Chất lượng quản lý nhà nước

Chủ đề   RSS   
  • #72362 08/12/2010

    hovanhong129
    Top 500
    Male
    Lớp 5

    Thừa Thiên Huế, Việt Nam
    Tham gia:01/07/2010
    Tổng số bài viết (386)
    Số điểm: 6582
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 47 lần


    Chất lượng quản lý nhà nước

    Qua trả lời chất vấn của các Bộ trưởng trước Quốc Hội, tôi nhận thấy chất lượng quản lý nhà nước bây giờ quá kém. Vậy đau là nguyên nhân, cần biện pháp gì để khăc phục? xin mọi người cho ý kiến

    Hãy hát lên cho yêu đời

     
    11733 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #77807   07/01/2011

    hungthamnhung
    hungthamnhung
    Top 500
    Lớp 3

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:29/10/2010
    Tổng số bài viết (226)
    Số điểm: 4529
    Cảm ơn: 46
    Được cảm ơn 75 lần


    Tui thấy chất lượng QLNN bây giờ tốt hơn nhiều so với hồi mới thống nhất đất nước mà.
    Không hiểu hovanhong129 nói kém là kém so với cái gì đây nhỉ ???
     
    Báo quản trị |  
  • #77965   09/01/2011

    BeToan89
    BeToan89
    Top 75
    Male
    Lớp 11

    Đăk Lăk, Việt Nam
    Tham gia:24/11/2010
    Tổng số bài viết (977)
    Số điểm: 17101
    Cảm ơn: 63
    Được cảm ơn 151 lần


    Mình hiểu ý của hovanhong, đó là Kém ở thời bây giờ chứ không phải so sánh với trước đây thì phải?Nhưng không biết là cơ quan nào kém nhỉ, vì cũng có bộ làm tốt mà, đâu phải cơ quan nào cũng làm không tố đâu nhỉ?

    Betoan1989@yahoo.com

    *Khi là chính mình, bạn không có bất cứ điều gì phải sợ.

     
    Báo quản trị |  
  • #78041   09/01/2011

    phamthuphuonganh
    phamthuphuonganh

    Female
    Mầm

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:20/04/2009
    Tổng số bài viết (80)
    Số điểm: 598
    Cảm ơn: 8
    Được cảm ơn 25 lần


    hovanhong129 có thế cho biết chất lượng quản lý nhà nước kém như thế nào không?. Vì fải biết vấn đề ở đâu mới tìm ra được nguyên nhân và giải pháp chứ, hì
     
    Báo quản trị |  
  • #78088   10/01/2011

    hovanhong129
    hovanhong129
    Top 500
    Male
    Lớp 5

    Thừa Thiên Huế, Việt Nam
    Tham gia:01/07/2010
    Tổng số bài viết (386)
    Số điểm: 6582
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 47 lần


    Trả lời chất vấn của Quốc hội xung quanh vấn đề Vinashin: Qua 11 cuộc thanh tra, kiểm toán mà không phát hiện vấn đề.
    Vậy quản lý nhà nước của các bộ ngành ra sao? Có Bộ không phát hiện được, có Bộ phát hiện mà không làm gì được.
    Có thực như vậy không? Xin mọi người thảo luận
    Cập nhật bởi hovanhong129 ngày 10/01/2011 09:57:15 AM

    Hãy hát lên cho yêu đời

     
    Báo quản trị |  
  • #78222   10/01/2011

    BeToan89
    BeToan89
    Top 75
    Male
    Lớp 11

    Đăk Lăk, Việt Nam
    Tham gia:24/11/2010
    Tổng số bài viết (977)
    Số điểm: 17101
    Cảm ơn: 63
    Được cảm ơn 151 lần


    Cái này là trách nhiệm của thanh tra chính phủ, mà người đúng đầu chính là thủ tướng, và thực tế thủ tướng đã nhận trách nhiệm của mình tại kỳ họp vừa rồi, chứ không thể chỉ nói trách nhiệm mỗi các bộ .Mấy lần thanh tra chính phủ đều bỏ qua cả nên mới có kết quả  thất thoát lơn khoảng 120 ngàn tỷ đồng vậy đó.

