CHẾ ĐỘ NGHỈ THAI SẢN

Chủ đề   RSS   
  • #158071 29/12/2011

    bo_cuoi

    Sơ sinh

    Lâm Đồng, Việt Nam
    Tham gia:29/12/2011
    Tổng số bài viết (1)
    Số điểm: 65
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 0 lần


    CHẾ ĐỘ NGHỈ THAI SẢN

     

    Tôi đã sinh em bé tháng 11/2011 đến đầu năm 2012 mới có chế độ nghỉ thai sản 6 tháng, Tôi đã được BHXH trả 4 tháng lương, liệu tôi có thể được nghỉ sinh 6 tháng không? Trong trường hợp nếu được tôi phải làm những thủ tục gì không?

     
    10041 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #158093   29/12/2011

    luanls89
    luanls89
    Top 500
    Male
    Lớp 1

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:09/09/2011
    Tổng số bài viết (336)
    Số điểm: 2899
    Cảm ơn: 12
    Được cảm ơn 144 lần



    Tôi xin tư vấn cho bạn về các quy định của pháp luật về chế độ bảo hiểm thai sản theo quy định của pháp luật lao động:

    Điều 27. Đối tượng áp dụng chế độ thai sản
    Đối tượng áp dụng chế độ thai sản là người lao động quy định tại các điểm a, b, c và d khoản 1 Điều 2 của Luật này, gồm có:
    a) Người làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn, hợp đồng lao động có thời hạn từ đủ ba tháng trở lên;
    b) Cán bộ, công chức, viên chức;
    c) Công nhân quốc phòng, công nhân công an;
    d) Sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp quân đội nhân dân; sĩ quan, hạ sĩ quan nghiệp vụ, sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên môn kỹ thuật công an nhân dân; người làm công tác cơ yếu hưởng lương như đối với quân đội nhân dân, công an nhân dân;
     
    Điều 28. Điều kiện hưởng chế độ thai sản
    1. Người lao động được hưởng chế độ thai sản khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:
    a) Lao động nữ mang thai;
    b) Lao động nữ sinh con;
    c) Người lao động nhận nuôi con nuôi dưới bốn tháng tuổi;
    d) Người lao động đặt vòng tránh thai, thực hiện các biện pháp triệt sản.
    2. Người lao động quy định tại điểm b và điểm c khoản 1 Điều này phải đóng bảo hiểm xã hội từ đủ sáu tháng trở lên trong thời gian mười hai tháng trước khi sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi.
     
    Điều 29. Thời gian hưởng chế độ khi khám thai
    Trong thời gian mang thai, lao động nữ được nghỉ việc để đi khám thai năm lần, mỗi lần một ngày; trường hợp ở xa cơ sở y tế hoặc người mang thai có bệnh lý hoặc thai không bình thường thì được nghỉ hai ngày cho mỗi lần khám thai.
    Thời gian nghỉ việc hưởng chế độ thai sản quy định tại Điều này tính theo ngày làm việc không kể ngày nghỉ lễ, nghỉ Tết, ngày nghỉ hằng tuần.
     
    Điều 30. Thời gian hưởng chế độ khi sẩy thai, nạo, hút thai hoặc thai chết lưu
    Khi sẩy thai, nạo, hút thai hoặc thai chết lưu thì lao động nữ được nghỉ việc hưởng chế độ thai sản mười ngày nếu thai dưới một tháng; hai mươi ngày nếu thai từ một tháng đến dưới ba tháng; bốn mươi ngày nếu thai từ ba tháng đến dưới sáu tháng; năm mươi ngày nếu thai từ sáu tháng trở lên.
    Thời gian nghỉ việc hưởng chế độ thai sản quy định tại Điều này tính cả ngày nghỉ lễ, nghỉ Tết, ngày nghỉ hằng tuần.
     
