởng?

    Nội dung công văn 3432 đây nhé:

    BỘ LAO ĐỘNG - THƯƠNG BINH
    VÀ XÃ HỘI

    -------

    CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
    Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
    ---------------

    Số: 3432/LĐTBXH-BHXH
    V/v thực hiện chế độ bo him xã hội theo Luật bảo him xã hội năm 2014

    Hà Nội, ngày 08 tháng 09 năm 2016

     

    Kính gửi: Bảo hiểm xã hội Việt Nam

    Trả lời Công văn số 1640/BHXH-CSXH ngày 09/5/2016 và Công văn số 427/BHXH-CSXH ngày 04/02/2016 của Bảo hiểm xã hội Việt Nam đề nghị làm rõ một số nội dung vướng mắc khi thực hiện chế độ bảo hiểm xã hội theo Luật bảo hiểm xã hội năm 2014, Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội có ý kiến như sau:

    1. Về chế độ ốm đau:

    Người lao động thuộc đối tượng đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc vào quỹ ốm đau và thai sản bị ốm đau, tai nạn mà không phải tai nạn lao động hoặc phải nghỉ việc để chăm sóc con dưới 7 tuổi bị ốm đau mà thời gian nghỉ việc từ 14 ngày làm việc trở lên trong tháng (bao gồm cả trường hợp nghỉ việc không hưởng tiền lương) thì mức hưởng chế độ ốm đau được tính trên mức tiền lương đóng bảo hiểm xã hội của tháng liền kề trước khi nghỉ việc. Trường hợp các tháng liền kề tiếp theo người lao động vẫn tiếp tục bị ốm và phải nghỉ việc thì mức hưởng chế độ ốm đau được tính trên tiền lương tháng làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội của tháng liền kề trước khi nghỉ việc.

    2. Về chế độ thai sản:

    a) Lao động nữ mang thai đôi trở lên mà khi sinh nếu có con bị chết hoặc chết lưu hoặc tất cả các con đều bị chết thì trợ cấp một lần khi sinh con theo quy định tại Điều 38 của Luật bảo hiểm xã hội được tính theo số con được sinh ra, bao gồm cả con bị chết hoặc chết lưu.

    b) Theo quy định tại khoản 3 Điều 31 của Luật bảo hiểm xã hội thì lao động nữ đã đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 12 tháng trở lên mà khi mang thai phải nghỉ việc để dưỡng thai theo chỉ định của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền thì phải đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 03 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng trước khi sinh con. Luật bảo hiểm xã hội và các văn bản hướng dẫn không quy định thời gian tối thiểu nghỉ dưỡng thai để được hưởng chế độ thai sản theo điều kiện quy định nêu trên.

    c) Trợ cấp một lần khi sinh con trong trường hợp chỉ có cha tham gia bảo hiểm xã hội theo Điều 38 của Luật bảo hiểm xã hội cũng được thực hiện đối với cả trường hợp người mẹ không đủ điều kiện hưởng chế độ thai sản khi sinh con mà người cha đủ điều kiện quy định tại khoản 2 Điều 9 của Thông tư số 59/2015/TT-BLĐTBXH ngày 29/12/2015 của Bộ Lao động -Thương binh và Xã hội.

    d) Khoản 6 Điều 34 của Luật bảo hiểm xã hội quy định trong trường hợp chỉ có cha tham gia bảo hiểm xã hội mà mẹ gặp rủi ro sau khi sinh mà không còn đủ sức khỏe để chăm sóc con theo xác nhận của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền thì cha được nghỉ việc hưởng chế độ thai sản cho đến khi con đủ 06 tháng tuổi, không phụ thuộc vào thời gian đã đóng bảo hiểm xã hội.

    đ) Lao động nam đang đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc vào quỹ ốm đau và thai sản khi vợ sinh con được nghỉ việc hưởng chế độ thai sản theo quy định tại khoản 2 Điều 34 của Luật bảo hiểm xã hội thì có thể nghỉ làm nhiều lần nhưng tổng thời gian không quá thời gian quy định.

    Thời gian nghỉ việc hưởng chế độ thai sản của lao động nam được tính trong khoảng thời gian 30 ngày đầu kể từ ngày vợ sinh con, đối với trường hợp nghỉ làm nhiều lần thì thời gian bắt đầu nghỉ việc lần cuối cùng vẫn phải trong khoảng thời gian 30 ngày đầu kể từ ngày vợ sinh con.

    e) Thời gian tối đa nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe sau thai sản quy định tại khoản 2 Điều 41 của Luật bảo hiểm xã hội được tính cho một năm, kể từ ngày 01 tháng 01 đến ngày 31 tháng 12 của năm dương lịch.