    Betoan1989@yahoo.com

    *Khi là chính mình, bạn không có bất cứ điều gì phải sợ.

     
    Báo quản trị |  
  • #78262   11/01/2011

    hovanhong129
    hovanhong129
    Top 500
    Male
    Lớp 5

    Thừa Thiên Huế, Việt Nam
    Tham gia:01/07/2010
    Tổng số bài viết (386)
    Số điểm: 6582
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 47 lần


    Nhưng Tổng thanh tra chính phủ Trần Văn Truyền cũng không nhận trách nhiệm về mình, Bộ trưởng Võ Hồng Phúc cũng vậy. Thủ tướng thì nhận chung chung vậy thôi ( thực ra nếu cứ theo quy định người đứng đầu thì chắc chắn Thủ tướng phải chịu trách nhiệm chinmhs rồi, không nhận cũng không được), nhưng ở đây là trách nhiện của các Bộ với tư cách là người giúp việc cho Thủ tướng ( Các bộ không có lỗi mà chắc Thủ tướng nhận lỗi được à?). Chúng ta phân tích ở đây không nhằm kỷ luật ai ( mà chúng ta cũng chẳng có thẩm quyền ấy), nhưng mà phân tích để xác định rõ trách nhiệm của từng bộ, từng ngành.
    Xin ví dụ : Ông Thanh tra nói rằng vì Thanh tra Chính phủ chưa thanh tra Vinashin nên không phát hiện vụ việc của vinashin, Ông Kiểm toán cũng vậy, Ông Bộ Kế haọch đầu tư thì nói phát hiện ra mà không làm gì được... vậy tất cả đổ lên đầu Thủ tướng à?

    Hãy hát lên cho yêu đời

     
    Báo quản trị |  
  • #78275   11/01/2011

    nguyenphong83
    nguyenphong83
    Top 500
    Chồi

    Gia Lai, Việt Nam
    Tham gia:07/08/2009
    Tổng số bài viết (124)
    Số điểm: 1310
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 2 lần


    Các vị Bộ trưởng khi trả lời đại biểu Quốc hội thì nói rất hay, rằng sẽ tiếp thu ý kiến của cử tri, sẽ xử lý quyết liệt đối với những tồn tại trong công tác quản lý của Bộ.... Tuy nhiên kết quả thực tế cho "thấy hứa thật nhiều thất hứa cũng thật nhiều".
     
    Báo quản trị |  
  • #78282   11/01/2011

    hovanhong129
    hovanhong129
    Top 500
    Male
    Lớp 5

    Thừa Thiên Huế, Việt Nam
    Tham gia:01/07/2010
    Tổng số bài viết (386)
    Số điểm: 6582
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 47 lần


    Tôi chỉ muốn trao đổi những cái cụ thể thôi, chứ còn chung chung thế thì chẳng nói lên điều gì và cũng chẳng giải quyêt được gì.
    Cập nhật bởi hovanhong129 ngày 11/01/2011 10:21:04 AM

    Hãy hát lên cho yêu đời

     
    Báo quản trị |  
  • #78288   11/01/2011

    boyluat
    boyluat
    Top 50
    Male
    Lớp 12

    Thái Nguyên, Việt Nam
    Tham gia:19/04/2010
    Tổng số bài viết (1808)
    Số điểm: 19520
    Cảm ơn: 358
    Được cảm ơn 810 lần


    Liên quan đến vấn đề lời hứa của Bộ trưởng mà anh Nguyễn Phong đã đề cập, mình có bài này về cách trả lời chất vấn của Bộ trưởng gửi cho mọi người cùng suy ngẫm. Nó không nói về chất lượng quản lý nhà nước nhưng cũng trong phạm vi quản lý nhà nước. Không biết sang Quốc hội khóa sau tình hình này có được cải thiện hay không nữa !?

