Chấm dứt hợp đồng lao động trước thời hạn thông báo

Chủ đề   RSS   
  • #80898 25/01/2011

    nguyenhuong87hn

    Sơ sinh

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:25/01/2011
    Tổng số bài viết (4)
    Số điểm: 185
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 0 lần


    Chấm dứt hợp đồng lao động trước thời hạn thông báo

    Xin chào!

    Là sinh viên mới ra trường đi làm kinh nghiệm chưa có nhiều để giải quyết tình huống kính mong luật sư giúp đỡ em trong tình huống sau:

    Hiện em đang làm việc cho một công ty kiểm toán mới hết thời gian thử việc 2 tháng thời hạn hợp đồng em ký là 3 năm (khi bắt đầu thử việc em đã kí hợp đồng này, công ty giải thích sau thời gian thử việc không phải kí thợp đồng mới nữa mà chỉ có quyết định là nhân viên chính thức thôi, đồng thời công ty giữ bằng đại học gốc của em và trong hợp đồng có quy định là nếu nghỉ trước thời hạn thì sẽ phải bồi thường chi phí đào tạo tương đương với 3 tháng lương kinh doanh

    Nhưng sau khi hết thời gian thử việc được 2 tuần (em chưa nhận được quyết định là nhân viên chính thức) và em cũng đã nộp đơn xin nghỉ việc không thông báo trước 30 ngày. Đơn vị yêu cầu em phải đợi để giải quyết trong vòng 30 ngày

    Em nộp đơn xin nghỉ việc không lương trong thời gian chờ giải quyết việc chấm dứt hợp đồng lao động, vậy trong khoảng thời gian nghỉ không lương trên em có được đi làm cho công ty khác không? Và nếu sếp chưa đồng ý cho em nghỉ không lương em tự ý nghỉ thì sẽ phải chịu mức bồi thường ntn?

    Kính mong giúp đỡ em, em đang rất hoang mang và lo lắng

     
    31925 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #80930   25/01/2011

    ntdieu
    ntdieu
    Top 10
    Male
    Dân Luật bậc 1

    Đồng Nai, Việt Nam
    Tham gia:11/02/2009
    Tổng số bài viết (14969)
    Số điểm: 100064
    Cảm ơn: 3497
    Được cảm ơn 5364 lần
    SMod

    Chào bạn, theo quy định của luật lao động thì khi hết thời gian thử việc nếu đạt yêu cầu thì người sử dụng lao động phải nhận người lao động vào làm việc chính thức như đã thỏa thuận. Như vậy trường hợp của bạn đã ký hợp đồng 3 năm và đã hết thời hạn thử việc nên nếu muốn nghỉ bạn phải tuân thủ đúng quy định của luật lao động.  Đối với trường hợp làm vệc theo hợp đồng có thời hạn như bạn thì khi nghỉ việc phải thuộc một trong các trường hợp như sau

    1- Người lao động làm việc theo hợp đồng lao động xác định thời hạn từ đủ 12 tháng đến 36 tháng, hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn dưới 12 tháng có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng trước thời hạn trong những trường hợp sau đây:

    a) Không được bố trí theo đúng công việc, địa điểm làm việc hoặc không được bảo đảm các điều kiện làm việc đã thoả thuận trong hợp đồng;

    b) Không được trả công đầy đủ hoặc trả công không đúng thời hạn đã thoả thuận trong hợp đồng;

    c) Bị ngược đãi; bị cưỡng bức lao động;

    d) Bản thân hoặc gia đình thật sự có hoàn cảnh khó khăn không thể tiếp tục thực hiện hợp đồng;

    đ) Được bầu làm nhiệm vụ chuyên trách ở các cơ quan dân cử hoặc được bổ nhiệm giữ chức vụ trong bộ máy nhà nước;

    e) Người lao động nữ có thai phải nghỉ việc theo chỉ định của thầy thuốc;

    g) Người lao động bị ốm đau, tai nạn đã điều trị ba tháng liền đối với người làm việc theo hợp đồng lao động xác định thời hạn từ đủ 12 tháng đến 36 tháng và một phần tư thời hạn hợp đồng đối với người làm việc theo hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn dưới 12 tháng mà khả năng lao động chưa được hồi phục.