    Thời gian tính hưởng chế độ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe được tính trên cơ sở thời gian thực tế người lao động nghỉ việc bao gồm cả ngày nghỉ lễ, nghỉ Tết, ngày nghỉ hằng tuần.

    3. Về chế độ hưu trí:

    a) Khi giải quyết chế độ hưu trí đối với người lao động thuộc đối tượng quy định tại khoản 2 Điều 28 của Nghị định số 115/2015/NĐ-CP ngày 11/11/2015 của Chính phủ thì điều kiện hưởng lương hưu, cách tính tỷ lệ hưởng lương hưu, tỷ lệ giảm trừ do nghỉ hưu trước tuổi, cách tính tuổi đời có tháng lẻ, thời gian đóng bảo hiểm xã hội có tháng lẻ, trợ cấp một lần khi nghỉ hưu được thực hiện theo quy định của pháp luật trước ngày 01 tháng 01 năm 2016.

    Đối với các trường hợp thuộc diện nêu trên mà thời điểm hưởng lương hưu kể từ ngày 01/02/2016 trở đi thì chế độ hưu trí được thực hiện theo quy định của Luật bảo hiểm xã hội năm 2014.

    b) Việc giải quyết chế độ hưu trí đối với lao động nữ là người hoạt động chuyên trách hoặc không chuyên trách ở xã, phường, thị trấn có từ đủ 15 năm đến dưới 20 năm đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc, được thực hiện như sau:

    - Trường hợp đã nghỉ việc và bảo lưu thời gian đóng bảo hiểm xã hội từ trước ngày 01/01/2016, từ ngày 01/01/2016 trở đi nếu có nguyện vọng và đủ 55 tuổi thì được giải quyết hưởng lương hưu theo khoản 3 Điều 54 của Luật bảo hiểm xã hội năm 2014.

    - Trường hợp tiếp tục đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện thì chế độ hưu trí được thực hiện theo quy định tại khoản 4 Điều 4 Thông tư số 01/2016/TT-BLĐTBXH ngày 18/02/2016 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội.

    - Trường hợp tiếp tục đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc (không còn thuộc diện người hoạt động chuyên trách hoặc không chuyên trách ở xã, phường, thị trấn) thì việc giải quyết chế độ hưu trí thực hiện theo khoản 1, khoản 4 Điều 54 và Điều 55 của Luật bảo hiểm xã hội năm 2014.

    c) Khi tính mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội để tính lương hưu, trợ cấp một lần mà có thời gian đóng bảo hiểm xã hội trước ngày 01/10/2004 theo chế độ tiền lương do Nhà nước quy định thì tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của thời gian này được chuyển đổi theo chế độ tiền lương tại thời điểm hưởng chế độ hưu trí, tử tuất. Riêng đối với người lao động có thời gian làm việc trong các doanh nghiệp đóng bảo hiểm xã hội theo chế độ tiền lương do Nhà nước quy định mà hưởng bảo hiểm xã hội từ ngày 01/01/2016 trở đi thì tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội trước ngày 01/10/2004 nêu trên được chuyển đổi theo tiền lương quy định tại Nghị định số 205/2004/NĐ-CP ngày 14/12/2004 của Chính phủ.

    Đối với những người là lao động xã hội mà sau khi được cử đi hợp tác lao động về nước tiếp tục tham gia đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc thì tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của thời gian đi hợp tác lao động được tính bằng hai lần mức lương cơ sở tại thời điểm hưởng bảo hiểm xã hội.

    d) Người lao động đã đủ điều kiện về tuổi hưởng lương hưu mà thời gian đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc còn thiếu tối đa 06 tháng theo khoản 6 Điều 85 của Luật bảo hiểm xã hội hoặc thiếu tối đa 30 tháng theo điểm e khoản 1 Điều 3 của Nghị định số 26/2015/NĐ-CP ngày 09/3/2015 của Chính phủ được đóng một lần cho thời gian còn thiếu vào quỹ hưu trí và tử tuất để hưởng lương hưu thì tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của những tháng còn thiếu là tiền lương của tháng trước khi nghỉ việc.

    Đối với trường hợp tháng trước khi nghỉ việc người lao động đang làm nghề hoặc công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc làm việc ở nơi có phụ cấp khu vực hệ số 0,7 trở lên thì thời gian đóng bảo hiểm xã hội cho những tháng còn thiếu không được tính là thời gian làm nghề hoặc công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc làm việc ở nơi có phụ cấp khu vực hệ số 0,7 trở lên.