    Điều 31. Thời gian hưởng chế độ khi sinh con
    1. Lao động nữ sinh con được nghỉ việc hưởng chế độ thai sản theo quy định sau đây:
    a) Bốn tháng, nếu làm nghề hoặc công việc trong điều kiện lao động bình thường;
    b) Năm tháng, nếu làm nghề hoặc công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm thuộc danh mục do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội và Bộ Y tế ban hành; làm việc theo chế độ ba ca; làm việc thường xuyên ở nơi có phụ cấp khu vực hệ số từ 0,7 trở lên hoặc là nữ quân nhân, nữ công an nhân dân;
    c) Sáu tháng đối với lao động nữ là người tàn tật theo quy định của pháp luật về người tàn tật;
    d) Trường hợp sinh đôi trở lên, ngoài thời gian nghỉ việc quy định tại các điểm a, b và c khoản này thì tính từ con thứ hai trở đi, cứ mỗi con được nghỉ thêm ba mươi ngày.
    2. Trường hợp sau khi sinh con, nếu con dưới sáu mươi ngày tuổi bị chết thì mẹ được nghỉ việc chín mươi ngày tính từ ngày sinh con; nếu con từ sáu mươi ngày tuổi trở lên bị chết thì mẹ được nghỉ việc ba mươi ngày tính từ ngày con chết, nhưng thời gian nghỉ việc hưởng chế độ thai sản không vượt quá thời gian quy định tại khoản 1 Điều này; thời gian này không tính vào thời gian nghỉ việc riêng theo quy định của pháp luật về lao động.
    3. Trường hợp chỉ có cha hoặc mẹ tham gia bảo hiểm xã hội hoặc cả cha và mẹ đều tham gia bảo hiểm xã hội mà mẹ chết sau khi sinh con thì cha hoặc người trực tiếp nuôi dưỡng được hưởng chế độ thai sản cho đến khi con đủ bốn tháng tuổi.
    4. Thời gian hưởng chế độ thai sản quy định tại các khoản 1, 2 và 3 Điều này tính cả ngày nghỉ lễ, nghỉ Tết, ngày nghỉ hằng tuần.
     
    Điều 32. Thời gian hưởng chế độ khi nhận nuôi con nuôi
    Người lao động nhận nuôi con nuôi dưới bốn tháng tuổi thì được nghỉ việc hưởng chế độ thai sản cho đến khi con đủ bốn tháng tuổi.
     
    Điều 33. Thời gian hưởng chế độ khi thực hiện các biện pháp tránh thai
    1. Khi đặt vòng tránh thai người lao động được nghỉ việc bảy ngày.
    2. Khi thực hiện biện pháp triệt sản người lao động được nghỉ việc mười lăm ngày.
    3. Thời gian nghỉ việc hưởng chế độ thai sản quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này tính cả ngày nghỉ lễ, nghỉ Tết, ngày nghỉ hằng tuần.
     
    Điều 34. Trợ cấp một lần khi sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi
    Lao động nữ sinh con hoặc người lao động nhận nuôi con nuôi dưới bốn tháng tuổi thì được trợ cấp một lần bằng hai tháng lương tối thiểu chung cho mỗi con.
    Trường hợp chỉ có cha tham gia bảo hiểm xã hội mà mẹ chết khi sinh con thì cha được trợ cấp một lần bằng hai tháng lương tối thiểu chung cho mỗi con.
     
    Điều 35. Mức hưởng chế độ thai sản
    1. Người lao động hưởng chế độ thai sản theo quy định tại các điều 29, 30, 31, 32 và 33 của Luật này thì mức hưởng bằng 100% mức bình quân tiền lương, tiền công tháng đóng bảo hiểm xã hội của sáu tháng liền kề trước khi nghỉ việc.
    2. Thời gian nghỉ việc hưởng chế độ thai sản được tính là thời gian đóng bảo hiểm xã hội. Thời gian này người lao động và người sử dụng lao động không phải đóng bảo hiểm xã hội.
     
    Điều 36. Lao động nữ đi làm trước khi hết thời hạn nghỉ sinh con
    1. Lao động nữ có thể đi làm trước khi hết thời hạn nghỉ sinh con quy định tại khoản 1 hoặc khoản 2 Điều 31 của Luật này khi có đủ các điều kiện sau đây:
    a) Sau khi sinh con từ đủ sáu mươi ngày trở lên;
    b) Có xác nhận của cơ sở y tế về việc đi làm sớm không có hại cho sức khoẻ của người lao động;
    c) Phải báo trước và được người sử dụng lao động đồng ý.
    2. Ngoài tiền lương, tiền công của những ngày làm việc, lao động nữ đi làm trước khi hết thời hạn nghỉ sinh con vẫn được hưởng chế độ thai sản cho đến khi hết thời hạn quy định tại khoản 1 hoặc khoản 2 Điều 31 của Luật này.
     
    Điều 37. Dưỡng sức, phục hồi sức khoẻ sau thai sản
    1. Lao động nữ sau thời gian hưởng chế độ thai sản theo quy định tại Điều 30, khoản 1 hoặc khoản 2 Điều 31 của Luật này mà sức khoẻ còn yếu thì được nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khoẻ từ năm ngày đến mười ngày trong một năm.

    2. Mức hưởng một ngày bằng 25% mức lương tối thiểu chung nếu nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khoẻ tại gia đình; bằng 40% mức lương tối thiểu chung nếu nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khoẻ tại cơ sở tập trung.