    Nếu bạn không thuộc một trong những lý do trên thì công ty có thể từ chối đơn của bạn và bạn không thể nghỉ được. Nếu bạn vẫn cứ nghỉ trái pháp luật thì bạn sẽ phải bồi thường như sau

    2- Trong trường hợp người lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trái pháp luật thì không được trợ cấp thôi việc và phải bồi thường cho người sử dụng lao động nửa tháng tiền lương và phụ cấp lương (nếu có).

    3- Trong trường hợp người lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động thì phải bồi thường chi phí đào tạo (nếu có) theo quy định của Chính phủ.

    4- Trong trường hợp đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động, nếu vi phạm quy định về thời hạn báo trước, bên vi phạm phải bồi thường cho bên kia một khoản tiền tương ứng với tiền lương của người lao động trong những ngày không báo trước.


    Vì vậy tôi khuyên bạn nên suy nghĩ cho kỹ về việc này. Số tiền mà bạn có thể phải bồi thường không nhỏ chút nào đối với một sinh viên mới ra trường.
     
    Báo quản trị |  
  • #81090   27/01/2011

    tuanbui211988
    tuanbui211988
    Top 500
    Chồi

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:13/01/2011
    Tổng số bài viết (193)
    Số điểm: 1277
    Cảm ơn: 2
    Được cảm ơn 55 lần


    Chào bạn! Tôi xin góp ý thêm thế này
    Theo quy định tại điều 32 và 33 Bộ luật lao động ( đã được sửa đổi):
    Điều 32: Trong thời gian thử việc, mỗi bên có quyền hủy bỏ thoả thuận làm thử mà không cần báo trước và không phải bồi thường nếu việc làm thử không đạt yêu cầu mà hai bên đã thoả thuận. Khi việc làm thử đạt yêu cầu thì người sử dụng lao động phải nhận người lao động vào làm việc chính thức như đã thoả thuận.

     

    Điều 33*.

    1. Hợp đồng lao động có hiệu lực từ ngày giao kết hoặc từ ngày do hai bên thoả thuận hoặc từ ngày người lao động bắt đầu làm việc
     Từ các quy định trên có thể thấy sau khi hết thời gian thử việc nếu hai bên không có thỏa thuạn gì khác thì mặc nhiên được hiểu là bạn đã trở thành nhân viên chính thức. Hơn thế nũa bạn cũng có nói là đã thỏa thuận với cty là ngay từ khi thử việc, bạn đã là nhân viên chính thức rồi mà bởi thử việc hya không là tùy công ty thôi bạn ah.'
    Thân chào!
    Cập nhật bởi BachThanhDC ngày 27/01/2011 11:07:12 AM

    anhtuankh21@gmail.com

    tuanbui211988@yahoo.com

    0933 550 500

     
    Báo quản trị |  
  • #81188   27/01/2011

    nguyenhuong87hn
    nguyenhuong87hn

    Sơ sinh

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:25/01/2011
    Tổng số bài viết (4)
    Số điểm: 185
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 0 lần


    em xin cảm ơn lời khuyên của các anh chị. và em cũng muốn hỏi thêm các anh chị một vấn đề nữa.

    Hôm nay giám đốc em đã có quyết định " trong thời gian giải quyết việc chấm dứt hợp đồng của em họ sẽ điều chuyển em từ vị trí trợ lý kiểm toán sang phòng hành chính, vậy liệu em có thể xin nghỉ vì lí do không sắp xếp công việc phù hợp với trình độ chuyên môn không a?và trong hợp đồng có ghi khi nghỉ việc trước thời hạn sẽ phải bồi thường chi phí đào tạo tương đương với 3 tháng lương kinh doanh tại thời điểm nghỉ, nhưng tại thời điểm nghỉ em chưa có lương kinh doanh vậy liệu em có phải bồi thường chi phí đàp tạo không? trong hợp đồng của công ty không ghi là sẽ giữ bằng đại học của em, khi giao bằng hai bên có biên bản giao nhận là cty đã giữ bằng đại học của em liệu em có thể căn cứ vào biên bản giao nhận lấy lại bằng được không ah?