    đ) Người lao động đủ điều kiện về tuổi đời để hưởng lương hưu mà thời gian đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc còn thiếu tối đa 06 tháng, lựa chọn đóng một lần cho thời gian còn thiếu và đã hoàn thành việc đóng vào quỹ hưu trí và tử tuất trước ngày 01/01/2016 thì được hưởng lương hưu kể từ ngày 01/01/2016.

    e) Khi tính mức hưởng bảo hiểm xã hội một lần hoặc trợ cấp tuất một lần trong trường hợp người đang đóng bảo hiểm xã hội hoặc đang bảo lưu thời gian đóng bảo hiểm xã hội chết mà có thời gian đóng bảo hiểm xã hội cả trước và sau ngày 01/01/2014, nếu thời gian đóng trước ngày 01/01/2014 có tháng lẻ thì những tháng lẻ đó được chuyển sang giai đoạn đóng bảo hiểm xã hội từ ngày 01/01/2014 trở đi.

    g) Khi tính mức trợ cấp một lần đối với người đang hưởng lương hưu mà ra nước ngoài để định cư quy định tại Điều 65 của Luật bảo hiểm xã hội năm 2014 nếu thời gian đóng bảo hiểm xã hội có tháng lẻ thì thực hiện như khi tính mức hưởng bảo hiểm xã hội một lần trong trường hợp thời gian đóng bảo hiểm xã hội có tháng lẻ.

    4. Về chế độ tử tuất:

    a) Khi xác định tuổi của con để làm căn cứ giải quyết chế độ tử tuất thì thực hiện như sau:

    - Chưa đủ 18 tuổi được tính đến hết tháng liền kề trước tháng sinh của năm đủ 18 tuổi.

    - Dưới 6 tuổi được tính đến hết tháng liền kề trước tháng sinh của năm đủ 6 tuổi.

    b) Khi giải quyết chế độ tử tuất nếu hồ sơ của thân nhân người lao động không xác định được ngày, tháng sinh thì lấy ngày 01 tháng 01 của năm sinh để tính tuổi làm cơ sở giải quyết chế độ tử tuất.

    c) Việc xác định mức thu nhập của thân nhân người lao động để làm căn cứ giải quyết trợ cấp tuất hàng tháng theo quy định tại khoản 3 Điều 67 của Luật bảo hiểm xã hội được xác định tại tháng người lao động chết.

    Thân nhân đã được giải quyết hưởng trợ cấp tuất hàng tháng theo đúng quy định mà sau đó có thu nhập cao hơn mức lương cơ sở thì vẫn hưởng trợ cấp tuất hàng tháng.

    d) Người lao động, thân nhân người lao động đi khám giám định mức suy giảm khả năng lao động mà kết quả giám định đủ điều kiện để hưởng bảo hiểm xã hội thì được thanh toán phí giám định y khoa theo khoản 4 Điều 84 của Luật bảo hiểm xã hội.

    5. Về bảo hiểm xã hội tự nguyện:

    a) Người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện đủ điều kiện về tuổi để hưởng lương hưu theo quy định, trong khoảng thời gian từ ngày 01/01/2016 đến trước ngày Thông tư số 01/2016/TT-BLĐTBXH có hiệu lực thi hành đã đề nghị được đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện một lần cho thời gian còn thiếu nhưng từ ngày 04/4/2016 trở đi cơ quan bảo hiểm xã hội mới thực hiện thu theo hướng dẫn tại Thông tư số 01/2016/TT-BLĐTBXH, người lao động đã hoàn thành việc đóng vào quỹ hưu trí và tử tuất trước ngày 01/7/2016 thì được hưởng lương hưu kể từ tháng liền kề sau tháng người lao động đã đề nghị đóng nếu trong phần mềm tiếp nhận hoặc trong hồ sơ, sổ sách theo dõi tiếp nhận hồ sơ của cơ quan bảo hiểm xã hội có thể hiện thời điểm đề nghị đóng của người lao động.

    b) Người lao động tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện đã lựa chọn một trong các phương thức đóng quy định tại khoản 2 Điều 87 của Luật bảo hiểm xã hội mà đủ điều kiện đóng một lần cho những năm còn thiếu (nam đủ 60 tuổi, nữ đủ 55 tuổi và thời gian đóng bảo hiểm xã hội còn thiếu tối đa không quá 10 năm) thì được lựa chọn đóng một lần cho những năm còn thiếu để hưởng lương hưu ngay khi đủ điều kiện mà không phải chờ thực hiện xong phương thức đóng đã chọn trước đó.

