Chào bạn
maidinhdan!
Trích dẫn:Từ năm 1996 Bộ tư pháp có công văn số 355 TT/LB NGÀY 12 THÁNG 10 NĂM 1996 HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN QUYẾT ĐỊNH SỐ 160/TTG NGÀY 15/3/1996 CỦA THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ VỀ VIỆC THỰC HIỆN CHẾ ĐỘ BỒI DƯỠNG ĐỐI VỚI GIÁM ĐỊNH VIÊN TƯ PHÁP.
Thông tin trên của bạn chưa được chuẩn xác lắm. Thực tế thì văn bản số 355 đó không phải là "Công văn" và cũng không phải do Bộ Tư pháp đơn phương ban hành; mà đó là 1 Thông tư liên tịch:
BAN TỔ CHỨC-CÁN BỘ CHÍNH PHỦ-BỘ TÀI CHÍNH-BỘ TƯ PHÁP
********
|
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
********
|
Số: 355-TT/LB
|
Hà Nội , ngày 12 tháng 10 năm 1996
|
THÔNG TƯ LIÊN TỊCH
CỦA BAN TỔ CHỨC - CÁN BỘ CHÍNH PHỦ, TÀI CHÍNH, TƯ PHÁP SỐ 355 TT/LB NGÀY 12 THÁNG 10 NĂM 1996 HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN QUYẾT ĐỊNH SỐ 160/TTG NGÀY 15/3/1996 CỦA THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ VỀ VIỆC THỰC HIỆN CHẾ ĐỘ BỒI DƯỠNG ĐỐI VỚI GIÁM ĐỊNH VIÊN TƯ PHÁP
Theo Thông tư này:
II. ĐỐI TƯỢNG VÀ MỨC BỒI DƯỠNG
2. Đối với giám định pháp y được hưởng bồi dưỡng các mức sau đây: a) Mức 10.000 đ/1 vụ/1 giám định viên, áp dụng đối với giám định pháp y trên người sống (gây thương tích, hiếp dâm...) trong trường hợp đơn giản; mức 20.000 đồng/1 vụ/1 giám định viên trong trường hợp phức tạp.
b) Mức 20.000 đ/1 vụ/1 giám định viên, áp dụng đối với giám định trên tài liệu, tang vật (phủ tạng, lông tóc, máu...) trong trường hợp đơn giản; mức 30.000 đồng/1 vụ/1 giám định viên trong trường hợp phức tạp.
c) Đối với giám định tử thi được hưởng bồi dưỡng các mức sau đây:
- Giám định không mổ tử thi:
+ Mức 30.000 đồng/1 vụ/1 giám định viên, áp dụng đối với giám định người chết trong vòng 48 giờ.
+ Mức 40.000 đồng/1 vụ/1 giám định viên, áp dụng đối với giám định người chết ngoài 48 giờ đến 7 ngày, hoặc còn trong 48 giờ nhưng phải khai quật.
+ Mức 50.000 đồng/1 vụ/1 giám định viên, áp dụng đối với giám định người chết để quá 7 ngày, hoặc còn trong 7 ngày nhưng phải khai quật.
+ Mức 60.000 đồng/1 vụ/1 giám định viên, áp dụng đối với giám định người chết để quá 7 ngày mà phải khai quật.
- Giám định có mổ tử thi:
+ Mức 80.000 đồng/1 vụ/ 1 giám định viên, áp dụng đối với giám định người chết trong vòng 48 giờ.
+ Mức 100.000 đồng/1 vụ/ 1 giám định viên, áp dụng đối với giám định người chết ngoài 48 giờ đến 7 ngày, hoặc còn trong 48 giờ nhưng phải khai quật.
+ Mức 120.000 đồng/1 vụ/ 1 giám định viên, áp dụng đối với giám định người chết để quá 7 ngày, hoặc còn trong 7 ngày nhưng phải khai quật.
+ Mức 150.000 đồng/1 vụ/ 1 giám định viên, áp dụng đối với giám định người chết để quá 7 ngày mà phải khai quật.
........................
Mức bồi dưỡng như trên là quá thấp, trong khi giá trị đồng tiền năm 1996 so với 2009 là 1 trời một vực!