    em rất mong nhận được lời tư vấn của các anh chị.em xin chân thành cảm ơn

     
    Báo quản trị |  
  • #81283   28/01/2011

    baoduydh
    baoduydh

    Sơ sinh

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:19/01/2011
    Tổng số bài viết (3)
    Số điểm: 30
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 0 lần


    Chia sẻ với bạn :
    - Trước hết bạn xác định bạn có tham gia khóa đào tạo nào mà công ty bỏ kinh phí ( hoặc công ty được tổ chức nào đầu tư kinh phí) cho việc đào tạo bạn không?
    - Theo quy định của pháp luật hiện hành :
    + Với HDLD xác định thời hạn 36 tháng, muốn đơn phương chấm dứt HDLD phải tuân thủ điều 37 BLLD, thì bạn sẽ không phải bồi thường chi phí đào tạo ( nếu có)
    Trích dẫn:
    - Thông tư số 21/2003/TT-BLĐTBXH ngày 22-9-2003 hướng dẫn thi hành một số điều của NĐ 44/2003/NĐ-CP quy định: "…Việc bồi thường chi phí đào tạo theo điều 13 của NĐ 44/2003/NĐ-CP được thực hiện như sau:

    a. Người lao động được đào tạo ở trong nước hoặc nước ngoài từ kinh phí của người sử dụng lao động, kể cả kinh phí do phía nước ngoài tài trợ cho người sử dụng lao động, sau khi học xong phải làm việc cho người sử dụng lao động một thời gian do hai bên thỏa thuận.

    b. Người lao động tự ý bỏ việc hoặc đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động, trừ các trường hợp quy định tại điều 37 của Bộ luật lao động, khi chưa học xong hoặc học xong không làm việc cho người sử dụng lao động đủ thời gian như đã thỏa thuận, thì phải bồi thường mức chi phí đào tạo bao gồm các khoản chi phí cho người dạy, tài liệu học tập, trường lớp, máy móc, thiết bị, vật liệu thực hành và các chi phí khác hỗ trợ người học do người sử dụng lao động tính có sự thỏa thuận của người lao động.

    Thỏa thuận nêu ở điểm a, b trên đây phải bằng văn bản có chữ ký của người sử dụng lao động và người lao động".

    -
    Điều 37 BLLD
    Trích dẫn:

    Điều 37

    1- Người lao động làm việc theo hợp đồng lao động xác định thời hạn từ một năm đến ba năm, hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định mà thời hạn dưới một năm có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng trước thời hạn trong những trường hợp sau đây:

    a) Không được bố trí theo đúng công việc, địa điểm làm việc hoặc không được bảo đảm các điều kiện làm việc đã thoả thuận trong hợp đồng;

    b) Không được trả công đầy đủ hoặc trả công không đúng thời hạn theo hợp đồng;

    c) Bị ngược đãi; bị cưỡng bức lao động;

    d) Bản thân hoặc gia đình thật sự có hoàn cảnh khó khăn không thể tiếp tục thực hiện hợp đồng;

    đ) Được bầu làm nhiệm vụ chuyên trách ở các cơ quan dân cử hoặc được bổ nhiệm giữ chức vụ trong bộ máy Nhà nước;

    e) Người lao động nữ có thai phải nghỉ việc theo chỉ định của thầy thuốc.

    2- Khi đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động theo quy định tại khoản 1 Điều này, người lao động phải báo cho người sử dụng lao động biết trước:

    a) Đối với các trường hợp quy định tại các điểm a, b và c: ít nhất ba ngày;

    b) Đối với các trường hợp quy định tại điểm d và điểm đ: ít nhất ba mươi ngày nếu là hợp đồng xác định thời hạn từ một năm đến ba năm; ít nhất ba ngày nếu là hợp đồng theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định mà thời hạn dưới một năm;

    c) Đối với trường hợp quy định tại điểm e: theo thời hạn quy định tại Điều 112 của Bộ luật này.

    3- Người lao động làm theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động, nhưng phải báo cho người sử dụng lao động biết trước ít nhất 45 ngày.

    Điều 34 BLLD

    1- Khi gặp khó khăn đột xuất hoặc do nhu cầu sản xuất, kinh doanh, người sử dụng lao động được quyền tạm thời chuyển người lao động làm công việc khác trái nghề, nhưng không được quá 60 ngày trong một năm.