    Thế nào là “lời hứa” của bộ trưởng?

    Thứ ba, 15 Tháng mười một 2005, 04:38 GMT+7


     

    Ông Lê Quang Bình, trưởng Ban Dân nguyện Quốc hội:



    TS (Hà Nội) - Trao đổi với báo chí hôm qua 14-11 xung quanh phiên chất vấn sắp tới (dự kiến từ 24 đến 26-11), ông Lê Quang Bình - trưởng Ban Dân nguyện của Ủy ban Thường vụ Quốc hội (TVQH) - cho biết cử tri đang bày tỏ sự quan tâm nhiều nhất đối với các lĩnh vực thuộc trách nhiệm của các vị bộ trưởng Giáo dục - đào tạo, Giao thông vận tải, Y tế, Nông nghiệp và phát triển nông thôn...

    Ông nói: Tại kỳ họp này, chống tham nhũng, lãng phí là vấn đề được cử tri quan tâm nhất, nhiều ý kiến gay gắt nhất. Sở dĩ cử tri quan tâm nhiều là do QH tổ chức các cuộc lấy ý kiến nhân dân về hai dự án Luật phòng chống tham nhũng và Luật thực hành tiết kiệm, chống lãng phí.

    Cử tri cũng bày tỏ mối quan tâm đến trách nhiệm của lãnh đạo các bộ Giáo dục - đào tạo, Giao thông vận tải, Y tế, Nông nghiệp và phát triển nông thôn...

    * Một trong những dự kiến thay đổi trong hình thức chất vấn tại QH tới đây là tăng tính đối thoại giữa người chất vấn và người trả lời chất vấn, tập trung làm rõ từng vấn đề quan tâm.

    Tính đối thoại ở đây có thể hiểu là nếu trả lời của bộ trưởng chưa thỏa đáng, đại biểu sẽ chất vấn luôn, thay vì phải đăng ký lại và chờ đợi như thông thường?

    - Đúng là lần này bàn như thế. Sau khi bộ trưởng kết thúc phần trả lời chất vấn bằng văn bản, các đại biểu sẽ chất vấn tiếp, bộ trưởng trả lời. Nếu phần trả lời chưa thỏa đáng, đại biểu đó có quyền chất vấn tiếp. Tuy nhiên, phương án này mới đang trong quá trình bàn thảo, chờ ý kiến cuối cùng của Ủy ban TVQH.

    * Xung quanh 34 lời hứa và có tính chất lời hứa của các thành viên Chính phủ tại kỳ họp trước, QH có đặt vấn đề đốc thúc, kiểm tra việc thực hiện các lời hứa đó không, thưa ông?

    - Vừa rồi chúng tôi đã đôn đốc và chuyển bản gỡ băng lời hứa đến một số bộ, các bộ đều có trả lời. Nhưng có một vấn đề: Ban Dân nguyện cho đó là lời hứa với QH, với cử tri, nhưng một số bộ trưởng lại nói đó không phải là lời hứa.

    Theo tôi, phải có một hình thức như nghị quyết hay hướng dẫn gì đó để qui định rõ những cam kết nào của thành viên Chính phủ là lời hứa, khi đó chúng tôi mới có thể đôn đốc và thực hiện việc giám sát được. Hiện nay chưa có văn bản qui định thế nào là lời hứa của các bộ trưởng, thành viên Chính phủ.

    Chỉ có một nội dung trong Luật hoạt động giám sát nói rằng bộ trưởng phải có trách nhiệm thực hiện các lời hứa trước QH và cử tri, rồi Ủy ban TVQH giao cho Ban Dân nguyện trách nhiệm theo dõi và đôn đốc việc thực hiện các lời hứa ấy.