    Cập nhật bởi KhacDuy25 ngày 29/12/2011 06:52:03 CH sửa màu nền

    Chuyên viên pháp lý: Nguyễn Thành Luân

    - Điện thoại: 0974.220.145

    - Gmail: thanhluanls89@gmail.com

    Sông có thể cạn, núi có thể mòn

    Song chân lý ấy không bao giờ thay đổi

    * TƯ VẤN PHÁP LUẬT MIỄN PHÍ ( Liên hệ 24/24)

     
    Báo quản trị |  
  • #158108   29/12/2011

    Im_lawyerx0
    Im_lawyerx0
    Top 100
    Male
    Lớp 4

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:27/03/2009
    Tổng số bài viết (729)
    Số điểm: 5940
    Cảm ơn: 110
    Được cảm ơn 374 lần


    Tôi hiểu vấn đề bạn đang băn khoăn, tuy nhiên vấn đề tăng thời gian nghỉ thai sản từ 4 tháng lên 6 tháng với điều kiện lao động bình thường là một trong những vấn đề được đa số đại biểu quốc hội nhất trí khi nghiên cứu dự thảo Bộ luật lao đông sửa đổi sắp tới đây, tức là nó vẫn chưa thành luật mà vẫn còn ở trên "giấy". Kế hoạch là dự luật mới này sẽ được thông qua vào kỳ họp thứ 3, Quốc hội khóa XIII, tháng 5 năm 2012; thay thế Bộ luật Lao động năm 1994 và các Luật sửa đổi bổ sung Bộ luật Lao động các năm 2002, 2006 và 2007.

    Do đó, quy định về thời gian hưởng chế độ thai sản vẫn được áp dụng theo quy định của Luật Bảo hiểm xã hội 2006luanls89 đã trích dẫn ở trên, cụ thể là khoản 1, Điều 31, Luật bảo hiểm xã hội 2006.

    Thông tin của bạn đầu năm 2012 áp dụng chế độ thai sản tăng từ 4 tháng lên 6 tháng cũng chưa chính xác đâu, do đó, bạn cứ yên tâm áp dụng quy định hiện hành.

    Đời người ngắn hay dài há do ý muốn. Đã biết như thế mà còn tham sống, há không phải là u mê. Đã biết như thế, mà còn sợ chết há không phải là tuổi trẻ lưu lạc tha hương đến nỗi quên cả đường về. Đã biết như thế người chết đi có khi lại hối hận là từng tham sống cũng nên - Trang Tử

    Dịch nghĩa:

    Sống chắc gì đã sướng mà chết chắc gì đã khổ. Sống chết thật ra không khác nhau bao nhiêu. Con người ta khi sống chẳng qua là một giấc mộng lớn. Khi chết đi chính là tỉnh mộng. Không chừng sau khi chết, lại thấy rằng trước đó mình cứ ham sống thật là ngu xuẩn. Sao không chết sớm hơn. Hệt như sau khi chúng ta trải qua một cơn ác mộng đáng sợ, tỉnh lại cảm thấy giấc mộng vừa qua thật quá dài.

     
    Báo quản trị |  
  • #158185   29/12/2011

    ntdieu
    ntdieu
    Top 10
    Male
    Dân Luật bậc 1

    Đồng Nai, Việt Nam
    Tham gia:11/02/2009
    Tổng số bài viết (14968)
    Số điểm: 100059
    Cảm ơn: 3496
    Được cảm ơn 5362 lần
    SMod

    Chào bo_cuoi, bạn có thể được nghỉ sinh 6 tháng nếu được cơ quan bạn đồng ý. Tuy nhiên bạn chỉ được hưởng 4 tháng tiền thai sản thôi. 2 tháng còn lại bạn nghỉ không hưởng lương.
     
    Báo quản trị |  
  • #177128   09/04/2012

    trancong84
    trancong84

    Male
    Chồi

    Hải Dương, Việt Nam
    Tham gia:31/12/2008
    Tổng số bài viết (35)
    Số điểm: 1260
    Cảm ơn: 7
    Được cảm ơn 2 lần


    Vợ mình làm Cấp dưỡng (nấu ăn) của Công ty. Thường xuyên phải làm ca 3, đi làm theo chế độ 3 ca. Vậy có được hưởng thời gian nghỉ thai sản là 05 tháng theo quy định  không nhỉ?
    Mong được sự tư vấn của các Luật sư.
     Tại khoản 1 Điều 31 Luật Bảo hiểm xã hội quy định thời gian hưởng chế độ khi sinh con: “Lao động nữ sinh con được nghỉ việc hưởng chế độ thai sản theo quy định sau đây:

    - Năm tháng, nếu làm nghề hoặc công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm thuộc danh mục do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội và Bộ Y tế ban hành; làm việc theo chế độ ba ca; làm việc thường xuyên ở nơi có phụ cấp khu vực hệ số từ 0,7 trở lên hoặc là nữ quân nhân, nữ công an nhân dân;

    Thật lòng thì có bạn bè.

    Chăm chỉ thì có công việc.

    Và chân thành thì mới có cuộc đời.

     
    Báo quản trị |