    2- Khi tạm thời chuyển người lao động làm việc khác trái nghề, người sử dụng lao động phải báo cho người lao động biết trước ít nhất ba ngày, phải báo rõ thời hạn làm tạm thời và bố trí công việc phù hợp với sức khoẻ và giới tính của người lao động.

    Bạn căn cứ vào các quy định trên để xem xét trường hợp của mình.

    Cập nhật bởi baoduydh ngày 28/01/2011 03:07:23 PM Cập nhật bởi baoduydh ngày 28/01/2011 03:03:33 PM

    Ai chiến tháng mà không hề chiến bại!

    Ai lên khôn mà chẳng dại đôi lần!

     
    Báo quản trị |  
  • #79904   19/01/2011

    baoduydh
    baoduydh

    Sơ sinh

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:19/01/2011
    Tổng số bài viết (3)
    Số điểm: 30
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 0 lần


    Chấm dứt HĐLĐ vi phạm thời gian báo trước có coi là chấm dứt HĐLĐ trái luật?

    Tiện topic này xin hỏi :
    - Nếu người lao động đơn phương chấm dứt HDLD vi phạm thời gian báo trước  có được coi là trường hợp đơn phương chấm dứt HDLD trái luật không? Và chế tài bồi thường áp dựng theo khoản 2 và khoản 4 điều 41 BLLĐ như thế nào?
    Chân thành cảm ơn!

    Ai chiến tháng mà không hề chiến bại!

    Ai lên khôn mà chẳng dại đôi lần!

     
    Báo quản trị |  
  • #82994   15/02/2011

    shikynguyen
    shikynguyen

    Sơ sinh

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:24/12/2010
    Tổng số bài viết (15)
    Số điểm: 315
    Cảm ơn: 1
    Được cảm ơn 5 lần


    baoduydh viết:
    Tiện topic này xin hỏi :
    - Nếu người lao động đơn phương chấm dứt HDLD vi phạm thời gian báo trước  có được coi là trường hợp đơn phương chấm dứt HDLD trái luật không? Và chế tài bồi thường áp dựng theo khoản 2 và khoản 4 điều 41 BLLĐ như thế nào?
    Chân thành cảm ơn!


    được chia ra làm 2 trường hợp:

    - nếu người lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng có lý do chính đáng nhưng vi phạm thời hạn báo trước, trong trường hợp này là đơn phương chấm dứt hợp đồng (không phải trái pháp luật) vi phạm thời hạn báo trước

    - nếu lý do người lao động đưa ra không đúng mà vi phạm thời hạn báo trước thì đương nhiên trong trường hợp này người lao động đã đơn phương chấm dứt hợp đồng trái pháp luật vi phạm thời hạn báo trước
    đối với khoản 2 và khoản 4 mà bạn hỏi tôi sẽ giải thích như sau:

    khoản 2: là trường hợp người lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng trái pháp luật  thì người lao động không những không được nhận tiền trợ cấp từ người sử dụng lao động (theo khoản 1 điều 42 BLLĐ), mà còn phải bồi thường cho người sử dụng lao động nửa tháng tiền lương và phụ cấp lương (nếu có)

    khoản 4: khoản 4 chỉ áp dụng khi người lao động hoặc người sử dụng lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng đúng vê nội dung nhưng sai về thủ tục (thời hạn báo trước đối với hợp đồng không xác định thời hạn là 45 ngày làm việc, đối với hợp đồng có xác định thời hạn 30 ngày làm việc....) thì người lao động hoặc người sử dụng lao động chỉ phải bồi thường cho bên kia một khoản tiền tương ứng với những ngày không được báo trước mà thôi.

    đừng tự hào bạn nghèo mà học giỏi.... mà hãy tự hỏi bạn giỏi vì sao bạn nghèo!!!!

     
    Báo quản trị |  
  • #82647   14/02/2011

    tuanbui211988
    tuanbui211988
    Top 500
    Chồi

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:13/01/2011
    Tổng số bài viết (193)
    Số điểm: 1277
    Cảm ơn: 2
    Được cảm ơn 55 lần


    Chào bạn!

    Theo quy định tại Điều 7 BLLĐ đã được sửa đổi bổ sung thì:

    Điều 37*.