    Ban Dân nguyện vừa qua cũng đã có văn bản báo cáo Ủy ban TVQH về một thực tế. Đó là khi trả lời chất vấn trước QH, rất ít bộ trưởng nói rõ rằng “tôi xin hứa với QH sẽ khắc phục hoặc làm việc A, B, C…”.

    Phổ biến nhất, các bộ trưởng thường chỉ nói “qua chất vấn của đại biểu QH, qua ý kiến của cử tri, chúng tôi xin tiếp thu và tới đây sẽ phối hợp với bộ A, bộ B… để tìm cách khắc phục”. Hoặc có những việc “chúng tôi xin tiếp thu và tới đây sẽ báo cáo Chính phủ để khắc phục”.

    Phần lớn các bộ trưởng chỉ nói chung chung như vậy. Phần lớn những “lời hứa” như thế, chúng tôi chuyển đến các bộ và các bộ đều có trả lời. Tuy vậy, nhiều vị bộ trưởng vẫn cho rằng cái đó không được xem là... lời hứa!

    * Một số đại biểu QH đề nghị ngay sau khi các thành viên Chính phủ trả lời chất vấn, chủ tịch đoàn hoặc chủ tịch QH nên “nhấn” lại những đầu việc mà các bộ trưởng đã cam kết để kỳ họp sau xem xét...

    - Đây là một ý kiến xác đáng. Tại phiên họp của Ủy ban TVQH chuẩn bị cho phiên chất vấn sắp tới, tôi sẽ nhắc lại vấn đề này.

    * Xin cảm ơn ông.

    N.V.HẢI lược ghi

    #ff0000;">Nguồn:
    http://vietbao.vn/Xa-hoi/The-nao-la-loi-hua-cua-bo-truong/40108195/157/ 

    Cập nhật bởi boyluat ngày 11/01/2011 07:39:35 PM cập nhật link

    Với luật sư, nói phải có căn cứ, có lý, có tình thì hãng nói. Nói chung chung, nói vu vơ, nói tránh đụng chạm thì tốt nhất là đừng nói.

    Làm thì làm làm dứt khoát, làm cẩn thận. Làm mà sợ đầu sợ đuôi, làm không đến đầu đến đũa thì tốt nhất là đừng làm.

    Còn luật sư mà nghĩ cái này, nói cái kia; nói một đằng, làm một nẻo thì tốt nhất là nên về quê chăn vịt.

    Vinh Quang l Trợ lý Luật sư - CÔNG TY LUẬT VIỆT KIM (www.luatvietkim.com)

    M: 0934.666.282 - E: vinhquang@luatvietkim.com - Ad: P1705 - Đ3, 15 Ngọc Khánh, Ba Đình, Hà Nội.

     
    Báo quản trị |  
  • #78404   11/01/2011

    BeToan89
    BeToan89
    Top 75
    Male
    Lớp 11

    Đăk Lăk, Việt Nam
    Tham gia:24/11/2010
    Tổng số bài viết (977)
    Số điểm: 17101
    Cảm ơn: 63
    Được cảm ơn 151 lần


    Chào bạn hovanhong129"
    Bạn nói:

    "Xin ví dụ : Ông Thanh tra nói rằng vì Thanh tra Chính phủ chưa thanh tra Vinashin nên không phát hiện vụ việc của vinashin, Ông Kiểm toán cũng vậy, Ông Bộ Kế haọch đầu tư thì nói phát hiện ra mà không làm gì được... vậy tất cả đổ lên đầu Thủ tướng à?"

    Mình chỉ nói Thủ tướng đã nhận lỗi và thủ tướng là người chịu trách nhiệm  không có nghĩa là mình nói các bộ không có trách nhiệm, vì trên đó bạn nhắc đến trách nhiệm của các bộ rồi mà chưa thấy bạn nhắc gì đến thủ tướng cả.

