Chào Bạn,
Theo thông tư 02/2006/TTLT-BYT-BNV-BTC thì phạm vi và đối tượng áp dụng được hưởng phụ cấp như sau:
1. Phạm vi áp dụng
Cơ sở y tế của Nhà nước bao gồm:
a) Cơ sở khám bệnh, chữa bệnh;
b) Các viện, trung tâm nghiên cứu kỹ thuật y, dược học, kiểm nghiệm, kiểm định, giám định và truyền thông giáo dục sức khoẻ;
c) Các trung tâm thuộc hệ y tế dự phòng;
d) Trung tâm vận chuyển cấp cứu 05, phòng khám đa khoa khu vực, nhà hộ sinh, #c00000;">trạm y tế xã, phường, trị trấn và trường học;
e) Các viện, trung tâm chỉnh hình, phục hồi chức năng; trung tâm điều dưỡng thương binh, bệnh binh, người có công và các cơ sở bảo trợ xã hội của Nhà nước.
2. Đối tượng áp dụng
Cán bộ, viên chức đã được xếp lương theo Nghị định số 204/2004/NĐ-CP ngày 14/12/2004 của Chính phủ về chế độ tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang (sau đây viết tắt là Nghị định số 204/2004/NĐ-CP, thuộc biên chế trả lương (kể cả lao động hợp đồng) trong các cơ sở y tế của Nhà nước:
a) Cán bộ, viên chức trực tiếp làm chuyên môn y tế (xếp lương theo các ngạch viên chức có 2 chữ số đầu của mã số ngạch là 16 và 13) làm các công việc sau:
- Trực tiếp khám, điều trị, chăm sóc, phục vụ bệnh nhân;
- Trực tiếp làm xét nghiệm phục vụ cho công tác chuyên môn y tế;
- Trực tiếp làm các công việc chẩn đoán hình ảnh, thăm dò chức năng;
- Trực tiếp bào chế, cấp phát: thuốc, vắc xin và sinh phẩm, hoá chất, môi tr��ờng nuôi cấy tại các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh, viện và trung tâm của hệ y tế dự phòng;
- Trực tiếp làm công tác phòng chống dịch bệnh; y học lao động và vệ sinh môi trường; chỉ đạo tuyến; tuyên truyền giáo dục sức khoẻ;
- Kiểm dịch y tế biên giới, kiểm nghiệm, kiểm định, giám định;
- Trực tiếp làm công tác nghiên cứu kỹ thuật y, dược học;
- Làm hộ lý, y công;
- Bảo quản, trông coi xác và nhà xác;
- Sửa chữa máy móc thiết bị y tế; súc rửa, hấp sấy tiệt trùng dụng cụ y tế;
- Chăn nuôi động vật, côn trùng, thực vật thí nghiệm để phục vụ nghiên cứu y, dược học;
b) Lái xe cứu thương.
c) Cán bộ, viên chức làm công tác quản lý, phục vụ không trực tiếp làm chuyên môn y tế tại các chuyên khoa: HIV/AIDS, phong, lao, tâm thần, giải phẫu bệnh lý và pháp y.
3. Đối tượng không áp dụng
a) Cán bộ, viên chức không trực tiếp làm chuyên môn y tế (trừ các đối tượng quy định tại điểm b, điểm c khoản 2 mục I).
b) Những người làm việc trong các cơ sở y tế thuộc Bộ Quốc phòng, Bộ Công an và cơ quan cơ yếu.
Theo Thông tư 06/2010/TTLT-BYT-BNV-BTC thì phạm vi và đối tượng áp dụng được quy định như sau:
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng
1. Thông tư liên tịch này quy định chế độ phụ cấp ưu đãi; phụ cấp thu hút; trợ cấp tham quan, học tập, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ và trợ cấp tiền mua, vận chuyển nước ngọt và sạch đối với viên chức, lao động hợp đồng và cán bộ, nhân viên quân y trực tiếp làm chuyên môn y tế đã được xếp lương theo Nghị định số 204/2004/NĐ-CP ngày 14 tháng 12 năm 2004 của Chính phủ về chế độ tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang (sau đây viết tắt là Nghị định số 204/2004/NĐ-CP) tại các cơ sở y tế của Nhà nước ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn.
2. Viên chức, lao động hợp đồng (bao gồm cả viên chức y tế được tăng cường, luân phiên, biệt phái từ 01 tháng liên tục trở lên) trực tiếp làm chuyên môn y tế (sau đây gọi chung là viên chức y tế) tại các cơ sở y tế của Nhà nước, bao gồm: trạm y tế xã, phường, thị trấn; trạm y tế cơ quan, trường học; phòng khám đa khoa khu vực; nhà hộ sinh; trung tâm y tế; bệnh viện và các cơ sở y tế khác của Nhà nước ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn.
Như vậy việc cán bộ phòng giáo dục giải thích là có cơ sở. Tuy nhiên theo như bạn trình bày thì chính sách quy định như vậy có thể là chưa thật bình đẳng đối với tất cả cán bộ y tế công tác có cùng điều kiện khó khăn như nhau. Bạn có thể kiến nghị Phòng Giáo dục trình bày với các cơ quan cấp trên để xem xét giải quyết nguyện vọng.
Thân ái.
Luật sư Phạm Đình Hưng Saigon Asia Law
www.saigon-asialaw.com
VP: 40/21 Bau cat 2, F 14 Quan Tan Binh, TP HCM
Đoàn LS TP HCM
MB.0903759409