    1. Người lao động làm việc theo hợp đồng lao động xác định thời hạn từ đủ 12 tháng đến 36 tháng, hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn dưới 12 tháng có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng trước thời hạn trong những trường hợp sau đây:

    a) Không được bố trí theo đúng công việc, địa điểm làm việc hoặc không được bảo đảm các điều kiện làm việc đã thoả thuận trong hợp đồng;

    b) Không được trả công đầy đủ hoặc trả công không đúng thời hạn đã thoả thuận trong hợp đồng;

    c) Bị ngược đãi; bị cưỡng bức lao động;

    d) Bản thân hoặc gia đình thật sự có hoàn cảnh khó khăn không thể tiếp tục thực hiện hợp đồng;

    đ) Được bầu làm nhiệm vụ chuyên trách ở các cơ quan dân cử hoặc được bổ nhiệm giữ chức vụ trong bộ máy nhà nước;

    e) Người lao động nữ có thai phải nghỉ việc theo chỉ định của thầy thuốc;

    g) Người lao động bị ốm đau, tai nạn đã điều trị ba tháng liền đối với người làm việc theo hợp đồng lao động xác định thời hạn từ đủ 12 tháng đến 36 tháng và một phần tư thời hạn hợp đồng đối với người làm việc theo hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn dưới 12 tháng mà khả năng lao động chưa được hồi phục.

    2. Khi đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động theo quy định tại khoản 1 Điều này, người lao động phải báo cho người sử dụng lao động biết trước:

    a) Đối với các trường hợp quy định tại các điểm a, b, c và g: ít nhất ba ngày;

    b) Đối với các trường hợp quy định tại điểm d và điểm đ: ít nhất 30 ngày nếu là hợp đồng xác định thời hạn từ đủ 12 tháng đến 36 tháng; ít nhất ba ngày nếu là hợp đồng theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn dưới 12 tháng;

    c) Đối với trường hợp quy định tại điểm e: theo thời hạn quy định tại Điều 112 của Bộ luật này.

    3. Người lao động làm theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động, nhưng phải báo cho người sử dụng lao động biết trước ít nhất 45 ngày; người lao động bị ốm đau, tai nạn đã điều trị sáu tháng liền thì phải báo trước ít nhất ba ngày.

    *****
    Như vậy có hai căn cứ để đáng giá là người lao động đơn phương chấm dứt HĐLĐ đúng pháp luật là:
    + Căn cứ đơn phương chấm dứt Hợp đồng lao động;
    + Tuân thủ thời hạn báo trước theo quy định của pháp luật.

    Và việc không tuân thủ đúng thời hạn báo trước được xem như là đơn phương trái luật và sẽ được xử lú theo quy định tại khoản 2,4 Điều 41 #5c7996;">BLLĐ như bạn đã trình bày.

    - Còn quy định tại khoản 2, 4 Điều 41 #5c7996;">BLLĐ thì đã quy định rõ rồi mà bạn???

    Nhưng đó là quy định pháp luật thôi, rất ít khi người sử dụng lao động áp dụng ché tài này đối với người lao động.

    Vì khi người lao động đã muốn ra đi, tức là không còn muốn gắn bó với công ty nữa thì nên để người lao động ra đi.

    Thân chào!!!

    anhtuankh21@gmail.com

    tuanbui211988@yahoo.com

    0933 550 500

     
    Báo quản trị |  
  • #159825   08/01/2012

    vucuc4ever
    vucuc4ever

    Sơ sinh

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:08/01/2012
    Tổng số bài viết (2)
    Số điểm: 10
    Cảm ơn: 3
    Được cảm ơn 0 lần


    Chào các anh chị!

    Các anh chị có thể tư vấn giúp e một chút. Em cũng đang gặp trường hợp tương tự như bạn #0072bc; background-color: #edf5f9; text-decoration: none;">nguyenhuong87hn. Khi bắt đầu làm việc e cũng đã ký hợp đồng chính thức 3 năm, trong đó ghi rõ thử việc trong vòng 2 tháng. Nhưng e vẫn đang trong thời gian thử việc mà cảm thấy công việc không phù hợp nên muốn nghỉ trước thời gian nghỉ việc. Vậy theo pháp luật e có phải đền bù gì cho công ty không ah? 