     Mình nghĩ thủ tướng phải nhận trách nhiệm lớn nhất, vì các bộ là các cơ quan nằm trong chính phủ, do chính phủ quản lý,mà cơ quan dưới  quyền quản lý của mình mà mình không chịu quản lý hoặc quản lý nó không tốt và để cơ quan đó  sai phạm, mình hỏi bạn Trách nhiệm ở đây thuộc về ai là lơn nhất.

    Bạn không thể chỉ nói đến trách nhiệm bộ trưởng mà không nhắc đến Thủ Tướng.

    Còn Tổng thanh tra chính phủ Trần Văn Truyền cũng không nhận trách nhiệm về mình, Bộ trưởng Võ Hồng Phúc cũng vậy...

    Theo mình thì máy ông Thanh tra chính phủ nói như vậy thì không chấp nhận được,Làm việc mà không có trách nhiệm gì cả, Một số tiền thất thoát quá lớn: Không đọc thì thôi, mà đọc rồi thấy xót lại bực mình nữa, chẳng hiểu mấy ông này nghĩ gì không biết nữa mà nói không có trách nhiệm của mình trong chuyện này?

    Betoan1989@yahoo.com

    *Khi là chính mình, bạn không có bất cứ điều gì phải sợ.

     
    Báo quản trị |  
  • #78503   12/01/2011

    hovanhong129
    hovanhong129
    Top 500
    Male
    Lớp 5

    Thừa Thiên Huế, Việt Nam
    Tham gia:01/07/2010
    Tổng số bài viết (386)
    Số điểm: 6582
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 47 lần



    Xung quanh vụ Vinashin chúng ta phải phân tích cụ thể trách nhiệm của từng bộ, ngành rôidf mới nói đến trách nhiệm thủ tướng.
    Tôi đã có khẳng định: theo quy định người đứng đầu thì chắc chắn Thủ tướng phải chịu trách nhiệm chính, không nhận cũng không được.
    Nhưng cái đó chỉ là nhận trách nhiệm 1 cách chung chung, không cụ thể.
    Phải phân tích như thế này:
    - Vì sao mấy năm đó, mặc dù Quốc Hội đã có ý kiến, nhiều ý kiến đã phát hiện Vinashin đã có dấu hiệu chìm đắm ...mà các Bộ ngành và Chính phủ không có biện pháp nào để xem xét, chấn chỉnh.
    - Đành rằng Thanh tra Chính phủ, kiểm toán chưa vào cuộc, nhưng qua 11 cuộc thanh tra kiểm toán của các Bộ ngành có phát hiện cái gì không? Nếu không phát hiện được thì vì sao? Nếu phát hiện được ( như Bộ Kế hoạch nói là biết mà không làm gì được) thì phải tìm căn nguyên vì sao? ( chắc chắn trách nhiệm của các Bộ ngành nằm ở trong chỗ này).
    - Nếu không phát hiện được thì có thể khẳng định là chất lượng các cuộc thanh tra đó là kém, hoặc có thể có tiêu cực để che dấu sự việc.
    - Nếu phát hiện có vấn đề thì kết luận thanh tra có được gửi cho Thanh tra chính phủ và Thủ tướng hay không? Luật thanh tra quy định thế nào về việc này? có đúng Luật không?
    - Nếu các Kết luận Thanh tra đã được gửi đến thanh tra chính phủ và Thủ tướng thì họ đã làm gì?  trách nhiệm của Thanh tra Chính phủ và thủ tướng khi tiếp nhận những thông tin về Vinashin? Thanh tra chính phủ có phải hoàn toàn không biết gì về Vinashin hay không? Thanh tra chính phủ khi đề xuất thanh tra VNS chắc chắn phải đưa ra những lý do, Nếu Thủ tướng không đồng ý đưa vào kế hoạch thanh tra cũng phải có lý do? vấn đề là các lý do đó có hợp lý hay không, có đủ sức thuyết phục hay không?
    - Cứ cho là Thủ tướng chưa đồng ý thanh tra VNS, nhưng các Bộ, ngành vẫn tiến hành Thanh tra VNS đó thôi ( tất nhiên là góc độ chuyên ngành), thanh tra chính phủ biết trước Kế hoạch thanh tra của các ngành, tại sao không chỉ đạo làm rõ những vấn đề mà dư luận đã cảnh báo.
    - Nếu đã có đầy đủ cơ sở để đề xuất thanh tra mà Thủ tướng vẫn không cho thanh tra thì rõ ràng là trách nhiệm của thủ tướng, nhưng các ông Bộ này cũng đồng thời là Đại biểu quốc hội tại sao không sử dụng diễn đàn Quốc hội để kiến nghị, chất vấn, làm rõ...( Nếu báo cáo sớm và có căn cứ thì Quốc hội sẽ yêu cầu Kiểm toán vào cuộc)