    6. Về quy định chuyển tiếp:

    a) Về phụ cấp khu vực

    - Thời gian công tác tại các chiến trường B, C trước ngày 30 tháng 4 năm 1975 và chiến trường K trước ngày 31 tháng 8 năm 1989 được tính là thời gian làm việc ở nơi có phụ cấp khu vực hệ số0,7 để làm căn cứ xét điều kiện để giải quyết chế độ hưu trí.

    - Khi xác định thời gian làm việc ở nơi có phụ cấp khu vực hệ số 0,7 trở lên đối với giai đoạn trước ngày 01/01/1995 để làm căn cứ xét điều kiện để giải quyết chế độ hưu trí thì căn cứ theo quy định tại Thông tư liên tịch số 11/2005/TTLT-BNV-BLĐTBXH-BTC-UBDT ngày 05/01/2005 của liên Bộ Nội vụ, Lao động- Thương binh và Xã hội, Tài chính và Ủy ban dân tộc.

    Đối với địa bàn mà Thông tư liên tịch số 11/2005/TTLT-BNV-BLĐTBXH- BTC-UBDT không quy định hoặc quy định hệ số phụ cấp khu vực thấp hơn 0,7 nhưng thực tế người lao động đã có thời gian làm việc ở nơi có phụ cấp khu vực hệ số 0,7 trở lên theo quy định tại các văn bản quy định về phụ cấp khu vực trước đây thì căn cứ quy định tại các văn bản đó xét điều kiện hưởng lương hưu.

    - Khi giải quyết hưởng trợ cấp khu vực một lần nếu người lao động có thời gian công tác tại các chiến trường B đồng thời địa danh đó cũng được quy định phụ cấp khu vực tại Thông tư liên tịch số 11/2005/TTLT-BNV-BLĐTBXH-BTC-UBDT thì được tính hưởng phụ cấp khu vực theo mức cao hơn.

    - Việc giải quyết phụ cấp khu vực một lần đối với người hưởng chế độ bảo hiểm xã hội trước ngày 01/01/2016 vẫn được thực hiện theo quy định tại Nghị định số 122/2008/NĐ-CP ngày 04/12/2008 của Chính phủ và Thông tư số 03/2009/TT-BLĐTBXH ngày 22/01/2009 của Bộ Lao động- Thương binh và Xã hội. Việc xác định hệ số phụ cấp khu vực làm căn cứ tính trợ cấp khu vực một lần đối với thời gian công tác tính hưởng bảo hiểm xã hội trước ngày 01/01/1995 và thời gian đóng bảo hiểm xã hội từ ngày 01/01/1995 trở đi được căn cứ vào địa bàn nơi làm việc của người lao động và Phụ lục mức phụ cấp khu vực của các địa phương, đơn vị ban hành kèm theo Thông tư liên tịch số 11/2005/TTLT-BNV-BLĐTBXH-BTC-UBDT.

    b) Đối với người lao động đã có quyết định nghỉ việc chờ giải quyết chế độ hưu trí, trợ cấp hằng tháng theo quy định tại Điều 25 của Nghị định số 115/2015/NĐ-CP mà được tính cộng nối thời gian công tác trước ngày 01/01/1995 đối với người chờ hưởng lương hưu và trước ngày 01/01/1998 đối với người chờ hưởng trợ cấp hàng tháng để tính hưởng bảo hiểm xã hội thì tỷ lệ hưởng lương hưu hoặc tỷ lệ hưởng trợ cấp hàng tháng vẫn được tính theo chính sách tại thời điểm người lao động nghỉ chờ.

    c) Việc tính thời gian giữ chức danh Phó Công an xã trước ngày 01/01/1995 để tính hưởng bảo hiểm xã hội được thực hiện theo hướng dẫn tại văn bản số 17/HT ngày 04/01/1978 của Bộ Thương binh và Xã hội.

    Đề nghị Bảo hiểm xã hội Việt Nam chỉ đạo Bảo hiểm xã hội các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương thực hiện./.

     


    Nơi nhận:
    - Như trên;
    - Bộ trưởng (để báo cáo);
    - Sở LĐTBXH các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương;
    - Lưu: VT, Vụ BHXH.

    KT. BỘ TRƯỞNG
    THỨ TRƯỞNG




    Phạm Minh Huân

     

     
    Báo quản trị |  

Tư vấn của Luật sư có tính chất tham khảo, bạn có thể liên hệ trực tiếp với Luật sư theo thông tin sau:

Luật sư, Thạc sỹ Luật học NGUYỄN NHẬT TUẤN - Đoàn Luật sư Tp. Hồ Chí Minh.

ĐT liên hệ: 0913.623.699 - Email: nguyennhattuan71@yahoo.com

Website: www.luatsuphuvinh.com