Chấm dứt hợp đồng khi thay đổi cơ cấu

Chủ đề   RSS   
  • #96651 20/04/2011

    vxt_ftu

    Female
    Chồi

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:20/04/2011
    Tổng số bài viết (49)
    Số điểm: 1160
    Cảm ơn: 19
    Được cảm ơn 9 lần


    Chấm dứt hợp đồng khi thay đổi cơ cấu

    t có tình huống này, đang thắc mắc mong mọi người giải đáp giúp:
    Công ty A có 3 chi nhánh B,C, D. Sau 1tg hoạt động ko hiệu quả, công ty quyết định sáp nhập 3 chi nhánh này, công ty quyết định sử dụng 80% nhân viên chi nhánh B, 30% nhân viên chi nhánh C và không sử dụng nhân viên nào của chi nhánh D. Cho rằng công ty giải quyết ko thỏa đáng, toàn bộ nhân viên chi nhánh D ko đồng ý cử ra đại diện làm đơn khiếu nại yêu cầu giám đốc công ty xem xét lại. Được biết trong số nhân viên của chi nhánh D có 2 ng mang thai vfa 1 ng ốm đnag điều trị tại viện.
    Vậy liệu qyết định sử dụng của công ty đã hợp pháp hay chưa? công ty phải thực hiện nhữn thủ tục gì để chấm dứt hợp đồng  hợp pháp với ng lao động bị chấm dứt?
     
    6041 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #96671   20/04/2011

    KhacDuy25
    KhacDuy25
    Top 10
    Male
    Dân Luật bậc 1

    Lâm Đồng, Việt Nam
    Tham gia:14/11/2010
    Tổng số bài viết (4608)
    Số điểm: 88510
    Cảm ơn: 1530
    Được cảm ơn 1982 lần


    Bạn tham khảo những căn cứ sau có thể sẽ trả lời được thắc mắc của bạn!

    Điều 31 (BLLĐ)

    Trong trường hợp sáp nhập, hợp nhất, chia, tách doanh nghiệp, chuyển quyền sở hữu, quyền quản lý hoặc quyền sử dụng tài sản của doanh nghiệp thì người sử dụng lao động kế tiếp phải chịu trách nhiệm tiếp tục thực hiện hợp đồng lao động với người lao động. Trong trường hợp không sử dụng hết số lao động hiện có thì phải có phương án sử dụng lao động theo quy định của pháp luật.

    Người lao động phải chấm dứt hợp đồng lao động theo quy định tại Điều này, được trợ cấp mất việc làm theo quy định tại khoản 1 Điều 17 của Bộ luật này."


    NĐ 44/2003/NĐ-CP

    Điều 6. Phương án sử dụng lao động quy định tại Điều 31 của Bộ luật Lao động đã sửa đổi, bổ sung được quy định như sau:

    Trường hợp sáp nhập, hợp nhất, chia, tách doanh nghiệp, chuyển quyền sở hữu, quyền quản lý hoặc quyền sử dụng tài sản của doanh nghiệp mà không sử dụng hết số lao động hiện có thì phải lập phương án sử dụng lao động gồm các nội dung chủ yếu sau đây:

    1. Số lao động tiếp tục được sử dụng;

    2. Số lao động đưa đi đào tạo lại để tiếp tục sử dụng;

    3. Số lao động nghỉ hưu;

    4. Số lao động phải chấm dứt hợp đồng lao động;

    5. Người sử dụng lao động cũ và người sử dụng lao động kế tiếp phải có trách nhiệm giải quyết các quyền lợi của người lao động, trong đó phải xác định rõ trách nhiệm về khoản kinh phí đào tạo, kinh phí trả trợ cấp mất việc làm cho người lao động phải chấm dứt hợp đồng lao động.

    Khi xây dựng phương án sử dụng lao động phải có sự tham gia của Công đoàn cơ sở và khi thực hiện phải thông báo với cơ quan quản lý nhà nước cấp tỉnh về lao động.