    Ý của tôi là ta phải phân tích rõ trách nhiệm của từng bộ, ngành khi thực hiện chức năng quản lý nhà nước chứ cứ nói chung chung như trả lời chất vấn của các ông Bộ, ngành trước Quốc hội vừa qua thì thấy quản lý nhà nước thật là quá kém ( tuy nhiên cũng phải đặt câu hỏi rằng có đúng như vậy không hay đấy chỉ là cái cớ đổ lỗi cho cơ chế để thoái trách trách nhiệm)

    @betoan:
    Khi phân tích trách nhiệm trước sai phạm của vinashin thì phải phân tích trách nhiệm cụ thể của từng bộ, ngành rồi mới đến Thủ tướng. Không thể có chuyện cấp dưới không có sai phạm mà Thủ trưởng đơn vị lại nhận khuyết điểm ( bạn cứ liên hệ ở bất kỳ cơ quan nào, ngay cả ở cơ quan bạn). Còn việc thủ tướng nhận khuyết điểm chỉ là vấn đề quy trách nhiệm mà thôi.
    Nhẽ ra thủ tướng phải nói thế này: Xung quanh vụ Vinashin, đã có nhiều dư luận cảnh báo, đã có bộ, ngành qua kiểm tra, thanh tra có ý kiến này nọ, tuy nhiên vì những lý do này nọ nên chưa có biện pháp xử lý kịp thời. Để xảy ra việc này thì trách nhiệm của tưng Bộ ngành và cá nhân thủ tướng như sau:
    - Tổng thanh tra chính phủ có thiếu sót...chưa làm tốt công tác thanh tra, kiểm tra. Cụ thể:...
    - Bộ Kế hoạch đầu tư có thiếu sót.......chưa làm tốt công tác quản lý đầu tư. Cụ thể:...
    - Bộ Tài chính có thiếu sót.... chưa làm tốt công tác quản lý và sử dụng vốn. cụ thể:...
    - Bộ GTVT có thiếu sót....chưa làm tốt công tác quản lý chuyên ngành về GTVT. Cụ thể:...
    - Các Bộ ngành khác ( nếu có liên quan)...
    Khuyết điểm chung nhất của các Bộ là đã phát hiện vấn đề mà không báo cáo thủ tướng ( chính phủ họp thường kỳ nhưng có Bộ nào đưa vấn đè VNS ra báo cáo, thảo luận hoặc bàn bạc không?). Nếu có báo cáo thì Thủ tướng có ý kiến thế nào về việc này? Thủ tướng có nắm được tình hình VNS không? Nếu biết thì Thủ tướng chỉ đạo xử lý như thế nào?
    - Tổng kiểm toán nhà nước ( Tuy thuộc Quốc hội), nhưng cũng chưa làm tốt công tác Kiểm toán. Mặc dù cơ quan Thanh tra có ý kiến này nọ, nhưng thanh tra không phải là cấp trên của Kiểm toán nên đó không phải là mệnh lệnh, Kiểm toán phải kiến nghị quốc hội cho tiến hành Kiểm toán ( vì đã có dấu hiệu, đã có dư luận...)
    - Sau cùng là đến trách nhiệm của thủ tướng đã có thiếu sót....Cụ thể:...