Ngày 29/4/2004, Pháp lệnh giám định tư pháp đã được thông qua, sau đó là Nghị định 67/2005/NĐ-CP hướng dẫn thực hiện, với những điều khoản ghi nhận sự đãi ngộ của Nhà nước đối với hoạt động giám định tư pháp. Nghị định 67/2005 có quy định tại điều 6:
NGHỊ ĐỊNH
CỦA CHÍNH PHỦ SỐ 67/2005/NĐ-CP NGÀY 19 THÁNG 5 NĂM 2005
QUY ĐỊNH CHI TIẾT THI HÀNH MỘT SỐ ĐIỀU CỦA
PHÁP LỆNH GIÁM ĐỊNH TƯ PHÁP
...
Điều 6. Chế độ phụ cấp, bồi dưỡng, thù lao đối với người giám định tư pháp
1. Ngoài việc được hưởng các chế độ phụ cấp áp dụng cho ngành mình, giám định viên tư pháp trong lĩnh vực pháp y, pháp y tâm thần, kỹ thuật hình sự là người hưởng lương từ ngân sách nhà nước thì được hưởng phụ cấp trách nhiệm công việc giám định theo quy định của Chính phủ về chế độ tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang, kể từ ngày được bổ nhiệm giám định viên tư pháp.
2. Khi thực hiện giám định, người giám định tư pháp là người hưởng lương từ ngân sách nhà nước thì được hưởng bồi dưỡng theo vụ việc giám định.
Người hưởng lương từ ngân sách nhà nước giúp việc cho người giám định tư pháp khi thực hiện giám định thì được hưởng 85% mức bồi dưỡng mà người giám định tư pháp được hưởng.
3. Bộ Nội vụ chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính, Bộ Tư pháp quy định cụ thể về phụ cấp, bồi dưỡng áp dụng cho từng lĩnh vực giám định tư pháp theo đề nghị của Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ quản lý về lĩnh vực giám định tư pháp.
4. Người giám định tư pháp là người không hưởng lương từ ngân sách nhà nước thì được hưởng thù lao giám định tư pháp theo quy định tại khoản 2 Điều 38 của Pháp lệnh Giám định tư pháp.
Mãi đến cuối năm 2008, Bộ Tư pháp loay hoay chấp bút giúp Chính phủ xây dựng Quyết định quy định về chế độ bồi dưỡng giám định tư pháp mới, thay cho Quyết định 160/1996. Theo Dự thảo, đối với việc giám định thực hiện theo ngày công, người giám định tư pháp được hưởng mức bồi dưỡng từ 80.000 đến 400.000 đồng/ngày, đối với việc giám định thực hiện theo vụ việc mức bồi dưỡng là 60.000 đến 1.200.000 đồng/vụ việc/người. Tuy nhiên, khi Dự thảo đưa ra lấy ý kiến các chuyên gia thì nhiều ý kiến cho rằng, không riêng gì mức bồi dưỡng trên, mà toàn bộ các mức bồi dưỡng trong Dự thảo Quyết định tuy chưa ban hành nhưng đã kịp lạc hậu với thời cuộc; nhiều người khẳng định cần thiết phải nâng lên mức từ 1-3 triệu đồng.
Vậy là ... tắc!
Có lẽ vì quá sốt ruột chờ Trung ương nên mới đây, tỉnh Bình Định đã làm bước đột phá:
Bình Định: Giám định Pháp Y được đãi ngộ 2 triệu đồng/tháng
|
Tỉnh Bình Định vừa phê duyệt chế độ đãi ngộ hàng tháng và chế độ trợ cấp đối với giám định viên thuộc 2 tổ chức Giám định Pháp y và tổ chức Giám định Tâm Thần.
Theo đó, đối với giám định viên pháp y thường trực được đãi ngộ 2 triệu đồng/người/tháng; Giám định viên không thường trực, kỹ thuật viên, y công được 1 triệu đồng/người/tháng. Đối với giám định pháp y tâm thần thường trực được đãi ngộ 1 triệu đồng/người/tháng; Giám định viên không thường trực, kỹ thuật viên, y công được 5.00.000 đồng/người/tháng. Ngoài chế độ trợ cấp, giám định viên pháp y, tâm thần còn được bồi dưỡng theo vụ việc.
Ngoài ra, tỉnh còn hỗ trợ cấp 2 máy điện thoại di động cho 2 giám định viên thường trực của Tổ chức Giám định pháp y tỉnh và được thanh toán cước phí điện thoại 2.00.000/máy/tháng…
(Pháp Luật Việt Nam 7/1, tr5)
|