     
    Báo quản trị |  
  • #159826   08/01/2012

    ntdieu
    ntdieu
    Top 10
    Male
    Dân Luật bậc 1

    Đồng Nai, Việt Nam
    Tham gia:11/02/2009
    Tổng số bài viết (14969)
    Số điểm: 100064
    Cảm ơn: 3497
    Được cảm ơn 5364 lần
    SMod

    Nếu vucuc4ever vẫn còn đang trong quá trình thử việc thì rất dễ. Luật lao động đã quy định rõ

    Điều 32.

    Người sử dụng lao động và người lao động thoả thuận về việc làm thử, thời gian thử việc, về quyền, nghĩa vụ của hai bên. Tiền lương của người lao động trong thời gian thử việc ít nhất phải bằng 70% mức lương cấp bậc của công việc đó. Thời gian thử việc không được quá 60 ngày đối với lao động chuyên môn kỹ thuật cao và không được quá 30 ngày đối với lao động khác.

    Trong thời gian thử việc, mỗi bên có quyền huỷ bỏ thoả thuận làm thử mà không cần báo trước và không phải bồi thường nếu việc làm thử không đạt yêu cầu mà hai bên đã thoả thuận. Khi việc làm thử đạt yêu cầu thì người sử dụng lao động phải nhận người lao động vào làm việc chính thức như đã thoả thuận.


     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn ntdieu vì bài viết hữu ích
    vucuc4ever (08/01/2012)
  • #159868   08/01/2012

    vucuc4ever
    vucuc4ever

    Sơ sinh

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:08/01/2012
    Tổng số bài viết (2)
    Số điểm: 10
    Cảm ơn: 3
    Được cảm ơn 0 lần


    Cám ơn bạn đã tư vấn giúp mình.

    Cho mình hỏi thêm một chút nhé. Hợp đồng mình ký luôn là 3 năm mà không phải hợp đồng thử việc cũng không ảnh hưởng đúng không bạn? Nếu trong nội quy công ty có quy định về  viêc nghỉ việc này vẫn phải bồi thường thì có đúng không? Công ty đang giữ bằng gốc của mình. Có văn bản luật nào quy định về thời hạn trả không bạn?

    Mong nhận được câu trả lời của bạn.

     
    Báo quản trị |  
  • #159870   08/01/2012

    ntdieu
    ntdieu
    Top 10
    Male
    Dân Luật bậc 1

    Đồng Nai, Việt Nam
    Tham gia:11/02/2009
    Tổng số bài viết (14969)
    Số điểm: 100064
    Cảm ơn: 3497
    Được cảm ơn 5364 lần
    SMod

    Chào bạn, nếu hợp đồng bạn có ghi rõ thời hạn thử việc từ ngày xxx đến ngày xxx, và bây giờ vẫn còn trong thời hạn đó thì bạn có quyền chấm dứt thử việc mà không phải bồi thường. Cho dù có quy định cty nhưng quy định đó cũng không được trái luật lao động.

    Luật lao động và các văn bản luật khác không có quy định về việc giữ bằng gốc. Về nguyên tắc đây là tài sản của bạn, cty không có quyền giữ.
     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn ntdieu vì bài viết hữu ích
    vucuc4ever (08/01/2012)
  • #160188   09/01/2012

    cainaoduoc
    cainaoduoc

    Sơ sinh

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:05/12/2011
    Tổng số bài viết (18)
    Số điểm: 180
    Cảm ơn: 3
    Được cảm ơn 6 lần


    Heheheheh, những công ty bây giờ lách luật hay lắm bạn ơi, thông thường sẽ ban hành một cái thỏa thuận dân sự với người lao động về viêc tự nguyện nộp bằng gốc cho công ty giữ để bảo đảm một cái gì đó. Khi có tranh chấp cũng không xử phạt được công ty đâu.
    Tóm lại nếu công ty nào muốn giữ bằng gốc thì bạn nên suy nghĩ kỹ trước khi apply công việc vào đó, điều này bất lợi cho bạn thôi.
     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn cainaoduoc vì bài viết hữu ích
    vucuc4ever (13/01/2012)