    Như vậy có cụ thể quá chăng? Có khó quá chăng? Hay sợ không đủ thời gian???
    Cập nhật bởi hovanhong129 ngày 12/01/2011 09:57:26 AM

    Hãy hát lên cho yêu đời

     
    Báo quản trị |  
  • #79085   14/01/2011

    hungthamnhung
    hungthamnhung
    Top 500
    Lớp 3

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:29/10/2010
    Tổng số bài viết (226)
    Số điểm: 4529
    Cảm ơn: 46
    Được cảm ơn 75 lần


    Để bàn về chất lượng quản lý NN, trách nhiệm của Thủ tướng, Bộ trưởng... thì chúng ta còn thiếu quá nhiều thông tin. Nếu từ những sự việc cụ thể để đi đến quy kết chất lượng QLNN thì đều phiến diện, giống như "người mù xem voi" thôi. Chính câu chuyện 11 cuộc thanh tra, kiểm toán Vinashin là ví dụ điển hình đấy. Mỗi cuộc thanh tra, kiểm toán chỉ xem xét, đánh giá một vài khía cạnh, một vài sự việc nên không phát hiện đc "cái tầu" đó sắp chìm.

    Theo mình nên lựa chọn chủ đề nào đó cụ thể hơn về QLNN, ví dụ như việc thực hiện "lời hứa" trước QH chẳng hạn thì hay hơn nhiều.

    Xin lỗi chủ topic nhé

     
    Báo quản trị |  
  • #79131   15/01/2011

    hovanhong129
    hovanhong129
    Top 500
    Male
    Lớp 5

    Thừa Thiên Huế, Việt Nam
    Tham gia:01/07/2010
    Tổng số bài viết (386)
    Số điểm: 6582
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 47 lần


    Tôi vẫn biết vấn đề đặt ra khá nhạy cảm và chắc chắn sẽ có rất ít ý kiến tham gia thảo luận.  Tuy nhiên nếu chúng ta cứ né tránh mãi thì đúng là không biết sẽ còn bao nhiêu vụ VNS nữa.
    Thôi thì trời mưa đất chịu vậy.
    Cập nhật bởi hovanhong129 ngày 15/01/2011 08:46:01 AM

    Hãy hát lên cho yêu đời

     
    Báo quản trị |  
  • #80138   20/01/2011

    nguyenhuuhuong
    nguyenhuuhuong

    Sơ sinh

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:20/01/2011
    Tổng số bài viết (2)
    Số điểm: 5
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 0 lần


    cái này thì ko phải bàn các bạn ạ. những vấn đề chính trị ở Việt Nam có lẽ phải lên đài BBC thì thông tin mới chính xác được . ! Thân :D
     
    Báo quản trị |  
  • #93522   07/04/2011

    chúng ta nên có cơ chế quản lí chặt,nhưng quan chức cấp cao thì nên ít lại và những chức vụ ko cần thiết nên bỏ.thi hành luật tốt hơn,tăng lương để cán bộ có thể nuôi sống bản thân và gia đình để tránh tình trạnh tham nhũng.thế nhưng phải có luật thật nặng tay đối với nạn tham nhũng.có thể chia làm 2 mức.mức 1 là dưới 2trvnđ.mước 2 là từ 2tr.000.001 trở lên.mức 1 là 10 năm.mức 2 là tử hình,chắc chắn cơ chế của mh sẻ tốt thôi

    Vẫn kiêu hảnh ngẩng cao đầu kiêu hảnh.Vẫn cúi đầu tự nhủ phải cố lên.Trời cao tôi là vì sao lẻ.Dưới mặt đất tôi là kẻ cô đơn.Nổi buồn ơi nếu ngày là vật chất.Thì ta là kẻ giàu nhất thế gian.

     
    Báo quản trị |