    Điều 38 (BLLĐ)

    1- Người sử dụng lao động có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trong những trường hợp sau đây:

    a) Người lao động thường xuyên không hoàn thành công việc theo hợp đồng;

    b) Người lao động bị xử lý kỷ luật sa thải theo quy định tại Điều 85 của Bộ luật này;

    c) Người lao động làm theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn ốm đau đã điều trị 12 tháng liền, người lao động làm theo hợp đồng lao động xác định thời hạn từ đủ 12 tháng đến 36 tháng ốm đau đã điều trị sáu tháng liền và người lao động làm theo hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn dưới 12 tháng ốm đau đã điều trị quá nửa thời hạn hợp đồng lao động, mà khả năng lao động chưa hồi phục. Khi sức khoẻ của người lao động bình phục, thì được xem xét để giao kết tiếp hợp đồng lao động;

    d) Do thiên tai, hoả hoạn hoặc những lý do bất khả kháng khác theo quy định của Chính phủ, mà người sử dụng lao động đã tìm mọi biện pháp khắc phục nhưng vẫn buộc phải thu hẹp sản xuất, giảm chỗ làm việc;

    đ) Doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức chấm dứt hoạt động.

    2- Trước khi đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động theo các điểm a, b và c khoản 1 Điều này, người sử dụng lao động phải trao đổi, nhất trí với Ban chấp hành công đoàn cơ sở. Trong trường hợp không nhất trí, hai bên phải báo cáo với cơ quan, tổ chức có thẩm quyền. Sau 30 ngày, kể từ ngày báo cho cơ quan quản lý nhà nước về lao động địa phương biết, người sử dụng lao động mới có quyền quyết định và phải chịu trách nhiệm về quyết định của mình. Trường hợp không nhất trí với quyết định của người sử dụng lao động, Ban chấp hành công đoàn cơ sở và người lao động có quyền yêu cầu giải quyết tranh chấp lao động theo trình tự do pháp luật quy định.

    3- Khi đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động, trừ trường hợp quy định tại điểm b khoản 1 Điều này, người sử dụng lao động phải báo cho người lao động biết trước:

    a) ít nhất 45 ngày đối với hợp đồng lao động không xác định thời hạn;

    b) ít nhất 30 ngày đối với hợp đồng lao động xác định thời hạn từ đủ 12 tháng đến 36 tháng;

    c) ít nhất ba ngày đối với hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn dưới 12 tháng."

     

    BLLĐ

    Khoản 3 Điều 111 được sửa đổi, bổ sung như sau:

    "3- Người sử dụng lao động không được sa thải hoặc đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động đối với người lao động nữ vì lý do kết hôn, có thai, nghỉ thai sản, nuôi con dưới 12 tháng tuổi, trừ trường hợp doanh nghiệp chấm dứt hoạt động.

    Trong thời gian có thai, nghỉ thai sản, nuôi con nhỏ dưới 12 tháng tuổi, người lao động nữ được tạm hoãn việc đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động, kéo dài thời hiệu xem xét xử lý kỷ luật lao động, trừ trường hợp doanh nghiệp chấm dứt hoạt động."

     Bạn có thể tham khảo nhé!
     Trân trọng!

    "Sông có thể cạn, núi có thể mòn_Song chân lý không bao giờ thay đổi"

     
    Báo quản trị |  
  • #101467   10/05/2011

    s4hana
    s4hana

    Sơ sinh

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:17/09/2010
    Tổng số bài viết (1)
    Số điểm: 5
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 0 lần


    Tôi xin góp ý kiến một chút nhé. trường họp sáp nhập ba chi nhánh này không thuộc phạm vi điều chỉnh của điều 31 BLLDD vì điều 31 chỉ quy định về sáp nhập doang nghiệp. trường hợp này là trường hợp nằm tron doanh nghiệp nên sẽ được điều chỉnh bởi điều 17 BLLĐ theo quy định tại khoản 3 điều 11 nghị định 39/2003/NĐ-CP.
     
    Báo quản trị |  
  • #101615   10/05/2011

    KhacDuy25
    KhacDuy25
    Top 10
    Male
    Dân Luật bậc 1

    Lâm Đồng, Việt Nam
    Tham gia:14/11/2010
    Tổng số bài viết (4608)
    Số điểm: 88510
    Cảm ơn: 1530
    Được cảm ơn 1982 lần


     Cảm ơn s4hana đã bổ sung!
     Chúc s4hana bổi tối vui vẻ, ấm áp!
     Thân ái!

    "Sông có thể cạn, núi có thể mòn_Song chân lý không bao giờ thay đổi"

     
    Báo quản trị |