Chế độ đối với trường hợp tai nạn lao động

Chủ đề   RSS   
  • #449553 15/03/2017

    chauphuongkh

    Sơ sinh

    Bình Định, Việt Nam
    Tham gia:15/03/2017
    Tổng số bài viết (2)
    Số điểm: 55
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 0 lần


    Chế độ đối với trường hợp tai nạn lao động

    Cho em hỏi, cty em có công nhân bị tai nạn lao động trong quá trình làm việc. Phải nằm viện điều trị 13 ngày, và xin nghỉ để dưỡng sức thêm 10 ngày. Người này cty em chưa đóng BHXH, nhưng có mua Bảo hiểm tai nạn (ko biết BHTN có thanh toán gì ko?). Người này có BHYT hộ nghèo, nên khi họ nằm viện BHYT đã thanh toán toàn bộ chi phí.

    Vậy cho em hỏi, với trường hợp này cty em có phải trả lương hay bất cứ khoản tiền nào ko ạ?

    Nếu trả lương thì trả bao nhiêu ngày?

    Và theo quy định thì người này được nghỉ dưỡng sức bao nhiêu ngày ạ?

    Em cảm ơn ạ.

     
    3129 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #449559   15/03/2017

    miky_sn
    miky_sn

    Sơ sinh

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:04/05/2016
    Tổng số bài viết (21)
    Số điểm: 210
    Cảm ơn: 1
    Được cảm ơn 6 lần


    Trước tiên công ty bạn cần đưa công nhân này đi giám định sức khỏe xác định mức suy giảm khả năng lao động sau khi có kết quả thì thực hiện theo TT 04/2015/TT-BLĐTBXH.

    Bạn kiểm tra nội dung trong thông tư đó để nắm rõ nhé vì giờ mình bận ko tư vấn kỹ cho bạn được.(trong thông tư cụ thể lắm, đọc là rõ ngay)

     
    Báo quản trị |  
  • #449565   15/03/2017

    Chào bạn! Dựa vào những thông tin mà bạn đã cung cấp tôi có một vài góp ý như sau:

    Thứ nhất, về việc trả lương cho người lao động bị tai nạn lao động, theo quy định tại điều 144 bộ luật lao động 2012 thì người sử dụng lao động có trách nhiệm trả đủ tiền lương theo hợp đồng lao động khi nguời lao động bị tai nạn lao động. Ngoài ra người sử dụng lao động cũng cần phải thanh toán phần chi phí đồng chi trả và những chi phí không nằm trong danh mục do bảo hiểm y tế chi trả

    Điều 144. Trách nhiệm của người sử dụng lao động đối với người bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp

    1. Thanh toán phần chi phí đồng chi trả và những chi phí không nằm trong danh mục do bảo hiểm y tế chi trả đối với người lao động tham gia bảo hiểm y tế và thanh toán toàn bộ chi phí y tế từ khi sơ cứu, cấp cứu đến khi điều trị ổn định đối với người lao động không tham gia bảo hiểm y tế.

    2. Trả đủ tiền lương theo hợp đồng lao động cho người lao động bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp phải nghỉ việc trong thời gian điều trị.

    3. Bồi thường cho người lao động bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp theo quy định tại Điều 145 của Bộ luật này.

    Như vậy người sử dụng lao động phải trả lương theo hợp đồng đã quy định.

    Thứ hai, về số ngày được nghỉ dưỡng được quy định tại khoản 2 điều 54 luật an toàn vệ sinh lao động 2015 được quy định như sau:

    Điều 54. Dưỡng sức, phục hồi sức khỏe sau khi điều trị thương tật, bệnh tật

    2. Số ngày nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe quy định tại khoản 1 Điều này do người sử dụng lao động và Ban chấp hành công đoàn cơ sở quyết định, trường hợp đơn vị sử dụng lao động chưa thành lập công đoàn cơ sở thì do người sử dụng lao động quyết định. Thời gian nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe được quy định như sau:

    a) Tối đa 10 ngày đối với trường hợp bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp có mức suy giảm khả năng lao động từ 51% trở lên;

    b) Tối đa 07 ngày đối với trường hợp bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp có mức suy giảm khả năng lao động từ 31% đến 50%;

    c) Tối đa 05 ngày đối với trường hợp bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp có mức suy giảm khả năng lao động từ 15% đến 30%.

    3. Người lao động quy định tại khoản 1 Điều này được hưởng 01 ngày bằng 30% mức lương cơ sở

    Như vậy công ty cần yêu cầu giám định sức khỏe của người lao động để có thể xác định được ngày nghỉ dưỡng sức của người lao động. Khi xác định được số ngày được nghỉ dưỡng sức thì công ty có trách nhiệm trả lương cho người lao động theo mức lương theo hợp đồng và khoản tiền bồi thường cho người lao động nếu trong trường hợp tai nạn do lỗi của công ty.

    Hiện nay do thông tin bạn cung cấp còn hạn chế để có được câu trả lời chính xác hơn bạn nên liên hệ trực tiếp với chúng tôi để cung cấp thêm những thông tin cụ thể, cũng như trao đổi để tìm ra phương án tốt nhất.

                                                       Chuyên viên tư vấn Nguyễn Thu Hồng

    Cập nhật bởi clevietkimlaw1 ngày 15/03/2017 11:20:52 SA

    BỘ PHẬN TƯ VẤN PHÁP LUẬT DÂN SỰ | CÔNG TY LUẬT VIỆT KIM

    M: (+84-4) 32.123.124; (+84-4) 32.899.888 - E: cle.vietkimlaw@gmail.com; luatvietkim@gmail.com - W: www.vietkimlaw.com

    Ad: Trụ sở chính - Tầng 5, Tòa nhà SHB, 34 Giang Văn Minh, Ba Đình, HN | VPGD - Tầng 5, Nhà C, 236 Hoàng Quốc Việt, Cầu Giấy, HN.

     
    Báo quản trị |